Vụ Ăn Cướp Bầu Cử TT Mỹ Năm 2020
o0o
|
www.baotgm.com.
|
|
|
|
Đúng vậy, vừa nghe tin Biden sẽ làm TT Mỹ, Kim Jong-un của Bắc Hàn đã tuyên bố sẽ cho thử vũ khí hạt nhân. Xin cầu nguyện cho dân Mỹ bình an.
Ngày 11.1.2021 – GS Trần Thủy Tiên
————————————————-
YẾM ĐÀO
Lời giới thiệu
Chúng ta có thể định hình văn hóa Việt qua áo yếm theo quan niệm văn hóa của UNESCO, cái yếm là di sản văn hóa hữu thể (tangible) nhìn thấy được còn các câu ca dao, thi văn chung quanh cái yếm là di sản văn hóa vô hình hay vô thể (intangible) không nhìn, sờ thấy được.
Cái yếm xuất hiện từ bao giờ? Về nguồn gốc của cái yếm, tài liệu sử gần như không có và không rõ yếm xuất hiện vào giai đoạn nào, nhưng dựa trên các tài liệu lịch sử sau thì yếm xuất hiện thời đô hộ:
Vì những cải cách của Tích Quang. Theo Đào Duy Anh “Tích Quang dạy cho dân cày cấy, biết đội mũ đi dày, dạy phép mối lái cho họ biết hôn thú, lại lập các học hiệu (Hậu Hán Thư, Q.116).”
Đến đời nhà Lý (thế kỷ 12) chiếc yếm đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của người phụ nữ Việt nam, từ mệnh phụ công nương chốn cung đình đến bàn dân thiên hạ nơi ruộng đồng lam lũ.
Vào thời Lê trung hưng, theo thi phẩm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (十戒孤魂國語文) của vua Lê Thánh Tông, các hoa nương thường chuộng mặc “yếm chéo cánh, cạnh thêu,” có màu “lục cổ vẹt, đỏ tiết dê, xống dang chân thắt đáy” [1].
Yếm là một miếng vải mỏng manh có khổ vuông, hai đầu nhọn đính dây để nẹp vào cổ và eo cốt che kín từ vú đến rốn, hở nách.
Cái yếm rất thô sơ, thô sơ nhưng lại rất thơ mộng làm nguồn cảm hứng cho thi văn lãng mạn và trữ tình tạo nên sắc thái văn hóa được biểu hiện qua luồng thi văn bình dân dưới hình thức ca dao rất mộc mạc, dễ hiểu. Thí dụ như:
Hỡi cô yếm thắm đeo bùa,
Bác mẹ có bán anh mua nửa người.
Cái yếm thì gợi tình được diễn tả bằng thi văn tao nhã, tế nhị giữa đàn ông và đàn bà đối đáp văn chương hữu tình với nhau. Đàn ông thường mượn cái yếm để tỏ tình vì vậy mà cái yếm trở thành chủ đề lãng mạn trong thi ca tình tứ của dân tộc.
Cách mặc áo yếm
Áo yếm che hững hờ trước ngực, vừa kín vừa hở rất là gợi cảm nên thơ, để lộ phần lưng thắt đáy như lưng ong, vừa kín đáo nhưng cũng tăng vẻ khêu gợi. Áo yếm thường làm bằng một mảnh vải hình vuông, một góc cắt lẹm đi rồi đính 2 dải vải buộc vào sau gáy. Hai góc trái và phải cũng đính 2 dải vải gọi là dải yếm, dài đủ dài để buộc ra sau lưng thành một cái nút làm ngẩn ngơ những cặp mắt của thi nhân:
Em thắt làm chi giải yếm tơ
Sao không thả lỏng để anh nhờ
Rắc rối cho đời thêm cái gút
Gỡ mãi xuân tàn tóc bạc phơ.
Mùa hè trời nóng bức, áo yếm xử dụng trong nhà, mặc thêm áo cánh khi ra ngoài. Sự xuất hiện chiếc yếm được ca tụng, tôn vinh cái “lưng ong”, nét đẹp của phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. Bên ngoài yếm là áo cánh trắng, mỏng được chiếc thắt lưng giữ với cạp váy. Ngoài cùng khoác áo tứ thân. Cái yếm ở miền Trung thì có hình tam giác. Khoảng thời Lê trung hưng trở đi, thứ có cổ khoét tròn được gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn như chữ V gọi yếm cổ xe, đáy chữ V khoét sâu hơn lại là yếm cổ nhạn. Riêng đàn bà thường kết hợp mặc yếm với váy đụp.
Mầu vải yếm
Hầu hết đàn bà ưa dùng các màu trắng, mỡ gà, điều, bã trầu, hoa cà, nâu, cũng có các màu nõn chuối, cánh trả, gốm nhưng hiếm hơn. Người phong lưu dùng yếm dệt từ lụa hoặc thổ cẩm, dân hạ lưu chọn các loại vải kém bền hơn như bông, tơ chuối. Mặt yếm có thể thêu hoa, bướm hoặc uyên ương, trường hợp đặc biệt hơn là con dơi (phúc), quả ổi (lộc), quả đào (thọ) hoặc các biểu hiện đạo đức.
Yếm của các bà lao động nghèo thì bằng vải thô, màu nâu. Vào ngày lễ hội thì yếm đủ màu sắc: yếm trắng, yếm thắm, yếm hồng bằng nhiễu, chúc bâu, lụa…
Yếm đào theo gió vờn bay
Quai thao che mặt bàn tay thon mềm.
Hỡi cô yếm thắm lòa lòa,
Yếm nhiễu, yếm vóc hay là chúc bâu.
Hay là luạ bạch bên Tàu,
Người cắt cũng khéo, người khâu cũng tài.
Hỡi cô mặc áo yếm hồng,
Đi trong đám hội có chồng hay chưa.
Yếm điều em hãy còn màu,
Răng đen da trắng, mái đầu còn xanh.
Các loại yếm [2]
Các thi nhân thường phân loại yếm theo đặc tính của yếm: yếm xạ hương, yếm ém trầu, yếm hở lườn, yếm gặp mưa, dải yếm phải gió…
Yếm đeo bùa xạ Hương
Bùa là xạ hương (tỏa mùi thơm như nước hoa ngày nay) đựng trong cái túi buộc vào cổ yếm. Cô gái có cổ yếm đeo bùa (túi đựng xạ hương) tỏa ra hương thơm ái tình (giống như mọi sinh vật trên trái đất) đứng hàng thứ 5 trong mười thương:
Năm thương cổ yếm đeo bùa.
Dù đọc kinh nhắm mắt bịt tai nhưng mũi phải mở để thở nên nhà sư dễ dàng thất điên bát đảo khi ngửi thấy hương thơm của bùa đeo ở cổ yếm hòa quyện với mùi da thịt.
Ba cô đội gạo lên chùa,
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.
Sư về sư ốm tương tư,
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Bùa mùi hương của cơ thể ấp ủ trong yếm cũng làm cho chàng trai si tình phải thốt lên:
Đêm nằm đắp chục chiếc chăn,
Làm sao sánh được ấm bằng yếm em.
Vào ngày mưa gió giá lạnh, anh chàng si tình đã chiếm được lòng cô gái thì ở nhà ôm dải yếm hít hà mùi hương cơ thể ấp ủ trong dải yếm mà mơ màng.
Trời mưa trời gió kìn kìn,
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông.
Cái yếm ém trầu
“Khẩu trầu dải yếm” là miếng trầu được “ém” trong dải yếm đem ra mời người tình.
Khi chàng trai hợp nhãn đến chơi thì cô gái mời trầu để mở đầu câu chuyện.
Trầu em têm tối hôm qua,
Cất trong dải yếm mở ra mời chàng.
Nàng có 3 loại trầu: trầu túi (trầu đựng trong túi), trầu khăn (trầu gói trong khăn), trầu dải yếm (trầu ém trong dải yếm) và hỏi chàng rằng:
Trầu này trầu túi, trầu khăn,
Cùng trầu dải yếm anh ăn trầu nào?
Nếu chàng trai chọn trầu trong túi trong khăn tức ẩn ý chỉ là bạn hữu. Nếu chàng trai chọn trầu dải yếm tức khẩu trầu dải yếm có nghĩa đã thuận tình nhau mong cùng nàng kết nhân duyên thì cô gái mở gói trầu buộc ở dải yếm đem ra mời chàng. Ăn xong miếng trầu thì nàng mới hỏi:
Trầu em buộc dải yếm đào,
Hỏi người tri kỷ ăn vào có say?
Cái yếm mưa gió
Nếu bất chợt gặp cô nàng mặc yếm mỏng manh giữa trời mưa gió, thì mắt anh chàng mở to như hai cái tô say mê nhìn cảnh cái yếm chống lại mưa gió như thế nào.
Gió đùa yếm thắm đu đưa,
Mưa rơi ướt yếm, trái dừa đòi ra.
Đến khi gió nổi to quá, đánh vạt cái yếm thì mắt anh chàng sáng rực tưởng nàng hớ hênh.
Gió đánh yếm nàng, gió đè ngực nàng,
Mắt anh rực sáng vì nàng hớ hênh.
Lúc đó chàng trai mới tán tỉnh:
Trời mưa lấy yếm mà che,
Anh đây đứng gác còn e nỗi gì.
Trời mưa thì mặc trời mưa,
Em đây cởi yếm che mưa anh về.
Cái yếm hở lườn, dải yếm phải gió
Hình ảnh đẹp của nam nữ ở nông thôn là mặc yếm hở lườn đi với đóng khố đuôi lươn.
Đàn ông đóng khố đuôi lươn,
Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh.
Mỗi khi gió thổi, dải yếm tung bay để lộ ra phần lưng và ve vuốt hở hai bên lườn trông thật hấp dẫn và trữ tình nhất. Hình ảnh này làm cho anh lái đò rạo rực lúc nhìn thấy yếm để hở lườn, dải yếm lại phất phơ trước gió, mà cao hứng tán tỉnh cô gái như thế này:
Thuyền anh ngược thác lên đây,
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo đò.
Cô gái biết anh chàng láu lỉnh ghẹo mình nên trả lời:
Ước gì dải yếm em to,
Để em buộc lấy mũi đò kéo lên.
Ước gi dải yếm em bền,
Để em buộc lấy kéo lên trên bờ.
Mối tình dải yếm bên sông
Cảnh dòng sông cách trở đôi bờ cũng làm chúng ta nhớ đến cô gái mơ tưởng đến người tình mà mơ màng cởi dải yếm làm cầu cho chàng sang chơi.
Ước gì sông hẹp bề ngang,
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Còn anh hàng xóm bên kia sông, ngày ngày thấy nàng phơi yếm mà gạ gẫm nàng:
Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Khi nàng đã thuận tình nghĩ đến việc trăm năm thì cô gái mượn dải yếm mà ấp ủ duyên tình dải yếm bắt đầu bằng câu trả lời:
Mồng tơi chả bắc được đâu,
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.
Thế là từ ngày nàng cởi dải yếm, duyên tình dải yếm làm anh chàng tương tư cái yếm suốt đời.
Ta về ta cũng nhớ mình,
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Yếm làm quà tặng
Nhìn thấy cô gái kia mặc yếm hoa chanh, đó là quà tặng của người yêu đấy.
Anh mua cho em cái yếm hoa chanh,
Ra đường bạn hỏi, nói của anh cho nàng.
Nhưng chẳng may, tình yêu lại ghé bến sầu, dải yếm đổi mầu nay thành lỗi hẹn, khiến chàng dỗi hờn đòi lại cái yếm.
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím,
Em có chồng rồi trả yếm cho anh.
Cái yếm lỗi hẹn thì trả lời rằng.
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh,
Yếm em em mặc, yếm chi anh đòi.
Chiếc áo yếm làm anh chàng xót thương, tiếc nuối mà nguyện ước rằng.
