Bắt Đầu … Từ Một Đêm Trăng
Với Quê xa, Ðà Nẵng
Với Trường xưa, Phan Châu Trinh
VÀ MỖI NGƯỜI BẠN LUÔN HIỆN MỚI.
Bạn tôi, nếu mới gặp lần đầu, ta có thể nghĩ đấy là gã tay chơi, kẻ sống theo lề lối, sinh hoạt sôi nổi bề mặt. Cũng có thể đúng như thế, một phần do bạn vốn môn đồ Thiếu Lâm, vô địch điền kinh học sinh, khuôn mặt sắc nét tươi vui, đều đặn. Bạn cũng có thể trở nên một tay hào hoa ăn chơi không âu lo với cung cách quen thuộc của dân học trường Tây, gia đình tài sản lớn. Nhưng, đời bạn đã không theo con đường dễ dàng thuận lợi đó. Bạn chọn ngã chông chênh, nguy biến hơn, cũng là lối đi rực rỡ huyền hoặc của tất cả nhân sinh – Ðường của người-yêu- người với phương tiện đặc thù để diễn đạt tình yêu ấy – Nghệ Thuật. Và bạn đã chọn hướng nghệ thuật hàng đầu – Âm Nhạc – Với thanh sắc kỳ ảo của riêng.
Bạn tôi, là một cô gái tội nghiệp trong số những thiếu nữ hẩm hiu bất hạnh. Bạn không có nét quyến rũ, lộng lẫy dù đang lúc thanh xuân khởi sắc. Bạn chỉ là một vóc dáng nhỏ bé linh hoạt, tóc nâu nhạt và đôi mắt luôn sáng ánh ngạc nhiên, loáng lạ lẫm của tâm hồn đơn giản trung hậu trước những điều dữ dội, đe dọa từ cuộc sống. Bạn mất cha từ tấm bé nên gia đình đã là một điều phiền muộn u uẩn, và lớp học, nơi bạn hằng ngày nôn nao đi về, đôi khi cũng gây nên đớn đau…Tân không có quần áo mới! Tân mặc quần… cháo lòng!”. Gã bạn nhỏ cùng lớp chỉ do nghịch ngợm vô tình nói lên câu ác độc… Bạn bật khóc, lòng ghi sâu mối rúng động gớm ghê. Nỗi xót xa khi trái tim bị xúc phạm. Trong đơn độc tủi hổ của tuổi lớn lên, Bạn như con chim nhỏ giữa đám lá sũng nước. Bạn cảm thấy bị đe dọa, và cần được che chở.
… Hai bạn tôi yêu nhau từ một đêm trăng.
Gã thanh niên quả tình chỉ để ý đến người thiếu nữ như một phản ứng bù trừ. Anh học trường Pháp từ bậc tiểu học nên quen giao tiếp phóng khoáng, văn minh. Từ căn gác của gia đình, ngôi nhà lầu mặt tiền con đường lớn nhất thành phố, hằng ngày anh nhìn thấy cô bé từ xóm nhà nghèo đi ra. Xóm nhỏ phần lớn là nhà tranh quây quần quanh khu đường cát lỡ. Những lối đi cát xám, nhỏ vừa đủ hai xe đạp tránh nhau, chạy vướng vít dưới tàng cây sầu đông, vào mùa Hè thoáng hương thơm ngan ngát theo gió từ vịnh biển tản lan. Cô bé (Khi khởi đầu câu chuyện, chỉ là cô bé gái vừa qua tuổi dậy thì) đã đi từ hẻm cát ra đến gốc cây đa, tiếp tục theo một con lộ khác lớn hơn, cũng là đường đất cát mà bộ hành chỉ xử dụng hai lối nhỏ hai bên, khoảng giữa tâm đường, cát gồ lên gò, đống. Ði hết đoạn đường cát, cô mới rẽ vào phố chính trải nhựa.
Một ngày, không nhớ rõ là bao giờ, người thanh niên thấy ra cô bé… Sao “nó” có nét mặt chịu đựng tội nghiệp đến thế?! Vẻ lặng lẽ cam phận này rất dễ nhận vì cô vốn có nét sắc sáng loáng tinh anh với sống mũi cao thẳng, da trắng và ánh mắt loáng xanh linh động. Anh theo dõi bước chân của cô bé như thế từ lúc nào không rõ. Chỉ biết, Hè vừa qua, cô gái đã là một thiếu nữ toàn hảo, nói lời tiếp xúc đầu tiên: “Thưa anh, em đã đậu trung học, đậu kỳ vừa rồi. Ðậu bình thứ”. Giọng nói trong trẻo, tự tin, chững chạc.
Hai bạn tôi tiếp xúc quen nhau sau ba năm nhìn thấy vào ngày Hè 1958. Mùa sống động nồng nhiệt của tuổi trẻ và đất trời. Họ thường hẹn gặp nhau nơi vịnh biển trong rừng dương liễu. Họ chọn khu rừng gần hồ nước, hướng về làng Thanh Bồ, nơi lau lách, đồng cỏ ngút ngàn, tiếp giáp rừng dương, bờ biển để thiên nhiên còn nguyên độ hoang sơ thuần nhã thích đáng, hòa hợp với tình yêu trong sáng, thắm thiết của họ. Ở đấy không bóng người, chỉ tiếng gió vi vu xao động qua tàng cây và hàng lau nghiêng ngã. Chuyến tàu hỏa chở hàng từ ga chợ Hàn trở về gióng âm thanh xa vắng, thả lên trời vệt khói đen mỏng manh chỉ làm tăng thêm độ u tịch của cảnh sắc. Ðoàn xe đôi khi bị mất hút đâu đó sau ngàn lau… Ở đây yên tĩnh quá anh há.. Người con trai cười nhẹ. Anh chỉ có nụ cười trẻ trung chân thật này, biết nói thế nào bằng tiếng Việt?! Quả thật âm thanh, ngôn ngữ có một khoảng trống không vận dụng được. Chưa vận dụng được. Anh bất lực để nói lên lời cụ thể. Anh cần một cách thức, điều kiện diễn đạt khác, đầy đủ, chính xác, và thắm thiết hơn.
Một mùa Hè, một năm đi qua, nay lại đến mùa Hè thứ hai từ lúc thương mến. Ngày Hè năm 1959, cô gái đột nhiên vắng mặt. Gọi là “đột nhiên” vì do phản ứng của mối liên hệ đang bình thường, đang thắm thiết, bỗng nhiên bị cắt đứt. Người thiếu nữ phải theo đoàn học sinh cùng trường đi cắm trại vào dịp cuối năm. Cô vắng mặt từ sáng sớm, đến chiều người thanh niên động tâm. Chiều, khoảng thời gian sau khi tan buổi học, từ lúc nắng sáng chuyển bóng đêm… Không hẳn thế, thật sự chỉ là ngày hôm qua, chiều trước của buổi chiều ghê gớm này. Anh đạp xe ra vịnh biển, đếân nơi vùng lau lách quen thuộc, để chân trần di động trên bãi cỏ, gò cát… Anh đi đến chỗ mép hồ, ngồi xuống, nhặt quả thông, khối cỏ tròn, tua tủa những cọng sắc như lông nhím, thảû khối cỏ quay lông lốc theo triền dốc cát… Ðầu ngọn cỏ nhọn sắc đâm vào tay, hơi mát đầm đầm dưới chân, tiếng rì rào của gió khua lá, mặt nước hồ hắt khối nắng vàng khô úa. Hình như tất cả cảnh sắc đang sụp xuống tàn tạ, hấp hối.. Khối đất trời đang đổi thay. Ðang chết. Chịu không nổi, anh trở lại thành phố. Phải đi tìm… Phải đi tìm…
– Ông biết học trò trường Phan Châu Trinh đi cắm trại ở đâu không ?
Người bạn anh, vốn huynh trưởng một đoàn Hướng Ðạo tuy biết rõ tất cả địa điểm cắm trại của vùng núi đồi, thôn dã quanh thị xã, không trả lời liền. Anh ta nhìn vào nét mặt thê lương ủ dột của bạn… Ông làm sao thế Không có gì, tôâi muốn biết họ đi cắm trại ở đâu. Cần lắm. Cuối cùng, cả hai đến chân đồi Mỹ Thị lúc ngày hết và trăng đã lên.
Giải đồi dương liễu loang loáng, hiện ra mới mẻ theo từng khoảng khắc dưới trăng với sợi thân lá óng màu sáng bạc xôn xao chuyển động, xô đẩy đùa trăng đi như liếp sóng.. Ta có cảm giác như những lượn sóng bạc đẩu đâu từ ngoài trùng dương xa xôi sau khi chạm đến bờ đã tràn qua giải cát, theo trăng lên đồi, tiếp ngọn cây, xô liếp sóng lá cồn lên không gian xanh sáng… Nhưng sóng lá thông còn phải đi hết lộ trình bất tận, chuyển xuống chân đồi, phía làng nhỏ và giòng sông, khua mặt nước làm trôi những giải đường trăng thiêm thiếp tan vào bờ lau, in hình khối núi Non Nước chìm chìm im lặng… Trên sóng nước, giữa giòng trăng, từ con đò len lỏi trong lau sậy bạn tôi đưa ống sáo lên môi. Anh dùng nguồn thanh âm của tre trúc thay tiếng lời, những nội dung mà ngôn ngữ bình thường hạn hẹp không nói được. Từ trên đồi cao, mấy trăm học sinh ngồi dậy. Họ đồng im lặng nghe giữa hơi gió cuốn lá, sóng trăng miên man thanh âm chuyển động kỳ ảo – Giọng tiêu trúc ca ngợi, tỏ tình. Người thiếu nữ bật khóc. Bóng lá thông khi gió thổi lệnh làm lộ rõ ngấn nước mắt trên má long lanh.

“sáo thần “ Nguyễn Đình Nghĩa
Và, Nguyễn Ðình Nghĩa cùng Trịnh Diệu Tân đã nuôi dưỡng, vượt sống, hiện thực tình yêu hằng suốt hơn ba mươi năm, từ đêm Hè không hề mất độ sáng, và âm thanh tiếng sáo vĩnh cửu màu trăng.
Cần gì phải cậy đến điển tích, sự việc người xưa, chuyện thần thoại… Những Trương Lương, Trương Chi, Orphée để diễn đạt, biểu hiện sức mạnh kỳ diệu của tình yêu, âm nhạc. Ðêm trăng mùa Hè 1959 nơi đồi Mỹ Thị đã không chỉ của riêng Nguyễn Ðình Nghĩa và Trịnh Diệu Tân, mà đã là cảnh sắc, thanh âm, giòng rung động, sức sống của tất cả lớp tuổi trẻ ngày ấy. Tuổi trẻ chỉ có một lần trong đời, mà ba mươi, bốn mươi năm sau ở chốn cuối trời, nơi xứ lạ hoặc còn trong vùng đất nước tang thương… Những người thầy tóc bạc Nguyễn Ðăng Ngọc, Bùi Tấn, Trần Tấn, những người anh, người chị, Trần Ðại Tăng, Trần Ðình Hoàn, Ðặng Thị Liệu, Trần Thị Kim Ðính… Những học trò, Vũ Ngự Chiêu, Nguyễn Bá Trạc, Hà Nguyên Thạch, Bùi Ngọc Tô, Lê Chí Thảo, Tôn Thất Tuấn & Hải, Võ Thị Thương, Lê Thạch Trúc, Lê Như Hảo, Nguyễn Liên Hương, Huỳnh Thị Phú, Võ Hồng Diệp.. Và rất nhiều người. Tất cả đồng một lần xanh ngắt sống lại, một lần linh động phơi phới, khi nhắc lại trường xưa, bạn cũ… Vô vàn tiếng sáo đêm Hè Mỹ Thị sáng giòng trăng.
Và quả thật, một mình tôi sẽ không đủ sức đi hết đoạn đường khó nhọc từ mấy mươi năm qua nếu không được sức nâng thường trực bền bỉ, cụ thể từ bằng hữu. Tôi không thể nào sống qua những ngày trẻ tuổi trầm luân thiếu đói nơi căn gác gỗ đường Tô Hiến Thành, Huế nếu không có Trạc, có Nghĩa, có Dinh…Tôi cũng không thể nào qua khỏi mười bốn năm lính điêu linh nếu không có những Mễ, Lạc, Lô, Tâm… Ðám bạn lính chia với tôi từng ngày, từng giờ bão lửa.
Và cuối cùng, từng phút giây đương cự nơi ngục tối. Tôi biết sống cùng Ai, nếu không với những Người Bạn. Mỗi người bạn hiện hữu rõ từng chi tiết, nét mặt, tiếng lời. Sự thiết thân mầu nhiệm này có thật. Nên từ bóng tối, cảnh chết, tôi đã phục sinh…
Trăng giãi vàng rơi liếp sóng loang
Lau lách im lặng dưới đêm ngàn
Ngũ Hành năm cụm nằm thiêm thiếp
Thuyền chở tiêu sầu qua quá canh
……
Con đâu? Bạn đâu? Trời xưa đâu?
Ðêm đã qua lâu, bóng tối sâu …
Còn chút hơi tàn hong nhịp thở
Nhớ Người ghìm tiếng thét chìm đau…
Nguyễn Ðình Nghĩa không chỉ vận động giòng âm hưởng từ ống trúc để bày tỏ tình yêu. Anh hiện thực, hữu hiệu hóa khối năng lực thanh âm kia thành phẩm lượng vật chất để nuôi dưỡng, duy trì, khai triển tình yêu kia trong đời sống. Anh cùng Người Yêu kết hợp từ tiếng sáo đêm trăng, bỏ Ðà Nẵng vào Sài Gòn những ngày đầu thập niên 60. Cả hai vào Sài Gòn với tay trắng. Tay trắng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng- Chỉ với cây sáo trúc và tình yêu. Nhưng chuyện thần tiên và chuyện cổ tích của Nghĩa -Tân được hiện thực hóa ở Sài Gòn với đại nạn chiến tranh, trong căn nhà bốn thước bề ngang, hai mươi thước dọc nơi hẻm nhỏ đường Phan Văn Trị, Nancy. Nguyễn Ðình Nghĩa dựng nên thế giới thanh âm tre, trúc ầm vang giòng xe luôn náo động của hai con đường lớn nhất Sài Gòn-Chợ Lớn, Trần Hưng Ðạo và Cộng Hòa, hòa nhịp với tiếng gõ xe mì, xe hủ tiếu âm động của dãy thùng hứng nước từ đầu hẻm và lẽ tất nhiên, chuỗi rầm rì liên tục mệt nhọc của nhà máy đèn Chợ Quán. Trong hẻm lao động tồi tàn náo loạn đó, Nguyễn Ðình Nghĩa đã hoàn thành “tác phẩm” lớn của đời mình – Nuôi dưỡng vợ, và ba con từng ngày bằng tiếng sáo. Diệu Tân thành người khoa bảng và các con khôn lớn trưởng thành. Chuyện thần thoại có kết thúc rất cổ điển và trung hậu: Nguyễn Ðình Nghĩa là cây sáo số một của Việt Nam, của miền Nam …”Có một thằng cha bên Tàu, và một cha nữa bên Tây, hai cha này thổi hay hơn moi !!” Nghĩa đã nói với tôi như thế hơn hai mươi năm trước. Tôi nhìn quanh căn nhà lổng chỗng đồ đạc tồi tàn, chiếc xe đạp treo trên tường, tấm bảng đen đầy bụi phấn, đống áo quần dơ, sô nước, và Diệu Tân lấm lem khói bếp…”Ông nên “nhường” cho hai cha ấy đi, sống thế này mà “thổi” được như ông là Thánh”. Ít khi nào lời nói đùa mang độ thật đến như thế. Nguyễn Ðình Nghĩa lúc ấy, “cây sáo số một” của Việt Nam, gã Orphée tân thời chỉ một chiếc quần xà lỏn trên mình. Nóng từ mái tôn hắt xuống như đang trong lò bánh mì… Hỏi ai có thể “thổi” hay hơn bạn được?! Chỉ cho tên một người khác đi, trước đây hoặc bây giờ.
