TIN TỨC TRONG NGÀY
NEWS
ĐIỂM TIN THẾ GIỚI
Lầu Năm Góc mở cửa căn cứ quân sự thứ ba để đón trẻ nhập cư

Breitbart đưa tin, cuối tuần qua, Lầu Năm Góc xác nhận, họ đã phê duyệt việc sử dụng một căn cứ quân sự ở California để cung cấp chỗ ở cho trẻ em di cư không có người đi kèm đến biên giới Hoa Kỳ trong bối cảnh số lượng người di cư tăng vọt những tháng gần đây.
Một quan chức quốc phòng cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy rằng, Bộ Quốc phòng đã chấp thuận yêu cầu hỗ trợ của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) và tạm thời cung cấp chỗ ở cho trẻ vị thành niên không có người đi kèm tại Trại Quân sự Roberts, California.
Bộ quốc phòng tuyên bố họ sẽ chỉ cung cấp loại hỗ trợ này khi nó không ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng và khả năng thực hiện các nhiệm vụ chính của quân đội.
Trại Roberts nằm giữa San Francisco và Los Angeles. Đây là căn cứ quân sự thứ ba sẽ được sử dụng để làm nơi tạm trú cho trẻ em di cư. Trước đó, Pháo đài Bliss và Căn cứ Chung San Antonio ở Texas cũng được Bộ Quốc phòng phê duyệt để sử dụng cho mục đích này.
Chính quyền Biden đang phải vật lộn tìm cách giải quyết làn sóng trẻ em không có người đi kèm ồ ạt vượt biên vào Hoa Kỳ. Mặc dù chính quyền tuyên bố không có “cuộc khủng hoảng” ở biên giới và dòng người di cư đổ về nước Mỹ không khác những năm trước, nhưng các con số đang chứng minh điều ngược lại.
Tờ Washington Post đưa tin vào tháng Ba, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) đã tiếp nhận hơn 18.800 trẻ vị thành niên nhập cư không có người đi kèm – tăng 99% so với tháng Hai và cao hơn nhiều so với mức cao nhất là 11.861 trẻ vào tháng 5/2019.
Fox News đưa tin CBP dự kiến có khoảng 184.000 trẻ em sẽ vượt biên vào Hoa Kỳ trong năm tài chính này.
Không chỉ vậy, số liệu về số người di cư trong những tháng đầu ông Biden nhậm chức cũng ở mức cao nhất trong 15 năm qua. Các nhân viên biên phòng của Mỹ đã tiếp nhận hơn 171.000 người di cư trong tháng Ba – cao hơn nhiều so với mức hơn 100.000 người vào tháng Hai và 78.442 người vào tháng Một.
Người di cư thuộc các đơn vị gia đình đã tăng từ 7.294 người trong tháng Một lên 19.246 người vào tháng Hai, và sau đó tăng vụt lên hơn 53.000 người vào tháng Ba, theo Washington Post.
Ngoài ba địa điểm quân sự để tạm giữ trẻ em di cư không người đi kèm, còn có một số địa điểm khác được sử dụng làm nơi cư trú tạm thời cho người di cư. Ngoài các cơ sở tạm giữ của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh HHS được cho là đã mở hoặc chuẩn bị mở cửa 9 cơ sở khẩn cấp để đối phó với dòng người di cư về biên giới Hoa Kỳ tăng vọt.
Ngoại trưởng Nhật điện đàm với Vương Nghị, chỉ trích trực diện ĐCSTQ

Theo Epoch Times, Ngoại trưởng Nhật, Toshimitsu Motegi, hôm 5/4, đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc là Vương Nghị trong 90 phút để yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt xâm phạm vùng biển tranh chấp; kêu gọi cải thiện nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và chấm dứt đàn áp Hong Kong.
Đây là một tín hiệu cứng rắn hiếm hoi mà Nhật Bản gửi tới Trung Quốc trước chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào ngày 16/4 tới.
Điều đặc biệt là, trong hồ sơ cuộc gọi chính thức của Ngoại trưởng Nhật Bản không đề cập đến câu trả lời của ông Vương Nghị. Mãi đến tối thứ Hai (5/4), các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ mới đưa tin ngắn gọn về cuộc đối thoại giữa ông Vương và Tóhimitsu, nhưng không đề cập đến các vấn đề mà Nhật Bản nêu ra như lãnh hải, dân chủ, nhân quyền.
Tờ Hoa Nhật đưa tin, trong cuộc gọi kéo dài một giờ rưỡi, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói với ông Vương Nghị rằng, các tàu tuần duyên của ĐCSTQ tiếp tục xuất hiện tại vùng biển tranh chấp.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết trong một tuyên bố rằng, ông Toshimitsu Motegi còn bày tỏ “quan ngại sâu sắc” với ông Vương Nghị về các vấn đề như ĐCSTQ xâm phạm nền dân chủ Hong Kong, bức hại người Duy Ngô Nhĩ.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết vào sáng ngày 3/4, tổng cộng có 6 chiếc tàu chiến, trong đó bao gồm cả tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân ĐCSTQ đã tiến vào phía Nam Thái Bình Dương thông qua vùng biển giữa đảo Okinawa và đảo Miyakojima. Đây là lần đầu tiên tàu của ĐCSTQ vượt qua khu vực này kể từ tháng 4/2020.
Nhật Bản luôn cố gắng tránh chọc giận và duy trì mối quan hệ cân bằng với Bắc Kinh, đối tác thương mại lớn nhất của họ, nhưng gần đây Nhật Bản ngày càng chỉ trích trực diện hơn đối với ĐCSTQ.
Vào ngày 16/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã tổ chức cuộc họp “2 + 2” với Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi tại Tokyo. Sau cuộc họp, Mỹ và Nhật Bản đã ra một tuyên bố chung, hai nước xác nhận rằng, “hành vi của Trung Quốc không phù hợp với trật tự quốc tế hiện có, và đã đem lại những thách thức về chính trị, kinh tế, quân sự và công nghệ cho liên minh và cộng đồng quốc tế”.
Sau khi bị phía Nhật Bản trực tiếp chỉ trích, ĐCSTQ đã không giấu được sự tức giận của mình. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên đã đáp trả bằng cách nói Nhật Bản là “cậy thân cậy thế” và “cấu kết với nhau làm việc xấu”.
Theo tờ Kyodo News, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ thảo luận với ông Biden về vấn đề Đài Loan trong chuyến đi lần này, và nhấn mạnh “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”. Ông Yoshihide cũng kỳ vọng rằng Nhật Bản và Mỹ sẽ hợp tác để tạo ra một môi trường giải quyết hòa bình giữa hai bên eo biển. Ngoại giới dự đoán rằng, điều này sẽ khiến ĐCSTQ càng tức giận hơn.
Mỹ – Iran đang quay lại thỏa thuận hạt nhân

Tehran và Washington đang đi đúng hướng để trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran nhưng tiến độ sẽ không dễ dàng, đại diện của Nga cho biết sau những cuộc đàm phán trực tuyến.
The Guardian đưa tin, trong một dấu hiệu tích cực, các bên đã nhất trí gặp mặt trực tiếp chính thức tại Vienna, Áo, vào thứ Ba (6/4).
Cuộc họp của Ủy ban kết nối (tập hợp các bên liên quant ới thỏa thuận hạt nhân Iran) vào thứ Sáu tuần qua theo sau một cuộc họp được xem là bước đột phá xác định cách Iran và Mỹ có thể tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận trên cơ sở từng bước một.
Ủy ban kết nối bao gồm Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc, EU và Nga, chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân 2015. Việc này được gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA)
Đại sứ Nga tại Viena, Mikhail Ulyanov, mô tả cuộc gặp vào thứ Ba giống như một thương vụ. “Ấn tượng là chúng tôi đang đi đúng hướng nhưng chặng đường phía trước sẽ không dễ dàng và sẽ đòi hỏi những nỗ lực chuyên sâu”, ông Ulyanov nói. “Các bên liên quan mật thiết dường như đã sẵn sàng cho điều đó”.
Ông Ulyanov đánh giá rằng lựa chọn thận trọng nhất sẽ là “nhất trí về các bước khởi đầu và quan trọng nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi hơn nhiều để đi nhanh đến đích với việc tất cả các bên thực thi đầy đủ JCPOA”.
Ông tiết lộ thêm rằng, đã có những thay đổi đáng kể trong lập trường của Hoa Kỳ.
Cựu Tổng thống Donald Trump đã đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 vì cho rằng thỏa thuận này không có lợi ích gì ngoài việc tạo điều kiện cho Teheran củng cố nội lực để trở lại mạnh mẽ với chương trình hạt nhân vào năm 2025, thời điểm thỏa thuận hết hạn.
Phản ứng về cuộc họp trực tuyến với các cường quốc, Thứ trưởng ngoại giao Iran, Seyed Abbas Araghchi, đã nhắc lại quan điểm của Tehran. Ông nói rằng, ngay sau khi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và động thái này đã được xác minh, Iran sẽ thực hiện cam kết của mình đối với thỏa thuận.
“Không đàm phán là yêu cầu để Hoa Kỳ quay trở lại JCPOA… con đường cho Hoa Kỳ là khá rõ ràng”, ông Araghchi tuyên bố.
Cuộc họp trực tiếp mặt đối mặt có thể sẽ được tổ chức ở cấp cao hơn và The Guardian đánh giá, Iran chắc chắn sẽ chống lại bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc cập nhật hoặc bổ sung vào thỏa thuận mà chính quyền Obama đã ký với họ vào năm 2015.
Để mở đường cho đàm phán, có thể chính quyền Biden sẽ dỡ bỏ quyền phủ quyết của mình đối với việc cho vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đối với Iran.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran (CIB), Abdolnaser Hemmati nói rằng: “Chúng tôi mong đợi Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ đáp ứng yêu cầu pháp lý của Iran càng sớm càng tốt, mà không có sự phân biệt đối xử, xâm nhập hoặc áp lực từ Hoa Kỳ”.
Ngoài ra, chính quyền Biden có thể sẽ đề nghị các ngân hàng ở Hàn Quốc và các nơi khác giải phóng số tiền 7 tỷ đô-la của Iran bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Cả hai cách tiếp cận sẽ tương đối dễ dàng đối với chính quyền Biden và sẽ không cần phải có sự chấp thuận của Quốc hội.
TT Putin ký luật cho phép ông tại vị đến năm 2036