Kiếp sau đừng hóa ra người,
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân.
Có cái gì bên trong yếm?
Nơi các tiên (immortel) tu Đạo Lão ở là những hòn đảo hình trái bầu gọi là Bồng đảo hay Bồng lai trên biển Bột Hà. Trên đảo có lạch nước chảy giữa những cây đào gọi là Đào nguyên. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã dùng thi văn mô tả cõi tiên bên dưới cái yếm có đôi gò bồng đảo ở trên, có lạch Đào Nguyên ở dưới, có nương nong (ngực) trên người cô trinh nữ.
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương nong.
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
Bài thơ “Gái rửa bờ sông” của thi hào Nguyễn Khuyến tả ông Hà Bá nhìn thấy vật đó bên trong yếm có hình thù như thế này.
Thu vén giang sơn một cặp tròn,
Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn.
Biết chăng chỉ có ông Hà Bá,
Mỉm mép cười thầm với nước non.
Đôi khi, chỉ cần nhìn mấy bà chồng con thỗn thện cũng biết ông Hà Bá nhìn thấy gì dưới cái yếm.
Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.
Chưa chồng yếm thắm đeo hoa,
Chồng rồi hai vú bỏ ra tày giành
—————————————————————————————-
Trần Văn Giang (ghi lại)
Ðại Lão Hòa ThượngTHÍCH GIÁC LƯỢNG
Thay Mặt Liên Hội người Việt liên lạc Quốc Tế (Na Uy)
VirO (vietnameseinternational-relationorganization.com)
—————————————————————————————————-
TƯỞNG NHỚ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG
THÍCH GIÁC LƯỢNG
Hôm nay 03.12.2020.
Đã ba ngày qua, từ khi Hòa Thượng Thích Giác Lượng đã thu thần viên tich, tôi như còn nghe giọng nói vui vẻ, ấm áp của HT vương lại, qua những lần trước đây tôi được tiếp chuyện với HT qua điện thoại.
Với cảm tưởng đó, tôi ghi lại vài hàng như để tưởng nhớ một người thầy, trong tôn giáo và như một người anh cả trong gia đình văn học, nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại. Tôi không muốn ghi nhận nơi đây như là bảng thành tich kể lại của HT và cũng không muốn để ý những thị phi -nếu có- về Hòa Thượng.
Nhiều người đã ghi lại thành tích của Hòa Thượng, chẳng hạn như dưới đây:
Hòa Thượng Thích Giác Lượng 1935-2020
Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới
Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã thu thần viên tịch lúc 09 giờ 00 phút tối ngày thứ hai 30 tháng 11 năm 2020 (Nhằm ngày 16 tháng 10 năm Canh Tý) tại Pháp Duyên Tịnh Xá 1760 W. Ave, Fresno, CA. 93706-4600, Trụ Thế: 86 năm.
Tên thật Đinh Ngọc Thanh
Sinh năm: 1935
Bút hiệu: Tuệ Đàm Tử
Pháp danh: Thích Giác Lượng
Sinh quán: Đập Đá, An Nhơn, Bình Định – Việt Nam
– Nhiều khóa trụ trì các Tịnh xá miền Trung Việt Nam
– Một trong bốn Trưởng toán Hành Đạo tại miền Trung VN.
– Trưởng ban Hoằng Pháp Giáo Hội Đoàn Trung Phần 1970.
– Trị Sự Trưởng, Trị Sự Đoàn GHTGKSVN. Giáo Đoàn III tại Trung Phần 1971 – đến khi vượt biên 1980.
– Viện Trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKSTG (1993).
– Thành viên Hội Đồng Đại Diện kiêm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/HN/HK. Đặc trách Vụ Xã Hội nhiệm kỳ 1992 – 1997.
– Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn nhiệm kỳ 1997 – 2001.
– Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút Đặc San và Giai Phẩm Pháp Duyên 1983 – 1993, Chủ bút tạp chí Nguồn Sống 1987 – 1991.
– Chủ trương Nhà Xuất Bản Nguồn Sống từ năm 1988.
– Thành viên Ban Chỉ Đạo kiêm Chủ Tịch Điều Hành Hội Đồng Hợp Tác Tôn Giáo Bắc Cali 1994 – 1995; 2000 – 2001.
– Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế Vận Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam.
– Chủ Tịch Phong Trào PG yểm trợ PGHH Quốc nội.
– Thành lập Trung Tâm Sinh Hoạt Phật Giáo – Pháp Duyên Tịnh Xá tại San Jose từ năm 1982 đến nay.
– Năm 2010 Pháp Duyên Tịnh Xá được dời về 1760 W. Ave, Fresno, CA. 93706-4600 – thuộc thành phố Fresno, Bắc California.
Trong Điện Thư Phân Ưu Của Giáo Hội: Úc Châu – Âu Châu
«… Sự ra đi vĩnh viễn của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Giác Lượng là một mất mát lớn lao cho môn đồ tứ chúng. Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới nói riêng và Phật Giáo Việt Nam nói chung. Cõi đời này đã mất đi một bậc xuất trần thượng sĩ, sứ giả Như Lai, nhà tranh đấu, giải trừ Pháp nạn, một nhà thơ lớn của Phật Giáo, đã tận tụy, cống hiến trong suốt 60 năm cho Đạo Pháp và Dân Tộc …»
Rõ ràng, theo như trên, HT đã nhận lãnh nhiều chức vụ với trọng trách khá lớn. Ở vị trí nào cũng thế, điều quan trọng là người đó có thực hiện đầy đủ chức năng đó của mình hay không.
Riêng với tôi, điều quan trọng trên, đã được Hòa Thượng hoàn tất với tất cả nhiệt tình. Với vai trò là thành viên Hội Đồng Đại Diện kiêm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN/HN/HK. Đặc trách Vụ Xã Hội nhiệm kỳ 1992 – 1997, HT đã tới lui như con thoi, đến những trại tị nạn tại Thái Lan, Singapour, Mã Lai… v..v… Chính vì thế, tôi đã biết đến HT, khi còn ở trong trại Pulau Bidong, Mã Lai.
Mối tương ái như thế đã được kết nối chặt chẽ hơn, như HT đã viết: “… Kế tiếp, những năm sau, Cộng đồng Phật Giáo Bắc Cali chúng tôi cho ấn hành đặc san Nguồn Sống, phổ biến định kỳ tam cá nguyệt, đồng thời thành lập nhà Xuất bản Nguồn Sống, in ấn nhiều tác phẩm Văn học, nghệ thuật, “Văn hòa Việt Nam, Văn hóa Phật Giáo mà nhà thơ chúng ta Đặng Quang Chính đã có một thời gian tiếp tay, nhận làm cơ sở phổ biến tác phầm và báo chí nói trên“ (1)
Năm 2012, chúng tôi đến thăm là lúc HT đã đi hoằng pháp, xa Pháp Duyên Tịnh Xá. Nhưng, khi liên lạc được qua điện thoại, HT đã nhiệt tình nhờ trợ giúp của hai Thượng Tọa Giác Kiên và Giác Chơn, đưa chúng tôi viếng thăm nơi này chổ nọ.
Tháng 07.2019, tôi trở lại thăm HT lần nữa. Chuyện bây giờ của tôi đúng là một công hai việc. Một năm trước đó, tôi hỏi thăm HT về việc in một tập thơ (2). Liên lạc qua điện thoại nhiều lần. Có lúc, tôi nghĩ rằng, HT đã quá lơ là với lời hứa, vì sự việc cứ như được lật qua lật lại, mà không thấy bước tiến nào trong công việc đó.
Tháng 07.2019, tôi thăm HT và lưu lại Pháp Duyên Tịnh Xá gần cả tháng. Bấy giờ, gặp HT rồi, mới biết là suy nghĩ của mình trước đây không chính đáng lắm. Năm trước, 2018, HT bị giãi phẩu cột sống. Một người trên 80 tuổi, bị giãi phẩu cột sống, tưởng chừng mười phần sống, chết đến sáu bảy phần. Nghe thầy Giác Chơn thuật lại, mới biết HT xem như đã một lần thoát chết. Dù vậy, HT không quên lời hứa, giúp cá nhân tôi hoàn thành việc in tập thơ. Do đó, việc liên lạc không được … hay công việc chưa tới đâu, phần nhiều do vấn đề sức khỏe.
Lần đầu, tập thơ do nhà in giao không được hoàn chỉnh lắm. Tôi chưa kịp trình bày ý riêng, HT đã tỏ thái độ không hài lòng. Kịp lúc thăm một chùa ở Nam Cali, HT ghé nhà in và quyết liệt yêu cầu bỏ hết những cuốn đã in, làm lại mới hoàn toàn.
Nói nghe đơn giản. Thật ra, trước khi về Nam Cali, HT đã bỏ ra hai ba đêm, gọi điện thoại về San Jose, nhờ một kỹ sư vi tính, điều chỉnh những sai sót. Anh kia, đi làm ban ngày nên HT chỉ gọi được vào buổi tối. Hơn nữa, phải nhờ vào lúc nào để anh ta không quá bận rộn. Hòa Thượng, đứng không được lâu, ngồi không được lâu -sau khi giãi phẩu- … mà phải chú tâm vào việc gọi điện thoại, nhắc sửa chổ này chổ kia. Có buổi làm việc đó đến khuya. Mệt cho cả HT và cho cả người muốn giúp đỡ Hòa Thượng!…
Kể dài dòng như thế, để thấy HT giữ chữ tín đến như thế nào. Chứ dù có in một tập thơ này, hay năm ba tập thơ khác, bản thân HT và nhà XB Nguồn Sống cũng chẳng có thu nhập thêm chút lợi tức nào. Vì thế, đừng hỏi tại sao một số văn nhân, nghệ sĩ khác đã tìm đến HT. Trước khi nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật mất, anh ta cũng lưu tại Pháp Duyên Tịnh xá có đến dưới hoặc trên cả tháng.
Nguyễn Hữu Nhật chắc cũng không phải là Phật tử của HT. Tôi không khác. Nhưng do cách ứng xử của HT, tôi xem HT như là vị thầy tôn giáo của mình.
Tiếc là trong tháng lưu lại tại Pháp Duyên Tịnh Xá, việc hàn huyên thầy trò không nhiều và đủ lâu. Thời gian không đủ, vì HT, dù đã hồi phục sau giãi phẫu, nhưng sức khỏe không ổn định lắm. HT đi với loại xe tay, có bánh lăn. Đi khoảng cách xa, HT phải ngồi trên xe, nhờ người phụ, đẩy đi. Thời gian không đủ vì thỉnh thoảng HT đi việc Phật sự. Hơn nữa, chuyện liên quan đến văn học, nghệ thuật … xen lẫn với cuộc đời hành đạo và đấu tranh cho Cộng đồng, đâu chỉ có thể trao đổi trong vài ba, tuần.
Dù trao đổi không nhiều, nhưng những trao đổi trong lãnh vực văn hóa, nghệ thuật đã soi sáng nơi tôi vài điều mới lạ. Đối với tôi, HT như người anh cả trong lãnh vực văn chương, đưa ra những lời khuyên chân tình, mộc mạc.
Trong những lần trao đổi đó, có hai điều được xem như mong ước của Hòa Thượng. Một, được xem như là ước muốn cuối trong cuộc đời. Hòa Thượng mong hoàn thành việc xây dựng Pháp Duyện Tịnh xá, để trở thành một Trung tâm sinh hoạt Phật Giáo, lớn nhất nước Mỹ. Mong muốn thứ hai, là mong tôi đi vào con đường tu học, tiếp nối con đường của Hòa Thượng.