30 tháng 4, 1975 sập xuống, cùng một lần với Miền Nam, Nghĩa và gia đình bị đuổi ra khỏi căn nhà hẻm Phan Văn Trị… “Sáo với tiêu, rõ nỡm, cái đống tre này chỉ đun được nồi cơm là phèo!” Gã cán bộ chỉ vào đống ống trúc đang chờ đục lỗ nói với giọng khinh miệt rẻ rúng. Nghĩa và Diệu Tân trở lại miền Trung sau hai mươi lăm năm. Khác với lần di chuyển vào Nam ngày trước, chuyến đi với can đảm tuổi trẻ, và lãng mạn tình yêu. Hôm nay, hai người có khối nặng của ba con, và nỗi thấm nhục bị miệt thị. Hành vi cao thượng của người Nghệ Sĩ bị đánh giá thành hoạt động hèn mọn phục vụ chính trị suy đồi: “Chỉ có bọn Ngụy mới trả tiền để anh thổi sáo cho chúng. Cách mạng chúng tôi không cần. Nhân dân ta chỉ cần đánh Mỹ, thắng Mỹ, và thi đua lao động.” Nghĩa và gia đình không về lại Ðà Nẵng, anh đưa vợ và ba con đi xa hơn… Nơi hẻo lánh, vùng núi miền Trung.

Và chuyện thần thoại được thực hiện lần thứ hai. Cái khó không bó được cái khôn, với điều kiện chúng ta phải khôn. Sự cùng khổ đôi khi không là tai họa nếu chúng ta có sức vượt qua cùng khổ. Ở miền núi, tiếp xúc với những người sắc tộc Bahnar, H’mong, Rhadé… Nghĩa dần khám phá ra khối lượng nhạc khí độc đáo, kỳ ảo của họ, với cây đàn T’rưng, nhạc khí gõ sơ khởi vỏn vẹn năm ống tre, đầu mắc vào cột, một người ngồi giữ giây, một người gõ. Người Bahnar (vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi chạy qua Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuộc xuống Bình Long, Nam bộ) chỉ vận dụng được một cung năm ngũ âm đơn giản để dùng trong việc liên lạc, mời gọi họp bạn hoặc các buổi tế lễ như hạ trâu, cưới xin, mở cửa mả. Năm 1978, có mặt trong buổi liên hoan âm nhạc đồng bào sắc tộc Việt Nam tại Nha Trang, Nghĩa nẩy ra ý nghĩ khi nghe đàn T’rưng cải tiến (từ một nhạc công người Nam đem ra Bắc năm 1954). Ðàn T’rưng cải tiến thành cung Mi trưởng, có đầy đủ một hợp âm bát độ giúp Nghĩa có so sánh: “Nếu chỉ với một ống sáo nhỏ bé anh đã tạo nên hằng hà âm giai, âm sắc biến hóa kỳ ảo, thì huống gì đây những năm ống tre, cũng từ tre, trúc mà ra thôi”. Anh gọt không phải hằng chục, hằng trăm, hàng ngàn, mà hằng chục ngàn ống tre… Chọn lọc, nấu luộc, phơi nắng, cất giữ để có những ống tre tối ưu – Ðể buồng hơi (chambre à air) tạo nên âm thanh tuyệt đối thuần túy – Một cung cộng hưởng tối đa. Căn nhà của anh trở nên một rừng tre nhân tạo tua tủa những ống tre. Từng ngày với từng ống tre được gọt theo từng 1/5, 1/10 milimetre một… Năm 1981, Nghĩa hoàn tất chiếc đàn T’rưng đồ sộ gồm 27 ống có khả năng tiết tấu bốn bát độ. Ngoài ra, anh phải cậy đến một sáng kiến khác của người Nhật Watanabé, nhạc sĩ này đã tìm ra một “gam vô tình” cũng có thể gọi là “gam mềm” sau khi gắn vào thêm hai ống. Chiếc đàn 29 ống hoàn chỉnh. Bộ trưởng Văn Hóa (Cộng Sản) Lưu Hữu Phước không thể nào vùi lấp sáng kiến và tài năng của Nghĩa, cũng một phần, đây là điều đáng hãnh diện của người Miền Nam sau khi Hà Nội sáng chế nên cây gõ hai đầu; cây gõ nguyên thủy chỉ một đầu.
Nguyễn Ðình Nghĩa được chính phủ Cộng Sản – Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chấp nhận – Phải chấp nhận – Người nghệ sĩ Miền Nam này là một tài năng đích thực. Tài sản lớn của tất cả Việt Nam. Thái độ này là một biểu hiện điển hình của thú nhận: Sau mấy mươi năm chỉ huy miền Bắc, những người lãnh đạo cộng sản đã thành hình được một khối lượng lớn (rất lớn) văn hóa phẩm gồm những bài hát chỉ được hát một lần ở đài phát thanh; những ấn bản toàn tập chỉ được mua bởi cơ quan chính phủ; những tranh, tượng dùng để trang trí ở các phòng họp, hội trường nhà nước. Họ cũng dần hiểu rõ, “mặc cảm” cần được tiêu trừ (Như một cấp lãnh đạo miền Bắc đã nói cùng cố học giả Nguyễn Hiến Lê: “Miền Nam nên từ bỏ “mặc cảm tự ti” vì lạc hậu, phản động (do thua trận), và miền Bắc cần từ bỏ “mặc cảm tự tôn (do đã thắng trận”)- thật sự là “mặc cảm” của đám tổng, lý sau khi ăn bạc, và cơn say bữa rượu thịt chó của chính họ. Quả tình tôi rất thấm hiểu “cơn trả thù của người nghệ sĩ” khi nhìn thấy hàng hàng cán bộ lãnh đạo, viên chức nhà nước, những văn nghệ sĩ “cấp cao” cộng sản nối đuôi nhau vào xem và tranh mua những họa phẩm của “bọn họa sĩ Ngụy”: Nguyễn Trung, Ðỗ Quang Em, Ðằng Giao, Phạm Cung, Nguyễn Hải Chí (Chóe). Tranh của cụ Nguyễn Gia Trí đã là một “Tài sản Quốc gia”. Tranh và những họa sĩ đã bị khinh miệt vất bỏ từ buổi sáng ngày 30 tháng 4, 1975.https://www.youtube.com/embed/5QfsQ5RydsU?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
Nguyễn Ðình Nghĩa đã là một “”trả thù” xứng đáng nhất. Nhân tiện đây, tôi có ý nghĩ, đồng bào hải ngoại chớ nên gay gắt cùng với những văn, nghệ sĩ hiện còn ở Việt Nam nếu như họ có phần “cộng tác” cùng chế độ, chính quyền cộng sản ở đấy. Tại sao ta không chia phần “hãnh diện” vì người Việt Nam (Người ở miền Bắc, Hà Nội lại là đa số) chỉ tìm đọc Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, Hoàng Hải Thủy, Nguyễn Thụy Long, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Hoàng… và đến cả Bà Tùng Long, cụ Hồ Biểu Chánh. Họ hát “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc” của Phạm Duy, bài “Hát Cho Một Người Vừa Nằm Xuống” của Trịnh Công Sơn, và “Người Ở Lại Charlie” của Nhật Trường từ phòng giam Trại 5 Lam Sơn, Trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa, Trại Hà Nam Ninh. Người miền Nam có hề “thua” đâu. Thấy như thế. Nghĩ như thế.
Nhưng chuyện thần kỳ của Nguyễn Ðình Nghĩa không dừng lại ở đấy, ở Việt Nam. Anh đến Canada năm 1984; tháng Giêng 1987 nhân dịp Tết Việt Nam, anh xuất hiện ở phòng hòa tấu Ðại học Toronto và liên tục trình diễn qua các cơ sở văn hóa, giáo dục vùng Ðông-Bắc nước Mỹ. Anh không đứng trên sân khấu một mình. Sau lưng, và hai bên anh bây giờ đã có toàn thể khối lực hỗ trợ… Những Ðoan Trang, Nam Phương, Nguyễn Ðình Nghị, và tiếp theo, Nguyễn Ðình Hòa và Chiến. Ðây không còn là những đứa bé trèo lên vai, bám lên cổ anh ở hai mươi năm trước, mà đã là người thiếu nữ Việt Nam làm sống động âm thanh khắc khoải gờn gợn của Ðộc Huyền (Nam Phương); người dựng lại khối âm thanh rực rỡ của Thập Lục (Ðoan Trang), và những cây guitar điện kỳ ảo, sống động, giàn trống hào hùng với Nghị, Hòa, Chiến… Tất cả đã hòa nhịp cùng chiếc đàn T’rưng đồ sộ 29 ống của Nghĩa hiện thực nên điều – Âm nhạc với nhạc khí cổ truyền Dân Tộc Việt Nam là một thế giới kỳ diệu do từ nội dung sâu lắng, phong cách, kỹ thuật trình diễn điêu luyện tế vi.
Buổi trình diễn ngày 2/6/1994, tại Thính Ðường Carnegie Hall, Ðại học Kỹ Thuật New York là một xác chứng về câu chuyện có vẻ không thực của một gia đình tên gọi Nguyễn Ðình Nghĩa. Vì sau gần trăm năm thành lập, phòng hòa âm ấy chỉ dành riêng để các bậc thầy trình diễn về các bậc thầy, những Beethoven, Mozart, Wagner… Nhưng nguồn sống động làm phấn khởi, thúc dục tôi viết nên bài này không phải là giải thưởng của Thống Ðốc Tiểu bang Maryland về “Nghệ Sĩ Ðộc Tấu Xuất Sắc” năm 1994 mà Nghĩa vừa nhận được hôm 12tháng Sáu tại Baltimore. Có một điều gì cao quý và sâu xa hơn. Ðấy là dự định mà tôi tin chắc Nghĩa sẽ thực hiện được – Làm sống lại Beethoven, Tchaikovsky, Debussy… Bằng lửa. Với lửa. Nghĩa là Nghĩa sẽ tái cấu trúc, hoàn chỉnh lại cây “Ðàn Lửa” của người Vân Kiều (vùng núi Bạch Mã, Cầu Hai, Thừa Thiên), một loại đàn đã bị thất truyền và không người có khả năng khôi phục. Lửa sẽ được đốt lên (tất nhiên từ một hệ thống lò ga thay vì lửa trại, lửa rừng), chuyền hơi nóng qua những ống tre lớn, do Nghĩa đã nắm được cấu trúc từng tế bào tre, trúc. Và những hợp tấu khúc lớn của các bậc thầy sẽ được dựng nên, bừng dậy như ánh lửa chập chùng hằng cháy sáng từ ngày khai sinh sự sống trần gian.
Nhưng cuối cùng, cũng không hẳn như thế. Chẳng phải vì tài hoa đặc dị của bạn mà tôi viết nên lời. Tôi cảm động vì một điều đơn giản. Về một điều rất đơn giản, tầm thường, nhưng thấm thía, cảm động, xót xa.
…Ngày xưa, buổi rất lâu của hơn bốn mươi năm trước, những ngày của thời gian trước 1954. Tôi lúc ấy là đứa trẻ nhà nghèo thường hay nhặt những hạt, hột không tên, vô vị nào đó để lót lòng vào buổi, giờ xa bữa ăn vốn quá thiếu thốn. Hạt cây quăn vị ngọt nhầy nhầy mủ trắng, hạt trái mâm xôi xám trắng trong trong. Và trong những lúc lẫn quẩn nơi bụi hoang, bãi cỏ để tìm kiếm loại “lương thực” tội nghiệp kia, giữa tiếng lá kiền kiền khô cuốn trong cỏ tranh, trên mặt đường đất đá lồi lõm vùng ngoại ô Ðà Nẵng… Giữa tịch mịch của thanh âm nắng, gió, lá, cỏ kia tôi nghe vọng tiếng chim… Tít … tít ..tít … tịt …t..tịt ..tịt… Chim kêu tắt tắt, chậm chậm và lịm dần. Tôi không biết tên chim nhưng cò ý nghĩ… Chim chắc cũng đang chịu phần tội nghiệp hẩm hiu. Cũng chưa thấy dáng chim lần nào. Năm 1993, nơi vườn Lái Thiêu, giữa khoảng xanh dầy của tàng măng cụt, tôi trải chiếc chiếu ngủ dật dờ trên đám lá, nắng cuối năm vàng khô lạnh lạnh. Chẳng khá hơn tình cảnh của đứa bé bốn mươi năm trước, và nghe lại tiếng chim…Tít …tít ..tịt ..tịt ..tịt… Chim gì kêu buồn quá ông ơi!! Chịu không nổi. Tôi phải nói lên cùng Út Năng, ông bạn già chủ vườn tôi ở,
– Thì chim “mồ côi” mà cha…
– Mồ côi? Ai mồ côi ?!!
– Ông không nghe ra à… père…mère…frère… tout est perdue … Mất hết trơn như vậy làm sao mà không kêu..
– Ờ… há, vậy là con chim giống tôi. Hèn gì hồi nhỏ tôi đã nằm lặng ra mà nghe.
Và tôi đã nghĩ có mấy ai trong đời phải mất hết trơn đến tội như thế. Và có ai trong đời hằng phải nhớ đến một tiếng chim. Nhưng không, trong những bài nhạc do Nghĩa soạn cho sáo, đàn có nhiều bài về chim, bài Phụng Vũ, bài Chim Loan, và bài Chim Boong Klé…
– Boong Klé là chim gì? Tôi hỏi bạn.
… Chim “mồ côi” đó mà… Ở Ðà Nẵng, thuở nhỏ toa có nghe lần nào không?
https://www.youtube.com/embed/FPSwIs-uK4w?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent
Vâng, Nghĩa và Tân ạ, tôi đã nghe tiếng chim ấy, và tôi cũng đã đôi lần kêu với nó. Thật ra rất nhiều lần. Vẫn đang kêu cùng chim.
Quê hương tôi có loài chim mồ côi
Mẹ chết, mất cha, anh em phiêu tán
Lắng âm tiếng hiểu dần nên nguồn cội
Chim và Người cùng thấm khổ ÐAU thôi.
Phan Nhật Nam
—————————————————
TẠI SAO MŨI CHÍCH NGỪA CORONA VI-RÚT
LẦN THỨ HAI CÓ NHIỀU PHẢN ỨNG PHỤ
Bây giờ cái phần khó khăn bạn phải làm cho được — là bạn phải làm sao để được chính mũi thứ hai đúng thời hạn. Có nghĩa là bạn phải làm một cuộc hẹn khác, và theo dõi chặt chẽ lịch trình tiêm chủng của bạn. Thêm vào đó, có lẽ là một chút lo lắng nữa.