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai (ngày 5/4) đã ký phê duyệt đạo luật cho phép ông tiếp tục giữ ghế tổng thống thêm hai nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ 6 năm). Điều này sẽ mở đường cho ông Putin nắm quyền cho đến năm 2036, theo SCMP.
Chính phủ Putin đã đề xuất dự luật kéo dài nhiệm kỳ tổng thống vào năm ngoái như một phần của kế hoạch cải cách hiến pháp. Các nhà lập pháp Nga đã thông qua dự luật này vào tháng trước.
Đạo luật mà ông Putin vừa ký thiết lập lại các giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, cho phép ông tái tranh cử trong hai nhiệm kỳ tiếp theo.
Ông Putin lần đầu tiên được bầu làm tổng thống vào năm 2000 và sau đó phục vụ hai nhiệm kỳ 4 năm liên tiếp. Dmitry Medvedev, một đồng minh thân cận của ông Putin đã nắm quyền tổng thống vào năm 2008. Các nhà phê bình coi việc ông Medvedev làm tổng thống chỉ là để “giữ chỗ” cho ông Putin trở lại vào nhiệm kỳ kế tiếp.
Khi còn tại vị, Thủ tướng Medvedev đã ký ban hành luật kéo dài nhiệm kỳ tổng thống lên 6 năm, bắt đầu từ vị tổng thống tiếp theo.
Những người phản đối Điện Kremlin cho rằng cải cách hiến pháp là cái cớ để cho phép Putin trở thành “tổng thống trọn đời”. Ông Putin sẽ “phục vụ” nước Nga tới năm 85 tuổi nếu ông đắc cử hai nhiệm kỳ tiếp theo.
Tổng thống Putin ký đạo luật này trong bối cảnh chính phủ của ông gần như đã buộc phe đối lập trở nên không còn có khả năng gây sức ép đáng kể.
Trong một diễn biến liên quan, nhà phê bình Điện Kremlin – Alexei Navalny, hồi tuần qua đã tuyệt thực trong tù để yêu cầu được điều trị y tế đầy đủ, nói rằng ông đang bị đau lưng dữ dội và tê chân.
Nhân vật đối lập 44 tuổi này đã bị bắt khi trở về Nga vào tháng Giêng, sau khi trải qua nhiều tháng điều trị ở Đức sau vụ tấn công đầu độc vào mùa hè năm ngoái bằng chất độc thần kinh Novichok, điều mà Navalny cáo buộc là âm mưu của Điện Kremlin nhằm loại bỏ ông.
Xác tàu thời Thế chiến II đạt vị trí chìm sâu nhất thế giới

Con tàu khu trục của hải quân Mỹ bị chìm trong Thế chiến II và nằm dưới mực nước biển gần 6.500 mét ngoài khơi Philippines đã đạt đến vị trí chìm sâu nhất thế giới, The Guardian dẫn lời một nhóm thám hiểm Mỹ cho hay.
Công ty công nghệ dưới đáy biển Caladan Oceanic có trụ sở ở Texas cho biết, một chiếc tàu lặn đã quay phim, chụp ảnh và khảo sát xác tàu USS Johnston ngoài khơi đảo Samar trong hai lần lặn kéo dài 8 giờ đã hoàn thành vào cuối tháng trước.
Con tàu dài 115 mét bị đánh chìm vào ngày 25/10/1944 trong Trận chiến Vịnh Leyte khi lực lượng Hoa Kỳ chiến đấu để giải phóng Philippines, khi đó là thuộc địa của Hoa Kỳ – khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản.
Vị trí xác tàu ở Biển Phillipníe đã được một nhóm thám hiểm khác phát hiện vào năm 2019, nhưng hầu hết các mảnh vỡ của tàu đều ngoài tầm với của các phương tiện được điều hành từ xa của họ.
“Vừa hoàn thành chuyến lặn sâu nhất trong lịch sử, để tìm mảnh chính của tàu khu trục USS Johnston”, người sáng lập Caladan Oceanic, Victor Vescovo, người lái con tàu lặn đã đăng trên Twitter.
“Chúng tôi đã định vị được 2/3 phần phía trước của con tàu, đứng thẳng và nguyên vẹn, ở độ sâu 6456 mét. Ba người chúng tôi qua hai lần lặn đã khảo sát con tàu và dành phút mặc niệm thủy thủ đoàn dũng cảm của con tàu”.
Theo hồ sơ hải quân Hoa Kỳ, chỉ có 141 người trong số 327 thủy thủ đoàn sống sót.
Đoàn thám hiểm do Caladan Oceanic hỗ trợ đã tìm thấy phần mũi tàu, và đài chỉ huy của thuyền trưởng và phần giữa còn nguyên vẹn với số hiệu thân tàu 557 vẫn còn nhìn rõ.
Hai tháp pháo dài 5 inch còn đầy đủ, giá treo ngư lôi đôi và nhiều bệ súng vẫn còn nguyên.
Nhà sử học kiêm nhà điều hướng của nhóm Parks Stephenson cho biết xác tàu phải chịu những thiệt hại gây ra trong trận chiến dữ dội trên bề mặt cách đây 76 năm.
—
—————————————————————————-
NEWS
TT Trump kêu gọi tẩy chay một loạt nhãn hàng trong tuyên bố mới

Cựu Tổng thống Donald Trump đã khuyến khích mọi người tẩy chay các công ty và tổ chức đang nghiêng theo cánh tả trong một tuyên bố hôm 3/4, theo Newsmax.
Ông đưa ra tuyên bố này chỉ vài ngày sau khi Liên đoàn bóng chày Mỹ (MLB) thông báo họ sẽ chuyển giải đấu All Star Game và Draft ra khỏi tiểu bang Atlanta và Georgia sau khi Georgia ban hành luật mới nhằm bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử ở tiểu bang.
Thông báo được Tổ chức Hành động Chính trị Save America gửi công bố vào khuya 3/4, trong đó, ông Trump giải thích cho lời kêu gọi tẩy chay của mình:
“Trong nhiều năm, phe Dân chủ cánh tả cấp tiến đã chơi bẩn bằng cách [hô hào] tẩy chay sản phẩm của những công ty đã nói hoặc làm điều gì xúc phạm đến họ. Bây giờ họ đã đi quá trớn với văn hóa tẩy chay ‘các vấn đề xã hội nhạy cảm’ và những cuộc bầu cử thiêng liêng của chúng ta. Cuối cùng đã đến lúc Đảng Cộng hòa và Đảng Bảo thủ chống trả— cho đến nay, chúng ta có nhiều người hơn họ!”
Trong tuyên bố, cựu tổng thống đích danh kêu gọi tẩy chay Liên đoàn Bóng chày Mỹ (MLB), Coca Cola, Hãng hàng không Delta Airlines, Ngân hàng JPMorgan Chase, ViacomCBS, Citigroup, Cisco, dịch vụ bưu chính UPS và công ty dược Merck.
Ông Trump nói thêm. “Đừng quay trở lại mua sản phẩm của họ chừng nào họ chưa giảm nhẹ lập trường. Chúng ta có thể chơi tốt hơn họ”.
Các công ty và tổ chức này bị ông kêu gọi tẩy chay vì đã công khai phản đối việc tiểu bang Georgia thông qua luật bầu cử SB 202. Theo đó, luật SB 202 bao gồm yêu cầu bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân có hình đối với người bỏ phiếu qua thư; áp quy định đặt thùng phiếu, vốn bị bố trí một cách không cân xứng giữa các quận do đảng Dân chủ kiểm soát và các khu vực của đảng Cộng hòa.
Cuối cùng, ông kết luận: “Đừng bao giờ phục tùng, đừng bao giờ từ bỏ. [Nếu không] cánh tả cấp tiến sẽ phá hủy đất nước của chúng ta”.
TNS Barrasso: Chính quyền Biden cố gắng che giấu khủng hoảng biên giới

Trong chương trình Sunday Morning Futures của Fox News hôm Chủ nhật, Thượng nghị sĩ John Barrasso (bang Wyoming) đã thảo luận về chuyến thăm của ông cùng một phái đoàn thượng nghị sĩ Cộng hòa tới biên giới trong bối cảnh khủng hoảng biên giới đang diễn ra.
TNS đã đưa ra những nhận xét rất nghiêm trọng về tình hình biên giới. Ông cho rằng chính quyền Biden đang cố gắng che giấu điều mà ông gọi là khủng hoảng nhân đạo và an ninh quốc gia.
Ông nói: “Đây vừa là một cuộc khủng hoảng nhân đạo vừa là một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia. Tôi đã thấy cả hai điều này ở biên giới. Và bạn có lẽ đã thấy hôm nay, con số trẻ vị thành niên không có người đi kèm [đến biên giới] hiện đang bị tạm giữ là cao nhất trong lịch sử. Các em bị nhồi nhét như lũ cá mòi. Và đây là điều mà chính quyền Biden đang cố gắng che giấu công chúng Mỹ, đó là lý do tại sao chúng tôi quay video [tại cơ sở tạm giữ ở biên giới], và chính quyền Biden đã cố gắng ngăn cản chúng tôi. Khi nhốt nhiều người như vậy theo cách này, và 10% trong số họ xét nghiệm dương tính với virus corona, Joe Biden đang tạo ra sự kiện siêu lây truyền virus ở đất nước chúng ta.”
Thượng nghị sĩ cũng nói với người dẫn chương trình rằng, ông ấy nghi ngờ về các biện pháp chống COVID-19 mà các cơ sở biên giới đã áp dụng.
Ông Barrasso cho biết “Chúng tôi được yêu cầu xóa những bức ảnh đã chụp. Chúng tôi đã không làm như vậy. Bạn đã xem đoạn video quay cảnh những đứa trẻ chen chúc dưới tấm chăn bằng giấy bạc, túm tụm lại với nhau và 10% trong số chúng dương tính [với COVID-19]”.
Ông thuật lại, những đứa trẻ sẽ được xét nghiệm COVID vào ngày chúng rời khỏi khu tạm giữ. Theo luật, các cơ sở này sẽ chỉ tạm giữ những người di cư trong 3 ngày, nhưng nhiều người đã ở đây tới 10 ngày.
TNS kể lại: “Tôi đã xem cách họ xét nghiệm virus cho chúng. Họ đưa những đứa trẻ vào sân… Họ xét nghiệm ngay lập tức. Và sau đó những đứa trẻ được xét nghiệm dương tính chỉ được chuyển sang một bên của [sân], những người âm tính sang phía bên kia của sân. Nhưng tôi nói với bạn, Maria, tất cả lũ trẻ đều bị phơi nhiễm. Và sau đó chúng được gửi đi khắp đất nước”.
“Đó là bi kịch thực sự. Và chúng ta không chắc chúng đang mang biến thể nào của virus corona. Tuy nhiên, chúng đang mang trong mình virus và đi khắp nước Mỹ. Chúng không bị cách ly. Tất cả chúng phải bị cách ly.”, TNS cho biết thêm.
Đôi giày Quỷ Sa-tăng: Dấu hiệu về tâm hồn bệnh tật của nước Mỹ