Mong muốn thứ nhất có chiều hướng trở thành một việc “lực bất tòng tâm”. HT đã cao tuổi. Hơn nữa, lại bệnh đau -chưa liệt giường là may rồi-. Mong muốn thứ hai cũng không khác lắm. Nếu có học đạo, tôi chỉ có thể ở vai trò cư sĩ. Hòa Thượng đã đóng góp công sức cho Cộng đồng là bao mà cũng chưa hẳn được mọi người nhận thấy. Thật ra, khi các vị cao tăng bận tâm việc thế sự (3) -không nói đến tham gia chính trị- cũng là mục tiêu công kích của bọn ma đạo rồi. Vì thế, ở vai trò cư sĩ, có thể tôi sẽ có cơ hội đóng góp thuận lợi hơn cho việc chung. Do đó, như tôi nói ở trên, tôi viết để tưởng nhớ đến HT, chứ không màng để ý những thị phi -nếu có- về Hòa Thượng.
Năm nay, tôi đã định thăm HT lần nữa. Có gì tốt hơn khi một cư sĩ có thể tiếp cận, để học hỏi những điều hay, lẽ phải từ các bậc tôn túc. Nhất là các vị đã gắn bó suốt cuộc đời của mình để phụng sự đạo pháp, đã dấn thân vào các công cuộc có ích cho đồng bào và đất nước. Nhưng, hơn 80 năm đã qua, cỗ xe tứ đại cũng đã mỏi mòn, thuận theo quy luật của vũ trụ tạo hóa, các ngài phải trả lại xác phàm nơi trần thế (4). Hòa Thượng đã ra đi, nhưng công đức đó, mọi người con Phật, sẽ cố gắng duy trì. Tinh thần nhập thế của ngài sẽ được mọi cư sĩ hay là những vị đã xuất gia, tinh tấn tu tập, để đạo Phật được luôn ngời sáng nơi trời Âu Mỹ.
Nam mô A Di Dà Phật
Đặng Quang Chính
03.12.2020
15:45
(1) Đặng Quang Chính, “Giòng sông quê hương”, NXB Nguồn Sống, California, Hoa Kỳ, 2019
(2) Hòa Thựơng chủ trương nhà XB Nguồn Sống từ năm 1988.
(3) – Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Đặc trách Giải Trừ Pháp Nạn nhiệm kỳ 1997 – 2001.
– Chủ Tịch Phong Trào PG yểm trợ PGHH Quốc nội.
(4) TRANG CHỦ – Như Lai Thiền Tự – Nhu Lai Meditation Temple (nhulaithientu.net)
Theo lịch trình:
– Lễ Nhập Kim Quan: 10:00 giờ sáng Thứ Năm 10 tháng 12 năm 2020.
– Lễ Viếng: suốt 3 ngày 10-11-12 tháng 12 năm 2020.
– Lễ Cung Tống Kim Quan đến Đài Trà Tỳ: 11:00 sáng-1:00 trưa Thứ Bảy 12 tháng 12 năm 2020 (Evergreen Cemetery: 6450 Camden Street Oakland CA 94605).
——————————————–
NHỮNG CHIẾN BINH XUÂT SẮC
CỦA TRUMP
‘Dream Team’ của TT Trump:
Nhóm luật sư vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ
Đội ngũ luật sư “Dream Team” của tổng thống Trump.
Đảng Dân chủ, Nhà nước ngầm, Big Media, Big Tech và các thực thể nước ngoài đang cố gắng hủy diệt nước Mỹ và “hạ bệ” Tổng thống Trump khỏi nhiệm sở một cách bất hợp pháp. Thật không may cho họ, ‘Dream Team’ (Đội ngũ trong mơ) của Tổng thống Trump đang cản đường họ. Nhóm luật sư của ông sẽ đi vào lịch sử với tư cách là những cá nhân mạo hiểm xông pha cứu đất nước vĩ đại này trong thời khắc nguy nan nhất.
- Luật sư Rudy Giuliani:
Luật sư của Tổng thống Donald Trump và cựu Thị trưởng Thành phố New York, ông Rudy Giuliani phát biểu tại Washington vào ngày 5/5/2018. (Tasos Katopodis / Getty Images)
Ông là người đứng đầu đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump đang tham gia vào một “kế hoạch” táo bạo để cứu vớt nền cộng hòa. Luật sư Giuliani đã từng chống lại băng đảng tội phạm, truy tố các trùm mafia và đưa những kẻ sừng sỏ trong xã hội đen của nước Mỹ ra trước vành móng ngựa trong những năm đầu sự nghiệp của mình.
Sau đó, ông chiến thắng trong cuộc tranh cử chức Thị trưởng thành phố New York, và đã biến thành phố lớn nhất, năng động nhất của nước Mỹ trở nên trong sạch, đẹp đẽ và bình yên. Tiếp theo, ông đứng đầu trong các nỗ lực phục hồi lại thành phố New York sau sự cố ngày 9/11.
Nhưng tất cả những việc làm trên chỉ là “dọn đường” cho “dự án” khổng lồ với những gì mà luật sư Rudy đang thực hiện trong những ngày này: Phanh phui gian lận và làm trong sạch cuộc bầu cử 2020.
Vào ngày 25/11, Tổng thống Trump đã nói với Rudy Giuliani rằng, những nỗ lực của ông nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và chiếm giữ của chủ nghĩa cộng sản đối với Hoa Kỳ – sẽ là thành tựu xuất sắc nhất của ông:
Cùng với luật sư Rudy là hai người cộng sự tuyệt vời của ông, những người thuộc “Dream Team” gồm: Joe DiGenova và vợ ông, Victoria Toensing.
- Luật sư Joe DiGenova và luật sư Victoria (vợ ông):
Luật sư Joe DiGenova và vợ ông, Victoria Toensing.
Joe DiGenova là cựu Luật sư Hoa Kỳ tại Washington và là khách mời thường xuyên trong các chương trình radio ở Bờ Đông. Vợ ông, bà Victoria, thường xuất hiện cùng chồng và cả hai đều là những luật sư nổi tiếng ở thủ đô Washington. Cả hai đều yêu nước Mỹ và Tổng thống Trump, và là những người ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống vì những thành tích lẫy lừng mà ông đã đạt được.
- Luật sư Jay Sekulo:
Luật sư Jay Sekulo.
Jay Sekulo là một trong những luật sư của Tổng thống Trump và là người đã đại diện cho ông, đã chiến thắng những kẻ tội phạm trong Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã từng nỗ lực phế bỏ Tổng thống Trump trong một nỗ lực đảo chính có tên là “cuộc điều tra Mueller” (điều tra về những nỗ lực can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016). Ông cũng đại diện cho Tổng thống trong các thủ tục luận tội giả dối từ Hạ viện do Đảng Dân chủ tham nhũng chiếm đa số.
Jay Sekulow được coi là một trong những luật sư tranh tụng về quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo hàng đầu ở Hoa Kỳ, đã tranh luận 12 lần trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong một số vụ án quan trọng nhất về Tu chính án thứ nhất trong 1/4 thế kỷ qua. Với tư cách là Cố vấn trưởng của Trung tâm Luật và Công lý Hoa Kỳ (ACLJ), ông là một luật sư hiến pháp nổi tiếng, một chuyên gia quốc tế về tự do tôn giáo, và một diễn giả truyền hình nổi tiếng. Jay Sekulow là một người ủng hộ nhiệt tình cho việc bảo vệ các quyền tự do tôn giáo và hiến pháp với những thành công ấn tượng. Thông qua công việc của mình, với sự kiên định và cam kết bảo vệ những quyền tự do này, ông đã có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
- Luật sư Jenna Ellis:
Cô là luật sư trẻ nhất gia nhập “đội ngũ trong mơ” của Tổng thống Trump, nhưng đã chứng tỏ bản lĩnh của một “chiến binh” dày dạn kinh nghiệm. Jenna Ellis là một người sắc sảo và khá cởi mở. Cô nhìn nhận vấn đề từ mọi góc độ và hiểu rõ sự việc. Cô là một diễn giả có sức cuốn hút tuyệt vời trước công chúng, và cô hiểu rất rõ về những người chống lại Tổng thống, ghét Tổng thống và nước Mỹ. Jenna Ellis là một sự bổ sung xuất sắc cho đội ngũ luật sư kỳ cựu này.
- Luật sư Lin Wood:
Lin Wood phát biểu trong một cuộc họp báo ở Scottsdale, Arizona ngày 8/11/2011
Luật sư Lin Wood và Sidney Powell là hai trong số những luật sư vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và họ đại diện cho Tổng thống ở vị trí độc lập.
Luật sư Lin Wood nổi tiếng khi nhận lời bào chữa cho Richard Jewell, người bị hàm oan trong một vụ đánh bom ở thành phố Atlanta. Ông cũng đã đại diện cho một số cá nhân bị Big Media và những người cánh tả phỉ báng một cách sai trái, chỉ vì ủng hộ Tổng thống Trump.
Ông ấy cũng là một diễn giả rất mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục. Những nỗ lực của ông thể hiện tình yêu của ông đối với nước Mỹ và công lý. Ông đang giúp Tổng thống giải quyết vấn nạn gian lận bầu cử ở Georgia trước, trong và sau cuộc bầu cử năm 2020. Hiện các đơn kiện của ông vẫn đang tiếp tục.
- Luật sư Sidney Powell:
Cựu công tố viên Texas, luật sư Sidney Powell
Sidney Powell là một trong những luật sư vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Bà đã đứng lên chống lại các thành viên gian dối của DOJ vào đầu những năm 2000, nhận bào chữa cho ít nhất một cá nhân đã bị Andrew Weissmann và Bob Mueller cáo buộc sai về các hành vi sai trái trong các vụ án liên quan đến Enron.
Vụ bê bối Enron, được công bố vào tháng 10 năm 2001, cuối cùng đã dẫn đến sự phá sản của Enron Corporation, một công ty năng lượng của Mỹ có trụ sở tại Houston, Texas, và sự giải thể của Arthur Andersen, một trong năm đối tác kiểm toán và kế toán lớn nhất trên thế giới.
Sự hiểu biết của Powell về mức độ tham nhũng của Weissmann đã giúp ích cho bà rất nhiều trong những năm tháng sau này, khi bà lật ngược lại những lời buộc tội ngụy tạo, dối trá của các thế lực ngầm gài bẫy và kết tội Tướng Flynn. Những lập luận sắc nhọn của luật sư Powell cuối cùng đã khiến DOJ phải hủy bỏ mọi cáo buộc kết tội tướng Flynn. Ngày 25/11, tướng Flynn đã được Tổng thống Trump ân xá.
Đội ngũ luật sư vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ hiện đang sát cánh cùng các nhà phân tích, điều tra trong nỗ lực ngăn chặn sự tiếp quản của Nhà nước Cộng sản và Nhà nước ngầm đối với nước Mỹ. “Dream Team” sẽ đi vào lịch sử vì đã cứu vớt Hoa Kỳ thoát khỏi vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử.
Tác giả: Joe Hoft là anh trai sinh đôi của người sáng lập The Gateway Pundit (TGP), Jim Hoft. Các bài đăng của anh ấy đã được Tổng thống Trump tweet lại và xuất hiện trên các tiêu đề trên Báo cáo Drudge. Joe làm việc với tư cách là giám đốc điều hành công ty ở Hồng Kông và đi khắp thế giới vì công việc của mình, điều này giúp anh có cái nhìn độc đáo về các sự kiện hiện tại của Hoa Kỳ và toàn cầu. Anh là tác giả của ba cuốn sách. Cuốn sách mới nhất của anh ấy: ‘In God We Trust: Not in Lying Liberal Lunatics’ hiện đã được phát hành.
Thanh Hương
—————————————————–
Nam diễn viên hài nổi tiếng người Mỹ Scott Baio nói rằng ông lo sợ cuộc bầu cử năm nay sẽ bị đánh cắp, ông hi vọng sẽ có “Thẩm phán dũng cảm” đứng lên để ngăn chặn những kẻ trộm cắp này, theo Newsmax.
