Vietnameseinternational Relationorganization
  • Trang chủ
  • Văn Hóa
    • Văn Hóa

      Ngày Tàn của Quỷ Dữ (The fall of…

      09/10/2019

      Văn Hóa

      THUỐC CHỦNG NGỪA & Xông hơi

      09/10/2019

      Văn Hóa

      “Hội Bầm Mắt”

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Thần đồng Ấn độ sửa lại lời tiên…

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Những điều thú vị về chuột Mickey 

      04/10/2019

  • Xã Hội
    • Xã Hội

      MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

      22/03/2020

      Xã Hội

      Dòng Sông Xanh

      21/03/2020

      Xã Hội

      Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

      25/12/2019

      Xã Hội

      QUORA ….

      03/10/2019

      Xã Hội

      Ăn xin ở Paris

      02/10/2019

  • Giáo Dục
    • Giáo Dục

      NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT

      06/10/2019

      Giáo Dục

      You say that you love rain

      04/10/2019

      Giáo Dục

      Một hiện tượng người Việt….

      03/10/2019

      Giáo Dục

      Ăn xin ở Paris

      02/10/2019

      Giáo Dục

      Long Live Vietnam!

      27/09/2019

  • Du lịch
    • Du lịch

      Chuyện tình có thật

      15/12/2019

      Du lịch

      To do or not to do politics for…

      09/10/2019

      Du lịch

      DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi…

      07/10/2019

      Du lịch

      Gặp ông già Noel và những trải nghiệm…

      06/09/2019

      Du lịch

      Kiếm Viking 1200 năm tuổi

      06/09/2019

  • Kết nối
    • kết nối Tất cả
      kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Thi đố có thưởng kỳ (48)

      06/10/2019

      Kết nối

      Độc tài, nhân quyền và tin giả

      01/10/2019

      Kết nối

      Đố Vui Có Thưởng

      27/09/2019

  • Quảng cáo & Rao vặt
    • Quảng cáo & Rao vặt

      VÕ THUẬT – VÕ ĐẠO – VÕ KHÍ…

      23/12/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      VẬN MẠNG bạn thế nào ? HOROSCOPE …?

      10/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Cái Giọng Sài Gòn 

      06/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      TIN TỨC TRONG NGÀY

      06/09/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Ý NGHĨA BỘ BÀI TÂY 52 lá

      06/09/2019

  • Diễn đàn
Xu Hướng
Skrik
MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….
Dòng Sông Xanh
Cười đầu năm…(mỗi ngày)
Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….
VÕ THUẬT – VÕ ĐẠO – VÕ KHÍ...
Chuyện tình có thật
CHIẾN ĐẤU HAY CHẾT? & TUYÊN NGÔN NIỀM...
Thống kê thế giới về Việt Nam…
ĐỌC để thấy VN là như thế nào...
Vietnameseinternational Relationorganization
Banner
  • Trang chủ
  • Văn Hóa
    • Văn Hóa

      Ngày Tàn của Quỷ Dữ (The fall of…

      09/10/2019

      Văn Hóa

      THUỐC CHỦNG NGỪA & Xông hơi

      09/10/2019

      Văn Hóa

      “Hội Bầm Mắt”

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Thần đồng Ấn độ sửa lại lời tiên…

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Những điều thú vị về chuột Mickey 

      04/10/2019

  • Xã Hội
    • Xã Hội

      MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

      22/03/2020

      Xã Hội

      Dòng Sông Xanh

      21/03/2020

      Xã Hội

      Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

      25/12/2019

      Xã Hội

      QUORA ….

      03/10/2019

      Xã Hội

      Ăn xin ở Paris

      02/10/2019

  • Giáo Dục
    • Giáo Dục

      NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT

      06/10/2019

      Giáo Dục

      You say that you love rain

      04/10/2019

      Giáo Dục

      Một hiện tượng người Việt….

      03/10/2019

      Giáo Dục

      Ăn xin ở Paris

      02/10/2019

      Giáo Dục

      Long Live Vietnam!

      27/09/2019

  • Du lịch
    • Du lịch

      Chuyện tình có thật

      15/12/2019

      Du lịch

      To do or not to do politics for…

      09/10/2019

      Du lịch

      DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi…

      07/10/2019

      Du lịch

      Gặp ông già Noel và những trải nghiệm…

      06/09/2019

      Du lịch

      Kiếm Viking 1200 năm tuổi

      06/09/2019

  • Kết nối
    • kết nối Tất cả
      kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Thi đố có thưởng kỳ (48)

      06/10/2019

      Kết nối

      Độc tài, nhân quyền và tin giả

      01/10/2019

      Kết nối

      Đố Vui Có Thưởng

      27/09/2019

  • Quảng cáo & Rao vặt
    • Quảng cáo & Rao vặt

      VÕ THUẬT – VÕ ĐẠO – VÕ KHÍ…

      23/12/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      VẬN MẠNG bạn thế nào ? HOROSCOPE …?

