Vietnameseinternational Relationorganization
  • Trang chủ
  • Văn Hóa
    • Văn Hóa

      Ngày Tàn của Quỷ Dữ (The fall of…

      09/10/2019

      Văn Hóa

      THUỐC CHỦNG NGỪA & Xông hơi

      09/10/2019

      Văn Hóa

      “Hội Bầm Mắt”

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Thần đồng Ấn độ sửa lại lời tiên…

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Những điều thú vị về chuột Mickey 

      04/10/2019

  • Xã Hội
    • Xã Hội

      MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

      22/03/2020

      Xã Hội

      Dòng Sông Xanh

      21/03/2020

      Xã Hội

      Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

      25/12/2019

      Xã Hội

      QUORA ….

      03/10/2019

      Xã Hội

      Ăn xin ở Paris

      02/10/2019

  • Giáo Dục
    • Giáo Dục

      NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT

      06/10/2019

      Giáo Dục

      You say that you love rain

      04/10/2019

      Giáo Dục

      Một hiện tượng người Việt….

      03/10/2019

      Giáo Dục

      Ăn xin ở Paris

      02/10/2019

      Giáo Dục

      Long Live Vietnam!

      27/09/2019

  • Du lịch
    • Du lịch

      Chuyện tình có thật

      15/12/2019

      Du lịch

      To do or not to do politics for…

      09/10/2019

      Du lịch

      DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi…

      07/10/2019

      Du lịch

      Gặp ông già Noel và những trải nghiệm…

      06/09/2019

      Du lịch

      Kiếm Viking 1200 năm tuổi

      06/09/2019

  • Kết nối
    • kết nối Tất cả
      kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Thi đố có thưởng kỳ (48)

      06/10/2019

      Kết nối

      Độc tài, nhân quyền và tin giả

      01/10/2019

      Kết nối

      Đố Vui Có Thưởng

      27/09/2019

  • Quảng cáo & Rao vặt
    • Quảng cáo & Rao vặt

      VÕ THUẬT – VÕ ĐẠO – VÕ KHÍ…

      23/12/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      VẬN MẠNG bạn thế nào ? HOROSCOPE …?

      10/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Cái Giọng Sài Gòn 

      06/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      TIN TỨC TRONG NGÀY

      06/09/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Ý NGHĨA BỘ BÀI TÂY 52 lá

      06/09/2019

  • Diễn đàn
Xu Hướng
Skrik
MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….
Dòng Sông Xanh
Cười đầu năm…(mỗi ngày)
Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….
VÕ THUẬT – VÕ ĐẠO – VÕ KHÍ...
Chuyện tình có thật
CHIẾN ĐẤU HAY CHẾT? & TUYÊN NGÔN NIỀM...
Thống kê thế giới về Việt Nam…
ĐỌC để thấy VN là như thế nào...
Vietnameseinternational Relationorganization
Banner
  • Trang chủ
  • Văn Hóa
    • Văn Hóa

      Ngày Tàn của Quỷ Dữ (The fall of…

      09/10/2019

      Văn Hóa

      THUỐC CHỦNG NGỪA & Xông hơi

      09/10/2019

      Văn Hóa

      “Hội Bầm Mắt”

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Thần đồng Ấn độ sửa lại lời tiên…

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Những điều thú vị về chuột Mickey 

      04/10/2019

  • Xã Hội
    • Xã Hội

      MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

      22/03/2020

      Xã Hội

      Dòng Sông Xanh

      21/03/2020

      Xã Hội

      Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

      25/12/2019

      Xã Hội

      QUORA ….

      03/10/2019

      Xã Hội

      Ăn xin ở Paris

      02/10/2019

  • Giáo Dục
    • Giáo Dục

      NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT

      06/10/2019

      Giáo Dục

      You say that you love rain

      04/10/2019

      Giáo Dục

      Một hiện tượng người Việt….

      03/10/2019

      Giáo Dục

      Ăn xin ở Paris

      02/10/2019

      Giáo Dục

      Long Live Vietnam!

      27/09/2019

  • Du lịch
    • Du lịch

      Chuyện tình có thật

      15/12/2019

      Du lịch

      To do or not to do politics for…

      09/10/2019

      Du lịch

      DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi…

      07/10/2019

      Du lịch

      Gặp ông già Noel và những trải nghiệm…

      06/09/2019

      Du lịch

      Kiếm Viking 1200 năm tuổi

      06/09/2019

  • Kết nối
    • kết nối Tất cả
      kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Thi đố có thưởng kỳ (48)

      06/10/2019

      Kết nối

      Độc tài, nhân quyền và tin giả

      01/10/2019

      Kết nối

      Đố Vui Có Thưởng

      27/09/2019

  • Quảng cáo & Rao vặt
    • Quảng cáo & Rao vặt

      VÕ THUẬT – VÕ ĐẠO – VÕ KHÍ…

      23/12/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      VẬN MẠNG bạn thế nào ? HOROSCOPE …?

      10/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Cái Giọng Sài Gòn 

      06/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      TIN TỨC TRONG NGÀY

      06/09/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Ý NGHĨA BỘ BÀI TÂY 52 lá

      06/09/2019

  • Diễn đàn
Xã Hội

MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

bởi Lê Thị Trường Chinh 22/03/2020
bởi Lê Thị Trường Chinh 22/03/2020 1 comment
MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI DỊCH GIẢ BÙI VĂN NAM SƠN
CHUYỆN “HẠ TẦNG KIẾN THỨC”
 