——————————————————–
The song, called “Pallets Full Of Ballots” of a concerned voter, has amassed nearly a quarter million views on Twitter
and over 150,000 on YouTube in just a few days.
https://www.youtube.com/watch?v=jTIyde7bJnU&feature=youtu.be
—————————————————————————
Phạm Đoan Trang
Phạm Đoan Trang ,you are not alone!
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang. Ảnh chụp từ trang mạng Dân Làm Báo.
Bộ Công an Việt Nam hôm 7/10 xác nhận đã “bắt tạm giam” nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang tại quận 3, tp HCM hôm 6/10. Bản tin ngắn đăng trên Cổng Thông tin Điện tử của Bộ Công an cho biết “bị can” bị “bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự 1999..
Trong cùng ngày, báo chí Việt Nam dẫn lời Chánh văn phòng Bộ Công an, thiếu tướng Tô Ân Xô, cho biết cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án để điều tra cáo buộc về hành vi tuyên truyền chống nhà nước, và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Ông Tô Ân Xô cho biết quyết định khởi tố bà Trang đã được Viện Kiểm sát Nhân dân phê chuẩn, và bà Trang đang bị di lý về Hà Nội để phục vụ điều tra.
Hãng tin AP dẫn báo Thanh niên nói rằng nếu bị xét là có tội, bà Phạm Đoan Trang có thể đối mặt với bản án tù 20 năm.
Tin nhà báo bị bắt truyền nhanh trên mạng ngay sau khi bà bị bắt vào lúc gần nửa đêm thứ Ba, và lập tức tin này được truyền thông quốc tế, kể cả các hãng tin lớn như AP, Reuters, Bloomberg, Al Jazeera, Deutsche Welle… loan tải, trong khi các tổ chức bảo vệ tự do báo chí và nhân quyền mạnh mẽ lên án.
Tên tuổi của Phạm Đoan Trang đã quen thuộc với báo giới quốc tế vì bà đã nhận nhiều giải quốc tế về tự do báo chí và nhân quyền. Năm 2019, Phạm Đoan Trang là một trong ba phụ nữ đoạt giải Tự do Báo chí của RSF- Tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Trước đó, năm 2018, bà được chọn để nhận giải nhân quyền Homo Homini tại cộng hòa Czech.
Các bản tin quốc tế đều lưu ý đến chi tiết nhà báo độc lập bị bắt chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ. Họ nhắc đến thành tích đấu tranh cho nhân quyền của nhà báo, bất đồng chính kiến, đấu tranh cho nhân quyền, tác giả nhiều đầu sách có giá trị như “Chính trị Bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Politics of a Police State” (tiếng Anh), “Những mảnh đời sau song sắt; “Anh Ba Sàm”… và gần đây hơn, đồng tác giả của “Báo cáo Đồng Tâm”.
Will Nguyễn, đồng tác giả của Báo cáo Đồng Tâm mới nhất, đã phổ biến một bức thư của bà Phạm Đoan Trang “Nếu tôi có đi tù” sau khi bà bị bắt. Trong thư, Phạm Đoan Trang khẳng định bà muốn “xóa bỏ chế độ độc tài ở Việt Nam”, nhắn nhủ những người ủng hộ hãy tiếp tục đấu tranh cho những mục tiêu mà bà theo đuổi. Bà nói: “Tôi không cần tự do cho riêng mình; Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam”.
Bà cho biết sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, nên nếu công an nói như vậy tức là “công an bịa đặt, lừa dối.”
Bà bày tỏ mong muốn những người ủng hộ hãy chăm sóc mẹ già, và là người yêu âm nhạc, bà Phạm Đoan Trang mong có được cây đàn guitar trong tù, vì đối với bà “đàn guitar cũng quan trọng như Kinh Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, nói tổ chức theo dõi nhân quyền này mạnh mẽ lên án vụ bắt giữ bà Phạm đoan Trang.
“Mỗi một ngày bà ở sau chấn song sắt là một sự bất công nghiêm trọng, vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền và phương hại tới danh dự của chính quyền Việt Nam,” ông Robertson nói.
Tổ chức Ân xá Quốc tế bày tỏ lo ngại về sự an toàn của cá nhân bà Phạm đoan Trang. Tổ chức này nhắc lại rằng bà đã bị đàn áp từ khi trở về Việt Nam năm 2015. Và năm 2018, sau khi bị bắt giữ, bà đã phải nhập viện vì bị công an đánh đập dã man trong lúc bị câu lưu.
“Phạm Đoan Trang có thể đối mặt với nguy cơ bị tra tấn và các hình thức ngược đãi khác dưới tay của nhà cầm quyền Việt Nam. Bà phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện.”
Bà Phạm Thị Đoan Trang là một tác giả được quốc tế biết tiếng, bà là người phát ngôn của Nhà xuất bản Tự Do, nhà xuất bản đã được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire vào tháng Ba năm 2020.
“Phạm Đoan Trang chủ ý chấp nhận nguy cơ để bảo vệ quyền tự do biểu đạt. Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường và sức mạnh của niềm tin của bà.”Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) Hugo Setzer
Hôm 7/10, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế, liên minh lớn nhất thế giới của các nhà xuất bản, loan báo “Đồng sáng lập Nhà Xuất Bản Tự do của Việt Nam được Giải Voltaire, đã bị bắt trước hội chợ sách Frankfurt.”
Theo lịch trình, bà Phạm Đoan Trang sẽ có góp tiếng trong cuộc thảo luận về quyền tự do xuất bản vào ngày 15/10 tại hội chợ sách quốc tế Frankfurt. Chủ tịch và CEO của Frankfurter Buchmesse nói hôm 7/10:
“Chúng tôi rất quan tâm về việc Phạm Đoan Trang bị bắt giữ, ngay trước hội chợ sách lớn nhất thế giới, nơi mà tự do biểu đạt được tôn vinh.”
Từ Geneva, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) ra thông báo do ông Kristenn Einarsson, Chủ tịch Ủy ban Tự Do Xuất bản IPA và Chương trình Giải Voltaire- viết rằng:
“Phạm Đoan Trang và Nhà Xuất bản Tự do đã phải hoạt động trong bóng tối trong nhiều năm. Thành quả làm việc và sự can đảm của bà là một nguồn cảm hứng cho tất cả các nhà xuất bản quốc tế, và cộng đồng các nhà xuất bản thế giới ủng hộ bà trong cuộc đấu tranh cho tự do xuất bản ở Việt Nam.”
Chủ tịch IPA Hugo Setzer, nói:
“Phạm Đoan Trang chủ ý chấp nhận nguy cơ để bảo vệ quyền tự do biểu đạt. Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường và sức mạnh của niềm tin của bà.”
Chủ tịch IPA lên án việc Phạm Đoan Trang bị bắt giữ và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do cho bà.
Lúc nhận giải Voltaire, Phạm Đoan Trang nói với VOA rằng kể từ khi Nhà xuất bản Tự Do được thành lập vào năm 2019 cho đến nay, các nhân viên “không bao giờ được hưởng một giây phút bình yên” vì liên tục bị công an sách nhiễu.
Phản ứng trước tin bà bị bắt, Phó Giám đốc Đông Nam Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế Ming Yu Hah nói:
Công an bắt nhà hoạt động Phạm Đoan Trang về các tội ‘chống nhà nước’
Nhiều nhà hoạt động loan tin vào sáng 7/10 rằng bà Phạm Đoan Trang, người tích cực đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, bị nhà chức trách Việt Nam bắt lúc gần nửa đêm hôm 6/10 ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, Bạch Hồng Quyền, Mạnh Kim, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Quang A… đăng lên Facebook cá nhân cho hay công an Việt Nam bắt bà Trang tại một nhà trọ lúc 11h30 đêm.
Chiều 7/10, một loạt các báo nhà nước trong đó có Thanh Niên, Tuổi Trẻ đăng tin xác nhận vụ bắt giữ đã diễn ra.
Các báo dẫn lời Bộ Công an cho hay Công an thành phố Hà Nội “chủ trì phối hợp” với một số đơn vị của bộ và Công an TP.HCM thi hành “lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang”.
Tôi không ngạc nhiên về việc bạn tôi bị bắt, nhất là sau những gì cô ấy viết về Đồng Tâm và bản báo cáo mới phổ biến trên truyền thông.Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên
Bà Trang, 42 tuổi, bị khởi tố về các tội “tuyên truyền chống nhà nước” quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999, và tội “làm, phát tán thông tin nhằm chống nhà nước” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, các báo tường thuật, dẫn thông tin từ Bộ Công an.
Việc bắt giữ này diễn ra giữa lúc Việt Nam và Mỹ đang tiến hành đối thoại nhân quyền trong hai ngày 6 và 7/10. Giới quan sát xem đó như là một động thái thể hiện thái độ rõ ràng của Hà Nội về nhân quyền.
Nhà hoạt động nữ Phạm Thanh Nghiên, một người bạn thân thiết của bà Trang, cho biết qua Facebook cá nhân rằng mẹ của bà Trang “chết lặng người, không nói được gì” khi bà Nghiên báo tin về vụ bắt bớ.
Mặc dù nhà hoạt động nữ Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách về nhân quyền, dân chủ, cũng như vố số bài bình luận, song bạn bè trong giới tranh đấu với bà Trang nhận định rằng lý do dẫn đến vụ bắt giữ là cuốn Báo cáo Đồng Tâm do bà và ông Will Nguyễn ở Mỹ làm đồng tác giả.
“Tôi không ngạc nhiên về việc bạn tôi bị bắt, nhất là sau những gì cô ấy viết về Đồng Tâm và bản báo cáo mới phổ biến trên truyền thông”, bà Phạm Thanh Nghiên bày tỏ trên mạng xã hội.
Nội dung của ấn phẩm – dày 128 trang bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, được công bố hồi cuối tháng 9 – nói về vụ đụng độ giữa công an và người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hồi đầu tháng 1/2020 do tranh chấp đất đai, khiến ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm, và ba công an thiệt mạng.
Báo cáo cũng nêu các diễn biến sau đó cho tới hết phiên xét xử sơ thẩm trong nửa đầu tháng 9, trong đó, chính quyền tuyên án tử hình đối với 2 người dân, 27 người khác bị kết án từ tù treo đến tù chung thân.
Bà Phạm Đoan Trang phát biểu trên đài SBS hôm 28/9 về mục đích viết Báo cáo Đồng Tâm: “Chúng tôi muốn ghi lại vì cộng sản không sợ gì bằng việc bị ghi lại và bị phê bình. Khi bị ghi lại họ sẽ cảm thấy không an tâm”.
“Chúng tôi cũng hy vọng rằng cộng đồng người Việt có thể dùng báo cáo này như một công cụ để vận động cho người dân Đồng Tâm nói riêng và vận động cho các vấn đề đất đai hay nhân quyền Việt Nam nói chung”, bà nói thêm.
Ở Mỹ, nhà hoạt động vì dân chủ Will Nguyễn đăng lên bức thư bằng tiếng Việt và tiếng Anh của bà Phạm Đoan Trang mà ông nói là bà Trang để lại cho ông, nhờ ông công khai khi bà bị bắt.
Trong bức thư đề ngày 27/5/2019 mở đầu với câu “Nếu tôi có đi tù…”, bà Trang thể hiện sự bình thản về việc có thể phải đi tù vì đấu tranh cho tự do.
Đồng thời, qua thư, bà kêu gọi bạn bè giúp hoàn thành các mục đích gồm vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới; quảng bá các cuốn sách do bà viết; và tận dụng việc bà bị bỏ tù để đàm phán, gây sức ép với chính quyền, buộc chính quyền thực hiện các yêu cầu của giới tranh đấu.
Tôi không cần tự do cho riêng mình … Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn.Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang
Nhà hoạt động nữ nêu ra những cuốn sách bà mong phổ biến nhiều nhất là Chính trị bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực, Chúng ta làm báo, Politics of a Police State, và các ấn phẩm liên quan tới bầu cử.