      10/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Cái Giọng Sài Gòn 

      06/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      TIN TỨC TRONG NGÀY

      06/09/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Ý NGHĨA BỘ BÀI TÂY 52 lá

      06/09/2019

  • Diễn đàn
Diễn đàn

Skrik

bởi Lê Thị Trường Chinh 16/04/2020
bởi Lê Thị Trường Chinh 16/04/2020 0 comment

Who is the author of this Edvard Munch‘s picture ..?

(Teknisk feil: logg inn for å se på dette bildet)

http://kinhtedothi.vn/tuyet-tac-tu-soi-da-tren-bai-bien-274098.html

 

Why this picture has been so celebrated …?

Give answers (contribution) to email: [email protected]

 

—————————————————

Tuổi đời

Tuổi đời đâu tính già năm tháng
Ô lão đâu sánh Phượng hoàng con

Cao tuổi cứ tưởng mình cao trí
Kinh nghiệm trường đời chuyện cỏn con
Chuyện lớn cần những người trí lớn
Chẳng qua đoàn kết chặt mà thôi

Ích kỷ khó nối vòng tay lớn
Già có trăm năm cũng thế thôi …!

Đặng Quang Chính

 

—————————————–

Jeg elsker Norge …

 

Jeg elsker Norge …
England, Amerika …
og hvilket land hvis jeg noen gang …

hadde levd halve livet der som asylsøker

 

Jeg elsker Norge …
Det er kyst langs det lange havet som mitt land også
Fra sørspissen til langt nord

Det er åser og fjell langt og nær
Det er spredte hvetefletter
Det er dype bukter, store innsjøer

 Jeg elsker Norge …
Ikke bare fordi samfunnet er rolig og trygt
Ikke bare fordi livet er nesten fullt av ting
Her lever alle med hjertelighet
Det er en kvinne som gråter naboer hele familien døde på tragisk vis!

Der er det mennesker som gråter en fremmed guttedød på grunn av diskriminering

Việt Nam, jeg elsker …

for derfra forfedre og foreldre mine ble født

fordi det var der jeg begravde hverandre, klippet navlen

fordi vi har en stolt, ukuelig historie

Ikke bøye for å overgi seg til de fiendtlige

Leve full av nasjonal kjærlighet

 

Việt Nam, jeg elsker …

Fordi foreldrene har kastet så mye svette, blod og legeme

Men nå for tiden …

Fortjenesten til de eldgamle var på vei til å bli kastet av myndighetene

Før, “piggybacked slange for å bite kyllingen hjemme” nå bli som ydmyket vassal

Territorium blir gradvis utsolgt til den kinesiske kongen! …

 

Innen har blitt hjernevasket og slapp søvn

utside vietnamesiske blir giftige og splitt

Innsiden venter, utsiden er ikke samlet

Alle er nølende, venter til evig …?!

Vietnam hvor stor min elskede er

Hvor lenge ble det sentimentet restaurert …?!

 

Dang Quang Chinh

 


—————————————————————–

Tôi yêu…

 

Tôi yêu Na Uy …

nước Anh, nước Mỹ …

và nước nào nếu tôi đã từng sống …

nữa đời người nơi đó chốn dung thân!..

 

Tôi yêu Na Uy …

Có duyên hải dọc biển dài như nước tôi cũng có

Từ mũi phía Nam đến tận cùng phia Bắc

Có đồi núi chập chùng

Có đồng bằng trồng lúa mì rải rác

Có vịnh sâu, có hồ rộng bao la

 

Tôi yêu Na Uy …

Không chỉ vì xã hội an toàn, yên ổn

Không chỉ vì cuộc sống đầy đủ mọi điều

Ở đây, mọi người sống với tình thân ái

Có người đàn bà khóc láng giềng cả nhà chết thảm!..

Có người dân khóc thiếu niên nước ngoài, chết vì bị kỳ thị màu da!..

 

Việt Nam, tôi yêu …

vì cha mẹ ông bà từ đó sinh ra

vì đó là nơi tôi chôn nhau, cắt rún

vì chúng tôi có một lịch sử hào hùng, bất khuất

không cúi đầu khuất phục ngoại bang

Sống chan chứa tình yêu thương dân tộc

 

Việt Nam, tôi yêu …

vì tiền nhân đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu

Nhưng ngày nay …

Bao công lao người xưa đang trên đà bị bọn cầm quyền vứt bỏ

Trước “cõng rắn cắn gà nhà”, nay chịu làm thân Thái Thú.

Giang sơn lần hồi bán sạch cho đám giặc Tàu!..

 

Người trong nước bị tuyên truyền ru ngủ

Người Việt nước ngoài bị đầu độc, rẻ chia

Bên trong cứ trông chờ, bên ngoài không đoàn kết

Ai ai cũng rụt rè, chờ đợi đến bao giờ …?!