Lê Ngọc Sơn: Thưa ông, vì sao ông đi dịch những cuốn sách triết học đồ sộ và kinh điển của thế giới?!
Bùi Văn Nam Sơn: Thực ra tôi già rồi, thời gian của tôi không còn nhiều nữa, tôi chỉ cố gắng làm cái gì trong khả năng của tôi thôi. Tôi tự đặt ra cho mình nhiệm vụ chính bây giờ là dịch một số các tác phẩm kinh điển sang tiếng Việt. Vì lẽ, thứ nhất, những quyển sách dạng này khô khan chẳng ai thèm dịch; thứ hai, nếu không dịch những quyển này thì không biết bao giờ người ta mới dịch… trong khi đó là những nền tảng cho các anh em trong chuyên ngành. Nhìn vào thư viện của Việt Nam mình, chưa thấy có mấy sách kinh điển của nhân loại, tôi thấy buồn lắm. Thành thực mà nói, không thể đòi một bạn sinh viên đọc tiếng Anh hay các ngoại ngữ khác vèo vèo như đọc tiếng Việt được. Vả lại, quả là không công bằng! Một người cùng trang lứa với các bạn sinh viên của ta, như những sinh viên ở Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… thì họ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, họ đỡ vất vả hơn nhiều lắm. Bây giờ đòi hỏi những bạn cử nhân mới 23 tuổi ngồi đọc một cuốn sách kinh điển dày cộp bằng tiếng Anh, thậm chí bằng tiếng Đức… làm sao mà đọc nổi… Đâu phải sinh viên Mỹ nào cũng đọc được tiếng Đức, hay sinh viên Pháp nào cũng đọc được tiếng Anh thông thạo… Thế mà họ vẫn thành công, vì họ sử dụng các bản dịch có chất lượng, và các công trình nghiên cứu của họ vẫn đạt được trình độ quốc tế.
Ở Việt Nam, ít ai làm việc dịch thuật, thế nên gánh nặng đè lên vai những anh em trẻ. Lứa tuổi 18-25 phải gánh cả một gánh nặng, vừa học kiến thức, vừa học ngoại ngữ. Do trở ngại về ngôn ngữ, mình khó có thể nắm vững vấn đề và tra cứu đến nơi đến chốn. Điều đó không phải lỗi của thế hệ trẻ, đó là lỗi của thế hệ đi trước, như chúng tôi, không kịp chuẩn bị tư liệu nền cho các bạn. Thật là quá cực, quá tội cho các bạn! Còn việc chúng ta phải nỗ lực học ngoại ngữ lại là chuyện khác! Khi tiếng Anh đã trở thành một lingua franca trong khoa học, việc đọc, viết, nói thành thạo tiếng Anh trong các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật là một yêu cầu hiển nhiên. Trong các ngành khoa học xã hội-nhân văn, còn cần thêm nhiều ngoại ngữ lẫn cổ ngữ khác nữa, nhưng vấn đề nói ở đây là không thể đòi hỏi những gì bất khả thi và quá sức…
Lê Ngọc Sơn:Thời sinh viên của ông ắt hẳn thấm thía nỗi vất vả này lắm?
Bùi Văn Nam Sơn: Đúng. Thời sinh viên, tôi cũng đã rất “đau khổ” vì thiếu sách tiếng Việt. Năm 21 tuổi, tôi sang Đức học, sau khi học xong cử nhân ngành Triết ở Sài Gòn, lúc đó tự thấy vốn liếng chữ nghĩa cũng kha khá rồi… Khi sang đó thì từ bậc cử nhân cho đến tiến sĩ, từ người mới vào trường đến người sắp ra trường đều có thể học chung một lớp. Lớp của tôi có mấy ông bạn người Nhật Bản, người Hàn Quốc… Lúc đó các bạn Hàn Quốc cũng khổ sở, vật vã như mình, vì nước họ có rất ít những bản dịch ra tiếng Hàn, và cũng như tôi, chưa thể đọc tiếng Đức thành thạo được. Trong khi đó mấy chàng Nhật Bản còn trẻ măng, mới 19 tuổi, vừa học xong tú tài, lại tỏ ra am hiểu và tự tin lắm! Tôi kinh ngạc, thì các bạn ấy mới mở túi cho xem một đống sách toàn tiếng Nhật: những bản dịch Hegel, Kant, Heidegger…, sách tham khảo, từ điển. Mình mất cả năm vật lộn với một cuốn sách, họ chỉ cần vài tháng là đọc xong. Thời gian mình đầu tư cho chuyện đọc đã quá mất sức rồi, làm sao có thể suy nghĩ hay tìm tòi thêm được cái gì mới nữa. Khoảng cách về điều kiện nghiên cứu giữa mình với người Nhật thật rõ rệt!
Riêng trong lĩnh vực triết học, sách vở mênh mông, còn số dịch giả thì đếm trên đầu ngón tay… Lẽ ra cần cả một thế hệ chuẩn bị nền móng, cho các bạn trẻ sau này đỡ cực hơn. Tất nhiên, ý nghĩa của việc dịch thuật không phải chỉ có thế.. Nó còn góp phần xây dựng ngôn ngữ khoa học cho một đất nước, đem ánh sáng khai minh đến cho số đông để cải hóa xã hội, như nhiều bài viết mới đây của quý Thầy Nguyễn Xuân Xanh, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Văn Thọ… đã nhấn mạnh.
Lê Ngọc Sơn: Vậy cho đến nay, so với các nước trong khu vực, chúng ta đang thế nào, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Cách đây chừng 5-7 năm, chính ông bạn người Hàn Quốc ngày xưa học chung với tôi, về dạy ở Đại học Seoul, viết thư kể cho tôi nghe: ông và thế hệ trước đó, từ những năm 1970 trở đi đã bắt tay vào dịch sách vở cho Hàn Quốc. Hầu hết những tác phẩm kinh điển quan trọng từ tiếng Đức đã được dịch sang tiếng Hàn, hết toàn tập này đến toàn tập khác, mà mỗi toàn tập của một tác giả thì có đến 40-50 tập. Tôi rất kinh ngạc về sức làm việc của họ. 40 năm thôi, nhưng với trách nhiệm với đất nước và đàn em, họ quyết tâm làm được việc lớn như thế. Vậy thì ngày hôm nay, làm sao sinh viên của ta có thể “đấu” lại được một sinh viên Hàn Quốc, trong khi cách đây 40 năm, anh sinh viên này cũng vất vả y như mình. Khoảng cách đó thật khủng khiếp!
Việc học hành nghiêm chỉnh, tiếp thu có hệ thống đã là thách đố ghê gớm, và cái đó cần nhiều thế hệ mới vượt qua được, ít nhất cũng là 30-40 năm như Hàn Quốc. Chúng ta đừng vội nói gì cao xa, sách vở đàng hoàng là nền móng cơ bản nhất của nền học vấn và của nền đại học.
Lê Ngọc Sơn:Vì sao chúng ta không làm được như những nước ở gần mình như Nhật, như Hàn? Và ông có thấy được cuộc đua tranh trên thế giới về mặt tri thức đang diễn ra rất quyết liệt?
Bùi Văn Nam Sơn: Chúng ta thiếu tính tổ chức, thiếu khả năng làm việc tập thể và một kế hoạch trường kì của cả một tầng lớp, của cả một thế hệ. Mỗi thế hệ phải thấy trách nhiệm lịch sử của mình, thấy tình trạng khách quan đặt ra cho mình gánh nặng nào, và họ phải giải quyết một cách thông minh nhất, ít tốn sức nhất, với sự bền bỉ và quyết tâm. Thế hệ sau thừa hưởng và nối tiếp thành quả của những người đi trước, thì nền học thuật cứ thế đi lên thôi.
Tôi được cho biết rằng ở Nhật, những tạp chí khoa học chuyên ngành trên thế giới hầu như lập tức được dịch sang tiếng Nhật, vì họ có nhu cầu cạnh tranh. Nếu không theo kịp thông tin mới, làm sao có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, làm sao bắt kịp trình độ quốc tế để đi dự hội thảo khoa học?
Trở lại tình cảnh của ta, cơ sở hạ tầng về kiến thức là phần rất chểnh mảng. Cái cơ bản nhất thì lại bị xem nhẹ… Bây giờ cứ hô hào sinh viên sáng tạo đi, có công trình đột phá đi, hãy phản biện đi… Nhưng phải biết người ta đã viết gì, nghĩ gì, ta mới phản biện và có ý kiến riêng được chứ!
SỬA SOẠN TINH THẦN, CHUẨN BỊ YÊN CƯƠNG
Lê Ngọc Sơn:Trong quan niệm của ông, một bạn sinh viên phải thế nào?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi, thời gian được học đại học là quãng thời gian đẹp nhất, quý nhất của một đời người. Khi ta đang ở trong quãng thời gian đó, thường không thấy quý đâu, nhưng sau này nhìn lại mới thấy đây là thời gian quý nhất, “sướng” nhất. Được trở thành sinh viên là một bước ngoặt. Chữ “sinh viên” khác về chất với chữ “học sinh”. Ngay bản thân chữ “sinh viên” đã cho thấy sự khác biệt ấy: Sinh viên trong tiếng Anh và tiếng Đức là “student”, trong tiếng Pháp là “étudiant”, liên quan đến 3 động từ: to study, studieren, étudier ít nhiều đều mang hàm nghĩa là “nghiên cứu”. Sinh viên là phải nghiên cứu, chứ không chỉ thụ động tiếp thu kiến thức… Trong tiếng Việt, “sinh viên” có chữ “viên”, nghĩa là đã có một vị trí nào đó… Do vậy, cần ý thức được điều này để cả người dạy lẫn người học ở bậc đại học nhận thức được trách nhiệm của chính mình. Dạy và học ở đại học không chỉ là truyền thụ và tiếp thu kiến thức mà chủ yếu là gợi hứng cho nghiên cứu.
Ngay cả ở trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông cũng có vấn đề. Những năm 1970 về trước, mang tấm bằng tú tài của Việt Nam sang Tây Âu là được chấp nhận hầu như tương đương, còn những bằng tú tài của Thái Lan, Malaysia, Indonesia… thì buộc phải học lại một năm, tức chỉ bằng đầu lớp 12 bên đó. Bây giờ thì như thế nào? Chúng ta phải nghiêm túc tự vấn về mình…
Lê Ngọc Sơn: Ở các nước phát triển, khoa học trú ngụ ở đại học, tại sao ở các đại học ở ta thì chưa thấy gì, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi là do không phân biệt rạch ròi giữa đại học và trung học. Trường đại học dứt khoát không phải là trường phổ thông cấp 4. Nó khác về chất trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đại học cũng không phải là trường dạy nghề, trường dạy nghề lẽ ra cần có một hệ thồng khác, cũng cao cấp và sáng giá không kém gì đại học. Ở Đức, sau khi đỗ tú tài, ta có hai con đường để lựa chọn, một là các trường kỹ thuật, trường dạy nghề chuyên nghiệp dành riêng cho những kỹ sư thực hành, rất hay và thiết thực, ra trường dễ kiếm việc làm và lương cao. Hoặc hướng thứ hai là nghiên cứu: cũng có thể là khoa học-kỹ thuật nhưng nặng về lý thuyết. Do có hai hướng rõ ràng như vậy, dựa vào việc phân định khách quan về nhiệm vụ, nên khi vào đâu, ta sẽ biết làm cái gì, biết rõ tính chất của trường mình. Việc “liên thông” giữa hai loại trường này lại là chuyện khác nữa!
Do đó, đại học đương nhiên mang tính chất nghiên cứu, dù ở năm thứ nhất cũng là nghiên cứu, ở bậc tiến sĩ, hay sau tiến sĩ cũng là nghiên cứu. Từ sinh viên đến giáo sư đều làm nghiên cứu. Không khí của đại học là nghiên cứu. Thành ra, cái mà ta đang nhầm lẫn ở đây là nhẫm lẫn tính chất của đại học, dẫn đến hệ quả rất trầm trọng là biến đại học thành trường dạy nghề, và biến trường dạy nghề thành ra cái gì đó rất là yếu kém và yếu thế. Đã đi học để nghiên cứu thì phải toát ra tinh thần nghiên cứu, tức là toàn bộ giáo sư và sinh viên là một cộng đồng nghiên cứu, người đi trước hướng dẫn, dìu dắt người đi sau, không ngừng hình thành những chuyên ngành mới, những trường phái mới… Nghiên cứu có nhiều cấp độ, cấp thấp/ cấp cao, dễ/ khó… Cũng tránh hướng suy nghĩ rằng, nghiên cứu là cái gì đó cao xa lắm, thực ra đâu phải vậy: ngay năm thứ nhất, bạn cũng đã phải có tư duy nghiên cứu rồi, tự tìm tòi phương hướng và phương tiện nghiên cứu của mình với sự giúp đỡ của người đi trước.
Vì thế, hình thức Sêmina ngày càng chiếm ưu thế. Sêmina là lao động tập thể của sinh viên lẫn giáo sư, của thầy và trò, cùng nhau tìm tòi tài liệu, tổng kết, nhận định, đánh giá những gì đã có, đó là những hình thức ban đầu của nghiên cứu ngay từ năm thứ nhất.
Lê Ngọc Sơn: Theo ông, sinh viên phải chuẩn bị những gì cho một tương lai đầy thử thách trước mặt?
Bùi Văn Nam Sơn: Người Pháp có câu ngạn ngữ: “muốn đi xa phải chăm sóc yên cương” (“Qui veut aller loin, ménage sa monture”/ Racine), nghĩa là, phải biết dưỡng sức và chuẩn bị phương tiện. Đi mười dặm thì đơn giản, nhưng đi trăm dặm, nghìn dặm, vạn dặm… thì lại khác. Công việc học cũng vậy thôi, nếu chỉ nghĩ lấy cái bằng ra để kiếm việc làm, nuôi sống bản thân thì khá đơn giản, nhưng nếu muốn tiến xa trong chuyên ngành của mình thì phải chuẩn bị cho 30, 40 năm sau về cả ý thức lẫn sức lực.
Chắc bạn biết rằng trên 30 tuổi rất khó học ngoại ngữ, do nguyên nhân sinh lý thôi, trên 30 tuổi thì các nơ-ron thần kinh già đi, giảm thiểu khả năng tiếp thu. Vậy thì phải luyện rèn ngoại ngữ trước 30 tuổi. Người làm nghiên cứu cần trang bị cho mình nhiều ngoại ngữ. Đối với các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, cần phải có hai ngoại ngữ thông dụng. Đối với người làm nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn, thì càng nhiều càng tốt, cả cổ ngữ nữa. Đó là vốn liếng tối thiểu để nghiên cứu.
Lê Ngọc Sơn: Cần tạo cảm hứng ham hiểu biết của anh chị em sinh viên như thế nào, thưa ông?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo quan sát của tôi, hiện nay, anh chị em sinh viên đang chịu nhiều áp lực thi cử quá mức. Cần tạo một khoảng hở để anh chị em sinh viên vui chơi, và có… chơi nhiều thì mới thấy việc học là thú vị, không học thì tiếc, và thế là lao vào học. Học trong sự say mê. Hãy tạo không gian tự do để anh chị em cảm thấy hứng thú nghiên cứu, chứ suốt ngày bị áp lực thi cử, hay sợ tương lai của mình phụ thuộc vào thi cử…thì những việc đó làm hao tổn năng lượng của anh em trẻ một cách quá đáng! Thể lực và thể thao đại học cũng là hiện tượng rất đáng lo ngại, chưa nói đến những hình thức tiêu cực phản giáo dục…
Lê Ngọc Sơn: Chúng ta nên bắt đầu lại thế nào để xây dựng lại tinh thần đại học một cách tử tế?
Bùi Văn Nam Sơn: Hình như ta đang có cao vọng là phấn đấu đứng vào hàng ngũ những đại học tiên tiến trên thế giới. Tôi nghĩ là khó vô cùng! Với những gì hiện có, tôi e chuyện đó là ảo tưởng. Nhiều thập kỷ nữa chưa chắc mình đã vào được hàng ngũ những đại học trung bình ở khu vực, chứ đừng nói đại học đẳng cấp quốc tế. Và để có cơ may làm được điều đó thì việc trước tiên là phải thay đổi tính chất của đại học hiện nay.
Điều đáng lo là chúng ta không lo những chuyện bình thường, coi nhẹ những chuyện bình thường. Chuyện lẽ ra ai cũng phải làm, nước nào cũng phải làm thì mình lại xem thường, mình chỉ muốn làm những gì khác thường, phi thường. Làm sao làm những chuyện khác thường, phi thường khi cái bình thường, ta chưa làm được? Hãy là cái gì bình thường trước đã. Những đại học, học viện trên thế giới người ta là cái gì thì mình là đúng cái đó đi đã: đầu tư cho sách vở đầy đủ, đầu tư cho con người, không gian học thuật, v.v…
ĐI XA CẦN CÓ BẠN ĐƯỜNG VÀ TẬP HIỂU NHỮNG ĐIỀU KHÁC BIỆT
Lê Ngọc Sơn: Như vậy, sẽ phải bình tĩnh để nhìn lại năng lực tự thân và hướng đi của mình?
Bùi Văn Nam Sơn: Vâng. Một nền giáo dục lạc hậu thì đuổi mãi chắc rồi cũng bắt kịp, nhưng lạc hướng thì chịu thua. Chúng ta thường mong làm những điều phi thường, nhưng đôi khi thực chất nó lại là nghịch thường. Những cách làm của mình hiện nay là trái với bình thường, không giống ai và không có ai làm như thế cả. Trên thế giới, nền giáo dục quốc gia được định hình tư lâu lắm rồi. Những định chế khoa học cũng đã định hình từ xa xưa với hơn 700 năm kinh nghiệm.. Họ làm gì, ta làm nấy cho giống đại học cái đã, rồi phát triển dần lên.
Lê Ngọc Sơn: Phía trước là cả chặng đường dài, theo ông, các bạn sinh viên nên làm gì?
Bùi Văn Nam Sơn: Theo tôi các bạn trẻ cần hình thành ý thức tự học và xác định tinh thần đi xa phải có bạn đường. Thứ nhất,sinh viên cần có tinh thần tự học trọn đời, nghiên cứu trọn đời. Ngay cả khi đã “bỏ nghề”, nhưng nếu còn tha thiết với nó, ta vẫn tìm sách mà đọc, cố gắng hết sức trong thời gian eo hẹp để làm giàu tri thức cho mình, nâng chất lượng cuộc sống mình lên. Đó là tinh thần tự học. Thứ hai, đã có tinh thần tự học, thì hoàn cảnh nào đi nữa vẫn có thể tham gia làm việc từng nhóm với nhau. Bạn có thể sinh hoạt với nhau trong một nhóm bạn hữu tâm giao, có thể theo đuổi một công việc tình nguyện, không ăn lương, thậm chí không dính đến bộ máy hay tổ chức nào cả. Chúng ta cần những nhóm người nhiệt huyết, không lệ thuộc vào đồng lương nhà nước, cơ quan… Cái có sức sống nhất chính là những nhóm nghiên cứu độc lập, tự nguyện, vô vị lợi, chủ yếu là vì lòng say mê, tình tri kỉ… được hình thành ngay thời sinh viên. Cho nên tình bạn trong đại học không chỉ là vui chơi, chính tình bạn có tính tự nguyện này là mầm mống cho những hoạt động khoa học bền bỉ. Trong lịch sử khoa học, có những nhóm nghiên cứu kết bạn với nhau từ hồi sinh viên cực kì khăng khít, đã tạo ra những công trình phi thường.
Lê Ngọc Sơn: Theo ông, làm sao để người trẻ kiên trì trên con đường nghiên cứu?
Bùi Văn Nam Sơn: Đã là sinh viên đúng nghĩa thì ta phải ham chuyên môn của mình ngay từ khi bước chân vào trường đại học. Bước vào giảng đường, thư viện hay phòng thí nghiệm, ta cảm thấy linh thiêng, hào hứng, thì mới có hi vọng thành tựu. Ít ra là cũng ham đọc sách, chứ cầm cuốn sách mà đọc vài trang là lăn ra ngủ thì không thể nào đi xa được đâu. Phải mê sách vở, mê nghiên cứu, mê chữ nghĩa,…. thì mới có triển vọng. Dần dần thành thói quen, trong đó có thói quen tập đọc, tập chịu đựng: cái khó nhất trong học tập, nghiên cứu là chịu đọc những cái mà mình không thích. Đọc một cách nghiêm chỉnh, không thành kiến những gì không giống mình. Nghiên cứu là để hiểu vấn đề và hiểu người khác một cách nghiêm chỉnh, trung thực. Đừng vì ghét quan điểm của tác giả nào đó, rồi chưa đọc kỹ về họ đã bác bỏ hay xuyên tạc họ. Cố tình hạ thấp họ để nghĩ mình thắng họ, thì thực chất họ cũng chẳng thấp hơn được. Phải hiểu một cách chân thực, phản bác họ bằng luận cứ. Và để làm được điều đó thì, như đã nói, phải chịu khó đọc những cái mình không thích, học những môn mình không ưa. Tập thói quen này khó lắm đó, nhưng hoàn toàn có thể làm được.
Dù có nhiều khó khăn đón chờ phía trước, nhưng xin hãy cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới!
Xin cảm ơn ông!
Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)
Rải băng: Tạ Thương
(Bài đăng trên báo SVVN số Xuân Quý Tỵ 2013)
Image en ligne

 

————————————————————-

Internet phủ sóng toàn cầu bắt đầu thử nghiệm, chính quyền Trung Quốc ra tay ngăn chặn?

Phụng Minh
Người dân Trung Quốc đang mong ngóng ngày bức tường lửa kiểm duyệt sẽ bị sụp đổ bởi dịch vụ cung cấp Internet toàn cầu giá rẻ, có thể tới bất kỳ đâu trên thế giới.
Gần đây, một nhà phát triển phần mềm đã phát hiện các chi tiết mới của dự án Starlink (chòm sao vệ tinh) của SpaceX bằng cách xem các đoạn code trên trang web thông tin về phiên bản thử nghiệm Beta của Starlink.Người dùng tên “Bubby4j” trên nền tảng Reddit cho biết phiên bản Starlink Beta sắp đi vào hoạt động. Starlink là hệ thống nhiều vệ tinh quay quanh Trái Đất thấp hơn nhiều so với các thiết bị Internet vệ tinh truyền thống và bao phủ toàn bộ địa cầu. Quỹ đạo thấp hơn có nghĩa là độ trễ hay thời gian dữ liệu phản hồi giữa bạn và vệ tinh là thấp hơn, dẫn đến kết nối nhanh hơn. Những người thử nghiệm Starlink Beta chủ yếu ở Bắc Mỹ và Canada, có nhiệm vụ sử dụng Internet do Starlink Beta cung cấp 30 phút đến 1 giờ đồng hồ mỗi ngày và cung cấp phản hồi, thực hiện khảo sát cho nhà cung cấp trong khoảng thời gian 8 tuần. Kèm theo đó là hình ảnh về thiết bị đầu cuối thu tín hiệu trên mặt đất của Starlink Beta dạng chảo parabol hay được gọi là “

 Thiết bị thu của dự án Starlink (ảnh: Twitter).Elon Musk đã xác nhận tính xác thực của hình ảnh thiết bị thu qua một đoạn Tweet cho biết: “Thiết bị đầu cuối Starlink có động cơ để tự định hướng cho góc nhìn tối ưu. Không cần chuyên gia cài đặt. Chỉ cần cắm điện vào và chỉnh cho nó có một hướng tốt lên bầu trời.. Có thể đặt ở trong vườn, trên mái nhà, bàn, ở bất cứ đâu, miễn là nó có tầm nhìn rộng ra bầu trời”.