Gần đây, rapper Lil Nas X đã tung ra sản phẩm thời trang gây tranh cãi có tên gọi “Đôi giày Quỷ Sa-tăng”. Đôi giày có chứa giọt máu người đã làm dấy lên làn sóng tranh luận mạnh mẽ. Tác giả Cheryl Chumley đã có bài bình luận đăng trên Washington times về chủ đề này. Dưới đây là tóm tắt bài viết của bà.
Rapper Lil Nas X đã tung ra một sản phẩm giày thể thao có tên “Đôi giày Quỷ Sa-tăng”. Giày được thiết kế bao gồm cây thánh giá ngược, có ngôi sao năm cánh bằng đồng. Thân giày và hộp giày in dòng chữ “Luke 10:18” – nhắc tới đoạn Kinh thánh về câu chuyện quỷ Sa-tăng bị trục xuất khỏi thiên đàng. Ngoài ra, đế giày có chứa một giọt máu người thật.
Đây là một bức tranh rõ nét về sự suy đồi đạo đức của nước Mỹ. Thật đáng ngạc nhiên, [đôi giày được ra mắt] chính vào thời điểm lễ Phục sinh.
Đây không phải câu chuyện về một đôi giày.
Đây là thực tế rằng, một đôi giày được quảng bá như trao vinh quang cho quỷ Sa-tăng thực sự có thể thu hút sự quan tâm của dòng người tiêu dùng tại một quốc gia được thành lập dựa trên các nguyên tắc tin và tôn thờ Chúa.
Một quốc gia dựa trên khái niệm quyền cá nhân đến từ Chúa, chứ không phải đến từ chính phủ.
Một quốc gia cho rằng nền dân chủ cộng hòa sẽ chỉ tồn tại lâu bền nếu người dân có đạo đức và phẩm hạnh.
Một quốc gia theo quan điểm cho rằng, tự do gắn liền với tôn giáo và đạo đức, và khi nền văn hóa suy tàn, thì quyền tự do của công dân cũng theo đó mà giảm sút. Bởi vì sự sa đọa văn hóa sẽ tạo ra hỗn loạn, và hỗn loạn lại tạo ra Chính phủ lớn, một chính phủ can thiệp vào mọi khía cạnh của cuộc sống người dân.
Đôi giày được sản xuất với số lượng giới hạn là 666 (được coi là dấu ấn hiện thân của quỷ Sa-tăng).
Bà Chumley cho rằng, có thể đôi giày này chỉ là cách người ca sĩ nhạc Rap kiếm tiền nhanh chóng. Trước đó, vào năm 2019, MSCHF, công ty hợp tác sản xuất “Đôi giày Quỷ Sa-tăng” cũng từng tung ra đôi “Đôi giày Jesus” có chứa “nước thánh” từ sông Jordan. Tuy nhiên, tác giả tin rằng những sản phẩm này không hài hước cũng không phải vô hại về mặt văn hóa.
Bà cho rằng “Đôi giày Quỷ Sa-tăng” này đã trở thành xu hướng xã hội khi bình thường hóa cái ác. Bà nêu ra một số ví dụ về “bình thường hóa cái ác” như việc tung ra sản phẩm “Đôi giày Quỷ Sa-tăng”, việc nhóm Đền thờ Sa-tăng gây áp lực để đặt bức tượng Baphomet (một bức tượng hiện thân của quỷ Sa-tăng) nơi công cộng và đưa cuốn “Cuốn sách lớn về hoạt động của những đứa trẻ Sa-tăng” vào trường học công. Ngoài ra chính nhóm này cũng giành được danh hiệu miễn thuế IRS năm 2019 với tư cách là … một tổ chức từ thiện.
Bà Chumley nói “Đây chính là bình thường hóa cái ác”.
Tác giả tiếp tục “Tệ hơn nữa, cùng lúc cái ác đang trở thành xu hướng chủ đạo, thì sự tôn kính Chúa đang thụt lùi”.
“Trong một báo cáo cuối 2019, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết, ở Hoa Kỳ, Cơ đốc giáo tiếp tục suy giảm ở mức nhanh chóng.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2019 cho thấy, 65% người Mỹ trưởng thành tự mô tả mình là người theo đạo Cơ đốc khi được hỏi về tôn giáo của mình, giảm 12 điểm phần trăm trong thập kỷ qua. Trong khi đó, tỷ lệ dân số không theo tôn giáo; bao gồm những người mô tả họ là người vô thần, bất khả tri hoặc không theo tôn giáo cụ thể nào; hiện ở mức 26%, tăng từ 17% năm 2009.
Đây là những thay đổi mạnh mẽ trong tín ngưỡng văn hóa. Khi văn hóa đi theo xu hướng [không còn tín Thần], thì chính trị cũng vậy. Vì vậy, đó cũng là vận mệnh của dân tộc.
Khi nền văn hóa của Hoa Kỳ đan xen với chủ nghĩa vô thần hoặc không tin [Thần], thì giới chính trị sẽ phản ánh một nhà cầm quyền không lãnh đạo [đất nước] bằng sự tôn trọng và phụ thuộc vào Đấng Sáng thế với quyền lực cao hơn. Họ sẽ lãnh đạo [đất nước] bằng trí tuệ trí óc và những ý tưởng bất chợt từ trái tim của họ. Điều đó có nghĩa là những giá trị phổ quát sẽ không tồn tại, các tiêu chuẩn thay đổi như cát bay trong gió và cuối cùng, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Bất cứ điều gì – như thuyết sa-tăng có thể xuất hiện .
Bất cứ điều gì – như cái ác có thể sản sinh.
Bất cứ điều gì – chẳng hạn như bình thường hóa cái ác đến mức Sa-tăng trở nên không gì khác hơn là biểu tượng trên một đôi giày, được những người hâm mộ nhạc rap và những người trẻ tuổi thèm muốn”.
Bà kết luận, hãy coi những đôi giày này như một dấu hiệu về tâm hồn bệnh tật của nước Mỹ. Trong những thời điểm mà đạo đức cao thượng hơn, đơn giản là những chuyện như vậy sẽ không xảy ra.
Tác giả Cheryl Chumley là biên tập viên của tờ The Washington Times, tác giả của cuốn “Ác quỷ ở DC: Giành lại đất nước từ quái vật Washington” và cuốn “Cảnh sát Bang nước Mỹ: Cơn ác mộng của Orwell trở thành hiện thực của chúng ta như thế nào”.
Nga: Chính quyền Biden đang thúc đẩy ‘văn hóa Mác-xít’

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói rằng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden đã thúc đẩy “sự xâm lược chống lại người da trắng” và kích động “cuộc cách mạng văn hóa” toàn cầu có hơi hướng của chủ nghĩa Mác-xít, theo The BL.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình quốc gia, nhà ngoại giao hàng đầu của Moscow nói rằng Nga từ lâu đã ủng hộ một xu hướng toàn cầu, trong đó “mọi người đều muốn thoát khỏi phân biệt chủng tộc” và thúc đẩy “quyền bình đẳng của mọi người thuộc bất kỳ màu da nào”, Moscow Times đưa tin.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng điều quan trọng là “không nên chuyển sang thái cực khác mà chúng ta đã thấy trong các sự kiện [biểu tình của phong trào] Black Lives Matter và hành động gây hấn chống lại người da trắng, hay công dân Hoa Kỳ da trắng”.
Từ năm 2013, phong trào Black Lives Matter cực tả đã tiến hành các cuộc tấn công vô cớ nhằm vào người da trắng, với lý do người da trắng phân biệt chủng tộc. Phong trào này đã gây nên các cuộc tranh luận quốc gia về chủng tộc, quyền của người da màu và việc dỡ bỏ các bức tượng của những nhân vật liên quan đến chế độ nô lệ hoặc thuộc địa ở các quốc gia Mỹ và Anh.
Ông Lavrov tuyên bố rằng Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Biden đang thúc đẩy một “cuộc cách mạng văn hóa” để truyền bá những “giá trị văn hóa” Mác-xít trên toàn thế giới.
“Họ chuẩn bị nền tảng khổng lồ cho nó”, ông nói trong cuộc phỏng vấn.
“Hollywood hiện cũng đang thay đổi các quy tắc của mình để mọi thứ phản ánh sự đa dạng của xã hội hiện đại”, ông nói và gọi đó là “một hình thức kiểm duyệt”.
Ông Lavrov tiếp tục mô tả sự điên rồ của tính đúng đắn chính trị hiện đại của Mỹ (tính đúng đắn chính trị là nói tới hành vi né tránh việc làm phật lòng một nhóm người nào đó dù phát biểu có thể hoàn toàn chính xác). Ông cho biết: “Tôi đã xem những người da đen đóng trong các bộ phim hài của Shakespeare. Chỉ có điều tôi không biết khi nào sẽ có một vai diễn Othello bởi người da trắng”. “Bạn thấy điều này là vô lý. Tính đúng đắn chính trị bị đưa đến mức phi lý sẽ không có kết cục tốt đẹp”.
Trong vài tháng đầu cầm quyền, ông Biden đã có lập trường cứng rắn đối với Nga, áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Nga và gán cho Tổng thống Nga Vladimir Putin là “kẻ giết người” trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã cáo buộc Nga bí mật hỗ trợ Trump trong nhiều năm và họ đã nói rõ rằng họ muốn đất nước này phải trả giá cho điều đó.
Dừng đấu giá chiếc đồng hồ phần thưởng trong vụ thảm sát Thiên An Môn