Việt Nam nước tôi, bao cảm tình yêu mến

Đến bao giờ tình yêu ấy phục hồi…?!

 

Đặng Quang Chính

——————————————————

Chủ Quyền Biển Đông  ….Người dân nghĩ gì…?

 

 

Trung cọng thiết lập hai huyện đảo Tây Sa và Nam Sa để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa

Mạng truyền hình toàn cầu của Trung Quốc (CGTN) hôm 18/4 loan tin cho biết chính phủ Trung Quốc đã thông qua quyết định thành lập hai huyện đảo là Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở khu vực Biển Đông. Đây là hai quần đảo Trung Quốc vẫn còn đang tranh chấp về chủ quyền với các nước khác trong khu vực bao gồm Việt Nam.

Theo CGTN, trụ sở huyện đảo Tây Sa sẽ đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và trụ sở huyện đảo Nam SA sẽ đặt ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là khu vực Trung Quốc đang chiếm đóng, trong đó Hoàng Sa là quần đảo mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm của Việt Nam vào năm 1974.

Cũng theo CGTN, hai huyện đảo này cũng quản lý luôn các vùng biển xung quanh hai quần đảo này.

RFA

2020-04-18

 

Hai nhà nghiên cứu bị cắt tên khỏi phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’!

Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ do Đài Truyền hình TP.HCM – HTV công chiếu năm 2015, là một bộ phim tài liệu do Nghệ sĩ Lâm Thành Quý là đạo diễn, dài 5 tập, mỗi tập 30 phút, được xây dựng một cách công phu, triển khai từ năm 2012. Trong đó, đặc biệt có phần đóng góp của ba nhà khoa học nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, thứ hai là Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn là cố vấn, thứ ba là Thạc sĩ Đinh Kim Phúc…

Tuy nhiên, mới đây, đài truyền hình VTV9 khi cho chiếu lại bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ lại tự ý chỉnh sửa, cắt xén bỏ tên và hình ảnh hai nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc và Trần Đức Anh Sơn.

Trả lời RFA hôm 20 tháng 4 năm 2020, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nói:

“Trong ba tháng đầu năm 2020, TQ bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch khiêu khích của họ trên biển đông. Đầu tiên họ tố cáo VN đưa tàu đánh cá uy hiếp đảo Hải Nam, uy hiếp căn cứ quân sự của họ, thứ hai họ cho tàu hải cảnh đụng chìm tàu cá VN… Hành động khiêu khích của TQ không mới, đã diễn ra suốt mấy mươi năm nay, nhưng thái độ ngông cuồng khiêu khích của TQ ngày càng trắng trợn, bị các nước trên thế giới lên án. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ tiếp tục được công chiếu trên các kênh truyền hình trong nước. Nhưng tôi rất tiếc, trong thời gian vừa qua, đài truyền hình VTV9 phát lại bộ phim này, nhưng không biết vì lý do gì, họ đã cắt bỏ một số đoạn có mặt của anh Trần Đức Anh Sơn, là một trong những người đã góp phần cho thành công của bộ phim này, và họ cắt tên tôi ra khỏi Hội đồng biên tập… Có lẽ do tôi và anh Trần Đức Anh Sơn hay phản biện những vấn đề của quốc gia hay không? Hay vì chúng tôi có tham gia những cuộc biểu tình chống TQ khiêu khích, xâm lược trên biển đông hay không thì điều đó chúng tôi không nắm rõ.”

RFA
2020-04-20

 

Lợi dụng trong khi Hoa Kỳ và Thế giới đang lo đối phó với nạn dịch tàu vũ hán, chệt tập ra tay lấn tới, hoàn thiện “ Quy chế Hành chánh “ chánh thức lập Hoàng Sa – Trường Sa thành hai Huyện thuộc “ Thành Phố Tam Sa chệt. “

Trong lúc đó csVN, tay sai “ con hoang chệt “ lại co rúm co ró, xóa bỏ một số hình ảnh và tên hai thành viên “ tích cực “ của Bộ Phim lịch sử ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’!”

Bọn cu li Ba Đình dù tránh né lẽ nào, chứng tích lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai Quần Đảo Hoàng Sa – Trường Sa là bất khả tranh cải.

Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Chủ Quyền Bất Khả Tranh Cải của Việt Nam

Trích: ” Paris: Tin vui cho Việt Nam: Lần đầu tiên từ lâu truyền thông Việt về Biển đảo HS/TS đươc công luận & báo chí Pháp và UNESCO tích cực ủng hộ chiếu tướng BK !! // Bưu Chính Pháp phát hành Bộ Tem cò Biển đảo VN // Pháp đang tăng cường… ” ( Thaison Nguyen )

Để đáp lời Giáo sư Thaison Nguyen, xin gởi lại một bản sưu khảo và một bài ca xác quyết: ” Hoàng Sa – Trường Sa thuộc Chủ Quyền Bất khả Tranh cải của Việt Nam. “

  • Nhật ký Biển Đông Hoàng Sa – Trường Sa hai mảnh Việt Nam trôi dạt trên biển Đông

    • TRƯỜNG CA HOÀNG SA TRƯỜNG SA

      Tôi, cán bộ Hành chánh Quốc gia

      Được huấn luyện và phục vụ

      Suốt hai nền Cộng Hòa

      Cho đến ngày mất nước đi tù Việt cộng

      Là người làm việc Hành chánh

      Biết rất rõ có ba Sắc lịnh -Nghị định

      Do Chánh phủ VNCH ban hành

      Qui định địa giới hành chánh

      HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

      Là Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa

      Hoàng Sa nằm trên vỉ tuyến

      Ngang với Tỉnh Quảng Nam

      Nên thuộc địa phận Tỉnh nầy

      Chịu trách nhiệm quản trị

      Trường Sa cùng vỉ tuyến Tỉnh Bà Rịa

      Địa giới và quản trị HC thuộc Tỉnh nầy

      Sau cải tổ Hành chánh

      Trường Sa là Đặc Khu HC thuộc Tỉnh Gia Định

      Trên đây là thể chế Hành chánh

      Sau đây việc thi hành

      Hoàng Sa do một Đại Đội Địa

      Phương Quân trấn giữ

      Từng định kỳ viên chức Hành chánh

      Thuộc hai Tỉnh kể trên

      Vẫn tháp tùng tàu HQ vận lương

      Ra thị sát việc Hành chánh và dân tình

       

      HAI ĐẶC KHU HÀNH CHÁNH

      HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

      Có người bạn Hải quân kể cho nghe

      Cảnh trí tuyệt đẹp trên hai Hải Đảo

      Nhiều giống chim chóc lạ và đẹp

      Bay lượn thong dong trên bầu trời Tự Do

      Riêng tại Đảo lớn Hoàng Sa

      Bãi phân chim rộng lớn và thật dày

      Có thể lập nhà máy biến chế Phốt phát

      Dân sở tại được thêm chút huê lợi

      Việc Hành chánh, việc dân mới ổn định

      Khinh tốc đỉnh Trung cộng đã ào tới

      Ngày ngày biểu dương uy hiếp

      Đại đội Địa Phương quân trú phòng

      Bốn chiến hạm VNCH được phái tới

      Tăng cường bảo vệ Hoàng Sa

      Khinh tốc đỉnh Tàu cộng tối tân, hỏa lực mạnh

      Đánh chìm ngay một chiến hạm ta

       

      Hải quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà vị quốc vong thân

      Binh sĩ thuộc quyền lớp tử vong, lớp bị bắt sống

      Chánh phủ VNCH trong cơn bối rối

      Liền phái ngay Ngoại trưởng Vương Văn Bắc

      Sang Hoa Thạnh Đốn cầu viện

      Chỉ nhủn nhặn cầu xin việc nhỏ xíu

       

      Cấp cho ngay một phi đội phi cơ Phantom

      Để Không Quân VN triệt hạ

      Đám khinh tốc đỉnh phỉ Tàu

      Câu phúc đáp thật là chua chát

      Vũ khí, quân cụ được cấp cho đó

      Là để chống Cộng sản Bắc Việt

      Chớ đâu phải để chọc ghẹo NƯỚC LỚN TÀU

      Thôi mau về tự lo liệu đi

      Những ngày tù đày trên rừng núi Hoàng Liên

      Những khi phẩn chí Hải quân Trung tá Phát (?)

      Dùng tiếng Đức ngùng ngoằn kể

      Đánh chác cái mẹ gì khi họ a tòng xếp đặt cả rồi

      Đám Hải quân tụi tui bị bắt sống

      Đem về ngay Thành Phố Thượng Hải

      Cho tạm trú ngay Trường học sở tại

      Sáng sớm phát mỗi đứa hai trăm NDT

       

      Cho tự do ra ngoài phố cơm nước, tiêu xài

      Chiều về, lục túi, tiền còn dư, lấy lại

      Sáng mai lại phát hai trăm, xài tiếp

      Cứ thong dong như vậy cho đến ngày

      C130 Không lực Hoa Kỳ

      Đáp xuống Thành Phố Thượng Hải

      Rước “Quí vị Tù binh” về xứ

      Chúc quí vị thượng lộ bình an

      Sướng vậy, sao quan năm còn sạc tiếng Đức?

      Là sĩ quan QLVNCH, biết rõ nước sắp mất rồi

      Nhưng vì TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM

      Biết đánh chác cái mẹ gì nhưng vẫn đánh, thế thôi

      Cậu tôi là chiến sĩ Liên Tôn Phục Quốc

      Ngày nay không còn nữa

      Thưở sanh tiền thường dặn cháu:

      “Mình là con dân đất nước,

      Thấy “Việc Nghĩa” hết lòng làm

      Nên hư, thành bại trời đất biết”

      Ngày nay trước vận nước ngặt nghèo

      Bên trong lũ quan lại VC hư hèn, nhu nhược

      Bên ngoài Tàu phù lẫy lừng uy hiếp

      Toàn dân khốn khổ biết tính lẽ nào?