Các bác sĩ đã cảnh báo mọi người rằng liều thuốc đầu tiên có thể có phản ứng phụ của nó. Và bây giờ, mọi người bắt đầu báo cáo rằng liều thứ hai có thể gây ra nhiều phản ứng phụ hơn liều đầu tiên.
Đây không phải là một phát hiện bất ngờ. Moderna và Pfizer đều cho biết trong bản tường trình của họ gởi lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration) rằng có sự khác biệt đáng kể về các phản ứng phụ với hai lần chích khi họ thử nghiệm vắc-xin ở những người tình nguyện.
Hãng Moderna tuyên bố rằng “Các phản ứng bất lợi cục bộ gây ra ở mức độ 3 thường được báo cáo nhiều hơn sau Liều 2 so với Liều 1”. Các phản ứng phụ cấp độ 3 bao gồm sưng tấy và đau ở nơi bị chích, người rã rời và nhức mỏi, đầu nhức và cơ thể nóng sốt nhẹ.
Tại sao vậy?
Ta hãy dùng ví dụ để giải thích trường hợp này.
Hãy tưởng tượng vào một đêm nào đó bạn nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một người đang lởn vởn xung quanh khu xóm của bạn. Người đó trông thật đáng sợ, và bạn có thể hơi lo ngại, nhưng bạn không hoảng sợ.
Giáo sư sinh học tiến hóa Michael Worobey thuộc Đại học Arizona giải thích “Lần đầu tiên nhìn thấy một người đang lén lút rình mò, họ có thể khá lo lắng. Họ có thể gọi cảnh sát và báo cáo việc này, và một họa viên sẽ phác họa hình ảnh người rình mò này, và bức phác họa này được gởi đến các sở cảnh sát trong vùng”.
Một vài tuần sau, bạn nghe thấy một tiếng động, nhìn ra cửa sổ và thấy cùng một khuôn mặt. Bạn có nhiều khả năng phản ứng mạnh mẽ lần này, khi biết rằng bạn đã nhìn thấy khuôn mặt này trước đây. Trái tim của bạn đập mạnh, mồ hôi tay của bạn rịn ra, và đầu óc của bạn không ngừng hoạt động. Bạn thậm chí có thể gọi 911. Và cảnh sát sẽ sẵn sàng đến để tóm bắt người này đi.
Giáo sư Worobey nói “Lần tới khi kẻ tình nghi cố gắng làm một điều gì đó, kẻ này sẽ nhận được phản ứng mạnh mẽ hơn vì hiện tại đã có nhiều người quen thuộc với khuôn mặt đó rồi”.
Liều vắc-xin thứ nhất giống như lần đầu tiên bạn nhìn thấy người lạ – hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn chú ý và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, nhưng lần thứ hai nó đã được chuẩn bị để dễ dàng nhận dạng và phản ứng mạnh mẽ hơn khi phát hiện cũng vật lạ ấy xâm nhập cơ thể.
Nói chung, đây là cách hoạt động của vắc-xin. Giống như một áp phích truy nã (wanted poster), nó luôn luôn đặt hệ thống miễn dịch ở trong tình trạng báo động và cảnh giác.
Cái được gọi là vắc-xin sơ-tăng (prime-boost) – những loại vắc-xin mà ngăn ngừa bịnh tật tốt hơn với hai (hoặc nhiều hơn) liều thuốc được chích vào cơ thể cách quãng nhau – rút ra từ những phản ứng nêu trên.
“Với liều đầu tiên, cơ thể bạn phải tạo ra phản ứng miễn dịch từ số không,” Giáo sư Worobey nói.
Cơ thể tạo ra kháng thể, nhưng cũng bắt đầu tạo ra các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào B để tạo ra các kháng thể cho một mục tiêu nhất định. Điều này cần thời gian – một quá trình được gọi là trưởng thành.
Giáo sư Worobey nói: “Bạn sẽ có một số lượng tế bào B đã được tinh luyện. “Khi được chính ngừa lần thứ hai, những tế bào B đã được tinh luyện đó sẽ hoạt động như là một đội quân (nhân bản và vô tính, a clone army) ngay lập tức có thể bắt đầu tạo ra một phản ứng miễn dịch rất lớn. Đó là những gì xảy ra khi bạn cảm thấy như bạn đang bị ai đánh cho nhừ tử vậy (nguyên văn: kicked in the teeth).”
Thomas Geisbert, giáo sư và chuyên gia tại Đại học Y khoa Texas về các mối đe dọa của các loại vi-rút mới đang nổi lên, cho biết rằng một số loại vắc-xin tạo ra nhiều phản ứng miễn dịch với chỉ một liều duy nhất. Nhưng sách lược vắc-xin sơ-tăng (prime-boost, 2 lần chích) sẽ tạo dựng một lực lượng phòng thủ lâu bền hơn, ông nói vậy.
Ông nói: “Hệ thống miễn dịch của bạn đã được kích hoạt ngay từ liều đầu tiên. Vì vậy, với liều thứ hai, “Bạn có xu hướng xây dựng phản ứng lâu hơn và bền hơn.”
Các triệu chứng giống như cúm đi kèm với bất kỳ bệnh nhiễm vi-rút nào không phải là do vi-rút tự gây ra. Những triệu chúng đó được tạo ra bởi phản ứng của cơ thể. Sốt và đau nhức cơ bắp xuất phát từ tình trạng viêm, là dấu hiệu cho thấy các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào T đang phát ra báo động dưới dạng tín hiệu hóa chất gọi là cytokine.
Geisbert nói: “Bạn bị sưng ở chỗ tiêm. Bạn có thể cảm thấy ớn lạnh hoặc đau nhức, hoặc cảm thấy mệt mỏi.”
Điều đó là một báo hiệu tốt cho việc dự đoán: liệu xem vắc-xin có cung cấp được một khả năng miễm nhiễm tốt hơn là sự miễn dịch tự nhiên hay không. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, Tiến sĩ Rochelle Walensky, trong một cuộc họp ngắn tại Toà Bạch Ốc vào tháng trước, có nói “Những triệu chứng này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đang được tăng cường và vắc-xin thực sự đang hoạt động”.
Loại coronavirus mới này chỉ xuất hiện được khoảng một năm nay thôi, vì vậy vẫn chưa một ai có thể quả quyết rằng liệu nó sẽ giống như bệnh sởi, bệnh mà người ta mắc một lần trong đời rồi thôi, hay giống như bệnh cúm, người ta mắc đi mắc lại nhiều lần.
Các nghiên cứu cho thấy rằng khả năng miễn dịch đối với coronavirus dù sao cũng kéo dài hàng tháng – sáu tháng, chín tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Điều đó không hẳn là đúng với 100% dân số – khả năng miễn dịch thay đổi rất nhiều từ người này sang người khác, và một vài trường hợp đã được ghi nhận về những người bị nhiễm coronavirus hai lần. Nhưng chúng dường như là những trường hợp không phổ biến.
Các nghiên cứu này cũng theo dõi hệ thống miễn dịch của người ta trong một thời gian và các nghiên cứu cho thấy rằng ngay sau khi bị nhiễm trùng, hai loại kháng thể đột ngột tăng lên về số lượng và sau đó tan rã, trong khi một loại kháng thể thứ ba tăng dần một cách chậm chạp hơn. Và sau đó các tế bào B, mà đã được “huấn luyện” để nhận biết vi-rút, bắt đầu sản xuất các kháng thể chuyên biệt và tích tụ trong máu.
Chủng ngừa có khả năng đẩy nhanh quá trình này – cung cấp cho mọi người sự bảo vệ nhanh hơn nhưng cũng có thể cung cấp mức độ bảo vệ rộng hơn so với nhiễm trùng tự nhiên.
Giáo sư Geisbert nói: “Bởi vì tất cả mọi việc đã diễn ra quá nhanh chóng, các nghiên cứu và các dữ liệu quan trọng vẫn chưa có đủ”.
Phỏng dịch theo nguyên bản bằng Anh Ngữ:
https://www.cnn.com/2021/02/04/health/coronavirus-vaccine-second-shot-effects-wellness/?iid=ob_article_organicsidebar_expansion
—————————————
So sánh các vaccine COVID-19: Moderna, Pfizer, Novavax, Johnson & Johnson và AstraZeneca
Trong cuộc chạy đua để chấm dứt đại dịch coronavirus, chúng ta càng có nhiều loại vaccine an toàn, hiệu quả, thì chúng ta càng có thể sớm thoát khỏi mớ hỗn độn này.
Cho đến nay, 5 loại vaccine – do Moderna, Pfizer, Novavax, Johnson & Johnson và AstraZeneca sản xuất – là những loại thuốc dẫn đầu. Trong những tháng tới, những loại vaccine này sẽ không chỉ cứu sống hàng triệu người mà còn giảm bớt một số áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Dưới đây, nơi chúng tôi phân tích các loại vaccine hàng đầu, bạn sẽ nhận thấy mức độ hiệu quả của các mũi tiêm nằm trong khoảng từ 66% đến 95%. Theo ông Onyema Ogbuagu, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Yale Medicine, điều đáng chú ý là việc so sánh mức độ hiệu quả của vaccine giống như “so sánh táo với cam,” nghĩa là chúng cũng chẳng liên quan gì cho lắm.
Một số loại vaccine này (như của Johnson & Johnson) đã được thử nghiệm ở những nơi có nhiều biến thể dễ lây lan hơn, chẳng hạn như Nam Phi, trong khi vaccine của Moderna và Pfizer được thử nghiệm trước khi các biến thể được xác định ở Anh và Nam Phi tấn công và bắt đầu lan rộng như cháy rừng.
Điểm rút ra lớn nhất là mặc dù các loại vaccine khác nhau về mức độ ngăn ngừa bệnh, nhưng cho đến nay không ai đã sử dụng bất kỳ loại vaccine nào trong số này đã chết hoặc phải nhập viện do COVID-19. Ngăn ngừa bệnh nặng là điều mà tất cả các mũi tiêm đều làm tốt, vì vậy, ngay cả những vaccine không hoàn hảo, cũng có giá trị lớn trong nhiệm vụ chấm dứt đại dịch của nhân loại.
Dưới đây là phân tích căn bản về từng lựa chọn chủng ngừa COVID-19 hàng đầu:
Pfize/BioNTech
Vaccine Pfize/BioNTech. (Hình minh họa: sciencemag.org)Cách hoạt động: Thuốc tiêm Pfizer là một loại vaccine RNA thông tin (mRNA), về căn bản sẽ gửi các chỉ dẫn đến các tế bào để dạy hệ thống miễn dịch cách chống lại coronavirus.
Hiệu quả: 95%
Liều dùng: Hai mũi, cách nhau 21 ngày.
Chống đột biến COVID-19: Nó ổn. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm xem xét máu của những người được tiêm chủng cho thấy vaccine có thể kém hiệu quả hơn một chút đối với các biến thể mới như loại được phát hiện ở Nam Phi, nhưng nó vẫn bảo vệ tốt người chích. Tất nhiên, cần có thêm bằng chứng.
Nâng cao khả năng chống các biến thể mới: Vaccine có thể được thay đổi trong vài ngày tới. Pfizer đang nghiên cứu về một liều tăng cường chống lại các biến thể mới của coronavirus. Vấn đề được nhiều người quan tâm là làm thế nào đẩy nhanh quy trình xét duyệt đưa vào sử dụng.
Tác dụng phụ: Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy đau nhức ở cánh tay nơi họ bị tiêm. Có tới một nửa số người dự kiến sẽ gặp phải các triệu chứng giống cúm như ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu, nhiều hơn thế sau liều thứ hai. Không có gì lo ngại cả, vì đó là dấu hiệu cho biết hệ thống miễn dịch làm nhiệm vụ của nó.
Cách bảo quản: Những loại vaccine mRNA này rất cứng và phải được bảo quản ở tủ đông với nhiệt độ khoảng -94 độ F.
Tính khả dụng: Các giai đoạn ba thử nghiệm được hoàn thành vào mùa đông năm 2020, và vaccine hiện đang được phân phối đến công chúng thông qua ủy quyền sử dụng tình trạng khẩn cấp.
Bài học rút ra: Đây là loại vaccine đầu tiên được chấp thuận và triển khai ở Hoa Kỳ, và chính quyền TT. Biden đã mua thêm 100 triệu liều. Ông Ogbuagu nói: “Ít nhất một phần ba dân số Hoa Kỳ sẽ nhận được liều vaccine Pfizer, và vì vậy chắc chắn nó sẽ góp phần lớn vào việc kiềm chế dịch bệnh ở đây.
Moderna
Vaccine Mordena. (Hình minh họa: Moderna)Cách hoạt động: Giống như Pfizer, vaccine của Moderna sử dụng công nghệ mRNA.
Hiệu quả: 94.5%
Liều dùng: Hai mũi, cách nhau 28 ngày.
Chống đột biến COVID-19: Vaccine được cho là kém hiệu quả hơn khi chống lại biến thể thống trị ở Nam Phi, nhưng một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy loại vaccine này vẫn có thể vô hiệu hóa virus và bảo vệ tốt cơ thể. Tuy nhiên, cần thêm dữ liệu để hiểu rõ hơn.
Nâng cao khả năng chống các biến thể mới: Quy trình nhanh tương tự như Pfizer. Moderna đã bắt đầu phát triển và thử nghiệm một liều tăng cường nhắm mục tiêu cụ thể đến biến thể được phát hiện ở Nam Phi.
Tác dụng phụ: Một lần nữa, tương tự như Pfizer. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy đau và nhức ở cánh tay nơi họ bị tiêm. Có tới một nửa số người dự kiến sẽ gặp phải các triệu chứng giống cúm như ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu, nhiều hơn thế sau liều thứ hai.
Cách bảo quản: Chúng phải được bảo quản cẩn thận ở nhiệt độ subzero (-4 độ F) trong tủ đông.
Tính khả dụng: Các giai đoạn ba thử nghiệm được hoàn thành vào mùa đông năm 2020, và vaccine hiện đang được phân phối đến công chúng thông qua ủy quyền sử dụng tình trạng khẩn cấp.
Bài học rút ra: Hoa Kỳ đã bảo đảm thêm 100 triệu liều từ Moderna, vì vậy liều thuốc này có thể sẽ bảo vệ một phần ba dân số Hoa Kỳ khác. Điều này đặt nó “ngang hàng” với vaccine Pfizer.
Novavax
Vaccine Novavax. (Hình minh họa: Youtube)Cách hoạt động: Thuốc tiêm của Novavax là một loại vaccine tiểu đơn vị protein. Nó chứa một đoạn nhỏ, vô hại, được sản xuất tổng hợp của coronavirus, giúp tạo hệ thống miễn dịch cách nhận biết và loại bỏ virus. Nó không chứa virus sống thực sự.
Hiệu quả: 89.3%
Liều dùng: Hai liều cách nhau 21 ngày hoặc lâu hơn.
Chống đột biến COVID-19: Khá tốt. Hiệu quả của nó là khoảng 85.6% đối với biến thể được xác định ở Anh và 60% đối với biến thể được tìm thấy ở Nam Phi.
Nâng cao khả năng chống các biến thể mới: Theo các chuyên gia, nó có thể dễ dàng được điều chỉnh để tiêu diệt các biến thể mới. Nhóm Novavax đang phát triển một liều tăng cường nhắm mục tiêu đến biến thể được tìm thấy ở Nam Phi và hy vọng sẽ thử nghiệm nó trong một vài tháng.