Theguardian đưa tin, một nhà đấu giá ở Anh đã rút lại việc bán một chiếc đồng hồ đã được trao tặng cho binh lính Trung Quốc như một phần thưởng cho phần việc của họ trong vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn (6/1989). Nhà đấu giá cho biết nhà cung ứng của họ đã bị lên án kịch liệt trên mạng.
Chiếc đồng hồ có hình ảnh một người lính đội chiếc mũ màu xanh và dòng chữ Trung Quốc “89.6 để tưởng nhớ việc dẹp loạn”. Việc bán đấu giá chiếc đồng hồ này đã làm dấy lên câu hỏi về đạo đức của việc trục lợi từ một món hàng gắn liền với sự tàn bạo.
Fellows, công ty đấu giá của Anh Quốc, đã quảng cáo riêng cho chiếc đồng hồ này như một phần của cuộc đấu giá hàng loạt những chiếc đồng hồ sang trọng được dự kiến bán vào ngày 19/4. Nhưng sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin vào thứ Năm, Fellows thông báo chiếc đồng hồ nói trên đã bị rút khỏi chương trình bán đấu giá.
“Những chỉ trích trên mạng xã hội đối với chủ nhân của chiếc đồng hồ này đã khiến nhà cung cấp bày tỏ lo ngại về sự an toàn của họ. Chúng tôi đã đưa ra quyết định loại bỏ chiếc đồng hồ này khỏi cuộc đấu giá”, tuyên bố của nhà đấu giá cho biết.
Theo Guarnian, vụ việc này khi được chia sẻ trên Twitter, một người đã hỏi rằng liệu chiếc đồng hồ có phải là “bằng chứng có thể chấp nhận được và liệu rằng chủ sở hữu của chiếc đồng hồ có nên bị truy tìm và xét xử vì tham gia vụ thảm sát mà Trung Quốc cố gắng che đậy hay không”.
Hiện chưa rõ số người thiệt mạng sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, nhưng các ước tính đều đưa ra số người chết lên tới hàng nghìn. Chính phủ Trung Quốc cho biết có ít hơn hai chục người thiệt mạng, nhưng lại ngăn chặn thông tin và tài liệu tham khảo về vụ việc.
Nhà đấu giá Fellows cho biết, chiếc đồng hồ này đến từ một bộ sưu tập tư nhân, đã được “để trong tủ nhiều năm”, và không rõ tên của người lính ban đầu nhận được chiếc đồng hồ này. Các cuộc điều tra của họ về nguồn gốc của chiếc đồng hồ cho thấy rằng “theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, nhà cung cấo không liên quan gì đến PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc), cũng như chính phủ Trung Quốc”, nhà đấu giá nói.
Trong cuốn sách của mình “Cộng hòa Nhân dân Lãng quên: Nhìn lại Thiên An Môn (The People’s Republic of Amnesia: Tiananmen Revisited)” , tác giả Louisa Lim cho biết, chiếc đồng hồ đang nhắc đến là một trong số những kỷ vật được tặng cho các binh sĩ PLA vì vai trò của họ trong việc trấn áp các cuộc biểu tình của sinh viên, cũng như một cuốn sách ảnh có tựa đề “Defenders of the Capital”, và một huy chương vàng có cùng dòng chữ như dòng chữ trên chiếc đồng hồ.

Hàng ngàn người biểu tình vì dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh năm 1989 (ảnh chụp màn hình Theguardian dẫn từ AP).Người ta tin rằng chỉ có vài trăm chiếc đồng hồ như vậy đang tồn tại, trong đó có một chiếc được trưng bày tại một trung tâm nghiên cứu ở Đại học Yale. Trong một bài đăng blog trước đó nên bật mặt hàng, nhà đầu giá Fellow cho biết, chiếc đồng hồ có giá từ 2,500 – 3,500 bảng Anh, và “có khả năng là một trong những chiếc đồng hồ duy nhất thuộc loại này được bán đấu giá ở Anh”.
Trong tuyên bố sau đó, Fellows cho biết, chiếc đồng hồ này là “mối quan tâm của quốc tế”, và trước đây nhà đấu giá đã bán các mặt hàng từ mọi khía cạnh của các cuộc xung đột toàn cầu.
Nghệ sĩ người Úc gốc Hoa Ba Đâu Thảo (Badiucao) cho biết, việc bán chiếc đồng hồ này chính là “bán đấu giá bằng chứng vụ thảm sát Thiên An Môn”.
—————————————————————————–
ĐIỂM TIN THẾ GIỚI
————————-
Kính thưa Quý vị : Trước sau như một. Nam Giang tôi luôn viết.Tôi không tìm ra kẻ hở nào cho thấy T.T.Trump thất cử.Và,sau khi Biden vào Bạch Cung.Nam Giang cũng đã thưa với quý vị nhiều lần : Việc gian lận bầu cử không dừng lại ở đây. Cho nên , Tôi không tin T.T.Trump ra tranh cử 2024.Nếu như vậy thì T.T.Trump mất đi sự nổi bật.Nếu không có con đường bất thường xẩy ra thì cũng không thiết phải ra tranh cử 2024.Đảng Cộng Hòa chấm điểm Trump vượt trội hơn điểm tất cả 4 đời T.T. Trong lịch sử.
Thán phục Giáo sư Trần Quang Quyến đã viết sách dựa theo khoa tướng pháp mà viết trước ngày Trump tranh cử 2015.Kết luận Trump sẽ đi vào lịch sử ngang ngữa với George Washington. Obama ra khỏi Bạch cung,không để lại cho lịch sử một chút quà nào ! Tập cận Bình mà áp dụng bá đạo thì tiêu ma.
Đợi xem.Khó mà tránh chiến tranh tiêu diệt Trung cộng.Chuẩn bị cho Thế giới bước sang một kỷ nguyên mới. Hòa Bình , Nhân chủ.
Nam Giang ,
ĐIỂM TIN THẾ GIỚI 3/4
Chính quyền Biden dỡ lệnh trừng phạt của chính quyền TT Trump

Reuters cho hay, chính quyền Biden hôm thứ Sáu (2/4) đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với công tố viên Fatou Bensouda của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Bensouda đã bị chính quyền TT Trump áp lệnh trừng phạt đóng băng tài sản và cấm đi lại vì bà muốn thực hiện cuộc điều tra về việc liệu các lực lượng Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan hay không.
Chính quyền Trump năm ngoái cũng đã cáo buộc ICC có trụ sở tại La Hay vi phạm chủ quyền quốc gia của Mỹ khi ủy quyền điều tra tội ác chiến tranh đối với các lực lượng thuộc chính phủ Afghanistan, hoặc quân đội Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết Bộ Ngoại giao cũng đã chấm dứt một chính sách vào năm 2019 về hạn chế thị thực đối với một số nhân viên ICC và nói thêm: “Những quyết định này [của chính quyền Trump] phản ánh đánh giá của chúng tôi rằng các biện pháp được áp dụng là không phù hợp và không hiệu quả”.
Ông Blinken cũng cho biết Washington quyết định thực hiện bước đi này mặc dù tiếp tục “không đồng ý mạnh mẽ với các hành động của ICC liên quan đến tình hình Afghanistan và Palestine”, đồng thời phản đối các nỗ lực của ICC “nhằm khẳng định quyền tài phán đối với nhân viên của các quốc gia như Hoa Kỳ và Israel”.
CEO MyPillow tiết lộ ‘núi bằng chứng’ ông Trump thực sự thắng cử
CEO MyPillow Mike Lindell cho biết, ông có “rất nhiều bằng chứng hoàn toàn mới” và sẽ sớm phát hành để chứng minh rằng cựu Tổng thống Donald Trump đã bị đánh cắp chiến thắng của cuộc bầu cử. Đảng Dân chủ đã lấp liếm kết quả.
Trong một cuộc phỏng vấn với Newsweek ngày 1/4, ông chủ của MyPillow Mike Lindell cho biết, một bộ phim có tên “Sự can thiệp hoàn hảo” với nhân vật chính là “những người tố giác” sẽ sớm được tải lên trang web MikeLindellTV của ông, Newsweek đưa tin.
Ông Lindell nói với Newsweek rằng, ông đã thuê hai công ty điều tra và ông sẽ cho rất cả các bang thấy những gì đã xảy ra, không chỉ riêng các bang chiến địa.
Ông Mike Lindell nói rằng, cuộc bầu cử đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) can thiêp và Hệ thống máy bỏ phiếu Dominion gian lận kết quả. Hiện tại, ông đang nắm giữ rất nhiều, rất nhiều bằng chứng. Ông cho biết, ông sẽ phơi bày sự gian trá trước công chúng bởi vì họ đã lấp liếm kết quả bầu cử. Ông mô tả các bằng chứng “có tất cả các dấu chân mạng với địa chỉ IP, ID của máy tính”. Ông cũng đã tiến hành các cuộc thanh tra riêng. Ông khẳng định bằng chứng ông đang có về gian lận bầu cử “cao hơn núi”.
Công ty Dominion hiện đang kiện MyPillow và ông Lindell 1,3 tỷ đô-la, cáo buộc họ phát tán thông tin sai lệch rằng các máy bỏ phiếu Dominion đã gian lận cuộc bầu cử năm 2020.
Theo Newsweek, việc lan truyền những ý kiến về gian lận bầu cử đã khiến ông Lindell bị chặn trên một số mạng xã hội của Thung lũng Silicon. Hiện tại, ông đang thiết lập mạng của riêng mình – Frank, một nền tảng truyền thông xã hội mới, dự kiến sẽ sẵn sàng ra mắt vào giữa tháng Tư.
Ông Lindell nói: “Chúng tôi đang xem xét để ra mắt trong tuần của ngày 12/4. Tôi hy vọng có thể sớm hơn. Tuy nó đang bị tấn công, nhưng chúng tôi vẫn đang đi đúng hướng”.
Trước đó, One America News (OAN) đưa tin rằng, trong cuộc phỏng vấn trên chương trình phát thanh “War Room” của ông Steve Bannon hồi cuối tuần trước, ông Mike Lindell khẳng định, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể sẽ sớm trở lại vị trí lãnh đạo nước Mỹ vào tháng Tám này.
Ông Lindell khẳng định, ông vẫn luôn thu thập các bằng chứng cho thấy Đảng Dân chủ và ông Joe Biden đã làm mọi cách để gian lận và đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Và tới đây, ông chủ của MyPillow sẽ cung cấp các bằng chứng này cho Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, theo Newsweek. Ông nói, ông đã có đầy đủ tất cả bằng chứng, mọi việc sẽ diễn ra trước Tối cao Pháp viện và cuộc bầu cử năm 2020 sẽ đi đến hồi kết. Đó là một cuộc tấn công từ một quốc gia khác – chủ nghĩa cộng sản đang xâm nhập.
Texas: Không áp biện pháp phòng dịch nhưng số ca nhiễm mới nCoV vẫn giảm