      Sách có chữ rằng:

      Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên

      Nhưng lại cũng có câu rằng:

      Tận nhân lực, tri thiên mạng

      Nếu toàn dân đồng lòng, vùng lên lật đổ ách quỉ Cộng

      Thành lập Chánh Phủ ĐOÀN KẾT QUỐC GIA

      Trên dưới cùng một lòng theo truyền thống DIÊN HỒNG

      Ắt có câu trả lời khẳng định: Hoàng Sa Trường Sa là của ai?

      HAI MÃNH VIỆT NAM TRÔI GIẠT

      NỔI CHÌM TRÊN BIỂN ĐÔNG LÀ

      LÃNH THỔ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

                  Nguyễn Nhơn

      (*) https://vi.wikipedia.org/…/Quần…

      thaison21012 <[email protected]> wrote:

      Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa, đề nghị chia sẻ rộng rãi


      Tin liên quan:
      ✔️Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng
      ✔️Trung Quốc lần đầu tiên đáp phi cơ ném bom ở Biển Đông
      ✔️Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
      ✔️“Người Việt không được ‘chết nhanh’ mà phải chết ‘từ từ’”, báo Trung Quốc khẳng định
      ✔️Âm mưu xóa sổ một quốc gia, diệt chủng một dân tộc diễn ra như thế nào?
      ✔️Bóng dáng tập đoàn công nghệ Trung Quốc Tencent trong thương vụ đầu tư vào Tiki.vn
      ✔️“Việt Nam sao chép cách kiểm soát thông tin của Trung Quốc”
      ✔️Thí điểm dạy tiếng Trung, Nga từ lớp 3: “Con em tôi không phải là chuột bạch!”

      Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Trung Quốc xuất bản năm 1905 chỉ rõ lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

      Một thanh niên Việt Nam chia sẻ bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường sa, Hoàng Sa trên mạng xã hội

      Chử Đình Phúc từng ra thăm quần đảo Trường Sa.


      Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, một thanh niên sinh năm 1984 đang thực hiện việc chia sẻ hơn 10 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc trên mạng xã hội, mà theo những tấm bản đồ này Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.

      Chử Đình Phúc từng là sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, hiện đang công tác tại Viện khoa học xã hội Việt Nam. Công việc của anh có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về lịch sử Trung Quốc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Thạc sĩ Chử Đình Phúc có trong tay những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, Nhật Bản có thể chứng minh được rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.

      Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có hơn 10 tấm bản đồ với chú thích đầy đủ, thể hiện rõ phân vùng lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt những tài liệu cổ này cho thấy Hoàng lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.

      Xem “kho bản đồ” do Chử Đình Phúc chia sẻ trên trang cá nhân:

      Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)- trích trong sách “1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ” (1850清二京十八省舆地图)

      Bản đồ tỉnh Quảng Đông của nước Trung Quốc năm 1935 bao gồm cả đảo Hải Nam khi đó còn thuộc tỉnh này, không thấy cái gọi là Tây Sa, Nam Sa.

      Bản đồ Trung Quốc có tên “Trung Hoa dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), vẽ trong khoảng thời gian 1911-1949, không có Hoàng Sa, Trường Sa.

      Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1911 có tên “Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú”, vẽ rất chi tiết, hình ảnh sắc nét và tất nhiên là không có Hoàng Sa, Trường Sa trong cương vực nước Trung Quốc.

      Tấm bản đồ trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên (1908)” (大清帝国全图 宣统元年).

      Tỉnh Quảng Đông nước Trung Quốc với đảo Hải Nam năm 1908, trích “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên” (大清帝国全图 宣统元年), Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1908.

      Bản đồ 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây – nước Trung Quốc năm 1903 với đảo Hải Nam, trích “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖).

      “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖) – Bản đồ vẽ nước Tàu năm 1903 do người Nhật Bản ấn hành.

      Bản đồ nước Tàu có tên là “Chính trị khu vực đồ”, in tận năm 1936 không có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò.

      Bản đồ Trung Quốc năm 1911 bằng chữ Hán không có Hoàng Sa, Trường Sa.

      Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh tấm bản đồ Trung Quốc năm 1905, được xem như một bằng chứng thuyết phục rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

      Bức ảnh chụp bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (theo Thanh niên)

      Tấm bản đồ do Tiến sĩ Mai Hồng lưu giữ trong nhiều năm qua và mới được đưa ra trước công chúng trong sự kiện ông tặng lại Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam ngày 25/7. Thông tin về tấm bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản không chỉ củng cố lý lẽ pháp lý cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước mà còn khiến dư luận Trung Quốc trở nên hỗn loạn .