Tác dụng phụ: Đau nhẹ và đau ở chỗ tiêm. Một số người có thể bị mệt mỏi, đau đầu hoặc đau cơ.
Cách bảo quản: Làm lạnh căn bản. Điều này làm cho việc phân phối từ quan điểm hậu cần trở nên dễ dàng hơn.
Tính khả dụng: Nó có thể mất một vài tháng trước khi dữ liệu được hoàn thành và nộp cho FDA phê duyệt. Novavax dự kiến sẽ tiêm chủng cho mọi người vào Tháng Năm hoặc Tháng Sáu.
Bài học rút ra: “Đây sẽ là một sự bổ sung đáng hoan nghênh cho kho vaccine,” Ogbuagu nói. Nó kém hiệu quả hơn một chút so với vaccine mRNA, nhưng một lần nữa, mũi tiêm này đã chống lại được các biến thể mới, Ogbuagu nói.
Johnson & Johnson
Vaccine Johnson & Johnson. (Hình minh họa: gavi.org)Cách hoạt động: Loại thuốc này sử dụng adenovirus (loại virus gây cảm lạnh thông thường) để dạy cơ thể chúng ta cách xác định và chống lại coronavirus. Nó không khiến bạn bị nhiễm COVID-19.
Hiệu quả: 66% ngăn ngừa bệnh triệu chứng, 85% ngăn ngừa bệnh nặng, 100% chống nhập viện và tử vong.
Liều dùng: Một liều.
Chống đột biến COVID-19: Vaccine có hiệu quả 72% trong các thử nghiệm ở Mỹ, 66% trong các thử nghiệm ở Mỹ Latinh liên quan đến biến thể đang thống trị Brazil và 57% ở Nam Phi, nơi biến thể B.1.351 đã được giữ vững. Mặc dù vậy, nó vẫn cung cấp khả năng bảo vệ khỏi nhập viện và tử vong.
Nâng cao khả năng chống các biến thể mới: Theo các chuyên gia, việc thay đổi vaccine vector virus không hoàn toàn đơn giản như sửa đổi vaccine mRNA, nhưng nó vẫn là một quá trình khá dễ dàng mà không có thời gian dài, theo các chuyên gia.
Tác dụng phụ: Một tỷ lệ nhỏ (9%) cho biết họ bị sốt. Những người khác gặp phải các triệu chứng điển hình: Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và đau vết tiêm.
Cách bảo quản: Làm lạnh cơ bản.
Tính khả dụng: J&J có kế hoạch gửi phần còn lại của dữ liệu an toàn và hiệu quả cho FDA vào đầu tháng này. Từ đó, FDA sẽ xem xét dữ liệu và nếu cấp phép sử dụng khẩn cấp, mọi người có thể bắt đầu nhận nó vào cuối Tháng Hai này.
Bài học rút ra: Liều tiêm một lần này có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với việc tiếp cận và phân phối vaccine. “Đó là một trong những điều tuyệt vời của nó, nó có thể đến được những vùng xa xôi như nông thôn. Ngoài ra, điều này có nghĩa là nó có thể được cung cấp tại các văn phòng bác sĩ mà không phải lo lắng về tất cả các yêu cầu lưu trữ, ” Daniel Fagbuyi, một bác sĩ cấp cứu từng là chuyên gia về an toàn sinh học trong chính quyền Obama cho biết.
Oxford/AstraZeneca
Vaccine AstraZeneca. (Hình minh họa: wikipedia.org)Cách hoạt động: Cũng dựa trên adenovirus, vaccine AstraZeneca hoạt động giống như vaccine Johnson & Johnson.
Hiệu quả: 70%
Liều dùng: Hai liều, cách nhau từ 4 đến 12 tuần.
Chống đột biến COVID-19: Nó có vẻ hoạt động tốt trên biến thể được phát hiện ở Anh, nhưng dữ liệu vẫn đang được thu thập về mức độ hiệu quả của nó để bảo vệ chống lại biến thể được xác định ở Nam Phi.
Nâng cao khả năng chống các biến thể mới: Tương tự như Johnson & Johnson – chậm hơn mRNA, nhưng vẫn nhanh.
Tác dụng phụ: Đau và nhức tại chỗ tiêm. Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh và sốt cũng đã được báo cáo.
Cách bảo quản: Làm lạnh căn bản.
Tính khả dụng: Thử nghiệm giai đoạn ba đã hoàn thành vào mùa Thu năm 2020 và vaccine hiện đang được phân phối tại Liên Minh Châu Âu thông qua việc sử dụng ủy quyền khẩn cấp. Nó vẫn đang được thử nghiệm ở Mỹ và có thể không được FDA chấp thuận cho đến mùa xuân.
Bài học rút ra: Chi phí không đắt của loại vaccine này cùng với nhu cầu bảo quản căn bản mang lại cho AstraZeneca một lợi thế lớn. Ông Fagbuyi cho biết sẽ dễ dàng hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có đủ nguồn cung cấp cần thiết và đưa vaccine vào dân chúng.
Bạn nên chủng ngừa loại vaccine nào?
Các chuyên gia nói rằng nó không thực sự quan trọng (và bạn có thể sẽ không có lựa chọn trong hầu hết các trường hợp). Bất kỳ loại vaccine nào bạn tiêm đều có công dụng khá tốt trong việc bảo vệ bạn chống lại bệnh tật nặng, cùng với việc ngăn chặn bạn nhập viện và tử vong.
“Tất cả các vaccine này phối hợp với nhau sẽ giúp chúng ta đạt được khả năng miễn dịch theo bầy đàn.” Ogbuagu nói, “chúng tôi thực sự cần 65% đến 85% dân số được bảo vệ chống lại virus. Và mục tiêu cuối cùng đó trở nên thực tế hơn rất nhiều khi chúng ta có một hỗn hợp các loại vaccine có hiệu quả cao.” (T.V)
————————————————————-
THUỐC CHỦNG NGỪA & Xông hơi
HÃY XÔNG hơi KHI BỊ CÚM CORONA
Đây là bài chia sẻ của chị Nguyễn Hồng Phương (bên Đức, không có FB). Chị vừa bị nhiễm Vi-rút Corona, bộc phát và tự chữa khỏi sau 4 ngày sau đó. Đây là bài đọc để tham khảo, theo kinh nghiệm cá nhân của chị. Nếu các bạn thấy hay, hãy chia sẻ (SHARE) và áp dụng cho mình và người thân khi vướng phải bệnh. Còn không, các bạn có thể lướt qua. Cho đến thời điểm này, bệnh cúm lạ này vẫn chưa có thuốc chữa rõ ràng. Vì nó là bệnh cúm, nên chúng ta có thể trị theo cách dân gian là XÔNG. Đây là câu chuyện tự chữa khỏi của chị Phương.
Khi bộc phát:
⭐️Ngày thứ nhất: Chị ấy cảm thấy đau họng, ho khan (không đờm, không sổ mũi) và người rất mệt.
⭐Ngày thứ hai: Đầu chị rất đau như là búa bổ và hai mắt cũng đau. Toàn thân mệt lả, và cảm thấy khó thở như người thai nghén.👉 Thế là chị ấy súc miệng bằng nước muối ấm suốt ngày và kèm thêm ăn tỏi sống, uống nhiều nước trà xanh ấm và nước Cam (mọi người có thể uống nước Chanh) để tăng lượng vitamin C. Bên cạnh đó, chị ấy cũng dùng thuốc nhỏ mắt để làm dịu cơn đau mắt. Chiều hôm đó, chị ấy đã gọi đường dây nóng và có người đến khám, thử bệnh cho chị tại nhà. Họ cho chị biết là chị đã bị nhiễm vi-rút Corona dạng nhẹ. Họ cho chị ấy thuốc uống giảm sốt Paracetamol (như là Tylenol ở Hoa Kỳ) và kêu chị cách ly tại nhà và hàng ngày họ sẽ cho người đến kiểm tra.
👉 Chiều tối hôm đó, chị ấy đã mở máy sưởi cho nhiệt độ trong phòng rất cao, nệm nóng của chị ấy cũng chỉnh lên 40 độ C (tức là 104 độ F bên Hoa Kỳ). Chị bắt đầu cảm thấy mình bị sốt, đầu nhức kinh khủng, mắt thì đau như muốn lồi ra. (Phải chăng lúc này có thể vi-rút đang xâm nhập rất nhiều và chuẩn bị vô phổi?). Chị uống thuốc giảm sốt và cố gắng chống cự. Chị quỳ gối, cầu nguyện xin ơn Trên chữa lành cho chị. Sau đó, chị gọi điện thoại cho mẹ chị ở Việt Nam. Mẹ chị khuyên chị thử trị theo cách dân gian. Đó là XÔNG.
Chị nghe lời mẹ, cố gắng đứng dậy đi nấu thuốc xông, ra vườn sau cắt lá tắc bỏ vào và cho thêm vài giọt dầu xanh. Thật kỳ diệu mọi người ạ, sau khi xông, toàn thân chị toát ra mồ hôi, và cơn sốt tự nhiên cũng giảm dần.
⭐Ngày thứ 3: Chị ấy tiếp tục xông người, chị cảm thấy người nhẹ đi và không còn đau đầu nữa. Bác sĩ đến khám hôm đó đã ngạc nhiên vì sự bình phục nhanh chóng của chị ấy. Họ hỏi chị ấy ngoài uống thuốc của họ, chị có làm gì thêm không. Chị đã kể lại những điều chị ấy đã làm. Thế là họ nói họ sẽ chia sẻ lại cho bệnh nhân của họ.
⭐️ Đến ngày thứ 4 sau khi bộc phát, chị ấy hoàn toàn bình phục như người bình thường. Chị gọi điện thoại nói bác sĩ không cần cho người đến kiểm tra nữa.
Bài chia sẻ hơi dài, mọi người làm ơn chịu khó đọc vì mình thấy những bài thuốc dân gian của người Việt Nam mình rất hay và hiệu quả, trong khi Tây Y chưa biết đến. Khi bị bệnh, mọi người nhớ là XÔNG HÀNG NGÀY cho đến khi khỏi hẳn nhé. À, chị ấy cũng chia sẻ là khi xông, hơi nước xông nóng sẽ vào tất cả các lổ miệng, mắt, mũi, nhất là cổ họng và chị cảm thấy nhẹ người hơn.
⭐️⭐️ Qua bài chia sẻ này, những gì chị ấy bị chúng ta cảm thấy cũng không có gì gọi gì ghê gớm lắm. Chúng ta chỉ cần làm đúng cách thì sẽ tiêu diệt được nó. 💪
(Lưu ý: Mọi người có thể xông bằng lá chanh, vỏ cam, quýt, cây sả, vỏ bưởi, lá bưởi,…Có lá gì trong nhà dùng lá đó (đừng dùng lá độc hại là được) và nhớ khi nhấc nồi nước xông xuống, hãy cho thêm vào vài giọt dầu xanh, và mọi người nhớ hãy uống thật nhiều nước ấm, càng nhiều càng tốt, và dùng thuốc hạ sốt Tylenol, (đừng dùng Ibuprofen, Advil, Aleve) rồi hãy xông, tránh trường hợp bị mất nước nhé).
Đừng quên SHARE nhé. Thanks mọi người.
Nguồn: Chị Nguyễn Hồng Phương kể và do mình viết tóm tắt lại. Mong mọi người và gia đình bình an và hạnh phúc vượt qua Đại Dịch này. 🙏
Sent from my iPhone
——————————————————–
THUỐC CHỦNG NGỪA
Khi một loại Coronavirus mới bắt đầu lây nhiễm sang con ngườiphát nguồn từVũ Hán vào cuối năm 2019 khiếnhệ thống miễn dịch của chúng ta đã mất cảnh giác. Con virus này làm tắc nghẽn phổi rồi nó gây ra các vấn đề về đông máu và tim đập bất thường. Nó lây lan nhanh chóng và giếtngười một cáchthê thảm.Những ai đã chiến đấu và sống sót với con virus này đều phải đối đầu với các vấn đề sức khỏe dài lâu trong đó vấn đề chính là hô hấp. Khi virus trở thành đại dịch thì thế giới gần như tê liệt. Mọi sinh hoạt mà lúc trước chúng ta gọi là bình thường bây giờ trở thành quý hiếm. Chúng ta mong muốn ngồi trò chuyện với người thân, đi ăn một tô phở, vào rạp chiếu bóng xem một phim ưa thích mới ra hoặc là vào xem một trận bóng đá…Thậm chí năm nay, ngày lễ Tạ ơn sắp đến, các con cháu ở xa cũng không thể về thăm cha mẹ họ hàng. Thế thì câu hỏi là khi nào chúng ta sẽ trở lại những sinh hoạt bình thường đó?
Khi bệnh dịch bùng phát, các nhà khoa học trên khắp thế giới bắt đầu nghiên cứu cơ cấu hình thành của con virus này ngỏ hầu tìm kiếm phương cách để trừ nó.
Hiện nay trên thế giới có trên 200 loại vaccines do các nhà nghiên cứu đang thực hiện. Tính đến hôm nay, ngày 23 tháng 11, 2020 thì có trên 190 loại vaccines đang được thử nghiệm. Trong đó 15 loại ở giai đoạn 1, 15 loại ở giai đoạn 2, 10 loại ở giai đoạn 3 và chưa có loại nào được chứng nhận.
16 tháng 11, 2020hảng Moderna của Hoa Kỳ tuyên bố rằng vaccine của họ có kết quả gần 95% dựa theo những phân tích đầu tiên.
20 tháng 11, 2020hảng Pfizer cũng của Hoa Kỳ cũng tuyên bố vaccine của họ với độ an toàn và hiệu nghiệm cũng lên đến 95% và họ đang chờ cứu xét để được chứng nhậncho ứng dụng khẩn cấp từ FDA có lẽ vào ngày 8 tháng 12 năm nay.
23 tháng 11,2020 thì hảng AstraZeneca của Hoàng gia Anh thông báo rằng vaccine của họ cũng hiệu lực trên 90%.
Nhìn chung thì tiến trình phát triển vaccine để chống lại coronavirus năm nay tiến hành quá nhanh trên dưới 11 tháng mà các nhà khoa học gọi là “Operation Warp Speed”. Đây được xem như là một thành công vượt bực cho khoa học nhằm chống lại bệnh tật.
Trong quá khứ, phải cần đến 7 năm mới tìm ra vaccine cho Polio (bại liệt), 9 năm cho bệnh Measles (bệnh sởi), 34 năm cho bệnh Chickenpox (bệnh đậu mùa), 4 năm cho Mumps (bệnh quai bị) và 15 năm cho HIV (Human Immunodeficiency virus)(virus suy giảm miễn dịch ở người).
Có bao nhiêu hảng chế tạo vaccine sắp được phê chuẩn?