Vision Times đưa tin, tiểu bang Texas, bang có truyền thống ủng hộ Đảng Cộng Hòa, đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh các trường hợp nhiễm mới viêm phổi Vũ Hán mặc dù đã dỡ bỏ từ lâu các quy định bắt buộc đeo khẩu trang và các hạn chế khác.
Ba tuần trước, Thống đốc bang Texas, Greg Abbott (R), đã cho dừng các biện pháp hạn chế phòng dịch và cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại hết công suất. Một số chuyên gia chỉ trích quyết định này là một động thái tồi tệ, Tổng thống Biden thậm chí còn cáo buộc Abbott có “suy nghĩ của người cổ Neanderthal”. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất cho thấy bang Texas đã chứng kiến sự sụt giảm ổn định của các ca nhiễm và nhập viện vì virus Vũ Hán.
“Hôm nay, Texas ghi nhận tỷ lệ ca nhiễm COVID-19 thấp nhất trong 7 ngày kể từ khi dữ liệu được bắt đầu tính toán: 5,43%. Chúng tôi cũng ghi nhận số lượng vắc-xin hàng ngày lớn nhất được sử dụng cho người Texas: 342.849″, ông Abbott cho biết trong một tweet ngày 27/3. Ông cũng nói thêm rằng tất cả các trường hợp tiêm vắc-xin sẽ luôn là tự nguyện.
Trong khi dịch ở bang Texas đang giảm, tình hình ở cấp quốc gia lại hoàn toàn ngược lại. Số ca nhiễm trên toàn nước Mỹ đã tăng 7% trong tuần trước. Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cho biết trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc rằng bà vẫn “quan ngại sâu sắc” về quỹ đạo lây nhiễm và cảnh báo rằng nếu đại dịch không sớm được kiểm soát, đất nước sẽ đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại. Bà khuyên mọi người nên tiếp tục đeo khẩu trang.
Theo dữ liệu ngày 26/3 từ CDC, bang Texas báo cáo chỉ có 83 trường hợp nhiễm mới virus Vũ Hán trên 100.000 người trong 7 ngày trước đó. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các bang ủng hộ Đảng Dân chủ như New York, tỷ lệ 2252/100.000 trường hợp nhiễm bệnh, bất chấp việc bang này có các hạn chế nghiêm ngặt hơn về phòng dịch. Một bang khác của Đảng Cộng hòa là Florida, cũng tỷ lệ nhiễm thấp hơn New York với tỷ lệ 1518/100.000. Giống như ông Abbott, Thống đốc bang Florida, ông Ron DeSantis, một người Cộng Hòa, cũng đã bị chỉ trích nhiều lần vì không bắt buộc đeo khẩu trang hoặc các hạn chế kinh doanh nghiêm ngặt.
Bang Texas đã cho phép tất cả người trên 16 tuổi chủng ngừa virus. Điều đó có nghĩa là gần 22 triệu trong số khoảng 30 triệu người của tiểu bang này hiện có thể tiêm vắc-xin chống lại virus Vũ Hán nếu họ muốn. Những người muốn được tiêm chủng có thể đăng ký thông qua các phòng khám y tế, nhà thuốc và hệ thống bệnh viện.
Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin cũng đang gặp phải những trở ngại. Sự do dự của mọi người đối với vắc-xin là tương đối mạnh ở Texas, với 59% đảng viên Cộng hòa và 25% đảng viên Dân chủ được hỏi, không chắc chắn hoặc dự định không tiêm vắc-xin. Theo ông Jon Ker, một thành viên của Ủy ban Điều hành Đảng Cộng hòa tiểu bang Texas, sự do dự về việc tiêm vắc-xin Covid không phụ thuộc vào quan điểm chính trị.
“Tôi không nghĩ đó là vì họ thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ hoặc Độc lập hoặc không có gì”, ông Ker nói. “Tôi nghĩ đó là sự đánh giá trên cơ sở cá nhân của họ về những rủi ro mà họ thấy khi sử dụng nó”. Ngoài ra, vắc-xin được cho là đang thiếu và thủ tục đăng ký dường như là một quy trình khá rườm rà.
Dân biểu Texas: Ông Biden tung dự luật nghìn tỷ để đánh lạc hướng người dân

Dân biểu Louie Gohmert (bang Texas) tin rằng tổng thống Joe Biden đã tiết lộ kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2,5 nghìn tỷ đô-la để đánh lạc hướng người Mỹ khỏi cuộc khủng hoảng đang xảy ra tại biên giới.
Ông Gohmert và các đảng viên Cộng hòa khác tại Hạ viện đã đến thăm biên giới phía nam trong bối cảnh số người di cư gia tăng mạnh sau khi ông Biden nhậm chức được hai tháng.
Ông nói với Breitbart News rằng các sĩ quan tuần tra biên giới đang cân nhắc đến việc về hưu hoặc nghỉ việc vì các chính sách mở cửa biên giới của tổng thống Biden.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng biên giới, ông Biden đã công bố dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 2,5 nghìn tỷ đô-la, nhằm hồi sinh các cơ sở hạ tầng như đường, đường hầm và cầu tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo báo giới, chỉ khoảng 25% trong tổng số 2,5 nghìn tỷ đô-la của dự luật này là để tài trợ cho các cơ sở hạ tầng cơ bản. Số tiền còn lại sẽ tài trợ cho các sáng kiến về biến đổi khí hậu.
Ông Gohmert nói, việc công bố dự luật về biến đổi khí hậu và cơ sở hạ tầng của ông Biden chủ yếu là nhằm làm xao lãng cuộc khủng hoảng ở biên giới.
Dân biểu nói: “Ngay bây giờ, sẽ thuận tiện để nói về dự luật này nhằm đánh lạc hướng [người dân] khỏi nỗi kinh hoàng ở biên giới phía nam”.
Là một trong những đại diện Hạ Viện đến thăm cơ sở tạm giữ người di cư ở biên giới, ông Gohmert đã thuật lại những gì mình thấy tại cơ sở quá tải ở thành phố Donna “Cơ sở Donna đáng lẽ chỉ chứa được 250 [người di cư], bây giờ đang tạm giữ 5700 người: 3,700 trẻ em không có người đi kèm, 1600 gia đình, 365 người lớn. Không ai được xét nghiệm COVID trừ khi họ biểu hiện ra triệu chứng”.
Ông cũng lập luận rằng hiện tại Đảng Dân chủ đang thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng chứ không phải dưới thời ông Trump. Vị dân biểu nói:
“Bây giờ, [dưới thời Biden] họ sẵn sàng nói về cơ sở hạ tầng; họ sẽ không nói về điều này khi ông [Donald] Trump còn là tổng thống… Bà Pelosi và ông [Chuck] Schumer kiên quyết rằng họ không muốn trao bất cứ công lao nào về xây dựng cơ sở hạ tầng cho ông Trump. Nhưng ông ấy lại là một tổng thống xây dựng; đó điều mà ông ấy được người ta biết đến”.
Ông Gohmert tiếp tục, “Chính quyền này cần phải đánh lạc hướng [người dân] khỏi những điều khủng khiếp đang xảy ra ở biên giới. Điều này tạo ra sự phân tâm khi họ bắt đầu nói về cơ sở hạ tầng ”.
Điện Capitol bị phong tỏa sau một vụ tấn công

Một người đàn ông đã lái xe ô tô đâm vào cảnh sát bên ngoài Điện Capitol, ở Washington D.C. khiến 1 cảnh sát thiệt mạng và 1 bị thương.
Theo báo cáo, hai nhân viên cảnh sát bị thương, một trong số họ đã chết vì vết thương quá nặng. Nghi phạm đã bị cảnh sát bắn và bắt giữ, Điện Capitol lập tức bị phong tỏa, nhưng trong hơn ba giờ đồng hồ điều tra lệnh phong tỏa đã được gỡ bỏ, theo The Hill.
Vụ việc xảy ra vào lúc gần 1 giờ chiều ngày 2/4 (theo giờ Mỹ) khi một chiếc ô tô bất ngờ lao vào lối vào phía Bắc của Điện Capitol khiến 2 cảnh sát bị thương. Cảnh sát ở hiện trường cho biết, cả 2 cảnh sát đã được đưa đến bệnh viện điều trị, một trong số họ đã thiệt mạng do vết thương quá nặng. Nghi phạm cũng đã bị cảnh sát bắn, ngoài ra cảnh sát còn tìm thấy một con dao trên người anh ta.
Một quan chức an ninh nói với Fox News rằng nghi phạm là một “con sói đơn độc” và không liên quan gì đến bất kỳ tổ chức nào khác.
Cảnh sát Capitol đã gửi một thông báo nói rằng có một “mối đe dọa an ninh bên ngoài”. Không ai được phép ra vào tòa nhà và nhân viên được khuyến cáo tránh xa cửa ra vào và cửa sổ.
Một phóng viên của Fox News cho biết trước đó rằng hai người đã được nhìn thấy trên cáng bên ngoài Điện Capitol, và một máy bay trực thăng đã được phát hiện hạ cánh trong khu vực để ứng phó với vụ việc.
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, Quốc hội vẫn đang tạm hoãn nên hầu hết các dân biểu đều không có ở đó. Tổng thống Biden cũng đã rời Washington trước đó vào ngày 2. Tuy nhiên, vụ việc này một lần nữa khiến an ninh công cộng của Washington gặp rắc rối, kể từ sau sự cố của Quốc hội hồi tháng Giêng, hàng rào và dây thép gai xung quanh Điện Capitol vẫn chưa được dỡ bỏ hoàn toàn, và một số lượng lớn Vệ binh Quốc gia vẫn tiếp tục ở lại Washington.
Biển Đông: Tàu ngầm Pháp, tàu chiến Canada, Úc liên tục xuất hiện