Bà Phạm Đoan Trang cũng nêu ra nguyện vọng là bạn bè chăm sóc cho người mẹ của bà, bên cạnh đó là bảo vệ các anh trai và chị dâu vì họ bị công an đe dọa rất nhiều.
Dự liệu về việc bạn bè sẽ đấu tranh, vận động để bà được trả tự do, bà Trang bày tỏ mong muốn được thả và vẫn ở Việt Nam, không bị trục xuất.
Kết thúc bức thư, bà viết: “Tôi không cần tự do cho riêng mình … Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn”.
Cách đây hơn một năm, hồi tháng 9/2019, với tư cách là nhà báo tự do, blogger, đồng thời là một nhà đấu tranh dân chủ có tiếng ở Việt Nam, bà Trang được tổ chức Phóng viên Không Biên giới trao giải Tự do Báo chí của năm 2019, ở hạng mục Ảnh Hưởng.
Bà Trang không thể đến dự lễ trao giải, do lo ngại rằng nếu xuất cảnh, bà có thể không được cho nhập cảnh trở lại Việt Nam. Một người khác đã làm đại diện cho bà Trang để nhận giải.
—————————————————————————————-
Những người lạc lối, những kẻ ăn năn
Chủ nghĩa cộng sản được áp đặt ở Đông Âu sau chiến tranh chống Đức quốc xã qua đường tiến binh của Liên Xô. Nó lợi dụng sự bất mãn của nông dân dưới triều đại Nga hoàng. Nó kích thích sự phẫn nộ của nông dân bị áp bức bởi các lãnh chúa quân phiệt ở Trung hoa. Tại VN, nó lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân chống Pháp để lên nắm quyền, tiêu diệt người quốc gia. Nó sống bằng dối trá, ngự trị bằng bạo lực. Rõ là loài trùng độc khát máu, đục phá đạo đức xã hội, làm mờ tối lương tâm con người, sống nhởn nhơ trên đau khổ, nhục nhằn của dân tộc. Nó đã chết trong sự nguyền rủa ở Đông Âu và nó sẽ chết ở Việt Nam để cho đất nước vươn lên, để dân tộc được tự do, quyền làm người được tôn trọng. Tuy nhiên lịch sử có ghi, từ trong bức màn sắt đã có những anh hùng đứng lên làm cuộc đổi đời, dẹp tan cơn ác mộng cộng sản.
Hungary và Tiệp Khắc là hai nơi sớm có người lãnh đạo cộng sản thức tỉnh. Thủ tướng Hungary Imre Nagy vào năm 1956 đã hưởng ứng cuộc nổi dậy qui mô của dân chúng chống chủ nghĩa cộng sản. Thủ đô Budapest, một Paris thu hẹp, có dòng sông Danube đẹp xanh lơ phải chịu đựng cảnh đổ máu do đoàn quân Liên Xô tiến vào đàn áp. Imre Nagy, người lãnh đạo cộng sản biết ăn năn đã bị xử tử hình.
Mùa xuân ở Prague, thủ đô Tiệp khắc, vào năm 1968, bốn trăm ngàn quân Liên Xô đã tiến vào đàn áp cuộc nổi dậy của dân chúng. Cuộc nổi dậy này có sự đồng thuận của ông Alexander Dubcek, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, người muốn thiết lập một chế độ xã hội có tình người. Ông bị truất đi mọi quyền lực, nhẫn nhục làm lao công quét lá ở công viên trên hai mươi năm cho đến ngày chế độ cộng sản bị sụp đổ. Người cộng sản sớm ăn năn khi xưa đã trở thành chủ tịch một nước tự do.
Ở Nga, Mikhail Gorbatchev khi lên nắm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào 1985 đã thả tù chính trị, chủ trương perestroika và glasnost cho người dân Liên xô được tự do tư tưởng. Tuy có một thành phần dân chúng trách ông đã làm tan rã Liên bang Sô Viết nhưng thế giới ghi ơn ông đã vứt bỏ chủ trương Brejnev, không can thiệp đàn áp các cuộc nổi dậy muốn thoát ly chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Nhờ thế Đông Âu mới tìm lại được nền dân chủ tự do.
Cũng tại Nga, Boris Yeltsin, nguyên Bí thư thành ủy Moscow trở thành người chống cộng quyết liệt. Người cộng sản biết ăn năn này là nhân vật chính làm tan rã chế độ cộng sản, thiết lập một nền dân chủ mới cho Liên bang Nga mà Putin là người thừa kế.
Tại Việt Nam thì sao? Trước mắt chỉ thấy một bọn gia nô Tàu cộng, lạnh lùng trước nguy cơ hủy diệt dân tộc. Tuy nhiên tôi nhớ đến tên một người can đảm: Trần Xuân Bách, ủy viên bộ Chính trị, bí thư Trung ương đảng. Ông có những bài viết chủ trương đa nguyên, đa đảng trong thời gian Gorbachev cầm quyền ở Liên Xô. Ông bị hạ bệ, tước bỏ mọi chức tước và chết vào năm 2006. Vợ ông được đảng cho làm người giữ xe máy.
Thời sinh viên, tôi rất kính phục tài học của hai người trí thức sống ở miền Bắc là Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường, thành danh vang dội ở Pháp nhưng bỏ về VN góp công vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Trần Đức Thảo (1917-2006) có bằng Thạc sĩ Triết học (agrégé) và Tiến sĩ Triết học, cựu sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm (École Normale supérieure – ENS) một trường danh giá bậc nhất ở Pháp. Ông là một người có tên tuổi trong văn chương triết học Pháp, bạn cùng lớp với Jean François Revel, nhà văn, nhà báo nổi tiếng, thành viên Hàn Lâm viện Pháp. Ông J. F. Revel là thân phụ của Matthieu Ricard, tu sĩ phật giáo, đại diện cho đức Đạt Lai Lạt Ma ở Pháp. Ông Trần Đức Thảo là triết gia Mác-xít, về nước năm 1951, theo cách mạng chống Pháp như bao người yêu nước khác. Sau 1954, ông được cộng sản cho làm Khoa trưởng Khoa sử Đại học Hà Nội. Chỉ vì hai bài viết trên Nhân văn – Giai phẩm chỉ trích chính phủ, ông bị tước bỏ mọi chức tước, sống lây lất bằng cách dịch sách Pháp. Trong cuộc sống đọa đày, nhà triết học Mác-xít thuở thiếu thời sau cùng đã thức tỉnh khi sống trong chế độ cộng sản. Ông đã đem tài năng của mình để phân tích các sai lầm của chủ nghĩa Mác-xít. Nhờ các người bạn Pháp đã thành danh lớn, ông được sang Pháp vào cuối đời và chết tại đây.
Ông Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) lúc 23 tuổi đậu liên tiếp bằng tiến sĩ luật và tiến sĩ văn chương Pháp. Vào năm 1989, ông Viện trưởng Đai học Paris VII đã nói: Trong vòng 60 năm qua chưa có sinh viên Pháp hay ngoại quốc nào có thành tích học vấn lỗi lạc như ông Nguyễn Mạnh Tường. Ông Tường về nước năm 1932, tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng không theo đảng cộng sản. Ông được chính quyền cộng sản cho làm Khoa trưởng Đại học Luật khoa và có văn phòng luật-sư. Vào năm 1956, chỉ vì bài tham luận trên Nhân Văn – Giai phẩm, chỉ trích chính sách cải cách ruộng đất, ông bị tước mọi chức tước, cấm hành nghề luật sư, sống lây lất. Vào cuối đời, ông viết quyển “Un ex-communié” (Kẻ bị rút phép thông công). Ông Tường không theo Mác-xít như ông Thảo nhưng bị nhốt bên trong bức màn sắt. Cộng sản không cần một thiên tài chống đảng như ông Tường.
Ông Tường và ông Thảo là tấm gương soi sáng về số phận của những trí thức không hùa theo đảng cộng sản, nhưng ở miền Nam có biết bao nhiêu trí thức ngu muội lọt vào bẫy tuyên truyền của cộng sản vì chưa sống với họ, không tin những bằng chứng về cái ngu và cái ác của họ vì nó vượt qua sức tưởng tượng và lý trí của con người bình thường. Khi thức tỉnh thì đã quá muộn màng. Tôi chỉ kể vài trường hợp mà bản thân tôi biết rõ.
Châu Tâm Luân, tiến sĩ canh nông ở Mỹ, giáo sư trường Kỹ sư Canh nông Sài Gòn. Một người bạn của tôi cùng học trường Tabert với Luân cho biết anh là một người hiền lành, giàu tâm huyết. Vào một ngày vào đầu thập niên 1970, khi đi ăn sáng với một người bạn, tôi gặp anh Luân ngồi cùng bàn. Trong cuộc mạn đàm về tình hình chính trị, bỗng nhiên tôi được nghe Luân nói:“…Không đâu anh. Mỹ đã đem 500 ngàn quân qua VN mà không làm gì được Ta…”Thật bất ngờ! Tại sao anh trí thức này lập lại cái luận điệu của MTGPMN. Sau đó, tôi mới biết là Luân nằm trong nhóm bà Ngô Bá Thành, thành phần thứ ba do cộng sản giựt dây. Vài năm sau 1975, Luân vỡ mộng, vượt biên qua Mã Lai, bị người tị nạn hành hung vì quá trình thân cộng. Mỹ từ chối nhận đứa con phản bội. Thụy Sĩ đã cho anh dung thân. Một sự thức tỉnh muộn màng. Anh Luân đã qua đời cách đây 2 năm.
Sau 1975, người thức tỉnh sớm nhất trong MTGPMN mà tôi biết là ông Huỳnh Văn Nghị thầy dạy toán của tôi và là chồng của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Ông đậu Cao học Toán ở Sorbonne nhưng chưa trình luận án tiến sĩ quốc gia. Ông là người cương nghị, thành thật, khiêm tốn, có một lần thú nhận mình giải một bài toán thua một người học trò. Sau biến cố Tết Mậu thân, ông theo đám Lâm Văn Tết trốn vào mật khu Việt cộng. Nơi đây, ông bị bệnh được bác sĩ Dương Quỳnh Hoa chăm sóc và họ trở thành vợ chồng. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Dương Quỳnh Hoa xuất hiện với tư cách Bộ trưởng Y tế MTGPMN. Một người bạn tôi tới thăm ông Nghị, cho biết ông rất thất vọng về cộng sản, kiếm một mảnh đất gần xa lộ nuôi gà để sống. Bác sĩ Hoa, vợ ông với cung cách ăn nói tự do dưới thời VNCH cũng mất mọi chức tước sau khi MTGPMN giải tán.
Người ăn năn có quyền lực lớn trong MTGPMN là bộ trưởng tư pháp Trương Như Tảng. Ông có bằng đại học luật và chính trị học ở Pháp, hành nghề luật sư ở Sài Gòn, theo cộng sản từ khi ở Pháp. Bị bắt và kêu án 2 năm tù treo thời quốc gia, Trương Như Tảng vào mật khu năm 1967, và là một trong những người sáng lập MTGPMN. Theo lời Trương Như Tảng cho biết trong quyển “Mémoires d’un viêt-công” (Hồi ký của một tên Việt cộng)mà ông viết sau khi vượt biển đến Indonesia năm 1978 và định cư ở Pháp, ông bắt đầu tỉnh ngộ và bất mãn khi cộng sản miền Bắc đối xử tệ bạc với MTGPMN. Hơn nữa, làm bộ trưởng tư pháp mà ông không thể can thiệp được cho hai người em khỏi tù ngục cộng sản: Trương Như Bích, TGĐ Hối đoái, Ngân hàng quốc gia và Trương Như Quýnh, bác sỹ. Ông Quýnh ở tù CS đến 1985 mới được thả.