Hiện nay có 3 hảng nghiên cứu và chế tạo vaccines rất hiệu lực và có lẽ 3 loại này sẽ được cung cấp trước cho nhân loại trong khi chờ kết quả của các loại vaccine khác còn đang trong thời kỳ thử nghiệm. Tuy ba công ty cùng sản xuất vaccine chống lại con coronavirus, nhưng tiến trình để sản xuất để giúp con người tạo ra chất kháng thể tự mình chống lại con virus thì khác biệt. Không giống như những loại vaccine thông thường là cấy những con virus không hoạt động (inactive form of the antigen, typically a virus) vào trong người. Nó kích động hệ phản ứng miễn dịch của cơ thể vì vậy nó được khuyến khích để có phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn nếu tiếp xúc với tác nhân lây nhiễm trong tương lai. Các khoa học gia bây giờ chuyển qua nghiên cứu và phát minh một lối thuốc chủng ngừa mới mà họ chỉ ápdụng bản sao của gen của con virus chớ không chích con virusthẳng vào người của chúng ta.
1)Hai hảng Moderna và Pfizer của Hoa Kỳ dựa vào nghiên cứu và ứng dụng của mRNA trong khi hảng AstraZeneca của Hoàng gia Anh thì áp dụng phương pháp DNA.
Vậy thế nào là mRNA vaccine?
Chữ m là viết tắt cho messenger nghĩa là người đưa tin. Thay vì chích những con virus không hoạt động vào trong người, bây giờ các khoa học gia chỉ lấy những mật mã (codes) dựa theo DNA của nó rồi tạo thành một biểu đồ. Sau đó họ chuyển mật mã trở thành một chuổi mật mã mới với nhiệm vụ như người chuyển tin được gọi là mRNA. Sau đó họ chích chuổi mật mã mới này vào người của chúng ta và các tế bào trong người của chúng ta từ mật mã đó sẽ tái tạo ra virus (the antigen). Khi có sự xuất hiện của virus thì cơ thể bắt đầu phát sinh ra kháng thể để chống lại và tiêu diệt chúng.
Trên thực tế đây là tiến trình rất phức tạp nghĩa là thay vì chích con virus trực tiếp vào người thì họ copy hình bóng của nó rồi chuyển theo một hệ mới gọi là mRNA. Sau đó họ chích cái hình bóng này vào trong người của chúng ta. Các tế bào trong người của chúng ta khi nhận được hình bóng đó thì nó sẽ tái tạo từ hình bóng thành ra virus thật sự. Vì thế tiến trìnhnày ít nguy hiểm hơnlà lối chích con virus(không hoạt động) thông thường.
Chuyển từ DNA sang RNA:
Đầu tiên, phân tử DNA sợi đôi được ‘giải nén’ một phần và một loại enzyme có tên là RNA polymerase sao chép theo nghĩa đen từng nucleotide của gen vào một phân tử RNA. Giống như DNA, RNA được tạo ra từ một chuỗi nucleotide cụ thể. Không giống như DNA, RNA chỉ có một sợi đơn và là một phân tử tạm thời và mỏng manh hơn bên trong tế bào.Một điều rất quan trọng làRNA nhỏ và có thể dễ dàng thoát ra khỏi nhân và đi đến tế bào chất, nơi tạo ra protein.
Chuyển từ RNA sang Amino Acid(dạng protein của con virus)
Tiến trình mã hóa trong phân tử RNA được giải mã và chuyển đổi thành trình tự Amino Acid trong một quá trình gọi là thông dịch mã số (translation). Trong tế bào thì thông dịch mã số là tiến trình chuyển nucleotide trở thành Amino Acid tức là chất đạm chứa virus.
Nói cách khác: Vắc xin mRNA sử dụng một cách tiếp cận khác tận dụng quá trình tế bào sử dụng để tạo ra protein: tế bào sử dụng DNA làm khuôn mẫu để tạo ra các phân tử RNA thông tin (mRNA), sau đó được dịch mã để tạo ra protein. Vắc xin RNA bao gồm một sợi mRNA mã hóa kháng nguyên đặc hiệu cho virus. Khi sợi mRNA trong vắc-xin ở bên trong tế bào của cơ thể, các tế bào sẽ sử dụng thông tin di truyền để tạo ra kháng nguyên. Kháng nguyên này sau đó được hiển thị trên bề mặt tế bào, nơi nó được hệ thống miễn dịch nhận ra rồi cơ thể của chúng ta sẽ tạo ra chất kháng thể để chống lại. Do đó khi đối diện với con virus thật sự thì chất kháng thể trong người của chúng ta sẳn sàng tiêu diệt nó.
Source: RNA biology: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3597572/
Tại sao phải giữ thuốc chủng ngừa mRNA ở nhiệt độ cực lạnh?
Một trong những thử thách khi phát triển hệ thống mật mã mRNA là vấn đề làm sao giữ cho nó có sự ổn định vì nó có nhiểu khả năng bị vở ra trên nhiệt độ đóng băng (freezing temperatures).
Pfizer mRNA vaccine cần phải giữ ở nhiệt độ rất thấp là 94 độ F âm (-94 degrees Fafrenheit) và nó sẽ bị hủy hoại trong 5 ngày nếu ở nhiệt độ trong tủ lạnh thường. Vì thế hảng Pfizer chế tạo những thùng có chứa đá khô (dry ice) để giữ nhiệt độ thật thấp trong lúc chuyển đến các tiểu bang.
Trong khi đó, Moderna mRNA vaccine có thể tồn tại trong tủ lạnh bình thường với nhiệt độ từ 36 đến 46 độ F.
2)AstraZenecacủa Hoàng gia Anh: Về giá cả thì hảng AstraZeneca có giá tương đối thấp nhất hiện nay. Trung bình khoảng $3 đến $4 cho mỗi lần chích. Trong khi hai hảng Moderna và Pfizer thì mắc hơn khoảng $15 đến $25 (per dose). Dựa theo hảng tin Bloomberg, AstraZenaca có thể sản xuất 3 tỷ liều thuốc chủng ngừa trong năm 2021 này.
Hảng AstraZenaca dùng phương pháp DNA để chế tạo vaccine gọi là DNA vaccine. Phương pháp này không giống mRNA mà hai hảng Moderna và Pfizer đang làm.
https://weekly.biotechprimer.com/dna-vaccines-explained/
Khi nào sẽ có vaccine?
Nếu được FDA chấp thuận thì 6.4 triệu liều sẽ được gởi đến các tiểu bang trong vòng giữa tháng 12 năm nay, 2020. Hảng Pfizer sẽ cung cấp và phân phối cho các tiểu bang và các viên chức chính phủ của từng tiểu bang sẽ được thông báo cho đợt phân phối đầu tiên này và Thống đốc của mỗi tiểu bang sẽ quyết định ai là người sẽ được chích trước. Nhưng với tiêu chuẩn hiện nay, các viên chức y tế, những người làm việc ở tuyến đầu sẽ được ưu tiên trước, rồi sau đó mới đếnnhững vị cao niênvà sau cùng mới đến đại chúng.
Liều lượng của vaccine?
Dựa theo các cuộc thử nghiệm của 2 hảng Moderna và Pfizer, họ khám phá ra rằng nếu một người nhận hai liều thuốc chích đều như nhau thì kết quả chỉ có 62% hiệu nghiệm. Bằng một sự tình cờ họ chích một nửa cho lần đầu tiên và toàn phần cho đợt thứ nhì thì kết quả lên đến 95%. Vì thế cả hai công ty cùng quyết định rằng lần chích thứ nhất chỉ có 50% và lần thứ nhì mới lên đến 100%.
Phản ứng phụ khi được chích vaccine?
CDC đã đưa ra những lời cảnh báo rất rõ ràng về những phản ứng sau khi chúng ta chích thuốc chủng ngừa. Dựa theo Dr. Sandra Fryhofer, thành viên trong Hội Đồng Y Khoa Hoa Kỳ, thì thuốc chủng ngừa của hai hảng Moderna và Pfizer của Hoa Kỳ đòi hỏi phải chích hai lần với thời gian cách khoảng là 3 tuần. Bà bác sĩ Fryhofer còn nói thêm rằng bà ta lo ngại rằng sau lần chích đầu tiên thì không biết họ còn dám trở lại cho lần chích thứ nhì không bởi vì những phản ứng phụ tương đối không tốt đẹp cho lắm. Dựa theo DATA do Moderna và Pfizer cung cấp, phản ứng phụ của cả hai thuốc vaccines là chúng ta sẽ có những triệu chứng giống hệt như là chúng ta bị bệnh COVID-19 thật chẳng hạn như đau nhức bắp thịt, nóng lạnh và đau đầu. Câu nói dí dõm của bà là “We really need to make patients aware that this is not going to be a walk in the park” Chúng tôi thực sự cần làm cho bệnh nhân biết rằng đây sẽ không phải là mộtcuộc đi dạo trong công viên”. Bà bác sĩ Fryhofer hiện nay thuộc về nhóm trong số những chuyên gia đang cố vấn cho CDC về thuốc chủng ngừa có tên là Advisory Committee on Immunization Practices, viết tắt là ACIP. Bà còn nói thêm “They are probably not going to feel wonderful. But they’ve got to come back for that second dose”Họ có lẽ sẽ không cảm thấy tuyệt vời. Nhưng họ phải quay lại để chích liều thứ hai ”
Những người tình nguyện cho cuộc thử nghiệm của hai hảng Moderna và Pfizer trong tháng 9 vừa qua cho biết họ bị lên cơn sốt cao, đau nhức cơ thể, đau đầu và các triệu chứng khác sau khi được chích ngừa. Trong khi họ đối đầu với các triệu chứng khó chịu và có lúc dữ dội, nhưng những người tham gia cho biết những triệu chứng đó biến mất sau một ngày, đôi khi sớm hơn và tất cả đều kết luận rằng nó vẫn tốt hơn là bị bệnh COVID-19 thật.
Liều thứ nhất thì không có phản ứng nhiều, nhưng liều thứ nhì thì sẽ có phản ứng mạnh hơn và nó sẽ hoành hành khoảng một ngày vì thế các bác sĩ đều khuyên khi chích liều thứ nhì thì các bạn nên ở nhà, không nên đi làm, trong một ngày. Bạn có thể uống Tylenon, Excedrin… để giảm đau nhức và đau đầu.
Linda Nguyễn
Side Note: Traditional vaccines would introduce an inactive form of the antigen (typically a virus) into the body, which triggers an immune response –the body creates antibodies in response to these antigens.
Antigens = typically molecules that trigger an immune response, such as a pathogen
Central dogma of biology
DNA – > RNA -> protein
DNA consists of a sequence of 4 nucleotides (bases) – C (cytosine), G (guanine), A (adenosine), T (thymine)
The nucleotides pair up in a specific way: C pairs with G, and A pairs with T.In RNA, thymine is not used – in its place, uracil (U) is utilized.
RNA transcribes the code from DNA through matching the nucleotide sequence, as shown in the following example.
DNA: CCG–ATA
RNA: GGC–UAU
The DNA contains genetic information and is located in the nucleus of a cell. The RNA transcribes this code, and transports it to the ribosomes (protein-making machinery) outside of the nucleus.
The RNA sequence is read in sets of threes (called codons). Each codon has a corresponding amino acid. This sequence of amino acids will form a protein.
————————————————–
“Nhiệm vụ tạo Vua” của Facebook
Hồng Bác Học
Orwell qua đời vào năm 1950, ngày nay sau 70 năm Orwell qua đời thì thế giới mà ông lo lắng đang đến gần. Đất nước mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tập quyền đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số của Huawei để thực hiện nhiệm vụ giám sát của “Big Brother” (nhân vật trong “1984” của nhà văn Orwell). Đáng ngại nhất là chiến thắng của truyền thông xã hội mới nổi đang lật đổ môi trường chính trị truyền thống, qua đó can thiệp vào chính trị, can thiệp vào bầu cử và trở thành công cụ kiểm soát suy nghĩ của bộ não con người. Nói đơn giản: truyền thông này đã trở thành nơi nhào nặn nên ngôi Vương.
Trong tổng tuyển cử tại Đài Loan năm 2018, Đài Truyền hình Trung Thiên (Chung T’ien tivi,), nơi giúp ứng viên Hàn Quốc Du tranh cử, chính là hình ảnh của truyền thông cánh tả trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay.
Trước tổng tuyển cử tại Đài Loan vào năm 2018, truyền hình Trung Thiên đã bắt đầu tô vẽ hình ảnh tuyệt đẹp cho ứng viên Hàn Quốc Du, biến ông ta từ một người trong giới thượng lưu trở thành người bình dân giản dị, thậm chí còn thần thánh hóa là hóa thân của Tưởng Giới Thạch chuyển kiếp, vì vậy mà nhà đài này đã bị đông đảo cử tri chỉ trích, ví von là “Truyền hình Hàn Thiên” (Hantian TV). Trong cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ lần này, giới truyền thông cánh tả cũng đã không từ thủ đoạn để đưa Biden lên làm Vua, cái gọi là truyền thông chính thống của Mỹ đã xa rời nguyên tắc khách quan và trung lập để cổ vũ cho ứng viên Biden, sử dụng mọi cơ hội để tạo ra thông tin sai lệch công kích Tổng thống Trump, hoàn toàn đánh mất đạo đức truyền thông là phải khách quan và công bằng.
Trong một đất nước tự do thì thông tin cũng giống như không khí, loài người cũng thể hiện thói quen tiếp thu thông tin, đây cũng chính là yếu tố khiến các phương tiện truyền thông chính thống có thể thao túng cử tri. Càng nhiều người thường xuyên xem một loại truyền thông nào đó thì sẽ thiếu so sánh với các kênh thông tin khác, hệ quả càng dễ bị tẩy não, cuối cùng trở thành người theo chủ nghĩa dân túy ngoan cố. Tưởng rằng sống trong một thế giới tự do thì nên phải tự do hơn [những nơi khác], nhưng thực tế là ngược lại, bởi vì khi bộ máy truyền thông quá lớn đến mức không thể ngăn chặn, thì mọi người cũng không thể tự do lựa chọn được xem hay không. Đối với kiểm soát quyền lực tập trung của ĐCSTQ thì mọi người đã quen với việc nhận một luồng thông tin duy nhất. Nguy hiểm là loại kiểm soát công nghệ kỹ thuật số này ngày càng trở nên phổ biến và nó đang mở rộng từ nhà cầm quyền độc tài sang thế giới tự do. Thực trạng bành trướng quốc tế của ĐCSTQ là nhằm mục đích làm cho thế giới mất tự do.
Ngày 12/11, dưới sự xúi giục của ĐCSTQ, một lần nữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngăn chặn Đài Loan tham gia hội nghị, những người ủng hộ Đài Loan tức giận tràn vào trang Facebook của WHO để lại lời nhắn, sau đó chỉ cần có chữ Đài Loan là lập tức bị Facebook chặn. Một ngày sau, WHO mới công khai giải thích: vì tin nhắn làm tê liệt trang Facebook nên mới tạm ngăn chặn, ngày hôm sau đã phục hồi lại.
Thực tế tin đồn Facebook do ĐCSTQ kiểm soát đã sớm được đưa ra. Ngày 28/10 năm nay, tờ Epoch Times (Mỹ) tiết lộ rằng, Facebook đã thuê 6 kỹ sư Trung Quốc để tiến hành kiểm duyệt, chỉ cần thấy tuyên bố chỉ trích ĐCSTQ hoặc ca ngợi phe bảo thủ là lập tức xóa bỏ, chính vì vậy mà có ví von là “Facebook Đỏ”.