Gần đây, nếu bạn nhìn lên bầu trời đêm ở châu Mỹ, bạn có thể thấy một loạt các điểm sáng được sắp xếp gọn gàng. Đó không phải là các ngôi sao, mà là các vệ tinh có quỹ đạo thấp do SpaceX phóng ra. Toàn bộ dự án dự kiến sẽ phóng 42.000 vệ tinh như vậy, bao phủ tất cả các khu vực trên Trái đất vào thời điểm hoàn thành. Sự xuất hiện của thiết bị thu, hình parabol này hướng lên bầu trời cho thấy dự án Starlink đã bắt đầu khởi động và có thể được triển khai sớm nhất ở miền Nam Hoa Kỳ. Cuối cùng, người dùng trên toàn thế giới có thể sử dụng thiết bị này.

Trong một vài năm, sẽ có 42.000 vệ tinh trên bầu trời tạo thành chuỗi sao. Các thiết bị dày đặc trên Trái Đất sẽ hướng lên bầu trời, và luồng thông tin sẽ lan tỏa tới mọi ngóc ngách trên Trái Đất, thậm chí khi bạn ở giữa đại dương hay sa mạc, bạn cũng có thể dùng Internet với tốc độ cao.

Đây là những gì mà Musk đã làm và sẽ trở thành một trong những nền tảng của Internet thế hệ tiếp

Phil bản thử nghiệm Starlink được người dùng Internet Trung Quốc đón chào

Không cần cài đặt đặc biệt, chỉ cần cắm đầu thu vào nguồn điện và hướng lên trời, bạn có thể lên mạng. Đây là lời hứa của SpaceX, công ty thuộc sở hữu của doanh nhân người Mỹ Elon Musk. Với hàng chục ngàn vệ tinh, nó có thể cung cấp dịch vụ mạng tốc độ cao cho tất cả mọi nơi trên thế giới. Khi ngày thử nghiệm công khai của Starlink đang đến gần, nhiều cư dân mạng Trung Quốc vui mừng cho rằng nó cuối cùng có thể kết liễu bức tường lửa của Trung Quốc .

Mười ngày trước, CEO của SpaceX, Elon Musk đã cho phóng 58 vệ tinh Starlink ở Florida. Cho đến nay, công ty này đã phóng thành công 540 vệ tinh Starlink và có kế hoạch phóng loạt vệ tinh tiếp theo vào thứ Năm này.

Tường lửa có tác dụng không?

Musk đã tweet hai tháng trước rằng dịch vụ Starlink sẽ bắt đầu phiên bản Beta công khai ở vĩ độ cao khoảng nửa sau năm. Điều này có nghĩa là một số người có thể dùng thử dịch vụ mạng vệ tinh vào mùa thu và Starlink hiện đã bắt đầu công khai tuyển dụng người thử nghiệm trên trang web chính thức. Khi ngày bản beta công khai đến gần, một số cư dân mạng tự hỏi: Starlink có thể vượt qua tường lửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không?

Trâu Thừa Phong là một cựu doanh nhân tư nhân Trung Quốc hiện đang sống ở Hoa Kỳ, đã giúp ít nhất hàng trăm ngàn cư dân mạng Trung Quốc vượt tường lửa trong những năm gần đây. Ông từ lâu đã quan tâm đến kế hoạch Starlink, cho biết vào hôm thứ Ba (14/7) rằng mặc dù ý định ban đầu của kế hoạch Starlink không phải là vượt tường lửa, nhưng nó đã mang đến một cơ hội như vậy.

“Mặc dù dự án Starlink không có ý định nhằm giúp cư dân mạng Trung Quốc vượt qua tường lửa, nhưng nó có chức năng này một cách khách quan. Nếu Starlink thực sự muốn vượt qua tường lửa của Trung Quốc, có thể nói là dễ

Ngày 22/2/2018, khi hai vệ tinh thử nghiệm Starchain được phóng thành công, Tổng biên tập tờ “Thời báo toàn cầu” Hồ Tích Tiến đã đăng trên Weibo vào ngày hôm sau, nói rằng sớm hay muộn tường lửa của Trung Quốc sẽ thất bại do sự phát triển của công nghệ truyền thông. Điều này có nghĩa là chính phủ Trung Quốc nên giảm dần sự phụ thuộc vào tường lửa. Nếu không, một khi bức tường này bị phá vỡ, hậu quả sẽ là thảm họa. Weibo này sẽ bị xóa sổ sớm.

Từ góc độ kỹ thuật, Starlink thực sự là kẻ thù của tường lửa. Vì dịch vụ mạng vệ tinh do Starlink cung cấp khôngđi qua các trạm cơ sở và máy chủ liên lạc mặt đất, nên nó có thể phá vỡ tường lửa một cách hiệu quả.

ĐCSTQ bắt đầu ngăn chặn

Theo các ảnh chụp màn hình được đăng trên Internet, chính quyền quận Nam Quan, thành phố Trường Xuân đã đưa ra một thông báo vào tuần trước rằng chính quyền sẽ ngay lập tức tiến hành thanh lý chỉnh đốn toàn diện việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị thu vệ tinh mặt đất trong khu vực. Ngoài ra, các hoạt động đặc biệt tương tự đã được triển khai ở nhiều nơi tại Trung Quốc gần đây, bao gồm Hàng Châu, Tây Trữ, Lệ Giang và nhiều nơi khác.

Larry Press, một giáo sư công nghệ thông tin tại Đại học bang California, vùng Marvile Hill cho biết: “Tôi nghĩ rằng điều này gần như là không thể bởi vì tôi khó có thể tưởng tượng rằng chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép người dân sử dụng thiết bị đầu cuối”. Ông chỉ ra rằng ngay cả khi cư dân mạng Trung Quốc có được máy thu thông qua các kênh đặc biệt, họ vẫn không thể sử dụng dịch vụ Starlink. Ông nói rằng trừ khi chính quyền Bắc Kinh cho phép Starlink truyền tín hiệu đến đại lục, các máy thu trong tay những cư dân mạng này có khả năng trở thành đống sắt vụn.

Starlink đối mặt với những trở ngại lớn khi vào Trung Quốc

Phóng viên Secretchina đã gửi thư cho Tập đoàn Công nghệ SpaceX, hỏi liệu họ đã đàm phán với chính phủ Trung Quốc về dự án Starlink chưa, nhưng chưa nhận được hồi

Fabian Marquest, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Máy tính tại Đại học Bon, Đức, người theo dõi chặt chẽ dự án Starlink, tin rằng dịch vụ của Starlink sẽ hoàn toàn không được biết đến ở Trung Quốc, cư dân mạng Đại lục không nên vui mừng quá sớm. “Tôi nghĩ mọi người không nên quá phấn khích. Đặc biệt là những người sống ở các quốc gia tương đối không có tự do, chúng tôi không biết liệu dịch vụ Starlink có thể thâm nhập vào các thị trường này hay không”, ông nói.

Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch

https://www.pinterest.com/pin/623115298435772961/
————————————————————————————————-

Ông Trọng làm gì được Nguyễn Thanh Phượng?

 

Thực Hiện

Bureau CTM Media – Âu Châu

Đỗ Ngà|

Đỗ Ngà

Đỗ Ngà. 2.733 lượt thích · 1.897 người đang nói về điều này. Chia sẻ quan điểm chính trị.

Khu đất 2-4-6 Hai bà Trưng Q1-Sài Gòn có diện tích 6.000m2 (sáu ngàn mét vuông). Theo giá thị trường thì giá trị mỗi mét vuông không dưới 1 tỷ đồng. Như vậy, tối thiểu khu đất này có giá khoảng 6.000 tỷ (sáu ngàn tỷ) đồng. Thế nhưng công ty AMAX đã định giá khu đất này là 997 tỷ đồng. Căn cứ vào hồ sơ định giá của AMAX, ngày 10 tháng 4 năm 2015, ông Nguyễn Hữu Tín ký Quyết Định 1660 chấp thuận Sabeco nộp ngân sách 999 tỷ đồng (3 tỷ lệ phí trước bạ) để giữ quyền sử dụng khu đất này.

Sau đó Sabeco góp vốn với 3 đối tác tư nhân khác thành lập công ty Sabeco Pearl để quản lý dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng. Sau đó Sabeco cho Sabeco Pearl thuê khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng với thời hạn 50 năm với giá 997 đồng. Khi Sabeco Pearl đã làm chủ khu đất, thì Sabeco thoái vốn của mình ở Sabeco Pearl cho cổ đông còn lại. Vậy là từ đó, tư nhân làm chủ hoàn toàn dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng.

Một khu đất có giá trị hơn 6.000 tỷ mà AMAX định giá rẻ mạt chỉ với 997 bằng 17% giá trị thật để rồi sau đó dự án này rơi vào tay tư nhân bằng hình thức lập công ty liên doanh rồi thoái vốn. Được biết chính công ty AMAX này cũng từng định giá công ty nghe nhìn toàn cầu AVG của Phạm Nhật Vũ từ giá trị thật chỉ có 1.900 tỷ (một ngàn chín tẳm tỷ) thành hơn 16.565 tỷ (mười sáu ngàn năm trăm sau mươi lăm tỷ đồng) đồng, bằng 870% giá trị thật. Và dựa vào đó, Mobifone mua lại AVG với giá 8.900 tỷ (tám ngàn chín trăm tỷ đồng) đồng. Mức chênh lệch 7.000 tỷ (bảy ngàn tỷ) được Phạm Nhật Vũ, đám quan chức bộ TT & TT, quan chức Mobifione và “bà chủ AMAX” chia nhau bỏ túi.

Như vậy với thương vụ chuyển tài sản công vào tay tư nhân, AMAX đã đè giá xuống thật, còn khi chuyển tài sản tư nhân về tay nhà nước thì AMAX nâng khống giá trị tài sản này lên nhiều lần. Cả 2 trường hợp định giá này đều nhằm mục đích bòn rút tài sản nhà nước để trục lợi. Vậy AMAX là ai mà có thể “cầm cân nảy mực” những khối tài sản hàng ngàn tỷ, mà điều đặc biệt đối tượng tham gia vào quá trình mua bán khối tài sản này chính là nhà nước. Vậy rõ ràng, AMAX là một công ty vô cùng quyền lực. Nhân vật nào làm chủ AMAX là chúng ta cần phải tìm hiểu.

Được biết AMAX là công ty chuyên về đầu tư và thẩm định giá. Nó được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 2010, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0310103206, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Sài Gòn cấp. Vốn điều lệ là 3,8 tỉ đồng. Ấy vậy mà nó có thể định giá AVG và khu đất vàng 2-4-6 Hai bà Trưng có giá đến hàng ngàn tỷ đồng. Giám đốc công ty này là Võ Văn Mạnhsinh năm 1976, là giảng viên đại học Fullbright. Về thân thế chỉ có vậy, ông ta không phải con ông cháu cha, không đảng viên, hết. Vậy mà ông ta có thể định giá thương vụ ngàn tỷ cho nhà nước. Thế mới khó hiểu.

Thực ra một công ty vốn điều lệ 3,8 tỷ mà có thể định giá thương vụ ngàn tỷ giữa nhà nước và tư nhân, thì điều đó cũng cho thấy quyền lực của người đứng đằng sau công ty này lớn như thế nào?! Đó chắc chắn không phải là Võ Văn Hạnh. Nhiều nguồn tin khả tín cho biết, người đứng ra thành lập công ty AMAX này chính là Nguyễn Thanh Phượng-con gái ông Nguyễn Tấn Dũng. Việc chọn người khác đứng tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật thay mình, rõ ràng là cô này đã có toan tính trước.

Vụ án AVG, ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ tóm được “hình nhân thế mạng” Võ Văn Mạnh chứ chẳng thể động chạm gì đến Nguyễn Thanh Phượng. Hiện nay AMAX lại xuất hiện trong thương vụ “tư nhân hóa” lô đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng này nữa là một sự thách thức. Trong 2 vụ án trên, hàng loạt quan chức cấp bộ cấp thành phố vào tù nhưng Nguyễn Thanh Phượng thì cứ bình chân như vại. Đứng trước gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, rõ ràng Nguyễn Phú Trọng đang bất lực. Chỉ còn chưa đầy nửa năm nữa là hết nhiệm kỳ, liệu Nguyễn Phú Trọng có làm rụng được cộng lông nào của Nguyễn Tấn Dũng không? Hô hào cho lắm nhưng kẻ cần bắt lại không bắt được, Nguyễn Phú Trọng nên tuyên bố thất bại đi là vừa./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://cafef.vn/dat-vang-2-4-6-hai-ba-trung-da-ve-tay-tu-n…

https://dantri.com.vn/…/gia-tri-khu-dat-246-hai-ba-trung-kh…

https://www.voatiengviet.com/a/bat-pham-nhat-v…/4876226..html

Tags: dau-da-noi-bo | nguyen-phu-trong | dang-csvn

Xin Giúp Chúng Tôi CHIA XẺ XA THÊM

Facebook
Twitter
———————————————————————————

ƯNG KHUYỂN CỦA ĐẢNG

Theo tờ trình của Bộ Công an 3 lực lượng (bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách) với gần 750.000 quân sẽ được tổ chức thành lực lượng mới có tên là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự, theo đề xuất của Bộ Công an. Lực lượng bảo vệ dân phố dân phòng hay công an xã ở VN lâu nay nổi tiếng vì là lực lượng ưng khuyên tay sai của đám chính quyền phường xã, được sai đi coi xe, dọn dẹp đường phố, có việc thì trông giữ đất đã cướp như ở Vườn rau Lộc Hưng hay là oách tí thì đi điều phối giao thông, ngon tí thì đi ném mắm tôm vào nhà dân hoặc đàn áp biểu tình chống trung cộng.

Nhưng nhiệm vụ chính lâu nay lực lượng vô học này toàn đi cướp rau, đá văng rổ bán cá hoạnh họe dân là chính, cũng chính vì vô học nên dễ sai khiến, chỉ cần cho tí quyền là thoải mái hống hách là chúng tưởng rằng như vậy là quyền lực vô đối rồi, vậy mới trung thành mà bám víu mong ngày được đổi đời theo hướng từ lính bị sai vặt có thể lên chỉ huy đám lính đó.