Bản thân tôi vẫn giữ tình cảm đẹp với một người cộng sản nằm vùng đã thức tỉnh sớm: anh Nguyễn Văn Diệp. Anh Diệp làm Phó Tổng Giám Đốc Việt Nam Ngân hàng, một ngân hàng tư khá lớn thời VNCH. Anh bị cảnh sát quốc gia bắt nhiều lần vì tội hoạt động cho cộng sản nhưng không truy tố. Khi lên làm Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Hảo mời anh Nguyễn Văn Diệp làm Tổng trưởng kinh tế. Sau 1975, CSVN cho anh làm Trưởng phòng trong Ủy ban Khoa học Kỹ thuật. Sau 4 năm ở tù ở Long Thành rồi Bến Tre, tôi được CSVN cho về làm việc nơi đây cùng với một số chuyên viên cao cấp thời VNCH: anh Phạm Minh Dưỡng – TGĐ Hỏa Xa, anh Nguyễn Văn Hải – TGĐ Công ty Đường, anh Hồ Tấn Phát – TGĐ Điện lực, anh Phí Minh Tâm – GĐ Viện định chuẩn v.v… Anh Diệp thường tỏ ra bất mãn vì bị một số cán bộ cộng sản “tép riêu” từ Bắc vào xem thường tuổi đảng và trí thức của anh. Anh nhẫn nhịn chịu đựng hằng ngày sự mỉa mai của các anh “ngụy” quen biết thuở xưa như hai anh Dưỡng và Phát. Hai vị này sau khi ở tù về đang được vợ bảo lãnh sắp đi Pháp nên không nể nang tên “nằm vùng phản trắc”. Một ngày nọ, sau khi anh Hải vượt biển thành công, anh Diệp kêu tôi vào văn phòng tâm sự: “Anh Kiệt, tôi không biết trong tương lai anh lưu lạc đến phương trời nào nhưng tôi cho anh điện thoại và địa chỉ của con tôi ở Thụy sĩ, nó có thể giúp anh”. Khoảng 7 năm sau, khi tôi gặp Phó Thủ tướng DKN ở Cameroun, ông cho biết anh Diệp bị cộng sản đầu độc chết tại nhà một mình, vợ con đang ở Thụy sĩ.
Thời VNCH vào đầu thập niên 1970, chúng ta chứng kiến bao cuộc xuống đường của sinh viên học sinh chống đối chính phủ. Các phong trào xuống đường ấy hoàn toàn do cộng sản giựt dây. Một số thủ lảnh sinh viên sau này trở thành đảng viên cộng sản hưởng ân huệ của đảng một thời gian: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Hữu Thái, Lê Công Giàu v.v… Một số người đã thức tỉnh muộn màng khi không còn quyền lực do đảng ban cho. Ta có thể nghe lời phát biểu của họ trong cuốn phim của André Menras: “Việt Nam: Tiếng gào thét từ bên trong”.
André Menras là một giáo sư người Pháp sống ở Việt Nam trong thời chiến tranh. Lập được nhiều công lớn cho CSVN trên mặt trận tuyên truyền nên được cấp quốc tịch VN với tên Hồ Cương Quyết. Ngày hôm nay, ông trở thành đối tượng thù nghịch bị CS theo dõi từng bước. Cuốn phim “VN – Tiếng gào thét từ bên trong” do chính ông thực hiện các cuộc phỏng vấn là một hành động sám hối cho một quá trình tiếp tay cho cộng sản. Ông nói ở đầu phim:
“Cuốn phim này muốn trao lời cho những con người đang khó sống. Họ biết có thể sẽ bị đàn áp nhưng họ muốn lên tiếng mạnh mẽ. Tất cả đều sống ở Việt Nam. Nhiều người trong họ là những nhân sĩ đã thành danh trong xã hội VN. Họ đã dành trọn tuổi trẻ và phần lớn cuộc đời để ủng hộ chính quyền này. Một số khác là những con người vô danh muốn nêu lên những khổ đau và phẩn uất của họ, những ước mơ hạnh phúc, những cuộc đời đấu tranh bị chiếm đoạt, tâm trạng bị bỏ rơi, hoang mang chen lẫn phẫn nộ khi dùi cui và xe ủi đã biến cuộc đời mồ hôi nước mắt của họ thành những hoang mạc phế tàn”.
Một trong những nhân sĩ thành danh mà ông Menras nói đến là bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm. Huỳnh Tấn Mẫm hôm nay không còn dáng dấp hăng say của anh sinh viên y khoa, Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn năm 1969-70, vâng theo lời cộng sản, kích động sinh viên học sinh biểu tình chống chính phủ VNCH. Chì còn là một người ốm yếu, da mặt nhợt nhạt vì bị bệnh tim đã một lần bị đột quỵ sau khi phản kháng dữ dội công an cộng sản lục soát cơ sở của ông ở Củ Chi. “Bọn nó đông lắm” bao vây nhà tôi. Danh từ “bọn nó” dùng để chỉ cộng sản đã nói rõ Huỳnh Tấn Mẫm hôm nay không còn cùng chung giới tuyến với cộng sản.. Ông ta có ăn năn về quá khứ của mình không? Ăn năn vì lầm tin cộng sản cũng như bao trí thức nằm vùng ở miền Nam.
Cùng thời với Huỳnh Tấn Mẫm, có hai sinh viên hoạt động cho cộng sản thời VNCH mà tôi còn nhớ được là Lê Công Giàu và Bùi Chí Lan. Cả ba cùng với Nguyễn Văn Kết và Võ Văn Thôn, cựu cán bộ MTGPMN bị trung ương đảng kết tội tự diễn biến, tự chuyển hóa. Họ được gọi lên ban Tuyên huấn thành ủy để giáo dục. Huỳnh Tấn Mẫm có một thời được đảng cho làm Tổng biên tập báo Thanh Niên. Lê Công Giàu hưởng được ơn của đảng lên được chức Phó Bí thư thành đoàn TP.HCM. Theo Nguyễn Văn Kết thì Bùi Chí Lan đã nói trước ban Tuyên huấn: “Dân nói rằng Đảng hèn với giặc, ác với dân”. Lê Công Giàu đã phát biểu trong phim như sau:
“Tất cả vấn đề tham nhũng, giáo dục, y tế đều do thể chế. Phải sửa thể chế toàn trị độc quyền… Đường lối nhà nước sau 1975 là sai lầm nên không đoàn kết được, không hòa hợp được. Phải có chánh sách xóa bỏ hận thù mới đoàn kết được. Về học tập cải tạo, tại sao bắt giam người ta tới mười mấy năm trời? Mà những ông tướng, ông sĩ quan đó làm sao có thể làm biến đổi cái suy nghĩ của họ được, mỗi người có cái suy nghĩ riêng. Phải mời họ nghe đường lối chánh sách rồi thả họ ra…”
Thật Lê Công Giàu không hiểu cộng sản chút nào, chẳng trách đã lạc lối cống hiến đời thanh thiếu niên cho quỷ dữ.
Vài nhân vật khác, thuộc MTGPMN cũng bày tỏ thất vọng chua cay về cái chế độ độc tôn, toàn trị, bóp nghẹt tự do con người: Nguyễn Văn Kết, cựu thư ký của Bí thư thành ủy Sài Gòn Mai Chí Thọ, Kha Lương Ngãi, cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, Lê Thân, người phát ngôn Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.
Trong phim, tôi còn thấy thiếu sót hai cái tên từng khuấy đông nền chính trị VNCH: Sinh viên kiến trúc Nguyễn Hữu Thái và học sinh Lê Văn Nuôi. Có lẽ họ còn nhờ ơn mưa móc của đảng nên không dám lộ diện. Lê Văn Nuôi có một thời làm Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ rồi bị khai trừ. Nguyễn Hữu Thái được CSVN xác nhận là người đã đặt bom ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông.
Một tên tuổi khác vắng mặt trong phim là Hồ Ngọc Nhuận, ký giả, dân biểu VNCH. Ba của Hồ Ngọc Nhuận là cán bộ giao liên của Việt cộng ở Bến Tranh (Mỹ Tho) còn Hồ Ngọc Nhuận thì dùng báo Tin Sáng để đả phá chính phủ VNCH chưa kể những hoạt động phá hoại với tư cách dân biểu. Có một lúc tôi xem được một bản tin cho biết Hồ Ngọc Nhuận than phiền bị đối xử tệ bạc khi đi bệnh viện. Thua thời VNCH! Một bản tin khác ghi lời Hồ Ngọc Nhuận liên quan đến kiến nghị của một nhóm trí thức chống Trung Quốc: Tôi bây giờ già lão, không làm được gì!
Ta hãy theo dõi sau đây những lời tâm sự trong phim của những người cộng sản đã thức tỉnh và những người cộng sản chống Tàu cộng. Mở đầu là một người trẻ đã từng ở Mỹ, bị tù 3 năm dưới chế độ cộng sản vì hoạt động nhân quyền:
———————————————————————–
Điều chế vaccine virus Vũ Hán ….
Phương thức ‘trái tự nhiên’
«unnatural’ method»
được dùng để điều chế vaccine virus Vũ Hán



Đại Việt – Apr 9,2020
————————————————
TIN MỪNG
Có khoảng 350-500 người bệnh từ khu vực bệnh nặng nhất của bang New York đã hết bệnh và về nhà an toàn, không có ca tử vong nào.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã thông báo vào ngày hôm nay.
Hôm nay, CDC của Mỹ đã đồng ý cho thử 2 loại thuốc Hydroxychloroquine & Chloroquine chống Chinese virus. Và New York là tiểu bang đầu tiên.
Các bác sĩ New York đã cho liều thuốc Chloroquine (200 mg) + Myosin (500 mg) và 3 loại thuốc khác trong đó có Zync Sunlfate (220 mg)… Bệnh nhân uống liều thuốc này 2 lần trong ngày, đúng liều lượng và từ ngày thứ 5 tuần trước đến hôm nay, họ đã khỏe hẳn và không thấy bất kỳ triệu chứng nào nữa.