Vì những lợi ích to lớn mà Facebook đã nhiều lần cố gắng thâm nhập thị trường Trung Quốc nhưng bị từ chối, việc ĐCSTQ ủng hộ ứng viên Biden trong tổng tuyển cử ở Mỹ năm nay không biết có liên quan thỏa thuận bí mật nào với ĐCSTQ hay không, đây vẫn là một ẩn số. Từ chuyện phong tỏa những thông tin bất lợi cho gia đình ứng viên Biden trước cuộc bỏ phiếu, cho đến thời điểm bỏ phiếu, việc tài trợ hào phóng cho bang Pennsylvania, thành lập thêm nhiều khu vực bỏ phiếu để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người ủng hộ ứng viên Biden. Đến nay, khi đối diện trước án kiện thì các hoạt động của Facebook trở thành “vùng tối” của luật pháp. Đây cũng là trạng thái xung đột giữa luật tiểu bang Mỹ và luật liên bang. Nếu trường hợp tổng tuyển cử tại Mỹ năm nay xảy ra ở Đài Loan thì hoạt động của Facebook sẽ bị xem là bất hợp pháp.
Bloomberg News ủng hộ ứng viên Biden
Trước cuộc bầu cử, việc hãng tin Bloomberg ủng hộ ứng viên Biden số tiền khổng lồ lại càng cho thấy nhiều vấn đề. Từng có thông tin về việc Bloomberg bị ĐCSTQ khống chế do có liên quan đến hoạt động phim mại dâm, do vậy mà Bloomberg News không tiếc công sức hết mực ủng hộ ứng viên Biden. Trước Ngày bỏ phiếu (3/11), Bloomberg đã trả tiền bảo lãnh cho hàng chục ngàn tù nhân ở Florida để những người này có thể bỏ phiếu, dân Florida chủ yếu là người nhập cư gốc Tây Ban Nha, những người này là kho phiếu lớn của Đảng Dân chủ. Đặt bối cảnh nếu họ ở Đài Loan, thì hành vi này tất nhiên là hối lộ bầu cử và can thiệp vào bầu cử.
Để ủng hộ cuộc bầu cử của ứng viên Biden, ngay từ đầu truyền thông dòng chính của Mỹ đã sử dụng các cuộc thăm dò giả để đánh lừa người dân. Sau bầu cử đã cho thấy các cuộc thăm dò trước bầu cử hoàn toàn không đáng tin cậy. Khoảng cách giữa hai ứng viên Trump và Biden là trong vòng 2%, hoàn toàn không như tuyên bố thăm dò trước tổng tuyển cử mà truyền thông chính thống đưa ra với mức chênh nhau cao đến 10%. Trong hành vi bỏ phiếu của xã hội dân chủ, người ta thường đặt cược vào bên chiến thắng, do đó, vấn đề sử dụng các cuộc thăm dò dư luận để ‘lái gió’ là kỹ thuật đơn giản nhất để truyền thông can thiệp vào bầu cử.
Cuộc bầu cử ở Mỹ đã phơi bày hành vi xấu xí của giới truyền thông cánh tả, TT. Trump đã bị giới truyền thông cánh tả đàn áp trong suốt chặng đường tranh cử, vì ông cho rằng chỉ truyền thông đại diện cho ĐCSTQ mới gây hại cho nước Mỹ. Điều thực sự đáng buồn là dường như hiện nay truyền thông Mỹ đã bị ĐCSTQ xâm nhập.
Hồng Bác Học
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến của cá nhân tác giả.)
————————————————————–
MAI THI: Báo chí khoa học chống lại Tin Dỏm
Ulrike Bremm (Hiệp hội Ký giả Chuyên ngành Đức) phỏng vấn Mai Thi.
Người dịch: Tôn Thất Thông
Người dịch: Nhà khoa học trẻ, TS hóa học Mai Thi vừa đoạt giải thưởng cao quí của đài truyền hình Đức ARD (còn gọi là Đài I). Ngay sau đó có nhiều cuộc phỏng vấn trên các báo liên bang Đức, mỗi cuộc phỏng vấn đề cập một khía cạnh khác nhau. Chúng tôi chọn một bài tiêu biểu trước đây, tương đối súc tích và thể hiện được tinh thần trách nhiệm và nhân cách của nhà khoa học trẻ trong thế giới Internet có đầy rẫy tin dỏm (Fake News), và viễn kiến của Mai Thi khi từ chối đường công danh rộng mở trong nghiên cứu khoa học, để lao vào lĩnh vực truyền thông đại chúng đầy rủi ro và vô cùng gian nan trong giai đoạn khởi nghiệp. Lành thay, lựa chọn của Mai Thi đã được đền bù xứng đáng, làm vẻ vang cho bản thân, gia đình và cộng đồng gốc Việt. Những câu trả lời của Mai Thi cũng rất ích lợi cho những ai muốn sử dụng mạng để làm truyền thông.
Nguồn ảnh: Esther Schaarhüls, Deutscher Fachjournalisten-Verband
Xem bản gốc: Mit Wissenschaftsjournalismus gegen Fake News
Mai Thi là một ngôi sao YouTube và được trao giải thưởng Hanns-Joachim-Friedrichs cho công việc truyền thông đa phương tiện của mình. Trong cuộc phỏng vấn với “Ký giả chuyên ngành” (Fachjournalisten), nhà báo khoa học tự do Mai Thi Nguyen-Kim (32 tuổi) giải thích lý do tại sao cô rời phòng thí nghiệm, tại sao báo chí khoa học ngày càng trở nên quan trọng và tại sao Internet là “chiến trường” quan trọng nhất trong mắt cô.
Ulrike Bremm (U.B): Bạn tự nhận là một mọt sách khoa học. Cha, anh trai cũng giống như bạn đều là nhà hóa học. Điều đó có phải là vườn ươm phòng thí nghiệm đầu tiên hay không? Bạn đã làm những thí nghiệm hóa học nào khi còn là một cô gái?
Mai Thi (M..T): Tôi không có bộ dụng cụ hóa học nào hết. Ở nhà tôi cũng chưa xảy ra một vụ nổ, không có áo choàng trắng hay bất kỳ một lọ dung dịch nào. Nhờ cha, tôi đã tiếp cận hàng ngày với hóa học. Dù trong lúc nấu ăn, mua sắm hay chọn nước làm sạch mặt, cha tôi thường giải thích những điều liên hệ đến các hiện tượng vật lý hoặc hóa học.
U.B: Bạn đã tốt nghiệp tiến sĩ hóa học, nhưng sau đó từ bỏ nghiên cứu, với mong muốn mang kiến thức đến mọi người trên tư cách một nhà báo. Tại sao truyền thông khoa học lại quan trọng đến thế trong mắt bạn?
M.T: Tầm quan trọng của khoa học không ngừng tăng lên, ngay cả khi hiện nay, phương tiện truyền thông đang chuyển biến. Chưa bao giờ việc tiếp cận thông tin lại dễ dàng như bây giờ: Ngày nay, mọi người đều có điện thoại thông minh trong túi, họ có thể google mọi thứ bất cứ lúc nào. Nhưng điều nghịch lý là, chúng ta càng trở nên bối rối khi có quá nhiều thông tin. Vì một mặt, có nhiều thông tin hơn là cần thiết, mặt khác, nguyên tắc „Gởi – Nhận“ trong truyền thông cổ điển đã lỗi thời. Trước đây người ta nhận thông tin từ TV, radio, báo chí – đó là người gát cổng của chúng ta. Ngày nay, mỗi người đều „phát sóng“ được. Điều này nâng cao tính dân chủ, nhưng cũng tạo ra nhiều người dân túy với những quan điểm chính trị nguy hiểm, cũng như những kẻ lừa đảo muốn lợi dụng người khác bằng sân khấu hoặc diễn đàn. Đồng thời, điều này dẫn đến sự suy giảm chất lượng cũng như nhiều thông tin mâu thuẫn nhau. Bất kể chủ đề nào: Bạn chỉ cần google khá lâu là bạn sẽ nhận được nhiều phán đoán trái ngược nhau. Càng ngày càng khó hơn để tìm đúng hướng đi cho mình trong mớ hỗn độn tin tức. Và đó là lý do tại sao truyền thông khoa học ngày càng trở nên quan trọng – Bạn thấy đó: khoa học rất phức tạp và thậm chí giải thích ngắn gọn cũng không đi đến đâu.
U.B: Bạn muốn đóng vai trò gì trong hoạt cảnh đó?
M.T: Những thách thức lớn của xã hội liên kết toàn cầu của chúng ta – như chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo trong xe tự lái, kỹ thuật di truyền – là đa ngành, tức là vượt lên trên mọi ngành. Có quá ít sự trao đổi giữa các chính trị gia, các nhà lập pháp – tức những người đưa ra các quyết định quan trọng – và chuyên gia vốn đã nghiên cứu các vấn đề khoa học phức tạp suốt hàng nhiều thập kỷ. Một mặt, nhà báo chúng tôi có vai trò của một người phiên dịch, chuyển các thuật ngữ chuyên môn thành ngôn ngữ thường nhật dễ hiểu. Tôi luôn luôn tạo đường dẫn đến các nguồn – nhưng đối với những người không chuyên thì rất khó, nếu không muốn nói là không thể hiểu những gì tác giả muốn nói, khi tác giả chủ ý chỉ trình bày cho giới chuyên môn. Mặt khác, chúng tôi là một loại trọng tài. Bởi vì trong các cuộc tranh luận đầy ý kiến trái nghịch nhau, chúng ta cũng cần một tiếng nói cụ thể khách quan: Khoa học là độc lập; nó không cần phải được bầu lại bởi người dân [như các nhà lập pháp ở trên – ND].
U.B: Vào tháng 11, bạn nhận được (cùng với đồng nghiệp Harald Lesch) Giải thưởng Hanns-Joachim-Friedrichs.
M.T: Đối với tôi, đây là một sự đánh giá cao đáng kinh ngạc về công việc của tôi – nó đặc biệt tốt đẹp, vì lần đầu tiên các nhà báo khoa học được vinh danh. Tôi nghĩ đó là một thông điệp rất mạnh mẽ: chúng ta đang sống trong một thời đại mà con người phải thừa nhận sự thật – và không có gì liên quan đến sự thật mạnh hơn là khoa học, vốn dĩ đại diện cho sự trung thực. Vì hầu hết các thông tin sai lệch đều được lan truyền trên mạng, nên điều đặc biệt cấp bách trên Internet là phải có lập trường và cung cấp sự thật để phân loại thông tin sai lệch. Là một nhà báo, bạn phải tham gia vào … chiến trường.
U.B: Theo bạn, điều gì là quan trọng trong việc truyền bá kiến thức?
M.T: Ban đầu, nó thậm chí liên quan đến việc giải thích khoa học là gì. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng rõ ràng rằng, việc thu thập sự kiện là không đủ để giải thích cách thức hoạt động của một cái gì đó. Một xu hướng rất quan trọng là phân loại và sắp xếp kiến thức vào đâu: Điều gì chính xác có ý nghĩa đối với xã hội? Chúng ta nên xử lý như thế nào?
U.B: Bạn là giảng viên tại Viện truyền thông khoa học quốc gia (NaWik). Bạn dạy gì cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ ở đó?
NaWik được thành lập để khuyến khích và làm cho các nhà nghiên cứu có thêm năng lực để tham gia vào các diễn đàn khoa học. Theo tôi, trách nhiệm của nhà khoa học là dấn thân vào việc khai sáng cộng đồng, có lập trường và sẵn sàng can thiệp vào các cuộc tranh luận chính trị và xã hội. Chúng tôi tiếp sức cho các nhà nghiên cứu để họ học về truyền thông khoa học – đấy không chỉ là vấn đề tài năng. Có các chiến lược truyền thông, có các công cụ như blog, video hoặc science slam [tạm dịch: màn diễn thi đua khoa học], và chúng tôi có thể đào tạo để họ xuất hiện thành công trong mắt công chúng. Tôi còn cần nhiều sự hỗ trợ hơn nữa trong việc giải thích về khoa học. Và vì thế, trên hết chúng ta cần thêm nhiều nhà khoa học, bởi vì tính chính trực cũng thực sự là một tài sản, một giá trị trong thế giới hôm nay.
U.B: Bạn có lời khuyên gì cho những người trẻ tuổi muốn có chỗ đứng tốt với tư cách là nhà báo khoa học?
M.T: Luôn luôn chủ động, giữ cho đôi mắt và đôi tai rộng mở. Không có một con đường nào duy nhất mà người ta phải theo để đạt đến đích trong ngành này. Có nhiều người đi tắt [và thành công]. Cụ thể là: tích cực tìm kiếm các diễn đàn có thể cho phép bạn bắt đầu. Bởi vì làm một chiến sĩ đơn độc thì thật là khó. Thí dụ trang mạng wissenschaftskommunikation.de cống hiến khả năng xuất bản các bài viết trên blog và đưa chúng tiếp cận đến mọi người. Nếu bạn quan tâm đến science slam, nhưng chưa dám tham gia trực tiếp: cứ việc đến đó và trao đổi với mọi người. Có rất nhiều mạng xã hội thú vị. Kinh nghiệm của tôi là: Mọi người làm việc trong lĩnh vực truyền thông khoa học đều rất hứng thú, sẵn sàng hỗ trợ và luôn luôn vui vẻ khi có thêm người tham gia. Vậy thì, bạn chỉ cần đi kiếm cơ hội tiếp xúc. Những điểm gặp gỡ tốt: Đối thoại khoa học (Wissenschaft im Dialog), ở đó thường có các buổi thực nghiệm hoặc đào tạo bổ túc. Hoặc theo một khóa thực tập. Có một điều mà nhiều người thậm chí không biết: Các đại học thường có một ngân khoản nhỏ cho những nỗ lực mang việc nghiên cứu đến công chúng hoặc tổ chức xê-mi-ne để đào tạo bổ sung cho học viên. Và sau đó, bạn chỉ cần mạnh dạn nói về việc nghiên cứu của mình trên Twitter, chia sẻ hình ảnh của phòng thí nghiệm trên Instagram hoặc thậm chí tải vài video lên YouTube. Có đủ mọi diễn đàn trên mạng, chắc chắn là bạn nên sử dụng chúng.
U.B: Bạn đã bắt đầu như thế nào?
Tôi cũng bắt đầu bằng cách vừa làm vừa học. Trong thời gian làm luận án tiến sĩ, tôi đã sử dụng kênh YouTube của mình. Điều đó rất thú vị, bởi vì ban đầu tôi sống trong một sự bùng nổ học thuật và nhận được rất nhiều phản hồi có giá trị. Trong thời gian đó, tôi nhận được hàng ngàn bình luận cho mỗi video, và lúc đầu thì tôi có thì giờ để đọc hết tất cả. Các phản hồi đã cho tôi cảm nhận được về những gì mọi người mong đợi, những gì bạn nên có khi bắt đầu, những gì đặc biệt ích lợi nhiều hoặc ít.
U.B: Bạn hiểu rõ, làm thế nào để truyền đạt nội dung phức tạp theo cách phong cách dễ hiểu và thích thú. Lời khuyên của bạn là gì: Làm thế nào để khiến mọi người say mê?
M.T: Nếu tôi hào hứng về chuyện gì, điều đó sẽ lây sang mọi người –tất nhiên là khi đứng trước ống kính cũng thế. Trên mọi chương trình truyền hình, trong mọi chương sách, ở mọi video trên YouTube: Tôi luôn cố gắng tạo những điểm tựa đến chuyện hàng ngày. Không chỉ để nói vũ trụ của chúng ta tuyệt vời như thế nào, mà còn cho thấy rằng, khoa học hoàn toàn quan trọng đối với đời sống thực. Hóa học không phải là kiến thức quái đản mà những người mọt sách thông minh phải đối phó – đó là chuyện liên quan đến mọi người và bất cứ ai cũng hiểu được.