Sau khi Bộ công an đưa đề án đem 25 ngàn công an chính quy về xã, thay thế cho công an xã bán chuyên trách thì đám vô học này cũng tỏ ra vô tích sự hơn. Vì vậy, bỏ thì thương vương thì tội, Tô Lâm lại đẻ ra kế thống nhất đám ưng khuyển này thành lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, cái tên của nó nghe sặc mùi chống biểu tình và cướp đất quá.

Công an là thành lũy vững chắc để bảo vệ chế độ, nên nhà cầm quyền dành sự ưu ái cho nó cũng chẳng có gì là khó hiểu. Và có việc gì từ chuyện bị chụp ảnh biệt phủ quan cũng nhờ công an can thiệp. Lấy ví dụ mới đây trường hợp thằng Lương Minh Sơn phó bí thư Phú Yên đã đề nghị công an tỉnh này và các cơ quan liên quan vào cuộc để điều tra, làm rõ người phát tán thông tin liên quan đến việc xe biển xanh vào tận máy bay đón mình. Hành động của Sơn là gây phản cảm, sảnh đón cách 70m mà nó thể hiện tính kiêu ngạo cộng sản phải hơn người dân đen nên đem xe vào đón tận cửa chờ, xe của dân đóng thuế cho nó đi, bị người ta chụp lại đưa lên mạng chẳng có gì sai, mà hắn ta mất dạy phải nhờ công an vào cuộc điều tra, cái cần điều tra là cái biệt phủ hơn 100 tỷ của Sơn ở đâu mà có ấy.

Cũng tương tự, việc bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bộ chính trị đuổi vì hàng loạt sai phạm của hắn ta thời hắn nắm giữ vị trí bí thư QN, sai phạm của hắn thì nhiều, nhưng hắn cúi đầu cung kính dâng cho Quyết còi FLC 1.200 ha đất ở ven biển Bình Sơn, khi đó hơn 1.200 ha đất thuộc các xã Bình Hòa, Bình Phú, Bình Hải (huyện Bình Sơn) phải thu hồi, giải phóng mặt bằng; hơn 1.100 hộ đang ở lâu nay bị bắt di dời ra tái định cư, mà tiền đền bù còn chưa xong do đền bù giá rẻ mạt, tiền chênh lệch nó ăn hết. Trong đó, hơn 184 ha đất trồng lúa, hơn 55 ha đất rừng phòng hộ và một ha đất quốc phòng theo quy định phải xin ý kiến của Chính phủ trước khi chuyển đổi nhưng Chữ giao luôn cả đất quốc phòng. Điều tệ hại hơn Quyết còi nó lâu nay được Bắc Kinh hậu thuẩn, vung tiền cho Quyết còi thu mua đất ven biển ở VN mới đáng lo ngại.

Việc nó về vườn được người ta đưa lên mạng thì có gì vi phạm mà công an bắt người ta lên rồi đòi xử phạt họ, đó là thể hiện sự ngạo mạn của bọn cầm quyền theo kiểu Mafia. Công an được chế độ giao cho quyền lực quá lớn nên muốn làm càn bất chấp vi phạm pháp luật, trái luân thường đạo lý mà vẫn cố làm càn, miễn được lòng quan trên chiếu cố thăng tiến trên sự nghiệp.

Chưa hết, theo bảng dự toán ngân sách Trung ương năm 2019 (Nghị quyết số 73/2018/QH14) thì tổng thu ngân sách Trung Ương là 810.099 tỷ đồng. Thế nhưng chi cho Bộ Công An đến 82.348 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng thu.

Và được biết cũng trong năm 2019 chính phủ chi cho Bộ Y tế chỉ có 14.816 tỷ, và chi cho bộ Giáo dục chỉ có 7.661 tỷ. Tính ra chi riêng cho Bộ Công An gấp gần 4 lần số tiền chi cho y tế và giáo dục cộng lại thưa quý vị.

Một chế độ công an trị cai trị bằng bạo lực thì khó mà tồn tại lâu, nó kết hợp với đám cầm quyền hủ bại, đồi trụy khinh thường dân hở tí là la toáng nhờ công an giải cứu thì càng làm khoảng cách giữa dân và bọn cầm quyền lớn hơn. Thắng nhân dân mà không được lòng dân thì các ông nhắm có bắn đến viên cuối cùng vào dân không?

 

Phạm Minh Vũ

 

Bildet kan inneholde: 2 personer, folk som sitter
1,3 k
——————————————————-

Cấn thị Thêu là ai?

Không ai sinh ra đã là một anh hùng, chỉ có tình huống tạo ra các anh hùng. Gia đình chị Cấn thị Thêu là một ví dụ điển hình.

Cả 5 con người- gồm vợ chồng chị và ba đứa con, như 5 ngón tay trên một bàn tay cùng chỉ thẳng vào từng mặt của các tên tay sai của đảng cộng sản như công an, dân phòng, chủ doanh nghiệp… những kẻ tham nhũng , bạo tàn chuyên bóp họng đè đầu dân để vinh thân phì da trong mọi nơi, mọi lúc…Ngay cả lúc này khi “ ba ngón” đã bị còng xích lôi đi thì 2 ngón còn lại cũng không hề sợ sệt mà mạnh dạn lên tiếng trên cộng đồng mạng, các tổ chức nhân quyền hải ngoại quốc tế, để những bàn tay vấy bẩn của cộng sản phải phơi ra ánh sáng , đợi đến ngày giọt nước tràn ly, tức nước vỡ bờ…nhấn chìm đảng cộng sản giòi bọ trong bệ xí xã hội chủ nghĩa…

Từ khi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê huơng, Cấn thị Thêu cũng như bao nhiêu người dân Dương Nội- quê chồng – vốn cần cù chịu khó, chân chỉ, hạt bột, trong giao tiếp luôn lấy câu cửa miệng của ông bà để lại để tự răn mình: “một sự nhịn là chín sự lành”. Cả gia đình chị cùng hàng nghìn bà con Dương Nội đã nhường nhịn, chịu đựng, theo đúng bản chất cố hữu, phép tắc căn bản trong ứng xử riêng của làng mình. Thậm chí cao hơn sự nhường nhịn là chịu đựng.

Chịu đựng để giữ lấy nếp nhà, để không vì việc nhỏ mà hỏng việc lớn, để không vì chuyện của mình mà phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm, với lãnh đạo xóm, thôn v.v… Chịu đựng, theo suy nghĩ đơn giản, thô mộc của người làng Dương Nội như chị – là cái gốc của điều thiện, là sự chia sẻ với những khó khăn của làng nước, cao hơn nữa là cấp xã, huyện tỉnh, trung ương. Sự chịu đựng của người làng bao nhiêu năm qua, kể từ ngày ông tổ họ Trịnh lập ấp, khai phá đất đai , điền thổ, đến thời xã hội chủ nghĩa vừa “chống Mỹ, cứu nước” vừa xây dựng, kiến thiết trong thời kỳ “quá độ” đã chứng tỏ hàng nghìn người dân Dương Nội là những con người thật sự cao cả, biết hy sinh, sẵn sàng bỏ qua những sai lầm chết người của lãnh đạo đảng và nhà nước để luôn tin tưởng vào các chính sách của chính phủ ban hành, từ thuế má, ruộng đất, chế độ v.v để tồn tại trong khó nhọc, lam lũ, với hy vọng cháy bỏng: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”…

Vậy mà, những con giun bị xéo mãi đã quằn quại mà vẫn không được đoái thương. Để thực hiện chính sách cai trị ác độc của mình, đảng đã ra cả một chiến dịch cướp đất, xúc dân để bán lại cho các doanh nghiệp với giá đền bù vô cùng rẻ mạt…một mét đất đồng bằng châu thổ, bờ xôi ruộng mật ngay cạnh Hà Nội đổi bằng 5 bát phở (201.600 VND) và bán lại với giá cắt cổ: 31,5 triệu VND 1 mét vuông… nghĩa là chỉ bù chứ không đền. Sự bố thí còn trắng trợn hơn cả Bá Kiến trong xã hội Phong kiến mục ruỗng thối nát ngày xưa ( xem làng Vũ Đại của Nam Cao): Lấy mười nhưng còn biết vứt trả lại một phần vì…xót thương. Còn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua bàn tay vấy bẩn trơn tuột của các doanh nghiệp tư nhân thì lấy 31 triệu 500 nghìn đồng mà chỉ bố thí cho người cày mất ruộng 201 nghìn tiền Hồ, biến cả làng thành ăn mày, theo đúng câu dân gian của thời hiện đại : “Ăn mày là ai , ăn mày là ta. Bị đảng cướp đất hóa ra ăn mày”. Với riêng trường hợp gia đình chị Thêu thì cả trang trại dùng để chăn nuôi bò và đào ao thả cá rộng cả chục nghìn mét vuông , sinh lợi cho cả nhà mỗi năm vài chục triệu đồng tiền lãi, không những đủ ăn đủ mặc, lo cho con cái đi học mà còn có của ăn của để, mát mặt với họ tộc , với hàng xóm láng giềng đúng với khẩu hiệu: “Làm giàu từ đất” hoặc “từ đất đi lên”. Vậy mà trong phút chốc, đất cát bao đời của tổ tông truyền lại bị đảng cướp trắng dưới chiêu bài công nghiệp hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đất nông nghiệp lạc hậu thành khu đô thị sầm uất …

Thay vì đề ra những đối sách có lợi cho dân, những chính sách phù hợp lòng dân(dù bị thu hồi đất nhưng mọi quyền lợi chính đáng được trả lại đầy đủ, như nhà cửa, kinh tế, nghề nghiệp ổn định) thì đảng lại coi bà con nhân dân như kẻ thù, như những kẻ cần phải bị nô lệ hóa: ‘ Bắt câm mồm , mồm phải câm , không ho he, cấm lầm bầm, kêu ca”

Không còn gì để mất, chị và cả ngàn dân làng vùng lên với tất cả sức mạnh tiềm tàng, sự kiên trì bền bỉ của mình, cùng dẫn nhau đi khiếu kiện hết năm này sang tháng khác, quyết tâm đòi lại đất và những gì đã mất do đảng cướp gây ra … Vì vậy đã 2 lần buộc phải trở thành anh hùng, vì tầm ảnh hưởng lớn lao của chị với những người dân thấp cổ bé họng, những người bị đảng coi như thân phận dế giun, phải sống lầm lũi, đói ăn trong khi lũ cán bộ đảng giàu sang trông thấy .

Càng gần ngày tàn của bạo chúa, đảng càng thể hiện sự lưu manh độc ác có một không hai của mình. Bắt một người đàn bà tay không tấc sắt, đã 2 lần vào tù ra tội chỉ vì đòi lại những gì đã mất, và bây giờ sau 28 tháng trời “nghỉ phép” (từ ngày 28 tháng 2- 2018) đảng lại triệu tập chị vào tù lần thứ ba, dù 2 lần trước chị đã không ít lần đi tiểu ra máu vì tuyệt thực phản đối, đi phải có người dìu, ngủ phải có bạn tù ngồi cạnh, canh từng hơi thỏ nhịp sống mong manh…

Hai cháu nội chị , đứa 2 tuổi, đứa vừa lọt lòng mẹ đã phải lìa xa bố và bà nội, cậu ruột, bất chấp mọi đạo lý ở đời cũng như sự lên án của dư luận trong và ngoài nước với đảng cầm quyền.

Hơn 10 năm trước, tôi đã vinh dự được bà con Hải Ngoại ưu ái gọi là “người của dân oan”, được anh Đào Văn Bình viết bài ca ngợi: “TKTT- Viên ngọc quý của những kẻ khốn cùng”

Nay thời thế đã đổi thay , từ một tảng tóp mỡ trong chảo lửa sôi sùng sục của Đảng cộng sản, tôi được mọi người đồng lòng kêu gọi, để nước Mỹ trục vớt tôi ra, được chữa bệnh, học tập và đi làm, hưởng lương của chính phủ mỗi ngày, trở thành một viên sỏi nhỏ kết nối với hàng triệu viên sỏi khác nơi mảnh đất cờ hoa…Vì vậy xin nhường lại danh hiệu cao quý mà cộng đồng đã ưu ái gọi tôi cho Cấn thị Thêu. Người đàn bà tuổi hổ – rất ân tình, nhân hậu với gia đình, chòm xóm, nhưng bất khuất trước kẻ thù- trước bọn công an cộng sản và chính phủ việt gian Việt Nam, chỉ cần thêm hai chữ Dương Nội, Đồng Tâm vào cho tròn mạch nghĩ và đầy đủ ý nghĩa: “Cấn Thị Thêu – Người hùng của Dân oan Dương Nội, Đồng Tâm”, và Cấn Thị Thêu – Viên ngọc quý của những kẻ khốn cùng tại cửa ngõ Thủ đô …

Kể từ ngày đầu tiên hai vợ chồng Thêu bị bắt (25-4 2014), thành trì Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam trong lòng hàng triệu dân oan Việt Nam đã rạn nứt, vì những chấn thương tinh thần nặng nề của hàng chục nghìn người dân làng Dương Nội, Đồng Tâm. Nay chị bị bắt đến lần thứ 3 cùng hai con trai , bỏ lại 4 cháu nội, ngoại con gái, con rể cùng chồng và vườn tược tận Hòa Bình- nơi ngút ngàn trùng xa, thì chế độ cộng sản dẫu có dày như vạn lý trường thành cũng phải nghiêng ngả trước sự công phẫn của cả triệu triệu người Việt có lương tri trên thế giới, để rồi cũng như con đập Tam Hiệp ở Trung Quốc, gót chân Asin của Đảng Cộng sản ngày càng lộ rõ, sẽ bị người dân Việt Nam xô đổ hoặc đập phá gây rạn nứt, cuốn trôi ra biển tất cả của cải, tính mạng của hàng triệu đảng viên.

Những kẻ khốn nạn, tham tàn và bạo ngược, ăn đến không từ một thứ gì của dân, chấm dứt chế độ độc đảng, độc trị một ngày không xa.

Ngày ấy, ngày ấy sẽ đến và người phụ nữ anh hùng Cấn thị Thêu cùng hai con trai sẽ lại trở về để thực hiện giấc mơ nhỏ bé mà bình dị của mình, vươn lên từ đất , tạo ra những vườn bưởi trĩu trái xum xuê và những đàn bò ung dung gặm cỏ dưới ánh mặt trời , đầy tự tại và an nhiên. Thật thơ mộng và đáng quý biết bao.

 

Sacramento 1- 7- 2020
Trần Khải Thanh Thủy

————————————————————————–

Ô Khảm

 

Người VN đều biết đảng là học trò chăm chỉ của đảng cộng sản Trung Quốc. Một điển hình ngay trước mắt là vụ Ô Khảm ở Quảng Đông và Đồng Tâm ở Hà Nội.