Isreal đã gửi viện trợ 6 triệu liều thuốc Chloroquin cho Mỹ.. Người Do thái thông minh và giỏi trong lĩnh vực Khoa học và Đời sống”. (hết trích)
——————————————————————————–
TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 tại Việt Nam




—————————————————
VIỆT NAM CHƯA THỂ ĐÓNG CỬA BIÊN GIỚI
VÌ TRUNG QUỐC CHƯA CHO
————————————
Người Na Uy gốc Việt nên đọc
——-
* Kể từ ngày 01.01.2020, cha và mẹ sẽ tự động được quyền dưỡng dục con cái (foreldreansvar) mặc dù hai cha mẹ kg còn sống chung với nhau. (Trước đây những bé sinh trước năm 2020, thì người mẹ có quyền ưu tiên nuôi con, nếu như người cha không có thỏa thuận về việc foreldreansvar này, nếu như cha và mẹ bất hòa về điều này thì tòa án sẽ can thiệp vào)
* Từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, tất cả các kommune theo luật pháp thì phải cung cấp hỗ trợ cư dân của mình với các nhà trị liệu vật lý học và các chuyên gia tâm lý học khi họ có nhu cầu
* Kommune phải có chính sách cụ thể về sự quan tâm và chăm sóc vào thời gian ban ngày cho những người mắc chứng mất trí nhớ (personer med demens) trong kommune của mình: Người thân của bệnh nhân mất trí nhớ này sẽ được phụ giúp chăm sóc để họ có thời gian nghỉ ngơi và dành cho bản thân mình, và họ sẽ có thời gian riêng để ra khỏi nhà thay đổi không khí . Vì thế cho nên từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, tất cả các kommune dưới áp lực pháp luật đòi hỏi nên phải có dịch vụ chăm sóc mở cửa ban ngày tại các trung tâm theo dõi và dưỡng bệnh cho những người mất trí nhớ mà phải sống ở nhà vì thiếu chỗ trong viện điều dưỡng . Một vài ví dụ mà kommune có thể tổ chức cho những người bị bệnh demens là cùng họ đi bộ, dẫn bệnh nhân ra ngoài uống cà phê và ngắm cảnh hoặc tổ chức các buổi khiêu vũ cho người cao tuổi v.v… Việc tổ chức như thế nào thì đó là sự quyết định của từng kommune, Ngoài ra kommune cũng có thể tổ chức các buổi vui chơi, sự kiện vào buổi tối cho bênh nhân demens
* Nếu bạn cho thuê villar hay nhà cửa qua Cty thuê nhà quốc tế “AIRBNB” thì trong năm 2020 này, mọi việc cho thuê mướn biệt thự qua cổng Airbnb đều được thông báo cho sở thuế Nauy, bạn cho thuê bao nhiêu tiền và bao lâu v.v… đều là thông tin để sở thuế dựa vào đó mà đánh thuế lợi tức từ thuê nhà, vì thế nếu bạn muốn khai báo về số tiền lợi tức thu được từ dịch vụ thuê nhà, bạn nên điền một mẫu đơn khai thuế có sẵn tại sở thuế
* Thuế tài sản có mức ấn định tối đa
Trước đây kommune được quyền đánh thuế tới 0,7% vào thuế tài sản như nhà nghỉ mát ở trong và ngoài nước, và nhà biệt thự mắc tiền v.v.. sau năm 2020, thuế tài sản chỉ được đánh tối đa là 0,5% mà thôi
* Từ ngày 01.01.2020 bạn kg còn sợ NRK kontrollør tới nhà gõ cửa kiểm tra bạn có TV hay không nữa? bạn cũng kg phải trả khoản tiền này như bạn đã từng làm, vì khoản chi phí này đã được chính phủ tính toán và trừ hẳn vào thuế của chúng ta rồi
* Giới hạn nhập khẩu kr.350,- được miễn thuế và miễn moms sẽ không còn nữa , tất cả hàng hóa mua từ nước ngoài trên mạng internet hay xách tay khi đi qua biên giới Nauy, đều bị đánh thuế moms 25% cho tất cả moi món hàng, nếu giá trị món hàng dưới 3000kr thì bạn kg phải trả thuế nhập cảng, có nghĩa là khi thấy món đồ rẻ trên mạng mà bạn mua, thì giá tiền sẽ mắc thêm 25%
* Varslingsreglene endres:
Hai cụm từ «kritikkverdige forhold» og «forsvarlig fremgangsmåte» = điều kiện hết sức quan ngại và ” cách xử lý có trách nhiệm” sẽ được đem vào luật, và người dùng 2 từ này sẽ phải giải thích chi tiết và dễ hiểu tới cho các nhân viên làm việc của mình. Nghĩa là khi mà một công nhân thấy điều kiện làm việc tại nơi làm rất là mệt mỏi và rất là đáng quan tâm thì arbeidsgiver phải có bổn phận hiểu và biết làm cách nào để giải quyết thỏa đáng vấn đề này
* Khi một công nhân đã báo cáo một vấn đề, một điều kiện lao động hết sức đáng quan ngại cần phải quan tâm, thì chủ nhân “arbeidsgiver” phải có bổn phận giải quyết thích đáng nhanh và gọn trong một khoảng thời gian nhất định, kg được phép kéo dài hay ngâm vấn đề cả tháng, hay cả năm mà chưa chịu giải quyết
* Phong trào #Meetoo tại nơi làm việc của bạn sẽ được hữu hiệu hóa nhanh hơn và quyết liệt hơn, Tòa án xử lý vụ việc ” phân biệt giói tính, phân biệt trình độ v.v..” gọi chung là diskrimineringsnemda sẽ hạ thấp điều kiện đòi hỏi khi bạn tố cáo một ai đó vi phạm liên quan tới quy định gọi là ” #Metoo và từ đó sẽ quyết định xem việc bạn tố tụng có tính pháp lý để xử lý tại tòa án theo pháp luật hay không. Luật cũng đặt trách nhiệm cho arbeidsgiver phải theo dõi và tiếp thu những phàn nàn của của cấp dưới khi họ cảm thấy bị xúc phạm
* Bản đồ thị xã, quận lị hay tỉnh lị sẽ được kiến thiết lại, tổng số 119 kommune sẽ được sát nhập lại còn 47 kommune, các kommune này sẽ to và rộng hơn, đông dân cư hơn, Tính toàn bộ từ ngày 01.01.2020 toàn quốc Nauy sẽ chỉ còn 356 kommune
* Tổng số 13 fylker sẽ được sát nhập thành 11 fylker
* Kể từ ngày 01.01.2020 thì tất cả mọi người sống tại Nauy trên lý thuyết đều có quyền có 2 quốc tịch, đây là điều vô cùng hạn chế trước đây dành cho người nước ngoài xin vào quốc tịch Nauy và ngược lại người quốc tịch Nauy xin thêm một quốc tịch khác, những ai vô tình mang 2 quốc tịch ngày xưa mà bị luật Nauy tước quốc tịch NAUY, thì đây là cơ hội xin lấy lại quốc tịch Nauy hợp pháp và dễ dàng nhất theo điều khoản song tịch
#metoo | Facebook
——————–
NEW YEAR NEW BELIEF …!
we wish all of you a new year full of hope
It is better to light the fire than to curse the darkness ..!
———————————
TỰ DO hay là CHẾT
Cuộc biểu tình Hồng Kông đã trở thành “điểm nóng” trên bản đồ thế giới, nhưng có khá đông người Việt lại tỏ ra thờ ơ và bình luận vô tâm. Phải chăng người Hồng Kong “ngớ ngẩn”, “rảnh rỗi” đi “đập phá”, “biểu tình” như số đông người Việt đang mặc định?
Sau 22 năm trở về với “đất mẹ”, Hồng Kông trở thành miền đất nhuốm máu của bạo lực và giết chóc, nhưng người Hồng Kông vẫn xuống đường biểu tình. Không phải họ không biết sợ hãi hay không trân quý mạng sống của mình. Hơn ai hết người Hồng Kông hiểu rằng, sau bao năm tạo dựng nên Hương Cảng Tự do và Thịnh vượng, trách nhiệm mỗi người trong số họ là phải bảo vệ bằng được thành quả đó.
Bình minh hay hoàng hôn?
Ngày 19/11 là ngày tuyển Việt Nam viết tiếp giấc mơ dự World Cup trong trận lượt về gặp Thái Lan. Ngay sau khi trận đấu vừa kết thúc, mạng xã hội ngập tràn lời ca ngợi dành cho các cầu thủ Việt, cũng như không quên thóa mạ trọng tài người Oman. Trong “cơn mưa” chỉ trích trọng tài Ahmed Al-Kaf, hẳn cư dân mạng quên mất chỉ vài giờ trước đó, họ đã vui mừng chào đón khi ông tới Việt Nam. Từ Nam chí Bắc, từ ngõ hẻm ra đường cái, từ trà đá vỉa hè cho tới cà phê máy lạnh, tất cả đều hoan ca sức trẻ bền bỉ của đội bóng quê nhà. Có điều, chẳng mấy ai bình luận gì về cuộc biểu tình ở Hồng Kông…
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
Ngày 19/11 cũng là ngày thứ ba liên tiếp cảnh sát bao vây trường Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU), kiểm soát mọi lối ra vào, nơi còn khoảng 100-200 SV bị mắc kẹt được cho là đang suy kiệt, thiếu thực phẩm và nước uống. PolyU đã trở thành “cứ điểm” cuối cùng của phong trào phản kháng – nơi có cuộc đối đầu không cân sức giữa một bên là SV Hồng Kông quyết bảo vệ nền tự do, dân chủ với một bên là lực lượng hắc cảnh tuân theo lệnh Bắc Kinh.
Đó là cuộc so kè của vũ khí thô sơ cung tên gậy gộc với dàn vũ khí giết người hiện đại. Đó cũng là nơi mà người dân Hồng Kông thể hiện tình đoàn kết nhất khi hàng nghìn người giữa đêm tối ùn ùn tiến về nơi đang diễn ra trận chiến tối hậu. Họ tạo thành một chiến tuyến bọc lót, yểm trợ cho những người trẻ đang trụ lại tại PolyU.
(Ảnh: Shutterstock)
Bên cạnh nhiều người có tâm trên toàn thế giới quan ngại về tương lai u ám của Hồng Kông, lo lắng trước các hành động trấn áp của chính quyền Hồng Kông, và lo cho số phận của rất nhiều người biểu tình đã bị bắt, bị nhận diện và đang bị vây hãm tại PolyU, thì vẫn còn nhiều người Việt tỏ ra bàng quan với các bình luận dửng dưng như: “Rảnh thế?”; “Rỗi hơi”, “Dửng mỡ”, “Ngu xuẩn”, “Không có việc gì làm hay sao?”, “Chuyện người ta thì người ta lo”; “Xa xôi thế can hệ gì đến mình”.
Hồng Kông quả là quá xa xôi không hẳn vì khoảng cách địa lý, mà là về khoảng cách duy ý chí giữa người Việt và người Hồng Kông. Người Hồng Kông từ nhỏ đã được dạy về quyền công dân, về các công ước quốc tế, về các giá trị tự do dân chủ cũng như họ được dạy cách biết chia sẻ, biết tổ chức các buổi mít tinh ủng hộ người dân các nước không may bị thiên tai dịch họa. Họ biết phản biện trước đúng – sai và hiểu rõ vai trò trách nhiệm công dân của mình.
Các bạn học sinh trung học Hồng Kông xuống đường tạo thành chuỗi người phản đối Dự luật Dẫn độ. (Ảnh: Shutterstock)
Còn người Việt từ nhỏ đã được dạy phải biết ngoan ngoãn, nghe lời, phục tùng trong một nền giáo dục nhồi nhét, xa rời các giá trị của đời sống trực quan. Họ chăm lướt Facebook, lười đọc sách, cập nhật như chớp mọi trào lưu sống gấp, yêu thử, quan tâm tới các tin “hot” showbiz, tin giật gân và vô cảm trước những biến động thời cuộc.
Vì thế mà nhiều người Việt cho rằng người Hồng Kông “rỗi việc”, “ngớ ngẩn”, “đang yên đang lành tự dưng đi biểu tình, đập phá làm chi để bị bắt bớ cầm tù”. Dưới một clip cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay vào một phụ nữ có thai dù cô này chỉ là người đi đường, không phải là người biểu tình, thì vẫn có người bảo “có bầu không ở nhà, ra đường chi cho bị xịt hơi cay”…
Hồng Kông – một vị thế đặc biệt
Từ lâu, Hồng Kông đã trở thành một cảng giao thương bận rộn nhất và là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất trên thế giới. Hồng Kông cũng là nơi tập trung số lượng tỷ phú, triệu phú cao hơn so với bất kỳ thành phố nào trên thế giới. GDP bình quân đầu người của Hồng Kông (44.000 đôla/năm) cao hơn 4 lần so với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc (xấp xỉ 10.000 đôla/năm).
Hồng Kông tự hào có hệ thống giáo dục, kinh tế, và pháp lý hoàn toàn khác biệt với Trung Quốc Đại lục. Người Hồng Kông vẫn tiếp tục duy trì các di sản của Vương quốc Anh như nhà nước pháp quyền, chính phủ cởi mở, cùng các quyền tự do dân sự và báo chí. Lãnh thổ này cũng được biết đến là nơi “đất lành chim đậu” của những người di cư và những người bất đồng chính kiến chạy trốn khỏi sự bất ổn, nghèo đói và đàn áp dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
Với dân số 7,2 triệu người, sinh sống trên một diện tích chật hẹp chiếm khoảng 25% trong tổng diện tích 1.104 km2, người Hồng Kông “khờ dại” dành tới 75% diện tích lãnh thổ cho không gian cây xanh, trong đó 40% diện tích dành cho công viên tự nhiên và 35% cho các khu bảo tồn thiên nhiên. Hồng Kông cũng giữ nguyên vẹn bản sắc văn hoá truyền thống với số lượng nhiều không kể xiết các chùa chiền, đền thờ, miếu mạo và di tích văn hoá lịch sử.