U.B: Trong cuốn sách khoa học đại chúng “Thật buồn cười, tất cả đều là hóa học!” (Kommisch, alles chemisch), bạn giải thích một cách dễ hiểu và dí dỏm, khi nào là thời điểm thích hợp cho tách cà phê đầu ngày, tại sao chất Fluor cần phải có trong kem đánh răng và những gì đang diễn ra trong từng phân tử, khi tính chất hóa học giữa hai người hòa hợp nhau. Bạn dẫn một chương trình khoa học trên truyền hình và là một ngôi sao YouTube. Những kênh truyền thông nào có hiệu quả nhất cho ký giả chuyên ngành để chuyển tải thông điệp của mình đến công chúng?
M.T: Tiếp cận được càng nhiều người thì càng tốt. YouTube, TV, sách – với mỗi phương tiện tôi tiếp cận một loại người khác nhau. Nói chung, tôi thấy tương lai khá lạc quan, đặc biệt là lĩnh vực online hoàn toàn phù hợp cho báo chí khoa học. Bạn có thể nghĩ rằng, kênh trực tuyến tất cả là nông cạn, hời hợt và mang tính giải trí nhiều hơn – nhưng điều đó không đúng. Nội dung trực tuyến đơn giản là cá nhân hóa, phân mảnh và thích hợp trong một luồng hẹp. Lợi thế lớn mà chúng tôi có trên kênh YouTube “MaiLab” so với “Quark” là: Người ta chủ động nhấp chuột để vào xem video, trong khi ở truyền hình, chúng tôi phải kéo mọi người để họ tiếp tục xem. Bạn không thể chờ đợi rằng, người ta xem một chương trình TV từ đầu đến cuối. Đó là lý do tại sao tôi có thể đưa các khái niệm khoa học chuyên sâu trên kênh trực tuyến, và chi tiết hơn nhiều so chương trình TV. Với các video của tôi trên YouTube, đôi khi dài tới 20 phút, bạn phải xem từ đầu để có thể theo dõi được nội dung.
U.B: Điều gì cần làm và điều gì không nên làm trên Internet?
M.T: Cần làm: Điều cực kỳ quan trọng là vài giây đầu tiên của mỗi bài. Điều này áp dụng cho các bài báo cũng như video hoặc podcast. Sẽ không mất nhiều thời gian để ai đó tự quyết định, là họ quan tâm đến bài của bạn hay không. Bạn phải làm rõ rất nhanh: Tại sao người ta nên xem video này ngay bây giờ? Thực tế là có hàng triệu bài khác để người ta có thể theo dõi. Từ điều này tôi có thể học được cho mọi thứ khác tôi thực hiện, cả các bài giảng cũng thế. Bạn phải thu hút sự chú ý của khán giả. Nhưng điều đó cũng không có gì phiền hà, vì khi đó cách truyền thông của bạn sẽ tốt hơn và mang tính giải trí hơn.
Đừng làm: Bạn không nên dùng quá nhiều con số để gây ảnh hưởng – với các chương trình trực tuyến, có nhiều đánh giá chi tiết hơn so với số lượng ấn bản báo chí hoặc số lượng khán giả xem chương trình truyền hình. Điều này thật quyến rũ, nhưng nó làm bạn mất tập trung và không kiên trì, khi bạn tối ưu hóa nội dung theo xu hướng của thị hiếu khán giả. Bởi vì xu hướng nhấp chuột và thuật toán của các trang mạng thường xuyên thay đổi. Có một ưu tiên rất sai lầm, khi bạn tự hỏi làm thế nào để tôi xây dựng tầm ảnh hưởng trước khi nội dung của tôi chưa hoàn hảo.
U.B: Các mạng xã hội khác đóng vai trò gì?
M.T: Phải nói thật rõ ràng: Với các mạng xã hội hời hợt như Instagram – về tranh ảnh – tất nhiên tôi chưa thể làm báo chí khoa học. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn có thể sử dụng mạng đó một cách khôn khéo bằng cách đăng bức ảnh của mình với một ly rượu, và qua đó dẫn khán giả đến kênh YouTube, trong đó tôi báo cáo về cái gọi là sự xáo trộn về thể chất trong con người châu Á dưới tác dụng của rượu. Và trong video đó, tôi cho đường dẫn đến các tiểu luận khoa học với cùng chủ đề. Tôi muốn làm rõ vai trò của các mạng xã hội với hình ảnh của một củ hành: lớp ngoài cùng, bề mặt, thì ai cũng xem được. Tận bên trong là sự sâu sắc khoa học của chủ đề, nhưng đến đó thì không thể có nhiều người muốn quan tâm. Nếu bạn bắt đầu với tầng trong cùng, bạn sẽ chỉ nói chuyện được với những người liên quan đến khoa học. Vì vậy, bạn phải bắt đầu từ bên ngoài để truyền cảm hứng cho khán giả về báo chí khoa học và từ từ “kéo họ vào”. Mỗi lớp hành này đều có mức độ hợp lý của nó. Và khi bạn biết càng nhiều, bạn càng trở nên thích thú hơn sau này về một chủ đề nào đó.
U.B: Bạn dự báo thế nào về báo chí khoa học?
M.T: Nhìn đến Hoa Kỳ, nơi luôn đi trước một vài bước so với truyền thông chúng ta, tôi tiên đoán là ranh giới giữa phương tiện truyền thông cổ điển và các phương tiện mới sẽ ngày càng biến mất. Tôi tin chắc rằng, ít nhất là trong báo chí khoa học, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến chiều sâu, đến nhiều chi tiết hơn và mức độ khai sáng tường tận hơn. Đặc biệt đối với các chủ đề khoa học, tôi thấy rất nhiều cơ hội tiềm ẩn trong các phương tiện truyền thông mới.
Bài phỏng vấn đăng trên Tạp chí chuyên ngành Fachjournalist, là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Ký giả Chuyên ngành Đức: https://www.fachjournalist.de/mit-wissenschaftsjournalismus-gegen-fake-news/
Tranh ở đầu bài: Esther Schaarhüls
Nguồn ảnh: Việt Nguyễn-Kim
Tiến sĩ Nguyễn-Kim Mai Thi (32 tuổi) là một nhà hóa học và nhà báo khoa học.
Trong lúc viết luận án tiến sĩ tại Đại học Harvard, Mai Thi đã tải các video đầu tiên lên YouTube để truyền bá khoa học như một “nạn dịch” ở nước này. Mục đích đó theo Mai Thi trên tất cả các kênh truyền thông: Là người kế thừa Ranga Yogeshwar, Mai Thi đang điều khiển chương trình tri thức “Quarks” trên WDR, là tác giả của cuốn sách Bestseller của nhà phát hành DER SPIEGEL “Thật buồn cười, tất cả đều là hóa học!”. Và với “funk”, chương trình trực tuyến của ARD và ZDF, Mai Thi sản xuất kênh YouTube “maiLab”, có gần 500.000 người đăng ký và đã giành được nhiều giải thưởng, bao gồm Giải thưởng Grimme Online 2018. Trong cùng năm đó, Mai Thi là tác giả YouTube đầu tiên được trao Giải thưởng Georg von Holtzbrinck cho Báo chí Khoa học; 2019 là Giải thưởng Hanns-Joachim-Friedrichs-Preis.
Tại Viện Truyền thông Khoa học Quốc gia (NaWik), Mai Thi tổ chức các xê-mi-ne về viết bài khoa học và đào tạo truyền thông, phương tiện truyền thông mạng xã hội, phương pháp thuyết trình, xê-mi-ne về video và phỏng vấn.
John Lenczowski & China
Dẫn nhập:
Truyền thông, ở Mỹ là “đệ tứ quyền” rất quan trọng, tương tự như các quyền: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Còn ở Tàu thì cái “để tứ quyền” này còn quan trọng hơn nhiều và nó thuộc về “đảng”, mà cái gì đã thuộc về đảng thì “thường dân nam bộ” đi chỗ khác chơi, nếu léng phéng sờ vào, thì dù là vô tình hay hữu ý đề bỏ mạng. Những đứa chống Trump như CNN, CBS, ABC, NBC, MSNBC nhân danh “đệ tứ quyền” mặc cho giặc Tàu và đồng lõa với nó để nó vào họp báo đấu khẩu với TT trong tòa Bạch ốc, phá nát cái quyền của chính mình!
Bài này rất giá trị, là hồi chuông cảnh báo cần phổ biến rộng rãi. Đặc biệt nhũng ai chỉ tin vào báo Mỹ New York Times, Washington Post, CNN hãy đọc kỹ và suy gẫm xem ai làm hại nước Mỹ. Xin cám ơn người chuyển.

|
|
—————————————
Văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975:
Gìn giữ và đánh giá đúng
Một buổi biểu diễn nhạc rock ngoài trời tại Sài Gòn hôm 29/5/1971.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số văn nghệ sĩ miền Nam tiếp tục có những nỗ lực nhằm duy trì những giá trị của nền văn học nghệ thuật miền Nam mà từng có ý kiến cho là ‘độc hại, đồi trụy’ và từng bị cấm đoán.
Nhà thơ Hoàng Hưng, từng đi tù hơn 3 năm với tội danh bị áp là “lưu truyền văn hoá phẩm phản động” chỉ vì mang theo trong người tập thơ của nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 1982 khẳng định văn học nghệ thuật tại miền Nam trước 1975 là một bộ phận của thành tựu văn học Việt Nam. Ông nói:
“Sau năm 1975 tôi vào Sài Gòn rất sớm và tôi tìm đọc rất nhiều tác phẩm của Sài Gòn trước 1975 cũng như mua rất nhiều để đọc và nghiên cứu. Mấy năm gần đây khi làm trang Văn Việt của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam chúng tôi có hẳn một hồ sơ cung cấp một cách hệ thống cho bạn đọc những thành tựu của văn học miền Nam trước 1975, tức văn học thời Việt Nam Cộng Hòa từ nhiều nguồn khác nhau.
Qua đó tôi có căn cứ để nói rằng thành tựu của văn học Việt Nam Cộng Hòa rất to lớn mà cho đến nay giới nghiên cứu văn học chính thống của Việt Nam trong chế độ này vẫn chưa chịu tìm hiểu một cách thấu đáo và chưa chịu công nhận những giá trị đó. Đó là khiếm khuyết rất lớn bởi đó không chỉ là thành tựu của miền Nam hay của Việt Nam Cộng Hòa mà đến nay thì phải khẳng định đó là một bộ phận của thành tựu văn học Việt Nam nói chung.”
Nền văn học nghệ thuật nói chung cũng như nền âm nhạc nói riêng, theo thiển ý của tôi, đó là một kho tàng vô giá của dân tộc Việt Nam bởi nó đạt được tính nhân bản, tính dân tộc và tính khai phóng. – Ông Nguyễn Ngọc Già
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, người có nhiều bài viết về nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa, từng học về thanh nhạc nhận xét nền văn học nghệ thuật thời Việt Nam Cộng Hòa đặc biệt mang tính đa nguyên và tính cá nhân nên rất phong phú và sáng tạo. Ông giải thích:
“Nền văn học nghệ thuật nói chung cũng như lĩnh vực âm nhạc nói riêng, theo thiển ý của tôi, đó là một kho tàng vô giá của dân tộc Việt Nam bởi nó đạt được tính nhân bản, tính dân tộc và tính khai phóng.
Tính nhân bản có lẽ không cần phải nói nhiều. Một bài hát gây cho người ta một sự rung cảm, thiện cảm. Có những ca khúc vượt thời gian. Có những ca khúc đã 60 năm, 70 năm vẫn sống mãi trong lòng khán thính giả.
Về tính dân tộc thì các nhạc sĩ của miền Nam trước 1975 vận dụng tính dân tộc rất hay trong từng nhạc phẩm. Sử dụng tính chất dân ca của từng vùng miền để áp dụng vào tân nhạc phải nói là rất nhuần nhị và rất là đẹp.
Về tính khai phóng thì không thể chối cãi vì nó xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân. Trong mỗi nhạc phẩm của một nhạc sĩ hay mỗi giọng ca của một ca sĩ họ đều thể hiện cá nhân họ rất rõ. Chính vì vậy có thể nói đó là một sự sáng tạo, mà nếu không có sự sáng tạo thì không thể nói về âm nhạc nói riêng cũng như văn chương, thi phú, thơ ca nói chung.”
Ông kết luận rằng, chính tính cá nhân mới tạo cho âm nhạc miền Nam trước 1975 một vườn hoa đầy hương sắc, bởi mỗi ca sĩ, mỗi nhạc sĩ là một bông hoa rất riêng, rất đặc biệt và rất hay. Và đó chính là thể hiện của tính đa nguyên.
Là một họa sĩ đồng thời là một nhà báo phụ trách mục “Văn Học Nghệ Thuật” của RFA suốt một thời gian dài, Nhà báo Mặc Lâm cho biết ông tìm hiểu rất kỹ nền văn học Việt Nam trước 1975 và điều ông tâm đắc nhất là tính sáng tạo trong từng sản phẩm. Ông nói thêm:
“Nói về văn học nghệ thuật trước 1975 ở miền Nam thì có thể gói gọn trong một câu rằng nền văn học Việt Nam non trẻ chỉ trong 20 năm nhưng rất tươi thắm và khởi sắc, căn cứ trên tinh thần văn học nghệ thuật rõ ràng chứ không vì chính trị hay vì động cơ nào khác.
Cái đẹp thể hiện qua văn chương, chữ nghĩa và sáng tạo riêng của từng người, từ người viết văn, thi sĩ, họa sĩ hay những người tạo hình.”
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình ở Hoa Kỳ thì cho rằng dấu ấn văn học miền Nam từ 1954 đến 1975 đã làm cho những nhà văn, nhà thơ ở hải ngoại có động lực để tiếp nối. Bà đưa nhận định của mình:
“Văn học miền Nam từ 1954 đến 1975, tức chỉ vỏn vẹn 20 năm, nhưng nó vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam vì nó rất là đột phá và không có tính cách được “đặt hàng” giống như văn học thời Xã hội chủ nghĩa do đảng lãnh đạo.
Người làm nghệ thuật không sáng tác theo đơn đặt hàng, không theo lịnh của ai, không phải bẻ cong ngòi bút do có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Nó tạo cơ hội cho sáng tạo bùng vỡ và đẩy đến tận cùng của cảm xúc chứ không phải viết một câu rồi nịnh một câu hay viết một câu rồi lách một câu.”
Văn học miền Nam từ 1954 đến 1975, tức chỉ 20 năm nhưng nó vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam vì nó rất là đột phá và không có tính cách được “đặt hàng” giống như văn học thời Xã hội chủ nghĩa do đảng lãnh đạo. – Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình
Vào ngày 11 tháng 2 năm 2019 Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết Chính phủ chấp thuận chủ trương sửa đổi hai nghị định 79 và 15 về nghệ thuật biểu diễn, tức sẽ bỏ việc cấp phép ca khúc trước năm 1975.