TQ đã “thành công” việc đối phó với dân làng Ô Khảm nổi lên chống chính quyền địa phương cướp đất, vào cuối năm 2011. Họ bắt và giết ông Tiết Cẩm Ba, thủ lĩnh dân làng. Sau đó, lừa bịp, cho dân làng bầu trực tiếp lãnh đạo mới. Thế là dân làng cứ tưởng “mình được làm chủ” (!) Nhưng, chỉ 4 năm sau, lãnh đạo mới bị bắt giam vì tội “tham nhũng”. Tổ chức chống đối của dân làng Ô Khảm coi như tan rã!

...Vì Đảng là Quyền và Lợi của đảng viên. Đảng bám theo TQ để TQ bảo vệ đảng. Nhưng khi TQ gặp khó khăn đảng sẽ trở cờ rất nhanh. Lịch sử đảng đã chứng minh như thế. Đảng từng bám theo Liên Xô, bỏ TQ. Nhưng khi Liên Xô sụp đổ đảng kéo nhau đến Hội nghị Thành Đô xin đầu thú, vì thế Đặng Tiểu Bình mới xách mé “dạy cho VN một bài học” khi tiến đánh dọc biên giới phía Bắc!

Năm tháng sắp tới, nếu TQ từng bước có nguy cơ mất ổn định, đảng cũng sẽ từng bước “đồng hành với dân tộc” là ngã từ từ qua phía Mỹ, vì Mỹ đã xác nhận: “Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của VN”.

Ngày đó mới hiểu rõ được thực chất CNXH tại VN là thứ chủ nghĩa Thực Dân Thời Còn Mông Muội được áp dụng ngay với chính “đồng bào”!

( Hồ Phú Bông Danlambao – Từ Ô Khảm đến Đồng Tâm và toan tính của đảng )

Thật ra so sánh Ô Khảm với Đồng Tâm cũng có phần khập khiểng:

  • Một là Uông Dương khi đó còn là Bí thư Tỉnh Quảng Đông với lập trường cởi mở, xử sự thật khoan hòa, đại độ.
  • Hai là để cho Ô Khảm được tự trị được 4 năm, rồi hoặc vì hũ hóa hoặc do bị gài bẫy mà tan rã!

Đây cuộc tranh đấu hùng tráng của Ô Khảm năm xưa

CHỪNG NÀO CÓ MỘT Ô KHẢM VIỆT NAM?

Ngày xưa, khắp Nam kỳ, lục tỉnh, bà con người Hoa sống chan hòa cùng người Việt, rải rác khắp các thôn làng, từ đi rong mua ve chai dến mở quán tiệm nhỏ. Còn như Chợ Lớn thì đã trở thành khu phố Tàu đã từ lâu., dến nỗi trong Nam quen thuộc với thành ngữ “nói quảng, nói tiều”. Không phải là nói tiếng Quảng Đông, Triều châu mà là nói ngửa, nói nghiêng, nói tới, nói lui. Ngày nay, bà con người Hoa dù còn ở lại VN hay qui hồi cố quận Quảng Đông cũng đều sống thân phận người dân bị vùi dập, áp bức, bất công bởi vì, dù là Tàu hay Ta đều là xã nghĩa cả. Cho nên nghe tin bà con người Hoa ở làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông ngay bên kia biên giới, tranh đấu với cường quyền bước đầu có kết quả cũng mừng. Mừng cho bà con rồi nghĩ tới thân phận mình. Dù Ta hay Tàu cũng cùng chung một thứ rọ. Nay bạn người Hoa đã bước tới được một bước, ta tính sao? Có triển vọng gì về một Ô Khảm bên nầy biên giới chăng?

Ô KHẢM BÊN XỨ QUẢNG ĐÔNG

Hồi tháng 9,2011, người dân Làng Ô Khảm, thị trấn Lộc Phong, Huyện Sán Vĩ, Tỉnh Quảng Đông bị cường quyền cướp đất, nói là để “qui hoạch theo dự án (?)”, đứng lên biểu tình đập phá bức tường vây bao bọc khu đất sắp bị cường quyền chiếm đoạt. Họ cũng xông vô lục soát hồ sơ trong trụ sở xã, nghĩa là dân làng làm chủ tình hình. Lúc ấy, bọn cường quyền yếu thế nên không làm gì được. Chúng đơi cho đến tháng 12, 2011, mới bắt nguội ông Tiết Cẩm Ba, ngưòi đại diện dân làng trong cuộc biểu tình hồi tháng 9. Cũng giống như trường hợp anh công nhân Nguyễn Công Nhât bên xã nghĩa An Nam, khi vô đồn thì ông Tiết là ông già mạnh khỏe. Ngày hôm sau, công an Ô Khảm loan báo ông Tiết bất ngờ bị suy tim, chở lên bệnh viện Lộc Phong, chưa kịp cứu chửa thì đã tịch. Gia đình đòi xác thì chúng chỉ đưa ra tờ chứng chỉ giảo nghiệm pháp y, ghi là chết vì bị trụy tim, chớ không phải vì lý do gì khác. Cả hai vạn dân làng phẩn nộ hè nhau tống cổ cả bọn vừa “bí tỉ” xã vừa đám nha trảo “còn đảng, còn mình,” cả và bộ sậu ra khỏi Làng. Cũng giống như  trường hợp nhà Anh Đoàn Văn Vươn, huyện Sán Vĩ huy động binh lực trùng trùng kéo đến tính xông vô Làng đàn áp. Chẳng ngờ rằng Ô Khảm Tàu không phải Vinh Quang An Nam, cả hai vạn dân làng ồ ạt xông ra, rào bít cỗng làng, tay gậy, tay gộc chống giữ. Không giống như dân thôn La Dương, Hà Đông An Nam, khi chị phụ nữ  liều thân phản kháng cường quyền cướp đất, bị máng xe xúc đất quật một cái, chết tươi, chỉ biết ném đất, la ó, chạy lăng xăng mà không dám xúm nhau đập chết tươi thằng lái cần cẩu sát nhân để trừng trị tương xứng “răng đổi răng, mắt đổi mắt” cho công bằng! Dân làng Ô Khảm đồng lòng kháng cự nên bọn cường quyền không thể giết sạch một lần gọn ghẻ cả hai vạn dân, mới phải lui ra xa 5 cây số án binh, tính kế. Cả làng chỉ duy nhất có một con ngòi giao thông ra bên ngoài, chuyển vận lương thực. Cường quyền bố trí quân lực chân bít con ngòi, triệt đường vận lương. Dân làng thà chịu đói, quyết không khuất phục. Lại còn chuẩn bị kéo nhau lê Thị Trấn Lộc Phong vấn tội bạo quyền. Quan trọng hơn hết là họ biết lập ngay một “Ban tự quản”, mở luôn một “rung Tâm Thông Tin”, vận động loan truyền tin tức  ra cả thế giới dều biết việc gì đang xãy ra ở Ô Khảm, thậm chí họ còn tiếp tế cháo cho phóng viên y như lực lượng canh giữ làng của họ.

Cuối cùng, cường quyền Tỉnh Quảng Đông phải nhượng bộ, cử Phó bí thư Tỉnh ủy Zhu Minguo đến thương thảo. Tay nầy phải công nhận các yêu sách của dân làng là đúng. Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương, hiện nay đang gấm ghé một ghế vua trong số 9 vua tập thể Bắc Kinh, lên giọng kẻ cả: Trả lại xác chết ông họ Tiết cho gia đình, thả hết người bị bắt, trả lại đất cho dân làng và cử đại diện của dân làng là ông Lâm Tố Loan làm thôn trưởng để tổ chức bầu cử Ban Đại Diện mới. Đến đây tạm kết thúc cuộc nổi dậy của dân Làng Ô Khảm can trường.

MỘT CƠ HỘI Ô KHẢM VN ĐÃ VƯỢT QUA

Ở đời, muôn sự tùy thuộc vào chữ nếu. Nến như cái ngày 5 tháng giêng 2012 ấy, những người chủ đầm ở Cống Rộc cũng cảm thấy uất ức như Đoàn Văn Vươn cũng như cảm nhận được nghiệt cảnh của anh Vươn ngày một, ngày hai sẽ tới phiên họ mà không để  gia đình anh Vươn đơn độc đương đầu lũ ưng khuyển, bạo quyền, đồng lòng cùng nhau chết sống, tay cuốc, tay gậy quyết giữ gìn sản nghiệp gầy dựng nên bằng mồ hôi, nước mắt và máu thì cuộc diện ngày ấy có thể khác! Nếu như may mắn hơn, như bên Ô Khảm, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ,” dân làng Vinh Quang nhận thấy tình cảnh nhà anh Vươn bị chà đạp bất công, biết bất bình đứng lên làm việc nghĩa vinh quang, cả làng kéo ra bảo vệ khu đầm Cống Rộc, bảo vệ tài sản của người dân làng thân thuộc, sự thể có thể như bên Ô Khảm: Anh em nhà anh Vươn không bị bắt bỏ tù, nhà không bị phá sập, đầm, vườn được trả lại. Bọn tham quan , ô lại Tiên Lãng, Vinh quang bị cách chức để dân làng tự bầu Ban Quản Trị. Trường hợp nầy có thể giống như bên Tàu, chưa chừng anh kỷ sư Vươn có thể được dân làng bầu lên làm thôn trưởng như ông Lâm Tố Loan bên Ô Khảm?!

Xem vậy thì thấy câu “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” là vô cùng quan trọng trong tình cảnh Đất nước ngặt nghèo! Lại nhớ câu, “Một cây làm chẳng nên non, ba cậy chụm lại nên hòn núi cao”, nếu như mọi người tâm niệm và thực hành thì không có súng đạn nào đàn áp được. Cứ xem gương Ô Khảm mà coi: Bị bao vây ngặt nghèo, họ can đảm ăn cháo cầm hơi, chiến đấu vẽn vẹn MƯỜI MỘT ngày là đạt kết quả.

TRIỄN VỌNG MỘT Ô KHẢM VIỆT NAM

Nhìn đoạn video clip về vụ “cưởng chế” cướp đất thôn La Dương, Hà Đông khi thấy cô gái nhỏ can trường đứng cản trước chiếc máng thép của chiếc xe cần trục đồ sộ, chợt nhớ tới hình ảnh của anh sinh viên người Hoa, liều thân đứng cản xe tăng bạo quyền Tàu đỏ năm nào trên quảng trường Thiên An Môn. Bỗng, thoắt một cái, chiếc máng thép đập vào cô gái nhỏ áo hồng, té nằm thẳng cẳng trên mặt đất, chết tươi tức thì, không một tiếng kêu! Thật là khiếp đảm, thật là man rợ, người xem lặng ngắt, tê liệt! Vì sao mà cùng một bộc, con mẹ Việt Nam mà đối xử nhau tàn bạo làm vây?!

Tội ác nầy để lại ngàn thu!

Tại sao bà con thôn La Dương cam chịu như vậy?

Để cường quyền ngang nhiên giết chóc mãi vậy sao?

Nếu như cả một giải từ Hải Phòng vòng qua Hà Đông, mọi người đoàn kết, đồng lòng, cùng sát cánh nhau hành động, bạo quyền dù binh lực trùng trùng cũng không thé nào áp chế được. Việc kết hợp thành phong trào “Nông dân khởi nghĩa” trong tình hình hiện tại là khả thi vì bạo quyền còn đang lúng túng chưa tìm được kế sách ứng phó các sự cố rời rạc như trường hợp Đoàn Văn Vươn. Bà con người Hoa ở Ô Khảm ngay bên kia biên giới làm được, người Việt ta cớ sao lại tê liệt? Để cho lũ côn đồ mặc sức băm vằm như cá nằm trốc thớt như vậy!

LỜI KẾT

Viết tới đây, chợt nhận được bản trích doạn 23 điều tiên đoán của chiêm tinh gia Canada Nikki Perazo, thật là kinh khiếp. Trong 23 điều, csvn chiếm 4 điều. Ba điều nói, toàn bộ đảng csvn bị thảm sát, còn một điều nói, con em bọn chúng đi du học nước ngoài cũng bị oan hồn theo đòi nợ!? Tài liệu nầy dù thật, dù giả, dù đúng, dù sai cũng vẽ ra một thảm trạng hãi hùng! Vấn đề cơ trời không ai muốn hay không muốn mà được.

Chỉ cầu mong đúng theo sự phân tích về kinh tế, chánh trị của học giả Gordon Chang, hai đảng cs Việt, Hoa sụp đổ trong năm 2012 thế thôi!

Câu, “Ác giả, ác báo. Thiện giả, thiện báo” xem chừng đã tới hồi thực hiện!