      Nắm bắt tình hình thời sự, cư dân mạng Việt Nam hiện đang tích cực chia sẻ hình ảnh, thông tin về tấm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa với khẩu hiệu “Vì chủ quyền đất nước, vì Trường Sa, Hoàng Sa, hãy chia sẻ”.

      Huy Khánh

       

      —————————————————————————————



    Người dân nghĩ gì về tình hình biển đảo hiện nay?

     
    “Mất nước là do lỗi của những ông lớn, những lãnh đạo đã để Trung Quốc xâm lấn.
    Em là một người dân mà em có biết gì đâu. Chuyện đó để Nhà nước lo thôi.
    Mình ở Việt Nam mà, họ làm như thế nào mình cũng phải chịu thôi.”

    Những người theo dõi truyền hình cho biết liên tiếp những ngày qua, cơ quan truyền thông Nhà Nước Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc như một cách kêu gọi lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của người dân.

    Ông Đức Minh, một cựu sĩ quan quân đội từ Sài Gòn nói với RFA:

    “Tôi thấy đó là một hiện tượng lạ. Tôi đang phân vân không biết có phải giới cầm quyền Việt Nam thay đổi quan điểm về ngoại giao với Trung Quốc hay không, nhưng bản thân lại không tin lắm vào việc họ thay đổi…

    Nhiều người dân trong nước vẫn bị an ninh sách nhiễu về việc đeo khẩu trang có dòng chữ NO-U”.

    Ông Minh liên tục phản đối Trung Quốc trên facebook cá nhân của mình và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam đừng quá nhu nhược. Bản thân ông cho biết dù không còn trẻ nhưng ông sẵn sàng tái ngũ, cầm súng đánh giặc khi tổ quốc cần.

    Còn cô Lê Thị Tuyết, một công nhân ở Tây Ninh thì nêu suy nghĩ đơn giản của mình khi trò chuyện cùng RFA:

    “Mất nước là do lỗi của những ông lớn, những lãnh đạo đã để Trung Quốc xâm lấn. Em là một người dân mà em có biết gì đâu. Chuyện đó để Nhà nước lo thôi. Mình ở Việt Nam mà, họ làm như thế nào mình cũng phải chịu thôi.”

    Theo ghi nhận của RFA, chỉ một số ít người dân tin vào báo chí và truyền thông nhà nước. Đa số họ chỉ lấy thông tin từ chính quyền để tham khảo rồi tìm hiểu thêm trên mạng xã hội, từ nguồn đáng tin cậy.

    Anh Trần Trọng Nhân từ Buôn Mê Thuột nói với RFA rằng, có hai góc nhìn từ người dân. Một góc nhìn từ những người dân bàng quan với thời cuộc và góc nhìn từ những người dân trăn trở với hiện tình đất nước. Là một người luôn quan tâm đến thời cuộc, anh Nhân cho biết bản thân anh biết tin tức về biển đảo qua nhiều nguồn, nhưng trên mạng xã hội là chính. Nguồn chính thống từ trong nước thì anh ít theo dõi, chỉ coi một vài chương trình coi họ nói gì, họ phản ứng như thế nào thôi. Anh nói:

    “Với lòng yêu quê hương đất nước em rất thao thức với hiện tình biển đảo, nhưng nếu bây giờ kêu em xuống đường chống Trung Quốc như trước thì em sẽ không đi. Em đã nhiều lần xuống đường và lần nào cũng bị chính quyền đàn áp. Lúc nào họ cũng nói với em rằng, các anh không phải lo. Có đảng và nhà nuốc lo rồi..

    Lậu nay dân lên tiếng, mọi người lên tiếng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thì bị bắt bỏ tù. Bây giờ trước tình hình nguy cấp hơn bao giờ hết, đảng và nhà nước tự lo đi.”

    Anh Nhân nói thêm rằng, với những người dân khác, khi mà báo đài lên tiếng mấy hôm nay thì họ cũng có lòng căm ghét Trung Quốc nhưng họ chỉ dừng lại ở đó, không có hành động cụ thể gì cả.

    Anh Nguyễn Văn Khánh từ Hà Nội, người theo dõi rất kỹ những diễn biến từ hôm 30 tháng 3 đến hôm nay, nói với RFA:

    “Từ lậu rồi em không coi TV, không đọc báo trong nước mà chỉ nghe và đọc BBC, CNN, RFA…Tin tức trong  nước cũng chỉ đọc online thôi.

    Về Hoàng Sa thì thực sự Việt Nam đã hoàn toàn mất quyền kiểm soát từ năm 1974 rồi. Còn Trường Sa thì hiện có hơn 20 thực thể có quân đồn trú của Việt Nam.”

    Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ từ tháng giêng năm 1974 và gọi quần đảo này là Tây Sa. Từ ngày 30 tháng 3 đến 10 tháng 4, Việt Nam đã liên tục gửi 3 công hàm đến Liên Hiệp Quốc để phản đối những đòi hỏi về chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Anh Lê Văn Tài từ Vĩnh Long chia sẻ với RFA:

    “Tin tức biển đảo thì tôi coi trên internet từ những nguồn khả tín. Báo chí nhà nước thì họ cho nghe cái gì mình biết cái đó thôi. Chỉ coi để tham khảo và suy đoán. Không thể là thông tin chính thống mà tin tưởng được. Tôi coi những đài như VOA, RFA, BBC…Gần đây có những trang mạng dẫn link tiếng Anh.

    Với tư cách là một người dân, tôi thấy chuyện biển đảo đã ‘xong’ từ lâu rồi. Mất rồi không còn hy vọng gì nữa. Không có lối thoát. Bao nhiêu năm nay chính phủ có làm được gì đâu ngoài phản đối lấy lệ!”

    Công hàm 1958

    Trung Quốc vừa qua đã dùng công hàm 1958 gửi lên LHQ về Trường Sa và Hoàng Sa như là một bằng chứng cho lập luận của mình.

    Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc dùng công hàm này để ‘bắt chẹt’ Việt Nam. Năm 2014, khi Trung Quốc đưa ra Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 để biện luận cho những hành động của họ tại Biển Đông. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã họp báo phản đối cho rằng công hàm đó vô hiệu.

    Lúc bấy giờ Thạc sĩ Hoàng Việt lên tiếng với RFA về vấn đề này:

    “Không có ông nào ở miền Bắc lúc đó có quyền nói về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được cả. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.”

    Với những người dân bình thường thì họ nghĩ gì trong thời điểm hiện nay?

    Anh Lê Văn Tài từ Vĩnh Long khẳng định công hàm 1958 rõ ràng là đã ‘bán nước’ bởi nó đã công nhận quyết định chủ quyền biển đảo Trung Quốc đưa ra trước đó. Theo anh Tài thì ngoài công hàm này còn nhiều thứ ở bên trong mà người dận chưa biết. Trung Quốc dùng công hàm này để đe dọa Việt Nam, nếu phản ứng nó sẽ xì thêm nhiều chuyện kinh thiên động địa nữa.

    Anh Nguyễn Văn Khánh nêu ý kiến :

    “Công hàm của ông Phạm Văn Đồng gửi ông Chu Ân Lai năm 1958 em cho rằng đó thực sự là một công văn bán nước, không thể biện bạch. Với vai trò là một ông Thủ tướng, trên là ông Hồ thì không thể nói câu lúc đó không quản lý vùng lãnh hải ấy mà do VNCH quản lý, nên tuyên bốn của ông Đồng là vô giá trị.

    Em cho rằng truyền thống đánh giặc và truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam có từ hàng ngàn năm nay. Khi tinh thần của người Việt Nam đã trỗi dậy thì không một ai có thể cản trở.”

    Trong khi đó, anh Trần Trọng Nhân lại cho rằng Trung Quốc sử dụng công hàm này để khẳng định chủ quyền biển đảo là không hợp lý. Người cộng sản Việt Nam bị cài bẫy từ thời đó rồi. Anh giải thích:

    “Năm 1958 Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc quyền quản lý của cộng sản Bắc việt mà thuộc quản lý của Việt Nam Cộng Hòa.

    Đối với cộng sản Việt Nam bây giờ, nếu họ phủ nhận công hàm này, không công nhận công hàm này thì họ phải công nhận tính chính danh của thể chế Việt Nam Cộng Hòa.”

    Điều này từng được Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói đến từ năm 2017 với báo chí trong nước rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi.

     

     

    Diễm Thi, RFA
    2020-04-24

     

———————————————————————————-

NẮNG CHIỀU

(Juliet Việt Nam đã chết …)

Tựa bài của VirO:

Truyện tình Romeo và Juliet xảy ra đã lâu tại Anh Quốc. Kết cuộc Juliet đã chết vì Romeo đã không kịp nhận tin chính xác từ một tu sĩ. Cả hai đã chết…nhưng trong câu chuyện dưới, chỉ có mình “Juliet” chết…

Xem kỹ phần dưới để biết nguyên cốt truyện.

 

Giữa thập niên 1960, trong chương trình nhạc FM, thỉnh thoảng, người nghe lại bắt gặp một nhạc phẩm rất quen thuộc, bài Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được hòa tấu bởi dàn nhạc Symphony of the New York City.

Có thể nói, đấy là một trong vài nhạc phẩm Việt Nam đầu tiên, cất cánh, bay lên và ra khỏi không gian hạn hẹp của đất nước. Nhạc phẩm hòa tấu này, thỉnh thoảng, vẫn còn được nghe . Tuy nhiên, ít người biết được lai lịch hay định mệnh khốc liệt về nhạc phẩm Nắng Chiều.