Apollo đưa tin, gần đây Trung Quốc đã cử hàng trăm tàu đánh cá do người dân và quân đội điều khiển tập trung ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Philippines, gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân Philippines.
Theo tin mới nhất, các tàu ngầm hạt nhân và tàu khu trục nhỏ của Pháp gần đây cũng xuất hiện ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Anh và Đức cũng đang có kế hoạch cử tàu tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong năm nay.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin, Daniel Le Bouthillier người phát ngôn Bộ Quốc phòng Canada, xác nhận tàu khu trục HMCS Calgary sẽ đi qua vùng biển Việt Nam trong hai ngày 29 và 30/3, khởi hành từ Brunei đến Việt Nam. Ông còn cho biết, đi qua vùng biển này là vì nó là con đường dễ dàng nhất để di chuyển.
Báo cáo dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng giấu tên nói rằng, chính quyền Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) luôn theo dõi tàu chiến Canada trong suốt quá trình nó di chuyển, vì ĐCSTQ đã tuyên bố chủ quyền đối với khu vực biển đó.
Stephen Nagy, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Tổ chức Châu Á Thái Bình Dương Canada, cho rằng việc tàu chiến Canada đến Biển Đông có nghĩa là Canada không công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Điều đó cũng cho thấy chiến lược của Canada ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả ngoại giao, chính trị, quốc phòng, quân sự, kinh tế, văn hóa thương mại…
Theo tin tức từ các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ cho biết, gần đây tàu khu trục hải quân Úc HMAS Anzac và tàu khu trục hải quân Canada Calgary cũng đang khởi hành từ Singapore và Brunei để đi vào Biển Đông.
Từ xưa đến nay, Biển Đông luôn là một trung tâm chiến lược của khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Để duy trì cái gọi là hàng hải tự do, Mỹ và Châu Âu đang tích cực tăng cường bố trí chiến lược của họ ở Biển Đông trong những năm gần đây.
Kể từ đầu năm nay, tàu chiến của Mỹ đã ba lần đi qua eo biển Đài Loan và hai lần thực hiện nhiệm vụ tự do hàng hải ở Biển Đông. Hai tàu sân bay USS Roosevelt và Nimitz đã tiến hành huấn luyện chung ở Biển Đông trong tháng Hai.
Mỹ-Nhật-Hàn thống nhất gia tăng sức ép lên Triều Tiên

Nikkei đưa tin, vào hôm thứ Sáu (2/4), sau một ngày hội đàm, đại diện của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã ra một tuyên bố chung nhất trí giải quyết vấn đề Triều Tiên “thông qua hợp tác ba bên hướng tới phi hạt nhân hóa”.
Cuộc hội đàm được tổ chức tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở thành phố Annapolis, bang Maryland. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa ba đồng minh kể từ khi ông Joe Biden lên nắm quyền vào ngày 20/1 và diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên vào tuần trước.
Tham gia cuộc hội đàm là cố vấn an ninh của ba nước. Về phía Mỹ là ông Jake Sullivan, phía Nhật là ông Shigeru Kitamura, và phía Hàn Quốc là ông Suh Hoon.
Trong tuyên bố chung, ba nước đã nhất trí quan điểm về việc cộng đồng quốc tế cần thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Triều Tiên, “ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và hợp tác để tăng cường răn đe và duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên”.
Tổng thống Biden tuần trước cho biết đang xem xét lại chính sách với Triều Tiên, nhưng nói thêm rằng Mỹ vẫn cởi mở trong ngoại giao với Bình Nhưỡng bất chấp các vụ thử tên lửa đạn đạo, nhưng cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả nếu Bắc Hàn leo thang vấn đề.
Mục đích thăm 6 nước Trung Đông của ‘chiến lang’ Vương Nghị

Vương Nghị người được mệnh danh là ‘chiến lang’ trong lĩnh vực ngoại giao của chính quyền Trung Quốc, đã lên đường thăm 6 nước Trung Đông từ ngày 24 đến ngày 30 tháng Ba.
Về vấn đề này, nhiều nhà phân tích cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cố gắng sử dụng lợi ích kinh tế để đổi lấy sự ủng hộ từ các nước Trung Đông, đối với việc vi phạm nhân quyền của mình. Điều này đã làm dấy lên sự phản cảm từ người dân ở các nước Trung Đông, theo Epoch Times.
Chuyến thăm của Vương Nghị tới 6 nước Trung Đông diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc hội đàm Mỹ-Trung tại Alaska vào ngày 18 và 19/3. Trong cuộc hội đàm, Vương Nghị và Dương Khiết Trì, đã có kiểu phát biểu gây chấn động quốc tế, và bị cáo buộc không tuân thủ các nghi thức ngoại giao thông thường.
Được biết, chuyến đi lần này Vương Nghị sẽ thăm chính thức sáu nước Trung Đông gồm: Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain ở Trung Đông, đồng thời có chuyến thăm và làm việc tại Oman.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ngày 1/4 đã có bình luận về việc Vương Nghị đến thăm 6 nước Trung Đông trong 6 ngày, đã lập kỷ lục các quốc gia Trung Đông được các bộ trưởng ngoại giao của ĐCSTQ đến thăm nhiều nhất tại một thời điểm.
Báo cáo còn dẫn lời các nhà phân tích nói rằng, động thái của ĐCSTQ là nhằm thách thức ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông và trao đổi lợi ích kinh tế để đổi lấy sự ủng hộ của các nước đối với các vấn đề vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, tuy nhiên những nỗ lực này có thể chẳng mang lại kết quả gì.
ĐCSTQ dùng lợi ích kinh tế để đổi lấy lợi ích chính trị
Theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, Vương Nghị đã có tuyên bố tại 6 nước Trung Đông rằng: ĐCSTQ sẽ “không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia này”.
Nathan Vest, một chuyên gia về tổ chức nghiên cứu quốc tế RAND, nói với VOA: “Các nước có hồ sơ nhân quyền kém như Ả Rập Xê-út, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao cách tiếp cận này của ĐCSTQ, tuy nhiên Bắc Kinh cũng hy vọng rằng cách tiếp cận này là có đi có lại. Ví dụ như việc Bắc Kinh trấn áp người Duy Ngô Nhĩ.
Ngoài ra, sáu quốc gia mà Vương Nghị đến thăm lần này đều đã tham gia dự án “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ. Theo trang web của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, sáu nước Trung Đông này đã “chúc mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ” và “ủng hộ Trung Quốc (ĐCSTQ) đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa Đông”.
Ngoài ra, mỗi năm ĐCSTQ đều nhập khẩu một lượng dầu lớn từ các các nước Trung Đông và Trung Quốc chính là đối tác thương mại lớn nhất của các nước Ả Rập vào năm 2020.
Các chuyên gia cho rằng, ĐCSTQ với ý định mở rộng tầm ảnh hưởng ở Trung Đông nhưng chủ yếu dựa vào trình độ kinh tế, xét về lâu dài, nó khó có thể làm lung lay nền tảng sâu xa của Mỹ ở Trung Đông. Trong những năm qua, Mỹ đã đầu tư rất nhiều vào việc chống lại các tổ chức cực đoan và bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực.
ĐCSTQ không có lợi thế trong việc lôi kéo các nước Trung Đông
Được biết, vào ngày 27/3, Vương Nghị đã ký một thỏa thuận 25 năm với Iran liên quan đến hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, năng lượng và an ninh. Nhiều phương tiện truyền thông trích dẫn nội dung của dự thảo thỏa thuận cho thấy ĐCSTQ đồng ý đầu tư 400 tỷ USD vào Iran trong vòng 25 năm, đổi lại ĐCSTQ sẽ có được nguồn cung dầu ổn định của Iran.
Tuy nhiên, cả hai bên đều không công bố chi tiết cụ thể về thỏa thuận này cho công chúng.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Iran vào năm 2019 đã giảm xuống còn 1,5 tỷ USD. Trong khi thỏa thuận ký với Trung Quốc (ĐCSTQ) lần này, Iran đã yêu cầu ĐCSTQ phải cung cấp 16 tỷ USD mỗi năm cho họ.
BBC đưa tin vào ngày 29/3, theo dự thảo, ĐCSTQ sẽ tăng vốn đầu tư vào các lĩnh vực như: Năng lượng, ngân hàng, viễn thông, cảng, đường sắt và nông nghiệp của Iran, bao gồm cả việc thành lập đảo Qeshm ở Vịnh Ba Tư, thành phố 5G và xây dựng đường tàu điện ngầm ở nhiều thành phố.
Robin Mills, giám đốc điều hành của Kalmar Energy, một công ty tư vấn ở Dubai, nói với VOA: “Chừng nào các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn còn, đầu tư của Trung Quốc vào Iran sẽ tiếp tục bị hạn chế. Nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ được nới lỏng, thì ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư châu Âu, Ấn Độ và các nhà đầu tư khác ở Iran”.
——————————————————————————————–
TIN TỨC TRONG NGÀY
NEWS
TT Trump thêm tín hiệu về việc tái tranh cử, video mau chóng
bị chặn đứng