Nguyễn Nhơn

( Trước thềm năm mới Nhâm Thìn )

 

————————————————————-

Bạn trẻ Việt diện cổ phục

Bạn trẻ Việt diện cổ phục, nhuộm đen răng

 

“Dệt nên triều đại” là cuốn sách khái lược về cổ phục cung đình Việt Nam thời hậu Lê. Cuốn sách được minh họa bằng hình ảnh các bộ cổ phục, giúp độc giả dễ hình dung.
Det nen trieu dai anh 1
Vietnam Centre do một số bạn trẻ thành lập với mục đích quảng bá văn hóa lịch sử Việt Nam ra toàn thế giới. Theo Nguyễn Ngọc Phương Đông, người đồng sáng lập tổ chức này, Dệt nên triều đại (NXB Dân Trí) là dự án phần nào khái lược cổ phục cung đình của nước ta trong giai đoạn 1437-1471. Phần đầu tiên của cuốn sách đề cập áo Giao Lĩnh. Khi tra xét cổ thư, áo Giao Lĩnh được đề cập rất nhiều lần như một quốc phục đương thời.
Det nen trieu dai anh 2
Tiếp đến là trang phục có tên Thường (quần), chỉ loại y phục nhìn như chiếc váy che phần hạ thể của người mặc. Khái niệm “quần” này hoàn toàn khác với quần hiện đại (y phục mặc ở dưới có hai ống). Quần (thường) được may ghép bởi hai khổ vải trở lên theo kiểu tròn, quấn quanh eo người mặc, bên dưới mới là chiếc quần hai ống trắng. Áo mặc ở trên phân biệt bằng Y, gọi là Y Thường..
Det nen trieu dai anh 3
Những bộ ảnh cổ phục này được thực hiện từ cuối năm 2017, trước khi gọi vốn cộng đồng. Mỗi lần, nhóm chỉ chụp được 1-2 bộ, bởi nếu dồn tất cả vào một lần, đòi hỏi kinh phí lớn.. Trong đó, áo Viên Lĩnh (tên gọi có nghĩa là cổ áo hình tròn) được nhóm đầu tư khá công phu, kể cả nhưng chi tiết nhỏ nhất. Đây là loại áo khác phổ biến trong đời sống người Việt.
Det nen trieu dai anh 4
Trong thời gian thực hiện, đôi lúc, các bạn trẻ cũng gặp những tình huống dở khóc dở cười. Có bộ cổ phục đã được may và chụp xong hết nhưng lại không thể sử dụng để đưa vào sách bởi về sau, nhóm phát hiện thêm chi tiết mới và buộc phải làm lại tất cả từ đầu. Theo “Dệt nên triều đại”, quan phục nữ giới trong giai đoạn này nhiều khả năng là áo Bào Viên Lĩnh.
Det nen trieu dai anh 5
Trong suốt quá trình thực hiện bộ ảnh, các bạn trẻ không chỉ tập trung cổ phục cung đình mà còn quan tâm cả tác phong, lễ nghi… Nhóm cũng cố gắng khôi phục hình ảnh về tục nhuộm răng đen của thời xưa. Ban đầu, nhóm chụp ảnh người mẫu và sử dụng photoshop để đổi màu răng, tuy nhiên công đoạn này tốn khá nhiều sức để có thể ra thành phẩm đạt yêu cầu.
Det nen trieu dai anh 6
Sau này, nhóm vô tình tìm ra được một chất nhuộm đen được làm hoàn toàn bằng bột thực phẩm. Chất này giúp răng có màu đen bóng. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ trôi, chỉ phù hợp chụp ảnh chứ khó sử dụng trong các sự kiện live hoặc quay phim.
Det nen trieu dai anh 7
Theo chia sẻ của các bạn trẻ, nhóm gây quỹ được 200 triệu đồng nhưng chi phí dành cho khâu sản xuất hình ảnh cổ phục (phục trang, nhiếp ảnh, người mẫu…) chiếm đến một nửa. Tuy nhiên, nhóm vui vì có thể trau chuốt tỉ mỉ để có thể đưa đến độc giả sản phẩm hoàn thiện nhất.
Det nen trieu dai anh 8
Việc chụp hình trong thời gian dài tuy vất vả nhưng cũng có nhiều ưu điểm. Ngoài trang phục, dự án còn cố gắng thể hiện thần thái, tác phong thời xưa, đòi hỏi lượng kiến thức khổng lồ, khó để người mẫu có thể nắm bắt ngay lập tức. Đây là Đối Khâm, một loại áo khoác mở giữa, không có cổ áo mà thay vào đó là hai vạt song song với nhau không nối liền.
Det nen trieu dai anh 9
Việc bắt đầu chụp hình từ sớm giúp dự án có đủ thời gian để truyền tải tư duy của mình tới các thành viên. Ví dụ đối với những người đứng hầu, trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại là thời Lê Thánh Tông quy định hai tay phải đan vào nhau rồi áp trước ngực. Bộ trang phục này có tên Huy Địch, dành cho hậu phi với hoa văn chim trĩ được trang trí tinh tế.
Det nen trieu dai anh 10
Điểm nhấn của Dệt nên triều đại có lẽ chính là bộ Hoàng Bào (Long Bào). Đây là áo mà hoàng đế dùng để thiết triều cũng như tham gia các đại lễ của triều đình. Đi kèm bộ cổ phục này thường là loại mũ có tên Xung Thiên Quan (theo Lịch triều hiến chương loại chí).
Triều hậu Lê (1428-1527) bắt đầu từ khi cuộc khởi nghĩa chống nhà Minh của Lê Lợi thành công. Ngoài Lê Thái Tổ (Lê Lợi), các vị vua khác như Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông… có nhiều đóng góp quan trọng trong việc cải cách, phát triển đất nước.
 
See the source image
Đặc biệt, nước ta trong thời gian trị vì của Lê Thánh Tông được coi là thịnh trị nhất của thời hậu Lê.

Nguồn: Sách “Dệt nên triều đại“
24/06/2020
08:52
——————————————————————————-

Người muốn bắt “cá anh vũ”

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mấy ngày hôm nay vừa phát đi thông điệp kêu gọi toàn dân “Ai có tiền góp tiền, ai có hiện vật góp hiện vật” trong việc chống lại đại dịch cúm Trung Cộng.    Tôi nom lời kêu gọi này có hơi hướng không khác gì mấy (!) so với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh năm xưa. Nhưng thôi, có lẽ lúc nguy cấp này không phải là lúc đi so đo câu chữ các bạn nhỉ !  Vấn đề, theo tôi, nghiêm trọng ở chỗ là liệu lời kêu gọi của thủ tướng có hiệu quả hay không (?) mới là chuyện đáng để bàn.

Vâng thưa thủ tướng, Chống dịch như Chống giặc. Tôi hiểu được những nguy nan và áp lực mà chính phủ đang phải đối mặt trước đại dịch khủng khiếp này. Phải nói cho công bằng rằng, tôi đánh giá bản thân thủ tướng và bộ máy chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn để thúc đẩy toàn bộ hệ thống chính trị nhảy vào cuộc chiến chống chọi với thảm hoạ kinh hoàng này. Tôi cũng hiểu chính phủ đang thiếu thốn trăm bề, cần sự chung tay giúp sức của toàn dân. Nhưng thưa thủ tướng, bây giờ không phải là năm 1945, không dễ để kêu gọi người ta dốc cạn giúp chính phủ như ngày xưa đâu !   Nếu thủ tướng không tin, cho phép tôi kể lại cho thủ tướng nghe một câu chuyện từng xảy ra trong gia đình tôi như thế này nhé !

Cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây Bắc là một ngã ba sông, nơi con sông Lô đổ vào sông Hồng để chảy về biển. Từ những triều đại phong kiến trước đây, vùng này đã nổi tiếng khắp cả nước vì có một loài cá rất ngon, chuyên dùng để tiến (da^ng) vua.

Đó là loài cá Anh Vũ, sống trong những hầm đá chìm dưới sông, rất hiếm và khó bắt.. Ngay cả người dân địa phương ở đây cũng không mấy ai được nhìn thấy nó. Nhưng câu chuyện này không phải để nói về loài cá Anh Vũ quý giá đó, mà là để kể về một con người đã từng sinh ra ở nơi này. Đó là cụ Nguyễn Hữu Tiệp, cụ thân sinh của bà nội tôi (bà Nguyễn Lân).

Cụ Tiệp sinh năm 1879, là một chủ thầu khoán vô cùng giàu có. Từ những năm đầu thế kỷ, cụ đã bắt đầu đi làm cai thầu, xây dựng nhiều đường xá, quốc lộ, đồn bốt, cầu cống quan trọng ở khắp khu vực biên giới Tây Bắc. Tuy công việc gắn bó với chính quyền thực dân Pháp, nhưng cụ Tiệp lại là người có tinh thần dân tộc. Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh, năm 1945 cụ Tiệp đã hiến cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà 93 cân vàng cùng nhiều tài sản khác trong “tuần lễ vàng”.

Trong các ảnh tư liệu lịch sử để lại, vẫn còn vài bức ảnh cụ Tiệp đứng trên thềm Nhà Hát Lớn cùng với nhà tư sản Hoà Tường, ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ (vợ ông Trịnh Văn Bô), bà Phan Thị Ngọc (mẹ ông Trịnh Văn Bô) và thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đây chính là các nhà đại tư sản, đại điền chủ thuộc vào hạng hùng mạnh nhất Việt Nam thời bấy giờ. Họ đã đứng đó, trên bậc thềm Nhà Hát Lớn, không chỉ để góp sức mình vào công cuộc chung, mà còn dùng uy tín của mình để kêu gọi hàng chục ngàn nhà buôn lớn nhỏ khác trên cả nước tham gia ủng hộ cứu đói nhân dân, xây dựng nhà nước Việt Nam mới.

Thế nhưng rồi ước mơ xây dựng một nhà nước mới của cụ Tiệp và hàng vạn nhà tư sản, nhà buôn yêu nước khác sớm tắt lụi ! Năm 1953, một người con của cụ là ông Nguyễn Hữu Ngọc, là đại biểu quốc hội khoá 2 bị giết trong cải cách ruộng đất ở Thanh Hoá, vì bị quy là thành phần địa chủ. Mặc dù cụ Tiệp sớm biết chuyện này và can thiệp mạnh, nhưng khi giấy của trung ương về đến nơi thì con cụ đã bị giết rồi !  Tôi từng nghe mấy cụ cao niên trong họ tộc kể lại là hình như tờ giấy đó bị địa phương ỉm đi, vì người ta cần giết cho đủ chỉ tiêu trên giao.

Năm 1954, cụ Tiệp buồn bã theo dòng người tản cư bỏ vào Nam, vứt hết mọi gia sản ở lại miền Bắc, và rồi mất ở đó. Cuộc đời cụ Tiệp những năm cuối cùng là sự buồn đau, mất mát và chia ly. Nhưng xem ra số mệnh của cụ còn đỡ thê thảm hơn so với những người như bà Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm) nhiều lắm !

Mãi sau này, con cháu trong dòng họ quyết định mang nắm xương cốt cụ Tiệp từ miền Nam về lại quê hương. Dẫu gì ở đây xóm làng và người dân vẫn còn vô cùng nể trọng cụ.  Đó là do từ ngày xa xưa, cụ Tiệp đã xây không biết bao nhiêu đường xá, trường học, và các công trình phúc lợi cho dân làng ở đây. Trường tiểu học Bạch Hạc hiện nay chính là ngôi trường Pháp văn Đông dương Bạch Hạc, hay còn gọi là “Ecole Cự Tiệp”, do hai cụ Nguyễn Hữu Tiệp và Nguyễn Hữu Cự thành lập từ năm 1913. Bến đá lớn đi xuống nước ngay trước đền Tam Giang ở ngã ba sông Bạch Hạc bây giờ cũng là do cụ Tiệp bỏ tiền của ra xây cất từ năm 1935.

Chính ở cái bến đá này, vào năm 1945 người dân làng Bạch Hạc được chứng kiến cảnh tượng cụ Tiệp cho người mở kho vàng, gánh kĩu kịt xuống thuyền nhiều bọc của cải và vàng bạc châu báu, để đưa về xuôi giúp chính phủ ông Hồ Chí Minh cứu đói nhân dân, kiến thiết chế độ mới.

alt

Cụ Tiệp giàu lắm, cứ nhìn bản chúc thư phân chia tài sản cho con cháu thì biết. Nhưng những cân vàng nén bạc gửi cho chính phủ ông Hồ Chí Minh là mồ hôi công sức, là kết tinh quá trình lao động của cụ Tiệp trong hàng chục năm bôn ba đi làm cai thầu ở những nơi rừng thiêng nước độc, giáp tới tận biên giới Việt Trung thời Pháp – Thanh. Vì thế những cân vàng hũ bạc ấy nó cũng quý giá chẳng khác gì con cá Anh Vũ dưới sông kia để tiến (da^ng) vua ngày trước đâu !

Và rồi còn bao nhiêu ơn nghĩa, ân tình khác lúc khó nguy, những người già cả ở Bạch Hạc này còn nhớ rõ. Từng ấy thứ mà cụ Tiệp vứt bỏ hết để vào Nam thì đủ hiểu câu chuyện hồi ấy cay đắng đến nhường nào !

Thưa thủ tướng, đấy chỉ là một câu chuyện nhỏ từng xảy ra trong gia tộc tôi hồi loạn ly đó. Còn bao nhiêu câu chuyện của các gia đình khác, bi thương và tủi cực suốt hàng chục năm trời, trải dài trên nhiều vùng miền khác nhau từ Bắc chí Nam… thủ tướng có biết hay không? Những sự kiện lịch sử như Tuần lễ vàng, Cải cách ruộng đất, Đánh tư sản mại bản, Cải tạo công thương nghiệp, Đổi tiền 1985… chứa đựng quá nhiều câu chuyện đau thương, dân không sao quên được đâu !

*

Tôi nói câu chuyện xưa cũ này không phải là để kể lể, để đòi hỏi lấy lại điều gì !   Nhưng tôi muốn nói để thủ tướng biết một thực tế đau lòng rằng, chế độ CSVN này đã đánh mất điều quý giá nhất mà nó từng có được. Đó là lòng tin của nhân dân.

Ngày xưa, không chỉ các nhà tư sản giàu có mới ủng hộ chính phủ, nhân dân người ta còn dám dỡ cả nha` từ đường, cả ban` thờ gia tiên, cả sập gụ tủ chè quý giá … mang ra đường để làm chiến luỹ, để bảo vệ cái chế độ này. Ấy là vì ai ai người ta cũng tin tưởng rằng chế độ mới sẽ đem lại cho con cháu họ một đất nước mới, có độc lập, tự do, hạnh phúc.

Ngày nay, riêng cai’ chuyện cứ nhìn vào số lượng dân oan đi khiếu kiện khắp nơi vì bị cướp đất, thủ tướng thử nhẩm tính xem còn bao nhiêu dân mình thực sự trông mong vào chính phủ đây ?

*

Tôi như con tằm, rút ruột ra thưa với thủ tướng những lời này, không để trông đợi gì lợi ích cho riêng mình. Tôi biết nếu những lời trên có làm phật ý thủ tướng thì với quyền lực của ông, một cái phẩy tay thôi, là tôi có thể biến mất luôn không dấu tích gì trên cõi đời này. Nhưng tôi vẫn phải nói, vì phận người thì mỏng mà cơ đồ đất nước thì dày, muốn thay đổi gì thì phải mất cả trăm năm mới gặp vận hội. Đây là lúc thiên thời địa lợi nhân hoà để ai đó có quyền lực như thủ tướng có thể xoay vần cái thế đất nước này.

Hãy tuyên bố dân chủ hoá đất nước.

Hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

Hãy từ bỏ phận chư hầu với kẻ ác ở phương bắc.

Ai làm được những điều đó thì muốn kêu gọi gì dân cũng theo. Chết bỏ cũng theo. Còn tôi thì nguyện sẽ nhảy xuống sông sâu kia, để bắt cho được con cá Anh Vũ dâng mừng người anh hùng đó !

Mong lắm thay ! (22.3.2020)

Nguyễn Lân Thắng

(ngưng trích)

Trên đây là bài viết mang tựa đề “Cá Anh Vũ” của ông Nguyễn Lân Thắng, được giới thiệu trên mạng là  “môt người đầy nhiệt huyết đang sống ở Hà-Nội”, và là cháu nội của một nhà giáo nổi tiếng trước kia ở miền Bắc.