Sinh thời, nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương, một người bạn rất thân với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn kể rằng, nhạc phẩm Nắng Chiều là ca khúc đầu tay của Lê Trọng Nguyễn.

Giữa thập niên 1950, khi Lê Trọng Nguyễn gặp một thiếu nữ Nhật Bản, làm việc cho tòa lãnh sự Nhật Bản ở Saigòn, hai người yêu nhau, Lê Trọng Nguyễn mới viết ca khúc Nắng Chiều. Ghi lại kỷ niệm cuộc tình của hai người. Cuối thập niên 50s, hết nhiệm kỳ, người con gái xứ Mặt Trời Mọc này, mang nhạc phẩm Nắng Chiều về nước, chuyển sang lời Nhật, cho trình bày trên đài phát thanh Nhật Bản…chỉ một sớm một chiều nhạc phẩm Nắng Chiều đã nổi tiếng khắp xứ Phù Tang. Đấy là lần đầu tiên dân Nhật biết tới nền tân nhạc Việt.

Đầu thập niên 60, Shoshi Koe vận động với bộ ngoại giao Nhật, xin trở lại làm việc tại Saigòn.

Năm 1961, Shoshi được toại nguyện. Cuộc tình giữa một nhạc sĩ Việt Nam và một cô gái Nhật được nối tiếp.

Vẫn theo dư luận thì cuộc tình của dị biệt chủng tộc kia chỉ kéo dài thêm được 3 năm, thình lình bị đứt đoạn.

Cuối năm 1963, Shoshi bị gia đình gọi về nước.Trước khi chia tay người yêu, Shoshi nói, cô sẽ vận động để trở lại Việt Nam hoặc đưa Lê trọng Nguyễn qua Nhật Bản, để chính thức thành hôn.

Nếu không làm được điều ấy, cô sẽ chấm dứt đời sống của mình.

Một năm sau, năm 1964, các báo ở Tokyo, đồng loạt đăng tải về cái chết của Shoshi, đồng thời chuyện tình giữa cô và một nhạc sĩ Việt Nam được nhắc tới…

 

Du Tử Lê ( Tác Giả )

 

 

 

0 comment
0
FacebookTwitterPinterestEmail
Lê Thị Trường Chinh

trở lại
MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

Bài viết liên quan

Thống kê thế giới về Việt Nam…

01/12/2019

ĐỌC để thấy VN là như thế nào...

21/11/2019

Ari Behn (vi skal ha egne konspirasjonene …)

20/11/2019

Jeg elsker …

08/11/2019

Cảnh báo khẩn: thuốc mỡ mắt…

05/11/2019

Bệnh Nổ

04/11/2019

Để lại một bình luận Hủy trả lời

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét.

Kết Nối

Facebook Twitter Instagram Pinterest Youtube Vimeo

BÀI VIẾT MỚI

  • Skrik

    16/04/2020
  • MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

    22/03/2020
  • Dòng Sông Xanh

    21/03/2020
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020
  • Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

    25/12/2019
  • VÕ THUẬT – VÕ ĐẠO – VÕ KHÍ...

    23/12/2019

Facebook Feed

Facebook

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

  • ĐỌC để thấy VN là như thế nào …

    21/11/2019
  • “Hội Bầm Mắt”

    08/10/2019
  • Những điều thú vị về chuột Mickey 

    04/10/2019
  • Bệnh Nổ

    04/11/2019
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020

Chuyên mục

  • Diễn đàn (17)
  • Du lịch (5)
  • Giáo Dục (7)
  • Kết nối (11)
    • kết nối (1)
  • Quảng cáo & Rao vặt (8)
  • Sức Khỏe (10)
  • Văn Hóa (15)
  • Xã Hội (12)

Hỏi Đáp

  • Chuyện tình có thật

    15/12/2019
  • To do or not to do politics for Homeland ?

    09/10/2019
  • DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi khác (Reiser med lavere kostnad enn andre steder)

    07/10/2019

Sức Khỏe

  • CHIẾN ĐẤU HAY CHẾT? & TUYÊN NGÔN NIỀM TIN & TỰ DO KHÔNG MIỄN PHÍ ….

    10/12/2019
  • Quẻ bói đầu năm

    21/11/2019
  • Thanh Chiêm… (Ngôn ngữ thứ bậc của Tiếng Việt …)

    05/11/2019

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Đăng ký liên hệ quảng cáo

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Pinterest
  • Youtube
  • Email
  • Vimeo

@2019 - All Right Reserved. Designed and Developed by Vietnameseinternational

Vietnameseinternational Relationorganization
  • Trang chủ
  • Liên hệ

Bài viết gần đây

  • Skrik

    16/04/2020
  • MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN….

    22/03/2020
  • Dòng Sông Xanh

    21/03/2020
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020
  • Vụ Ăn Cướp Bầu Cử ….

    25/12/2019
@2019 - All Right Reserved. Designed and Developed by Vietnameseinternational