Trong một cuộc phỏng vấn tối thứ Ba (30/3), cựu Tổng thống Donald Trump nói rằng có “hy vọng” cho một cuộc chạy đua vào năm 2024 – và Facebook gần như ngay lập tức loại video cuộc phỏng vấn khỏi nền tảng của mình, nói rằng “giọng nói của Donald Trump” không được phép xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội của họ.
Tuyên bố hy vọng
Trong cuộc phỏng vấn với con dâu Lara Trump trên “The Right View”, cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng những người ủng hộ ông nên có “hy vọng” rằng ông sẽ tái tranh cử vào năm 2024.
Trong cuộc phỏng vấn, ông cũng tuyên bố rằng ông đáng lẽ phải thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 và chỉ trích Tổng thống Joe Biden về những công việc mà ông đã thực hiện kể từ tháng Giêng.
Bà Lara hỏi cựu tổng thống: “Câu hỏi khác mà mọi người đều muốn biết – và tôi biết Ngài chưa sẵn sàng trả lời – nhưng liệu chúng ta có hy vọng rằng có khả năng Donald Trump tái tranh cử vào năm 2024 không?”
Ông Trump trả lời: “Các bạn có hy vọng, tôi có thể nói với các bạn. Các bạn thực sự có hy vọng. Chúng ta yêu đất nước của chúng ta – đất nước này. Tất cả chúng ta đều mang ơn đất nước của chúng ta rất nhiều, nhưng bây giờ chúng ta phải giúp đỡ đất nước của chúng ta … Và chúng tôi đã ở đó. Chúng tôi đã rất tốt. Chúng tôi đã làm gì với Iran, chúng tôi đã làm gì với Trung Quốc. Tất cả chúng tôi đã sẵn sàng để làm một số điều tuyệt vời. Và rồi bạn sẽ thấy điều gì đang xảy ra ngay bây giờ”.
Bà Lara sau đó nói thêm: “Vì vậy, chúng ta có thể thấy Trump tái tranh cử vào năm 2024. Hãy theo dõi, thưa quý vị”.Ngay sau đó, vào thứ Tư, Facebook đã loại bỏ các video phỏng vấn nói trên khỏi nền tảng của mình, nói rằng bất kỳ nội dung nào có “tiếng nói của Donald Trump” sẽ bị xóa hoàn toàn khỏi trang web.
Sau cuộc phỏng vấn, một nhân viên Facebook được cho là đã nhắn tin cho một số chi nhánh của Trump và cảnh báo rằng bất kỳ nội dung nào như vậy sẽ bị xóa khỏi nền tảng và việc tiếp tục vi phạm có thể dẫn đến “những hạn chế bổ sung đối với các tài khoản đã đăng nội dung đó”, theo The Blaze.
“Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các tài khoản và Trang của chiến dịch, bao gồm Nhóm Trump, các phương tiện nhắn tin chiến dịch khác trên nền tảng của chúng tôi và những người đại diện cũ”, email đăng trên Instagram của Lara Trump, nêu rõ.
Thông báo có nội dung: “Xin chào các bạn. Chúng tôi liên hệ để thông báo cho bạn biết rằng chúng tôi đã xóa nội dung khỏi Trang Facebook của Lara Trump có nội dung Tổng thống Trump phát biểu. Phù hợp với các thông báo mà chúng tôi đã đặt trên tài khoản Facebook và Instagram của Donald Trump, nội dung khác được đăng theo tiếng nói của Donald Trump sẽ bị loại bỏ và dẫn đến các hạn chế bổ sung đối với các tài khoản”.

Ảnh chụp màn hình tài khoản Instagram của bà Lara Trump.Người phát ngôn của Facebook đã xác nhận thông tin với NBC News hôm thứ Tư.
TT Trump tuyên bố chính sách thuế của ông Biden là ‘món quà cho Trung Quốc’, ‘tấn công Giấc mơ Mỹ’

Với việc Đảng Dân chủ Hoa Kỳ nắm quyền kiểm soát lâu dài đối với cả Tòa Bạch Ốc, Thượng viện và Hạ viện, chính quyền của ông Biden đang lên kế hoạch cho một gói chi tiêu mới khổng lồ sẽ bao gồm một khoản tăng thuế mạnh để giúp chi trả cho những chính sách của Đảng Dân chủ.
Nhưng với sự phản đối của tiếng nói được coi là lớn nhất hiện nay trong Đảng Cộng hòa, công việc đó có thể trở nên khó khăn hơn đáng kể.
Trong một tuyên bố, tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã cho rằng kế hoạch của ông Biden là một “món quà lớn cho Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, sẽ gửi hàng nghìn nhà máy, hàng triệu việc làm và hàng nghìn tỷ đô-la cho các quốc gia đối thủ này”.
“Lần tăng thuế này là một sự phản bội theo chủ nghĩa toàn cầu kinh điển của Joe Biden và những người bạn của ông: Những người vận động hành lang sẽ thắng, các nhóm lợi ích đặc biệt sẽ thắng, Trung Quốc sẽ thắng, các chính trị gia và quan chức chính phủ của Washington sẽ thắng – nhưng các gia đình Mỹ chăm chỉ sẽ thua”, Trump nói trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư (31/3).
Đề xuất của Biden gợi ý tăng thuế suất doanh nghiệp, vốn đã được hạ bởi Đạo luật Việc làm và Cắt giảm thuế của Trump vào năm 2017, từ 21% lên 28%.
Kế hoạch này không chỉ “đè bẹp công nhân Mỹ và tiêu diệt ngành sản xuất của Mỹ”, mà ông Trump còn nói rằng nó dành “đặc quyền thuế đặc biệt cho các nhà gia công, các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài và khổng lồ”.
Ông cũng chỉ trích kế hoạch của Biden vì tác động tiềm tàng của nó đối với người lao động Mỹ.
“Theo kế hoạch của Biden, nếu bạn tạo công ăn việc làm ở Mỹ và thuê công nhân Mỹ, bạn sẽ phải trả NHIỀU tiền thuế hơn – nhưng nếu bạn đóng cửa các nhà máy của mình ở Ohio và Michigan, sa thải công nhân Mỹ và chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất của bạn đến Bắc Kinh và Thượng Hải, bạn sẽ trả ÍT hơn”, ông Trump giải thích. “Đó chính xác là sự ĐỐI NGƯỢC của việc đặt nước Mỹ lên trên hết – đó là đặt nước Mỹ CUỐI CÙNG!”
“Đạo luật này sẽ là một trong những vết thương kinh tế tự gây ra lớn nhất trong lịch sử”, tuyên bố tiếp tục. “Nếu sự quái dị này được cho phép thông qua, kết quả là sẽ có nhiều người Mỹ mất việc làm hơn, nhiều gia đình tan vỡ hơn, nhiều nhà máy bị bỏ hoang, nhiều ngành công nghiệp bị phá hủy và nhiều căn nhà trên các con phố lớn phải đóng biển bán nhà – giống như trước khi tôi tiếp quản nhiệm kỳ tổng thống 4 năm trước. Sau đó, tôi đã thiết lập tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, với 160 triệu người đang có việc làm”.
Trump đã công kích Biden vì đi tiên phong trong “cuộc tấn công tàn nhẫn và nhẫn tâm vào Giấc mơ Mỹ” và coi đó là “chiến lược đầu hàng kinh tế hoàn toàn”.
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra cùng ngày với sự việc đang gây xôn xao của Facebook khi xóa một video ông Trump đang được phỏng vấn bởi con dâu của ông, Lara Trump, cho một bài đăng trên Instagram (Facebook sở hữu Instagram).
Hiện tại, ông Trump vẫn là người đứng đầu tiêu biểu của Đảng Cộng hòa cũng như người được yêu thích nhất để giành được đề cử vị trí ứng cử viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa (nếu ông chọn tranh cử).
Tuyên bố đó hôm thứ Tư đã làm rõ ràng – nếu có bất kỳ nghi ngờ nào – rằng Trump sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc khiến Đảng Cộng hòa theo đuổi và phản biện mạnh mẽ chính quyền Biden-Harris và những người hỗ trợ Schumer-Pelosi trong Hạ viện và Thượng viện – thông qua lần thứ 117 kỳ họp của Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ năm 2022 và hơn thế nữa.
Facebook kiểm duyệt đoạn video TT Trump được con dâu phỏng vấn

Mới đây, Facebook đã kiểm duyệt đoạn video Lara Trump phỏng vấn bố chồng bà, cựu TT Donald Trump. Ngoài ra, mạng xã hội này cũng cảnh báo gia đình rằng bất kỳ nội dung nào liên quan đến “tiếng nói của” cựu Tổng thống Trump sẽ bị xóa khỏi nền tảng.
Eric Trump, con trai của ông Trump và chồng của bà Lara, đã công khai đăng tải thông điệp cảnh báo của Facebook. Ông Eric gọi đây là “cái tát vào mặt 75 triệu người Mỹ [đã bầu cho cựu TT Trump]”.
Theo nội dung tin nhắn do ông Eric đăng tải, đại diện Facebook đã liên hệ với gia đình ông Trump sau khi bà Lara thông báo về cuộc phỏng vấn sắp tới của bà với cựu tổng thống.
“Nội dung đăng trên Facebook và Instagram về phát biểu của tổng thống Trump hiện không được phép [đăng tải] trên nền tảng của chúng tôi (bao gồm các bài đăng mới có phát biểu của Tổng thống Trump). Các bài viết này sẽ bị xóa nếu được đăng, dẫn đến việc áp thêm hạn chế đối với các tài khoản đã đăng nội dung này.”
Người đại diện nói thêm rằng hạn chế áp dụng cho tất cả các tài khoản chiến dịch của ông Trump và những “cựu đại diện [cho tổng thống]” như bà Lara Trump.
Facebook, Twitter, YouTube, Snapchat và một số nền tảng công nghệ lớn khác đã cấm Tổng thống Trump vô thời hạn khi ông vẫn còn đương nhiệm vào tháng 1/2021.
Quốc tế đã lên án hành động của các công ty công nghệ lớn khi đưa một nhà lãnh đạo thế giới vào danh sách đen vô thời hạn, bao gồm các nhà lãnh đạo châu Âu và Tổng thống Mexico.
Kiểm duyệt công nghệ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu cần giải quyết của Đảng Cộng hòa, các thống đốc Cộng hòa của tiểu bang Texas, Florida và các bang khác đang lên kế hoạch nhằm đưa ra các biện pháp hạn chế quyền lực đối với những gã khổng lồ công nghệ.
Arizona Hoa Kỳ thuê 4 công ty kiểm tra các vấn đề liên quan bầu cử tổng thống 2020