Bài viết trên đã chứng tỏ tác giả không chỉ “đầy nhiệt huyết” mà còn can đảm vạch ra những tội ác của đảng CSVN với dân với nước qua mấy mươi năm và hỏi “thủ tướng có biết hay không”.

Dĩ nhiên là ông Nguyễn Xuân Phúc biết, và ông Nguyễn Lân Thắng cũng biết “ngài” thủ tướng biết, không chỉ biết mà Nguyễn Xuân Phúc còn biết nhiều, biết rõ hơn ai khác vì không người nào trong giới lãnh đạo đảng CSVN mà tay không vấy máu đồng bào, dù họ không trực tiếp phạm tội ác. Họ chỉ ra lệnh giết người hàng loạt, giết chính đồng bào của họ, có khi chính cha mẹ, anh em, họ hàng của họ. Không phải chỉ có vụ “Tuần Lễ vàng”, hay “Cải cách ruộng đất”, hay “Đánh tư sản mại bản”, “Cải tạo công thương nghiệp”, hay vụ “Tết Mậu Thân” ở Huế …mà còn nhiều vụ khác nữa, hay ngay cả giết mà không cần có “vụ” gì cả, chỉ đơn giản chặt đầu, mổ bụng, trói chặt thả trôi sông …

Theo ước tính của nhiều sử gia quốc tế khách quan, từ năm 1945 tới năm 1975, không kể những người lính chết trên chiến trường, hơn một triệu thường dân Việt Nam đã bị giết chết, không phải bởi thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ, mà bởi chính những người nhân danh “cách mạng” đánh Tây đuổi Mỹ để giải phóng đất nước và đem lại “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho toàn dân theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Cũng vào thời điểm ông Nguyễn Lân Thắng ở Hà-Nội viết bài “Cá Anh Vũ”, tại Sài-Gòn có ông Huỳnh Ngọc Thiên Trường cũng viết một bài vạch trần mặt thật của đảng CSVN cùng cái chế độ chuyên chính do đảng CSVN độc quyền nắm giữ, để đi đến kết luận như sau:

“Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng CS Việt Nam và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp. Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đàn áp thẳng tay. Người dân làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn nhẫn, dã man như vậy hay sao ?

“Trong hoàn cảnh đó, chỉ có một cách để vươn lên, đó là tuổi trẻ của chúng ta phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên, đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc.

“Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa ! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi ! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta !

“Cuối cùng, mong các bạn hãy cùng nhau phổ biến thông điệp này trên các phương tiện truyền thông, facebook và các mạng xã hội. Hãy gửi luôn cho các đồng chí công an mà các bạn biết, hy vọng thông điệp của chúng ta có thể cảm hóa được họ, từ đó dần đưa đất nước thoát khỏi chế độ độc tài công an trị, vững bước đi lên !

“Tôi công khai tên tuổi, địa chỉ, vì tôi không hèn, không sợ ! Tại sao các bạn lại sợ ?

“Có gì chưa rõ, xin các bạn liên lạc: Huỳnh Ngọc Thiên Trường …” (ngưng trích)

Ở cuối bài, tác giả ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại, email, FaceBook…

Huỳnh Ngọc Thiên Trường sinh tại Miền Nam sau chiến tranh. Ông Nguyễn Luân Thắng sinh năm 1975, hơn ông Huỳnh Ngọc Thiên Trường vài tuổi và cùng có một cái nhìn và suy nghĩ về hiện tình đất nước, muốn dấn thân “làm một cái gì” để cứu nguy dân tộc.

Ông Nguyễn Luân Thắng, có lẽ vì đã 45 tuổi, bầu nhiệt huyết đã bớt nóng sau vài lần được làm việc với  Công an Nhân dân về những bài viết thiếu xây dựng, nên tính cũng đã thuần, không dám đấu tranh, dù là đấu tranh bất bạo động, chỉ “như con tằm, rút ruột ra thưa với thủ tướng” để “xin cho” món quà “dân chủ hóa đất nước”, dù biết rằng tự do dân chủ không bao giờ là món quà cho không !

Phải chăng vì vậy mà ông Nguyễn Luân Thắng đã bày ra câu chuyện con cá hiếm quý Anh Vũ, và “nguyện sẽ nhảy xuống sông sâu kia, để bắt cho được con cá Anh Vũ” chỉ có trong huyền thoại, hơn nữa ông Thắng không cho biết có làm thợ lặn hay không, tài nghề ra sao, sức khỏe thế nào, có đủ lực để lặn xuống sông sâu hay không (?)

Ông Huỳnh Ngọc Thiên Trường, trái lại, còn trẻ và dân miền Nam bản chất hào hùng, “nói là đánh”, nên đã chọn con đường đấu tranh trực diện và kêu gọi giới trẻ đồng trang lứa hãy đứng lên tự cứu mình và cứu dân, cứu nước, đừng hèn, đừng sợ nữa !  “Phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên, đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc”.

Ông Huỳnh Ngọc Thiên Trường, có công ty đang làm ăn khá nhưng không sợ bị bắt, bị tù mà còn yêu cầu người nhận được “thông điệp” của ông hãy đưa cho “công an nhân dân” đọc để… chiêu hồi các “đồng chí” trở về với nhân dân, cùng nhau diệt trừ tổ chức Mafia đỏ đội lốt “chính quyền” bất lương.

Đây là điều rất quan trọng, vì trong lịch sử loài người từ khi có chủ nghĩa Mác-Lê chưa có cuộc đấu tranh bất bạo động nào của người dân đã thành công mà không có sự tiếp tay góp sức của các phần tử giác ngộ trong tà quyền cộng sản. Thành công “như trong mơ” của các cuộc cách mạng làm sụp đổ hàng loạt chế độ cộng sản tại Đông Âu năm 1989 và làm tan rã đế quốc đỏ Liên-Sô năm 1991 là bài học mà những người yêu nước và dũng cảm đang dấn thân đấu tranh tại Việt Nam không thể quên.

Vì thế, câu chuyện về con cá Anh Vũ của ông Nguyễn Luân Thắng chỉ là một chuyện… “Cá Tháng Tư”!

 

Ký Thiệt

 

——————————————————

Chết đói trong thế kỷ 21

alt

“Ngôi nhà” của ông Nguyễn Văn Hạnh.

Trước khi có dịch, tôi kiếm mỗi tháng khoảng sáu triệu đồng đổ lại. Thì mướn cái nhà một triệu rưỡi, còn lại là ăn uống, xoay xở lặt vặt. Hai tháng nay, không kiếm ra tiền, chẳng dám mướn nhà nữa, dọn ra đây ở tạm đã” – ông già sửa xe 70 tuổi cười móm mém bên cái lều bạt dựng xiêu vẹo trên vỉa hè đường Hai Bà Trưng, trung tâm Sài Gòn.

Ông già tên Nguyễn Văn Hạnh, làm nghề sửa xe hơn 10 năm nay. Nghe nói ông từng là lính ở chế độ cũ, bị tù cải tạo 10 năm, khi ra tù thì vợ đã bỏ đi, nhà đã mất. Kiện tụng đòi nhà mãi 5-6 năm không được kết quả gì, ông đành buông. Ông từng làm nhiều nghề để kiếm sống: đóng giày, sửa giày dép, bán phở, chạy xe ôm, cuối cùng già yếu, mất sức nên đậu lại ở nghề sửa xe.

Bây giờ “nhà” của ông Hạnh là miếng bạt che trên một diện tích vỉa hè chừng ba mét vuông, một xe máy cũ nát, vài viên gạch làm bếp và một cái lon (ống bơ) đựng gạo. Tài sản quý nhất của ông là bộ đồ nghề sửa xe và bầy mèo hoang làm bầu bạn.

Mãi mới có khách ghé, ông già được dịp khề khà: “Bây giờ tạm thời ở đây luôn, chứ chú không trả được tiền mướn nhà. Hai tháng gần đây chú đâu có làm ra đồng nào đâu con. Chú nấu cho mèo ăn là chính. Phần chú, cứ mua miếng đậu bắp với giỏ cá nục về. Một giỏ ba con cá, 10 ngàn đồng, ăn một hộp hai, ba ngày. Chú ăn không có bao nhiêu đâu, nhưng mấy con mèo này ăn linh tinh một ngày cũng tới cả chục ngàn đồng đó”.

Mười ngàn đồng, nghĩa là không tới nửa đô-la, nhưng với ông già 70 tuổi này, như thế đã là nhiều.

Lâu nay ông Hạnh sống nhờ vào tiền sửa xe và tiền mà các nhà hảo tâm cho. Ông cũng hay được mọi người cho đồ ăn, khi nào đói quá ông lại tìm đến các quán cơm xã hội (như chuỗi quán cơm Nụ Cười mà ông khen là “đồ ăn ngon lại vệ sinh”). Nhưng đấy là trước khi dịch Covid bùng phát. Kể từ khi có dịch, hai tháng nay, đường phố vắng, ông không còn khách nữa. Đến quán cơm thì không chở bộ đồ nghề sửa xe theo được, mà để lại “nhà” thì chỉ sợ mùa dịch trộm cắp nhiều, chúng lại lấy mất của ông.

“Từ sáng qua tới giờ (9h tối) chú mới kiếm được gần năm chục. Thôi thì kệ, khi nào người ta có thì người ta lại cho mình”.

* * *

Ở một góc phố khác, bên quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, có bà già bán rau cũng bám vỉa hè suốt từ 6-7h tối đến đêm. Bà có cái tên đẹp là Huỳnh Ngọc Oanh, 69 tuổi. Bà “khá giả” hơn ông Hạnh vì còn có cái nhà để chui ra chui vào, nhưng lại vất vả hơn ông vì gần như bị tàn tật, chân trái đi khập khiễng. Năm ngoái bà bị ngã, gãy thêm tay phải, nhưng do không có tiền chữa trị nên vết thương… tự lành, chỉ lòi xương ra thành một cục lớn ở cổ tay. Chồng bà mất đã lâu, hai đứa con thì một đứa lấy vợ ở xa, hầu như chẳng giúp gì mẹ, còn một đứa đang đi cai nghiện.

Trước khi có dịch bệnh, mỗi ngày bà Oanh cũng bán được trung bình 100.000 đồng tiền rau củ. Nhưng hai tháng nay, bà đói, đói thực sự. Tiền không kiếm ra, bà trông chờ vào đồ ăn mọi người cho. “Có hôm tôi được ba, bốn người cho cơm, có hôm lại chẳng được gì. Thành ra, kinh nghiệm là mình đừng có ăn hết, mình phải để dành, ngày mai mình ăn nữa. Rồi đồ ăn có bị nhớt nhớt chút đó, thì mình rửa đi. Cơm có hơi chua thì mình nấu cháo. Hồi trước, tôi đi bán hàng từ 6-7h, sớm lắm, bây giờ thì đi không nổi nữa, mà có đi sớm cũng ế. Ở nhà đói bụng thì nhắm mắt ngủ hoài à” – bà cười hơ hơ.

Và tại một góc phố khác nữa, có bà cụ 84 tuổi – “bà Tư bánh” – vẫn ngồi thu lu bên mẹt chè kho, bánh đa nướng, mỗi bịch chỉ 30.000-40.000 đồng, và bán mãi tới 2h sáng vẫn chưa hết. Có hôm, công an khu vực đi ngang qua, trông thấy bà ngồi vỉa hè bán hàng giữa mùa dịch, không nỡ đuổi, bèn mua luôn chỗ bánh còn lại cho bà về. Bà cụ được về sớm một tối, nhưng hôm sau, bà lại mang mẹt hàng ra nữa…

* * *

Với những người như ông Hạnh, bà Oanh, bà Tư bánh, và hàng trăm hàng ngàn người khác đang bám vỉa hè từng ngày, từng đêm để kiếm ăn, cách ly xã hội không phải một dịp để “sống chậm”, dành thời gian chăm sóc gia đình, hay trổ tài nấu ăn và chụp hình đăng Facebook. Cách ly xã hội cũng không phải lúc để họ đọc báo, nghe đài, xem tivi để theo dõi các chính sách của nhà nước, phân tích, bình luận, dự đoán để rồi “ngạo nghễ tự hào” hay “hằn học bất mãn” (hai thái cực tâm lý trái ngược nhau). Họ biết về dịch chỉ qua những nguồn tin vỉa hè (đúng nghĩa vỉa hè), qua việc lượng khách mua hàng giảm hẳn, và qua kinh nghiệm hay ký ức của họ về những biến động xã hội khủng khiếp họ từng nếm trải trong đời.

Từ những kinh nghiệm của mình, ông Hạnh nhận định, như một nhà quan sát: “Cứ dịch bệnh đến là thiếu thốn, là đói. Đói thì cướp. Chuyện này sẽ xảy đến thôi, dịch mà. Dịch càng kéo dài thì tệ nạn cướp giật càng dữ, con người đối với nhau càng ác. Đói quá, đến đường cùng thì ăn thịt nhau ấy chứ. Nhưng mà chú tính rồi, chú không sống tới lúc đó được đâu. Dịch kéo dài là chú chết trước đó. Tại sao á? Tại vì nghèo. Người có tiền thì sống được sáu tháng, ba tháng, người nghèo như chú thì chỉ ba ngày là chết”.

Người nghèo. Dường như có cả một tầng lớp đông đảo đang sống cùng chúng ta trong xã hội, nhưng hoàn toàn nằm ngoài thế giới của chúng ta.

Họ sống ngày nào biết ngày đó, không có tiền tiết kiệm hay bất cứ một khoản dự trữ nào. Họ không làm cho cơ quan nào để mà có trợ cấp hay bảo hiểm. Thậm chí, họ không có hộ khẩu, không có địa chỉ chính thức để được nhận hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Khẩu trang, cồn, nước rửa tay… với họ là những sản phẩm xa xỉ. Chết đói – ngay trong những năm tháng của thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này – là nguy cơ có thật, lơ lửng trên đầu họ.

Quốc gia nào, chế độ nào cũng có những người sống dưới đáy xã hội. Nhưng ở các nước công nghiệp phát triển, gắn với nền dân chủ vững mạnh, những công dân dưới đáy không phải đối mặt với rủi ro chết đói, chết khát, chết rét (ngay cả trong hoàn cảnh khủng hoảng toàn xã hội), và thậm chí, nếu họ đủ nỗ lực, còn có cơ hội để dịch chuyển “lên” tầng lớp cao hơn.