Nhận xét về quyết định này, Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng đây là sự thất bại của kiểm duyệt văn hóa chứ không phải là một bước mở của chính quyền:
“Ngày hôm nay nhà nước cho phép bình đẳng tất cả mọi thứ thì thực chất cái tên gọi của nó là sự thất bại toàn phần của những chương trình kiểm duyệt văn hóa. Cho nên khi người ta bắt đầu cho phép là người ta lùi lại cái sự thất bại của mình và người ta đánh loãng đi cái vòng kiểm tỏa đã không còn giá trị nữa.
Do đó nếu hôm nay họ không vội vàng tháo dỡ những nghị định đó thì bản thân họ mãi mãi vướng trong hình ảnh một kẻ thất bại và mãi mãi không lấy lại được tư cách trong việc đã từng cấm đoán như vậy, chứ đây không phải là một bước mở của chính quyền cộng sản.”
Những ai từng ở Việt Nam sau 1975 đều biết việc kiểm duyệt văn hóa ngặt nghèo không kém gì chính trị. Chỉ cần giữ trong nhà một băng cassette, một tờ nhật báo trước năm 1975 là có thể bị lôi ra đấu tố ngay trước cửa nhà mình bởi bị quy kết tội “sử dụng, tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy”.
Diễm Thi, RFA
https://mail.yahoo.com/d/folders/1/messages/AAt4iuZeo8VUXc7LYQlmQML9iRo?guce_referrer=aHR0cHM6Ly9tYWlsLnlhaG9vLmNvbS8&guce_referrer_sig=AQAAAMnj2kzqoVqE6e7d_Mt7wJFcGnCFeriJ03mZHTZsvTQ-HNcA5DbfMxD-dWMOIbn5hhh1i0_mz93IDczfufSML-8USu0JnDO-7irpWFAp052yNmJzt_fcx2zYIVOoY71XAUgRjmRIyKmPfzAC3EjZxETJcUshcLGKmkedZSCgemjO
—————————-
Lưỡi bò Thành Long và lưỡi gỗ “Ngại giao”
————————————————————————————————-
GIỚI TRẺ HONG KONG & VIỆT NAM
KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
– Giới trẻ HK dùng Internet để học tập. Giới trẻ VN dùng Internet để lên FACEBOOK khoe mẽ, xem phim SEX, chơi GAME.
– Giới trẻ HK đổ ra đường biểu tình. Giới trẻ VN đổ ra đường đón sao Hàn, mừng Bóng Đá.
– Giới trẻ HK ăn nói lịch sự, hiểu biết chính trị. Giới trẻ VN không quan tâm tới chính trị, luôn mồm chửi bậy Đ.M, X.L .VCL .v.v.
– Giới trẻ HK bị cảnh sát phun vòi rồng. Giới trẻ VN cũng xung phong xông lên dẵm đạp lên nhau cướp lộc THÁNG 7 CÔ HỒN.
– Giới trẻ HK ngồi tọa kháng phản đối Trung Quốc. Giới trẻ VN cũng “ toạ kháng “cả đêm ngoài trời để đợi mua điện thoại IPHONE, giày NIKE & ADIDAS.
– Giới trẻ HK khóc vì tự do, dân chủ. Giới trẻ Vn tụ tập cả nghìn người đón, khóc lóc vì CA SĨ, SAO HÀN.
– Giới trẻ HK thảo luận về nhân quyền. Giới trẻ VN cãi nhau về sự khác biệt giữa điện thoại IPHONE & SAMSUNG, BÓNG ĐÁ.
– Giới trẻ HK hăng say biểu tình, thậm chí có người đổ máu. Giới trẻ VN đang tà tà ngồi gục mặt xuống ĂN NHẬU, TRÀ ĐÁ.
– Giới trẻ HK đang chung tay xây dựng đất nước họ. Giới trẻ VN là con Đảng Viên lại tìm cách dùng tiền tham ô để du học định cư nước ngoài MỸ, ÚC, CA …
– Giới trẻ HK ra nước ngoài tìm giải pháp tự do cho HK. Giới trẻ nghèo VN lại đi cắm sổ đỏ, thế chấp nhà cửa ruộng vườn để dc đi XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG nô lệ xứ HÀN, ĐÀI, CAM …
TẤT CẢ ĐỀU NHỜ ƠN ĐẢNG
——————————–
Ô sin nâng cấp
(Người đăng bài đổi tựa)
Đã một tuần ăn chực nằm chờ trong bệnh viện, nhưng tôi vẫn không thể nào thích nghi được với không khí ở đây. Từ khoa điều trị của mẹ muốn xuống căn tin phải đi qua lối vào nhà xác. Mỗi lần hai mẹ con dìu nhau đi, tôi cứ phải cố dấn bước cho nhanh và mắt nhìn thẳng tắp. Để bảo vệ chút mạnh mẽ còn lại mà không đổ gục. Nhà tôi, mẹ góa con côi, nếu tôi cũng quỵ, sẽ chẳng còn ai làm chỗ dựa cho mẹ.
Hết một tuần, tất cả kết quả xét nghiệm đều đi đến chung một kết luận: Khối u của mẹ lành tính nhưng bắt buộc phải phẫu thuật.
Nỗi vui mừng chưa kịp nhen nhóm thì số tiền dự tính phải chi trả đã tàn bạo bóp nghẹt trái tim tôi lần nữa.
Tôi có bán răng, bán tóc, bán máu, bán cả nhà cũng không thể đủ một nửa con số trăm triệu đồng. Huy động tất cả người thân, bạn bè quen biết được vỏn vẹn hai chục triệu. Cây vàng mẹ định để dành làm của hồi môn cho tôi phải bán đúng lúc giá chạm đáy cũng chỉ gom thêm được bốn chục triệu nữa. Con số sáu mươi triệu đồng còn lại cứ như cái thòng lọng treo lơ lửng trên đầu tôi.
Không có nó, mẹ không thể phẫu thuật được. Thời gian càng kéo dài, xác suất an toàn sẽ càng giảm. Chưa bao giờ tôi lâm vào tình trạng quẫn trí như lúc này.
Sao các đại gia không vào hành lang bệnh viện mà tìm tình một đêm? Năm trăm đô, hai trăm đô cũng được. Tôi cao 1m68, ba vòng đủ chuẩn, mặt xinh, da trắng. Tôi sẽ bán tôi ngay để đủ tiền phẫu thuật cho mẹ.
Mỗi buổi sáng, bác sĩ điều trị cho mẹ đi qua thăm khám đều hỏi han về tình hình chuẩn bị của chúng tôi.. Tôi chưa bao giờ khóc trước mặt bác sĩ, nhưng sắc mặt tôi trông còn thảm hơn cả khóc, nên bao giờ anh cũng ái ngại quay đi.
Phòng bệnh của mẹ có mười hai người, chen chúc trong sáu cái giường cá nhân. Buổi sáng hôm thứ sáu, bác sĩ điều trị của mẹ đi vào, mang theo mười hai cái phong bì, bảo là của các nhà hảo tâm gửi tặng. Mười một cái đều chỉ có một triệu đồng, riêng cái của mẹ tôi là năm triệu đồng, kèm theo tín hiệu “bí mật”. Có nhiều tiếng khóc cùng lúc sụt sùi. Bác sĩ thấy ngại sao đó mà đi ra ngay, còn bảo tôi cuối giờ lên khoa gặp.
Ai đã từng vào chăm bệnh nhân trong viện mới cảm nhận được hết cái thấp thỏm trong câu hẹn gặp với bác sĩ.. Thường là vì tình trạng bệnh tiến triển không tốt bác sĩ điều trị mới phải gặp riêng người nhà. Cũng có khi vì phí điều trị tự nhiên lại đội lên quá cao. Với người giàu mà nói, đây không phải là khó khăn gì ghê gớm. Nhưng với dân nghèo như chúng tôi, mức độ sát thương của nó như các cư dân mạng hay nói, đúng là “vô đối”.
Cho nên, suốt cả ngày hôm ấy tôi hết đi ra lại đi vào, giơ tay xem đồng hồ liên tục, đến mức chính mẹ cũng bị lây cảm giác căng thẳng. Khi kim giờ chỉ đúng số năm, tôi lao như tên bắn qua hành lang bệnh viện. Ngồi trong phòng của anh rồi, hơi thở vẫn chưa điều hòa nổi, lòng bàn tay tôi túa mồ hôi lạnh toát.
Không có tiên liệu xấu nào cả. Anh chỉ cho tôi thêm một con đường sống.
Tôi phải cấp tốc mua bảo hiểm cho mẹ, trước thời gian phẫu thuật. Anh thậm chí còn giới thiệu người có thể giúp tôi đẩy nhanh và hợp thức hóa các thủ tục. Tôi trào nước mắt cám ơn. Anh lại lúng túng: Cũng không giúp được gì nhiều đâu, vì ca mổ của mẹ em là tự nguyện, nên bảo hiểm chỉ trả giúp một phần viện phí. Giảm được khoảng 20% tổng chi phí là cùng!
Tôi lẩm nhẩm trong óc, 20% của 120 triệu nghĩa là hơn hai chục triệu. Nghĩa là nỗi lo của tôi giảm xuống chỉ còn hơn ba chục triệu nữa thôi. Một triệu đồng lúc này cũng quý, nói gì đến hơn hai chục triệu.
Nhưng một tuần sau đó tôi vẫn không biết làm cách nào để xoay ra hơn ba chục triệu đồng. Túng quá hóa liều. Tôi một lần nữa gõ cửa phòng bác sĩ điều trị chính. Trong tay là một hợp đồng đã soạn sẵn, ký sẵn. Tôi mạo muội đề nghị anh bảo lãnh cho ca mổ của mẹ tôi. Tôi biết điều này là bất khả thi. Trong bệnh viện lúc nào cũng có người nghèo. Mạng ai cũng quý. Ai cũng muốn nhờ bác sĩ bảo lãnh. Mà bác sĩ thì không là thánh. Nhưng tôi có một niềm tin mơ hồ: Hình như anh để ý đến tôi. Có để ý mới đưa phong bị dày hơn những người khác. Có để ý mới nói giúp việc làm bảo hiểm, không bác sĩ nào rỗi hơi lại đi mách bệnh nhân cách lách luật rắc rối và có phần trái quy tắc như vậy?
Trong hợp đồng thảo sẵn, tôi đề nghị làm giúp việc không công cho gia đình bác sĩ trong 3 năm, bảy ngày trên tuần, ba giờ mỗi ngày. Không ngờ, anh nhìn tờ giấy rồi cười, đẩy lại phía tôi không nói gì. Cuống quá, tôi nói thẳng tưng mà không hề đỏ mặt: Hay là anh mua em đi, toàn quyền sử dụng trong một năm. Em cam tâm tình nguyện! Lần này, anh đơ ra một lúc, mặt đỏ bừng.
Tôi gần như tuyệt vọng, thiếu chút nữa thì nằm lăn ra phòng anh ăn vạ. Một lúc sau anh bảo tôi chuẩn bị, thứ ba sẽ mổ cho mẹ. Tôi gần như bay ra khỏi phòng anh, bất chấp nỗi ê chề bán thân vô tiền khoáng hậu kia. Trước mắt tôi chỉ còn viễn cảnh mẹ sẽ được phẫu thật, sẽ khỏi bệnh, khỏe mạnh trở lại. Tôi làm gì còn người thân nào khác trên đời này!
Ca phẫu thuật của mẹ rất thành công. Lúc này tâm trí tôi mới trở lại trạng thái bình thường. Nghĩ đến cái hợp đồng vẫn bỏ lại trong phòng anh, không khỏi ngượng ngùng. Nhưng mãi vẫn không thấy khổ chủ đòi nợ. Gần ngày mẹ ra viện, tôi lần nữa vác mặt mo đi đề nghị người ta “nghiệm thu” mình.
***Bác sĩ tự sự :
Tôi ngoài ba mươi tuổi. Bác sĩ của một bệnh viện lớn. Độc thân nhưng hình như không có duyên lắm với phụ nữ. Lần đầu nhìn thấy em đã rung rinh. Em rất đẹp, lại hiếu thuận. Chăm chút mẹ từng li từng tí. Làm việc trong bệnh viện lâu rồi, tôi đã chứng kiến không ít cảnh các ông bố bà mẹ cô đơn vò võ điều trị nội trú, toàn bộ việc chăm sóc phó mặc cả cho điều dưỡng viên, con cái một tuần tới điểm danh một lần đã là nhiều. Thế nên, hình ảnh của em ngày ngày chăm chút mẹ tận tâm tận lực lại khiến tôi để tâm. Mẹ em phải phẫu thuật, lần lữa mãi mà không thu xếp đủ tiền, tôi cũng có chút động lòng.
Mẹ tôi năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Bố tôi mất đã năm năm, sở thích còn lại duy nhất của bà là chăm tôi và làm từ thiện. Lương hưu của bà không đáng là bao, ngày ngày bà may áo, đan len, rồi cứ gom lại từng tí một, thành một chục là hớn hở mang cho trẻ con nghèo. Trước đây, mẹ cũng hay mang vào viện tôi nhưng từ khi tôi bảo: Bệnh nhân thường họ không thiếu mấy thứ mẹ cho, cái họ thiếu nhất là tiền, thế là mẹ chuyển mục tiêu sang mấy xã ngoại thành và các xã vùng núi theo chường trình của Hội Chữ thập đỏ.
Gần đây, mẹ vận động được cả các cô chú và bạn bè ở nước ngoài gửi tiền về làm từ thiện, thỉnh thoảng được một cục, mẹ lại tất tả đem cho. Tháng trước, mẹ đi đường bị xe tông gãy chân, thế là phải nằm một chỗ, không đi lại được. Cục tiền của mẹ, tôi phải làm nhiệm vụ mang vào viện phân phát. Thực lòng, tôi không quen làm việc này nhưng trước sức ép của mẹ, đành chia ra các phần bằng nhau, đem chia cho phòng điều trị của mình, năm phút là xong. Riêng phong bì của mẹ em, tôi cố tình nhét thêm bốn triệu đồng. Cũng như muối bỏ bể mà thôi!
Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được em lại đề nghị “bán mình” cho tôi với cái giá như vậy. Nhất thời không biết phản ứng thế nào nên cứ ngồi ngậm hột thị. Nhìn gương mặt tuyệt vọng của em, tôi biết mình chẳng còn lựa chọn nào khác. Thế là rút tiền túi ra giúp bệnh nhân. Cũng chẳng phải vì lòng tốt như mẹ tôi, mà là vào cái thế không thể rút chân ra được nữa.
Ngày mẹ em ra viện, em lần nữa nhắc lại chuyện phải “thanh toán” hợp đồng. Tôi lại lần nữa bị ép phải nói rằng: “Cứ coi như nợ anh, khi nào có tiền thì trả!”. Không ngờ em “chốt hạ” ngay: Thế này vậy, nếu anh đã chê em thì làm theo phương án thứ nhất đi! Em biết mẹ anh đang ốm, cũng cần người giúp đỡ. Từ tuần sau, sau giờ làm em sẽ đến nhà anh giúp việc nhà. Em biết địa chỉ rồi, anh đừng ngại!
Em làm Ôsin cho nhà tôi được đúng sáu tháng thì mẹ tôi một hai đòi nâng cấp em làm con dâu.
Đến nước này tôi mà còn vờ vịt lập topic “có nên siết nợ bằng cách cưới con nợ hay không?” thì thật nhảm!!!