Tượng Thiên Đàn Đại Phật tại Hồng Kông (Ảnh: Pixabay, Public Domain)
Hồng Kông được xếp thứ 5 trong Top 10 thành phố tốt nhất cho du học sinh trên thế giới với nhiều trường đại học nổi tiếng, có mức sống cao và chi phí sinh hoạt thấp. Trong top 50 trường ĐH tốt nhất thế giới, Hồng Kông sở hữu 3 trường gồm ĐH Hồng Kông, ĐH Khoa học và Kỹ thuật Hồng Kông và ĐH Trung Văn Hồng Kông.
Người Hồng Kông hơn ai hết hiểu được rằng, sau bao năm tạo dựng nên xứ cảng tự do và thịnh vượng, trách nhiệm của họ là phải bảo vệ thành quả đó. Vì vậy, người Hồng Kông không hề “ngớ ngẩn” và “rỗi hơi”.
Thông điệp đẹp đẽ của người Hồng Kông
Tối ngày 19/11, khi hầu hết người Việt hướng mọi sự chú ý tới SVĐ Mỹ Đình thì cùng thời điểm ấy tại Hồng Kông, phóng viên hãng AP nhìn thấy một thiếu niên dáng vẻ gầy gò lững thững đi bộ một mình trong khuôn viên hoang vắng của PolyU.
Cậu không tiết lộ tuổi chính xác, nhưng cho biết dưới 18 tuổi. Cậu chỉ ăn hai cái bánh quy cho cả ngày và ngủ khoảng 10 giờ trong 3 ngày kể từ khi cậu đến PolyU vào ngày 17/11. Cậu ở tuyến đầu, nghĩa là trực diện với vòi rồng và hơi cay của cảnh sát khi “vũ khí” chống đỡ duy nhất chỉ là chiếc dù mỏng manh. Cứ sau mỗi cuộc tấn công bằng vòi rồng, cậu lại chạy vào trường xối nước, thay quần áo và trở lại cho “trận chiến” tiếp theo.
Người biểu tình Hồng Kông (Ảnh: HKFP)
Trả lời phóng viên AP, cậu nói rằng muốn chiến đấu cho đến khi Chính phủ Hồng Kông đáp ứng đủ 5 yêu cầu: “Ngay cả khi bạn bị bắt hoặc chết, thì bạn cũng đã cố gắng hết sức và không hối tiếc”. Câu trả lời này là của một người chỉ đang ở tuổi vị thành niên. Trong cuộc chiến giành quyền được sống đúng với nhân phẩm của mình, người Hồng Kông đã cho thế giới thấy sự quả cảm cũng như tính nhân bản trong cuộc đấu tranh của họ. Những người trẻ Hồng Kông đã để lại di thư hay còn gọi là ‘Những lá thư cuối cùng’ trước khi xuống đường biểu tình:
“Tôi 22 tuổi và đây là lá thư cuối cùng của tôi. Tôi sợ rằng mình sẽ chết và không được gặp mọi người nữa. Nhưng tôi không thể không xuống đường…”.
“Ba mẹ ơi, khi ba mẹ thấy bức thư này, có lẽ con đã bị bắt hoặc đã chết. Con luôn cố gắng hết sức để xứng đáng với kỳ vọng của ba mẹ trong học hành và trong công việc. Nhưng hơn tất cả con muốn trở thành người có lương tri. Không đớn hèn sống nhục. Sẽ là nói dối nếu nói rằng không sợ. Nhưng chúng con sẽ không bỏ cuộc…”.
Người ta đã tìm thấy những dòng thư cuối cùng của sinh viên PolyU viết vào ngày 18/11/2019: “Chúng tôi sẽ ở lại đến giây phút cuối cùng. Chúng tôi là nhân chứng cho thấy PolyU bị đẩy vào vực thẳm như thế nào. Cho chúng tôi tự do hay cho chúng tôi cái chết. Chúng tôi không sợ bị bắt giữ hay bị giết chết. Vì lịch sử sẽ chứng minh chúng tôi vô tội”.
Đại học Bách Khoa Hồng Kông chìm trong lửa
Giữa lằn ranh sinh – tử, những người con Hương Cảng vốn “sướng từ trong trứng nước” vì lẽ gì mà chẳng sợ tra tấn, tù đày, chẳng tiếc sinh mạng của mình? Có bao nhiêu người trẻ Hồng Kông đã bỏ mạng vì lý tưởng tự do, hòa bình và thịnh vượng của quê hương mình? Có Tự Do nào mà lại không phải trả phí?
Ở tuổi 21, sinh viên Chow đã từng nghĩ mình sắp chết chỉ vài phút sau khi bị cảnh sát bắn đạn thật gây chấn động ở Sai Wan Ho ngày 11/11 đã nói rằng:“Mọi người có thể bị giết bởi đạn, nhưng niềm tin thì không thể chết, niềm tin được truyền lại, và một lần vượt qua là không thể trở lại”. Lão Tử từng nói: “Nếu dân không sợ chết, dọa họ chết có ích gì”.
Nhìn cách người Hồng Kông hy sinh cho nhau và cách họ xả thân vì thành phố của họ, mới cảm nhận được mục đích cao cả trong việc làm của họ. Họ là những nhân viên y tế trẻ tuổi lao vào giữa hiểm nguy để sơ cứu người biểu tình, là người đầu bếp can trường bất chấp đe dọa của cảnh sát một mực ở lại PolyU để lo bữa ăn cho SV, là cậu bé 11 tuổi trốn mẹ xuống đường ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ, nhân quyền…
Anh đầu bếp tự nguyện vào PolyU để nấu ăn cho sinh viên đã dẫn phóng viên Epoch Times đi tìm một nhóm sinh viên mất tích. Toàn bộ tòa nhà lúc đó không bóng người, anh hy vọng thấy hình bóng của họ (Hình: Epoch Times)..
Khi một nhóm người trẻ xông vào tòa Nghị Viện Hồng Kông, họ biết trước được những gì đang chờ đợi họ. Họ chắc chắn phải đối mặt với việc truy tố và án tù 10 năm vì tội “bạo loạn”. Nhưng họ trả lời rằng: “Từ khi có những người đã ngã xuống vì tự do, thì cho dù bất cứ hậu quả thể chất hay tù đày cũng làm sao có thể so sánh được”. Họ phá hủy các chỉ dấu của chính phủ độc tài chuyên chế, chân dung của vị Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nhưng tuyệt đối không đụng đến các cổ vật và bảo vệ các cuốn sách quý. Họ còn hành động với những nguyên tắc không thể tưởng tượng được, như cách họ lịch sự để lại tiền trên quầy trước khi lấy chai nước uống…
Một nhóm người trẻ xông vào tòa Nghị Viện Hồng Kông, phá hủy các chỉ dấu của chính phủ độc tài chuyên chế, chân dung của vị Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nhưng tuyệt đối không đụng đến các cổ vật và bảo vệ các cuốn sách quý. (Ảnh: Shutterstock)
Trong cuộc chiến không cân sức này, đã có hơn 4.000 người biểu tình bị bắt giữ. Nhưng hầu hết các bức ảnh mà truyền thông chụp được, không người trẻ Hồng Kông nào thể hiện sự căm hận hoặc sợ hãi, mà chỉ có sự bình thản và ngẩng cao đầu. Sự quả cảm, không cúi đầu thỏa hiệp trước cái Ác của họ khiến thế giới phải ngả mũ thán phục. Họ cho thấy lòng quyết tâm, tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và cả tính nhân bản tuyệt vời khiến bộ máy đàn áp tàn bạo nhất của ĐCSTQ phải âu lo tìm cách đối phó.
Cô gái trẻ biểu tình chống chính phủ bị bắt giữ trong một cuộc tuần hành ở Tuen Mun, Hồng Kông, ngày 21/9/2019. (Ảnh chụp màn hình/qua Reuters/Jorge Silva)
Trong cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông, người ta đã chứng kiến tỷ lệ bỏ phiếu cao chưa từng thấy trong lịch sử với 71,2% (khoảng 2,94 triệu người). Đảng Dân chủ đã nắm quyền kiểm soát 17/18 hội đồng trong một chiến thắng ‘long trời lở đất’. Trong số nhiều nghị viên trẻ tuổi đắc cử, họ đã từng xuống đường biểu tình, từng bị hăm dọa, đánh đập khi đi vận động tranh cử, nhưng họ không sợ hãi bỏ cuộc. Họ hiểu mỗi lá phiếu bầu của người dân Hồng Kông đều thấm máu và nước mắt của hàng vạn người trẻ Hồng Kông quả cảm.
Mừng chiến thắng của phe dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng quận ở Hồng Kông (Ảnh: HKFP)
Trông người lại ngẫm đến ta
Ở một lãnh thổ có nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới, GDP bình quân đầu người cao hơn 14 lần so với Việt Nam, người Hồng Kông không sợ bị thôi học, mất việc, bất chấp bị bắt giữ, tra tấn, tù đày, và thậm chí cả tổn hại mạng sống chỉ để đấu tranh bảo vệ quyền tự do và dân chủ, vì một tương lai tươi sáng cho Hồng Kông.
Ở một nước nghèo với GDP đầu người xấp xỉ 3.000 đôla/năm, nợ công ở mức 56,1% GDP, hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản…, người Việt vẫn vung tay thưởng tiền bạc tỉ cho các cầu thủ bóng đá… Người Việt bàng quan với vô số vấn đề nan giải của đất nước như tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, từ ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại cho đến vấn đề biển đảo bị ngoại bang xâm lấn…. Người Việt vẫn vui – buồn cùng trái bóng lăn.
Sinh viên Hồng Kông viết: “Xin lỗi vì sự bất tiện này. Chúng tôi đang chiến đấu cho ngôi nhà tương lai của chúng tôi”. (Ảnh: Shutterstock)
Người Việt sở hữu nhiều kỷ lục như tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế giới, xài hàng hiệu đứng thứ 3 thế giới, lọt top tìm web khiêu dâm nhiều nhất thế giới, đọc sách ít nhất, tán phét nhiều nhất… Việt Nam cũng lọt top 5 quốc gia nạo hút thai nhiều nhất thế giới, ô nhiễm không khí môi trường, phá rừng đều nằm trong mức báo động đỏ…
Ứng dụng quan trắc không khí Airvisual ghi nhận Hà Nội lọt top thành phố ô nhiễm nhất thế giới, người thủ đô vẫn lặng im hít tiếp bụi mịn vì “Hít thì đã hít rồi, chả riêng mình!”. Cháy nhà máy Rạng Đông với khối lượng lớn thủy ngân phát tán ra môi trường, người Việt “ngoan ngoãn” chấp hành theo khuyến cáo “hạn chế đi qua khu vực chịu ảnh hưởng”, “yên tâm mình không có sao” vì sống ở ngoài “vùng nguy cơ bán kính 500m”.
Nguồn bài:
https://mail.yahoo.com/d/folders/1/messages/AMySNIhaxJ1yXgNztQCzsHJ3IfU?.intl=sg&.lang=en-SG&.partner=none&.src=fp
2 comments
I’m very emotional to read about Hongkong…a small land with its big people! Yes, exactly I admire them because of their hearts. They dare to struggle for theirs own real future.They are young, almost of them are students were born after 1997: the date HongKong was belonged to China.
Vietnamese young people are busy with theirs unreal passions or they want to do something for Vietnam but are not sure and trust themselves!
“Passion” or “hobby”…or more concrete description is ideal which can be found only when people have a clear aim in their lives
The word you use -“Passion”- could be a formal word for all