Ở đây, câu chuyện liên quan đến khái niệm lưu động xã hội (social mobility) – sự dịch chuyển của cá nhân hay hộ gia đình giữa các tầng lớp trong xã hội, là sự thay đổi vị thế xã hội của cá nhân hay hộ gia đình đó (theo chiều đi lên hoặc đi xuống). Có thể thấy ngay là lưu động xã hội là một khái niệm xa lạ ở Việt Nam, nơi mà sự dịch chuyển theo hướng đi lên là hiếm. Nói cách khác, với dân Việt Nam, luôn có một tỷ lệ “nghèo bền vững”, một khả năng rất cao “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Không tồn tại “giấc mơ Việt Nam” như “giấc mơ Mỹ”, tức là không phải cứ chăm chỉ lao động, nhiệt tình và có trách nhiệm, là thay đổi được phận nghèo.

An sinh xã hội đâu rồi?

Nhưng ta hãy trở lại với việc “không để người dân nào chết đói” như một khẩu hiệu được các facebooker ở Sài Gòn lan truyền trong vài tuần gần đây.

Đúng là ở Mỹ, Canada, Úc, hay châu Âu, đâu cũng có người nghèo, sống dưới đáy xã hội. Nhưng mức nghèo của họ hẳn là khá giả hơn mức nghèo ở Việt Nam, không ai trong số họ phải chịu rủi ro chết đói. Điều đó là nhờ xã hội luôn có một “bộ đệm” tốt, để bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người dân: tồn tại “Bộ đệm” ấy là nhà nước phúc lợi và xã hội dân sự.

Xã hội dân sự có sứ mệnh chia sẻ và thúc đẩy lợi ích chung, còn nhà nước có trách nhiệm cung cấp an sinh xã hội – được hiểu là những hỗ trợ tài chính của nhà nước dành cho người nghèo (có thu nhập thấp hoặc không thu nhập) – đặc biệt là khi phải đối phó với những biến cố như khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.

Ở Việt Nam, khác với những lần khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong quá khứ (ví dụ đợt khủng hoảng giá-lương-tiền giữa thập niên 1980), kỳ dịch bệnh này, Chính phủ đã có ý thức hơn về an sinh xã hội. Chiều 5/4 vừa qua, tại phiên họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch nCovid, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rằng phải thực hiện nhanh các gói hỗ trợ an sinh xã hội “vì cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn”.

Tuy nhiên, trên thực tế, dân chúng cũng đã có những trải nghiệm từ việc triển khai gói hỗ trợ trong khủng hoảng kinh tế 2008, rồi gói 500 triệu USD bồi thường sau thảm họa môi trường biển miền Trung do tập đoàn Formosa gây ra. Đặc điểm chung là quy trình kéo dài, thủ tục phức tạp, nhiều trung gian, và đặc biệt, tính công bằng cũng như hiệu quả đều rất đáng ngờ. Theo ghi nhận của một số nhà hoạt động môi trường trong nhóm xã hội dân sự Green Trees, đến nay, chưa hề có đánh giá chính thức và trung thực nào về hiệu quả của những gói hỗ trợ hay bồi thường này. Đa số người dân chỉ biết rằng họ mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể nhận tiền, và sau khi được hỗ trợ, cuộc sống của họ cũng không thay đổi gì so với trước.

Đây đó, đã có những ý kiến của cư dân mạng cho rằng chẳng thà nhà nước cung cấp an sinh xã hội bằng cách hỗ trợ trực tiếp vào giá năng lượng (giảm giá xăng, miễn phí tiền điện…) còn có hiệu quả nhanh, rõ ràng hơn.

Đại dịch nCovid đã vào Việt Nam từ Tết nguyên đán (cuối tháng 1), và bùng phát từ cuối tháng 3, khi con số người nhiễm bệnh không còn dừng ở 16 ca. Cho đến nay, trong khi các hoạt động của xã hội dân sự nở rộ, nhất là ở Sài Gòn, thì vẫn chưa người dân nào trong hàng ngàn người nghèo đang sống bám vào vỉa hè, mặt đường nhận được hỗ trợ từ nhà nước. Khái niệm “an sinh xã hội”, “nhà nước phúc lợi”, đối với những phận nghèo như ông Hạnh sửa xe, bà Oanh bán rau hay bà Tư bán bánh kia, vẫn còn hoàn toàn xa lạ.

 

Đoan Trang

 

—————————————————

Rốt cuộc hành trình chúng ta cũng được nghỉ ngơi…

và thoát khỏi con người

TTO – ‘Tôi thấy một đàn cá voi khi đi ngang cầu. Ít thuyền hơn và nước trong hơn” – Captain America nói trong Avengers: Endgame, sau khi nửa vũ trụ hóa thành tro bụi.

Rốt cuộc, hành tinh chúng ta cũng được nghỉ ngơi và… thoát khỏi con người - Ảnh 1.

Nước kênh Venice trong xanh hơn sau vài ngày vắng bóng du khách – Ảnh: Facebook MARCO CAPOVILLA

Lời Captain America nói với Black Widow nay không khác gì đời thực, khi những dòng kênh Venice trong vắt trở lại giữa những ngày phong thành vì COVID-19.

Hình ảnh dòng kênh trong suốt và đàn cá bơi lội thật đối lập với hình ảnh con người lo âu, trú ẩn trong nhà khi môi trường sống không còn an toàn.

“Ít thuyền hơn và nước trong hơn”, hay đúng hơn là “Ít người hơn và nước trong hơn”. Người Ý nói, có lẽ phải đến 60 năm rồi, nước Venice mới trong đến thế. Chỉ sau 6 ngày vắng bóng con người.

Đi kèm là tin vui về chất lượng không khí của Ý và Trung Quốc, những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất vì COVID-19. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố chỉ số từ vệ tinh, cho hay nồng độ chất gây ô nhiễm NO2 (khí thải xe cộ và công nghiệp) giảm mạnh ở Ý và một số vùng của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán.

Trước các thông tin này, công chúng trên Twitter thốt lên: “Trái Đất đang cho chúng ta một lời hồi đáp. Rốt cuộc, hành tinh của chúng ta cũng được nghỉ ngơi và… thoát khỏi con người”.

Nói theo cách của Captain America là: “Ít người hơn và không khí trong lành hơn“.

Rốt cuộc, hành tinh chúng ta cũng được nghỉ ngơi và… thoát khỏi con người - Ảnh 2.

Câu nói của Captain America hướng người ta nhìn vào mặt tích cực của thảm họa, đó cũng là điều con người nên làm trong đại dịch COVID-19 – Ảnh: MARVEL

Và con người nhận ra, đôi khi, sự vắng mặt (tạm thời) của mình lại là phép màu cho Trái Đất. Đại dịch là tai họa, nhưng cũng là cơ hội để ta thức tỉnh.

Vậy là, trong hàng chục năm qua, ta sống như vũ bão để làm gì khi những dòng kênh không thể xanh? Khi không khí xung quanh ngập tràn bụi mịn? Ta có nên xem lại giá trị của mình với thế giới?

Rốt cuộc, hành tinh chúng ta cũng được nghỉ ngơi và… thoát khỏi con người - Ảnh 3.

Vũ Hán đêm 15-3, thành phố bừng sáng với khẩu hiệu chiến thắng dù vắng bóng người – Ảnh: XINHUA

Trong bộ phim tài liệu Virus corona: Cuộc sống bên trong vùng phong tỏa của Trung Quốc, các nhà làm phim mô tả một Vũ Hán vắng lặng những ngày phong thành.

Họ bình luận: “Khi vắng bóng xe cộ và con người, đường phố hay các công trình kiến trúc trông vẫn vậy, chỉ có điều, chúng lạnh lẽo và vô hồn. Chính con người đã làm nên tính cách của thành phố”.

Rốt cuộc, hành tinh chúng ta cũng được nghỉ ngơi và… thoát khỏi con người - Ảnh 4.

“Khi vắng người, đường phố hay các công trình kiến trúc trông lạnh lẽo và vô hồn. Chính con người đã làm nên tính cách của thành phố” – Ảnh: TIME

Thông điệp này tưởng chừng mâu thuẫn với “ít người hơn và nước trong hơn”, nhưng không hề. Giá trị của con người là ở đó, ta mang tâm hồn đến với mỗi vùng đất, làm nơi chốn trở nên tốt đẹp hơn. Nếu nơi đó không tốt đẹp hơn, ta hãy nhìn lại mình.

Đúng, chính con người làm nên tính cách của thành phố. Chúng ta ra sao, thành phố như vậy. Nếu chúng ta chỉ biết tiêu thụ, phá hoại và sống ích kỷ, thành phố bị hủy hoại.

Chúng ta làm những dòng kênh đục ngầu. Chúng ta làm không khí mờ mịt bụi. Nhưng chúng ta cũng có thể góp sức hồi sinh môi trường sống.

Những năm gần đây, những người yêu môi trường luôn thiết tha kêu gọi giảm tiêu thụ, giảm sản xuất, giảm xả thải và bớt du lịch đại trà, ồ ạt để giảm gánh nặng đặt lên môi trường. Lúc sống chậm cũng là lúc ta lắng nghe lời khuyên này.

Rốt cuộc, hành tinh chúng ta cũng được nghỉ ngơi và… thoát khỏi con người - Ảnh 5.

Nhiếp ảnh gia Sebastião Salgado tìm được bình yên khi hồi sinh những cánh rừng – Ảnh: DECIA FILMS

Trong bộ phim tài liệu The salt of the Earth (Muối của đất, 2014, đoạt giải Cesar cho Phim tài liệu hay nhất), nhiếp ảnh gia kiệt xuất Sebastião Salgado (người Brazil) trở nên trầm cảm sau khi dành 40 năm cuộc đời đi khắp 6 châu lục, chứng kiến mọi nỗi thống khổ và tội ác của con người. Cuối cùng, ông chọn trở về quê nhà, trồng lại một cánh rừng, hồi sinh một ngọn đồi.

Khi ngọn đồi xanh lại, ông tìm được bình yên trong tâm hồn.

Con người ta là muối của đất, là máu thịt của thiên nhiên. Ta sống thế nào, Trái Đất sẽ hồi đáp thế đó.

Và chắc chắn, những dòng kênh đục ngầu chẳng thể có tâm hồn. Chúng chỉ có rác thôi.

Đại dịch là tai họa, nhưng cũng là cơ hội để học cách sống tích cực. Ở nhà nhiều hơn, ta có thêm thời gian cho gia đình.

Ta không thể du lịch ồ ạt như trước. Nhưng tốt thôi, ta quay về chăm chút cho ngôi nhà của mình. Nấu những bữa ăn ngon. Xem tivi với người thân. Sống sâu, sống chậm lại.

TTO – ‘COVID-19 đã mang đến một cái gì đó diệu kỳ’, người dân Venice đã phải thốt lên như vậy khi đang sống những ngày như chưa bao giờ, dòng kênh đục ngầu trước kia nay trở nên trong vắt nhìn thấy cá bơi tung tăng.

MI LY
Nguồn báo Tuổi Trẻ: https://tuoitre.vn/rot-cuoc-hanh-tinh-chung-ta-cung-duoc-nghi-ngoi-va-thoat-khoi-con-nguoi-20200318184918826.htm?fbclid=IwAR3-vTT2mcgHwvo5vrEg-5ED0RNB4nVX9zRVfIxMWn7jrnxlMMeTyEw_HhI
1 comment
0
FacebookTwitterPinterestEmail
Lê Thị Trường Chinh

trở lại
Dòng Sông Xanh
tiếp theo
Skrik

Bài viết liên quan

Dòng Sông Xanh

21/03/2020

Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

25/12/2019

QUORA ….

03/10/2019

Ăn xin ở Paris

02/10/2019

Anh Dao Traxel & Trương Thị Hà

29/09/2019

The Secret of Hoa Sen

28/09/2019

1 comment

Thu Dam 14/04/2020 - 3:33 sáng

Tôi thích đọc “ Vietnameseinternational- relationorganization”vì đây là một tờ báo có giá trị hữu ích và trung thực.
Trong thế giới phẳng hiện nay không thiếu nhiều tờ báo trên mạng nhưng tìm ra một tờ báo tốT không dễ chút nào.
Xin được cảm ơn người đóng góp bài viết và cả những người đã bỏ ra nhiều công sức làm nên tờ báo mà mà nhiều người cần đọc trong việc tìm hiểu sự thật và kiến thức.

Trả lời

Để lại một bình luận Hủy trả lời

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét.

Kết Nối

Facebook Twitter Instagram Pinterest Youtube Vimeo

BÀI VIẾT MỚI

  • Skrik

    16/04/2020
  • MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

    22/03/2020
  • Dòng Sông Xanh

    21/03/2020
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020
  • Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

    25/12/2019
  • VÕ THUẬT – VÕ ĐẠO – VÕ KHÍ...

    23/12/2019

Facebook Feed

Facebook

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

  • ĐỌC để thấy VN là như thế nào …

    21/11/2019
  • “Hội Bầm Mắt”

    08/10/2019
  • Những điều thú vị về chuột Mickey 

    04/10/2019
  • Bệnh Nổ

    04/11/2019
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020

Chuyên mục

  • Diễn đàn (17)
  • Du lịch (5)
  • Giáo Dục (7)
  • Kết nối (11)
    • kết nối (1)
  • Quảng cáo & Rao vặt (8)
  • Sức Khỏe (10)
  • Văn Hóa (15)
  • Xã Hội (12)

Hỏi Đáp

  • Chuyện tình có thật

    15/12/2019
  • To do or not to do politics for Homeland ?

    09/10/2019
  • DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi khác (Reiser med lavere kostnad enn andre steder)

    07/10/2019

Sức Khỏe

  • CHIẾN ĐẤU HAY CHẾT? & TUYÊN NGÔN NIỀM TIN & TỰ DO KHÔNG MIỄN PHÍ ….

    10/12/2019
  • Quẻ bói đầu năm

    21/11/2019
  • Thanh Chiêm… (Ngôn ngữ thứ bậc của Tiếng Việt …)

    05/11/2019

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Đăng ký liên hệ quảng cáo

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Pinterest
  • Youtube
  • Email
  • Vimeo

@2019 - All Right Reserved. Designed and Developed by Vietnameseinternational

Vietnameseinternational Relationorganization
  • Trang chủ
  • Liên hệ

Bài viết gần đây

  • Skrik

    16/04/2020
  • MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

    22/03/2020
  • Dòng Sông Xanh

    21/03/2020
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020
  • Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

    25/12/2019
@2019 - All Right Reserved. Designed and Developed by Vietnameseinternational