Hơn một tháng sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý về quyền truy cập vào máy lập bảng và 2,1 triệu lá phiếu từ cuộc tổng tuyển cử năm 2020 của Quận Maricopa, Thượng viện Arizona do Đảng Cộng hòa lãnh đạo hôm thứ Tư (31/3) cho biết họ đã thuê bốn công ty ngoài tiểu bang để tiến hành kiểm tra pháp y.
Bốn công ty là Wake Technology Services, CyFIR, Digital Discovery và Cyber Ninjas dự kiến sẽ phát hành báo cáo của họ trong khoảng 60 ngày tới, theo một thông cáo báo chí.
“Phạm vi công việc sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, quét tất cả các lá phiếu, kiểm phiếu lại thủ công đầy đủ, kiểm tra đăng ký và phiếu bầu, kiểm phiếu và hệ thống bỏ phiếu điện tử”, thông cáo cho biết.
Cyber Ninjas có trụ sở tại Florida sẽ dẫn đầu cuộc kiểm toán. Theo trang web của công ty, họ “chuyên về tất cả các lĩnh vực bảo mật ứng dụng”.
Wake Technology Services cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, theo trang web của họ, các thành viên công ty đã thực hiện đếm tay kết quả bầu cử năm 2020 ở Pennsylvania.
CyFIR có trụ sở tại Virginia và Digital Discovery có trụ sở tại Texas là các công ty an ninh mạng cung cấp các dịch vụ pháp y.
Các thành viên Đảng Cộng hòa ở Thượng viện tiểu bang Arizona bắt đầu nhiệm vụ giành quyền truy cập vào các lá phiếu và các tài liệu khác vào giữa tháng 12.
Đảng Cộng hòa đã nói rằng một cuộc kiểm toán sẽ thúc đẩy niềm tin vào các cuộc bầu cử.
“Các cử tri của chúng tôi mong đợi cuộc kiểm toán này và nó có thể là một bước tiến lớn trong việc lấy lại niềm tin và sự tự tin trong quá trình bầu cử của chúng tôi”, Chủ tịch Thượng viện Karen Fann cho biết vào đầu tháng này.
Nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ gọi đây là một chiến dịch đảng phái nhằm phá hoại tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.
Thượng nghị sĩ Rebecca Rios, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Arizona, cho biết gần đây: “Toàn bộ trò chơi này chỉ đang thắp lên ngọn lửa gian lận và chúng tôi đã chứng kiến cách mà cử tri nghĩ rằng cuộc bầu cử của họ đã bị đánh cắp phải kết thúc”.
Thống đốc Florida thề sẽ dùng quyền hành pháp để chặn hộ chiếu vắc-xin của ông Biden

Thống đốc tiểu bang Florida, ông Ron DeSantis thuộc Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ đã khẳng định sẽ từ chối việc thực hiện hộ chiếu vắc-xin và hứa sẽ sử dụng quyền hành pháp của mình để ngăn nó trở thành một yêu cầu ở tiểu bang của ông.
Các bình luận của thống đốc nhằm đáp lại các báo cáo vào thứ Hai (29/3), thông báo rằng khu vực tư nhân đang làm việc với Chính quyền Biden để thực hiện cái gọi là hộ chiếu vắc-xin, về cơ bản sẽ thu thập thông tin cá nhân về người đó và xác định xem người đó đã được tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) hay chưa.
“Chúng tôi không ủng hộ điều đó. Tôi nghĩ rằng mọi người có một số quyền tự do nhất định và tự do cá nhân để đưa ra quyết định cho chính họ”, ông DeSantis nói. “Việc chính phủ hoặc khu vực tư nhân áp đặt lên bạn yêu cầu bạn phải chứng minh đã có vắc-xin để có thể tham gia vào xã hội bình thường là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Ông DeSantis kêu gọi cơ quan lập pháp hành động để bảo vệ các cử tri của mình, đồng thời cho biết ông sẽ sử dụng quyền hành pháp khẩn cấp của mình nếu nó xảy ra.
Ông cũng nói mình đang làm mọi thứ có thể để cung cấp vắc-xin cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh, nhưng điều đó sẽ không bao giờ là bắt buộc ở tiểu bang của ông.
Theo The Post Millennial, ông DeSantis nói: “Tôi chỉ muốn nói rõ ở Florida, chúng tôi không làm bất kỳ hộ chiếu vắc-xin nào. Tất cả những chuyên gia đều nói rằng đó là một ý tưởng tồi. Tôi nghĩ đó là một ý tưởng tồi và vì vậy điều đó sẽ không xảy ra. Mọi người nên tiêm phòng, nếu họ muốn, rõ ràng chúng tôi sẽ cung cấp điều đó, nhưng nhà nước sẽ không yêu cầu bạn xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng trong bất kỳ trường hợp nào, và tôi nghĩ các công ty tư nhân cũng không nên làm điều đó”.
Một chuyên gia bảo mật thông tin cá nhân bày tỏ lo ngại về phương thức toàn cầu mới này để giám sát con người. Một người chỉ có thể đi du lịch khi nhập các dữ liệu mang tính cá nhân, quốc gia mà họ đến thăm cũng sẽ có quyền truy cập vào tất cả thông tin cá nhân của họ và cuối cùng sẽ có một cơ sở dữ liệu lớn được chia sẻ giữa các chính phủ trên thế giới.
Do sự phức tạp của luồng dữ liệu trong không gian mạng giữa quốc gia này và quốc gia khác, cuối cùng nó có thể sẽ được tìm thấy bằng một cách đơn giản như Google và bất kỳ ai cũng có thể truy cập chúng bằng cách trả tiền.
Bằng cách áp dụng một bộ lọc đơn giản, các chính phủ sẽ có thể biết ai đã được tiêm chủng và ai chưa được tiêm chủng và dựa trên cơ sở này, họ sẽ có thể thực hiện một số kiểu phân biệt đối xử bằng cách ủng hộ một nhóm và gây bất lợi cho nhóm khác khi đưa ra quyết định.
Hunter Biden viết về gì gia đình TT Trump trong hồi ký?

Hunter Biden, con trai của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chê bai các con ông Trump, tuy nhiên lại quên mất câu chính mình đã nói trong một cuộc phỏng vấn.
Hunter Biden cũng đả kích cựu Tổng thống Donald Trump trong cuốn hồi ký sắp ra mắt của mình mang tên Beautiful Thing, cáo buộc ông là “một người đàn ông thấp hèn với một sứ mệnh thấp hèn”.
“Tôi đã trở thành minh chứng đại diện cho việc Donald Trump lo sợ rằng ông ấy sẽ không được bầu lại”, Biden đã viết trong một đoạn trích do The Guardian thu được . “Ông ấy đã đưa ra các thuyết âm mưu đã được bóc trần về công việc mà tôi đã làm ở Ukraine và Trung Quốc, ngay cả khi các con của ông ấy đã bỏ túi hàng triệu USD ở Trung Quốc và Nga và người quản lý chiến dịch cũ của ông ấy [Paul Manafort] đã phải ngồi tù vì tội rửa thêm hàng triệu USD từ Ukraine”.
Trong một phần khác của cuốn sách của mình, Hunter đề cập đến tư cách thành viên ban giám đốc của mình tại tập đoàn khí đốt khổng lồ Burisma của Ukraine, nói rằng mặc dù hành động của mình không phải là trái đạo đức, nhưng anh ấy sẽ không gia nhập công ty nếu có thể quay ngược thời gian.
- Hunter Biden xuất bản hồi ký, nội dung được đánh giá khó đọc và khó hiểu
- Email năm 2017 tiết lộ Hunter Biden thúc giục tài phiệt Trung Quốc cấp 10 triệu USD làm vốn
- Lộ email tiết lộ khả năng Hunter Biden có quan hệ làm ăn với chủ tịch Tập Cận Bình
- FBI điều tra cáo buộc Hunter Biden rửa tiền
“Tôi không làm gì trái đạo đức và chưa bao giờ bị buộc tội sai trái”, Biden viết.
“Trong môi trường chính trị hiện tại của chúng ta, tôi không tin rằng nó sẽ tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào nếu tôi ngồi vào ghế đó hay không. Dù sao thì tôi cũng sẽ bị tấn công”.
“Các cuộc tấn công không phải dành cho tôi. Họ định làm cha tôi bị tổn thương”.
Biden cũng được cho là đã đả kích các con của ông Trump khi viết: “Tôi không phải là Eric Trump hay Donald Trump Jr. Tôi đã làm việc cho một người khác không phải là cha tôi. Tôi đã tự mình đứng dậy và gục ngã”.
Hunter đã nhận được nhiều sự hoài nghi về hợp đồng với Burisma, mà anh đã được trả 83.000 đô-la mỗi tháng để làm thành viên hội đồng quản trị, mặc dù anh ấy không có chuyên môn trong ngành dầu khí, theo The Blaze. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10/2019, con trai ông Biden đã thừa nhận rằng vị trí chính trị của cha đã giúp anh có được khoản lương hậu hĩnh.
“Tôi không biết. Có lẽ là không, nếu xem lại”, Biden nói với ABC News khi được hỏi liệu anh có thể xin được việc làm tại công ty năng lượng mà không có sự kết nối của cha mình. “Nhưng đó là – bạn biết đấy – tôi không nghĩ rằng có nhiều điều sẽ xảy ra trong cuộc đời mình nếu họ của tôi không phải là Biden”.
Quân Nga ồ ạt tiến tới biên giới Ukraine, Lực lượng Hoa Kỳ ở Châu Âu trong tình trạng báo động cao nhất

Theo New York Times vào tối thứ Ba (30/3 theo giờ Mỹ), quân đội Nga đã tập trung tới biên giới với Ukraine, khiến Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ phải nâng mức đề phòng lên cao nhất về “cuộc khủng hoảng có thể xảy ra”.
Hôm thứ Tư, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley đã nói chuyện với Thượng tướng Nga Valery Gerasimov về việc xây dựng lực lượng này.
Bốn binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng vào tuần trước trong một trận chiến kéo dài ở khu vực Donetsk đang tranh chấp chống lại phe ly khai do Nga hậu thuẫn. Các lực lượng Nga được cho là đã tập hợp để tập trận gần biên giới và phát triển về quân số, gây ra nhiều lo ngại.
Dưới thời Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, nước Nga dưới thời Vladimir Putin lần lượt chiếm lãnh thổ tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Gruzia và Ukraine. Khi Donald Trump làm tổng thống, Nga đã không mở rộng lãnh thổ. Hiện giờ, khi ông Biden mới nhậm chức, Nga dường như đang làm phép thử với ông.
Cuộc chiến ở miền đông Ukraine, vốn đã ở mức thấp trong nhiều tháng, thu hút ít sự chú ý của quốc tế, đã leo thang mạnh trong những ngày gần đây, theo các tuyên bố hôm thứ Ba từ chính phủ Ukraine và Nga.
Quân đội nước này cho biết, trong cuộc giao tranh đẫm máu nhất từ trước đến nay trong năm nay, 4 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và một người khác bị thương nặng trong trận chiến chống lại phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở Vùng Donetsk, miền Đông Ukraine.
Cái chết của các binh sĩ, cùng với sự tích cực của lực lượng Nga ở biên giới, đã thu hút sự chú ý của các quan chức cấp cao của Mỹ ở châu Âu và Washington. Trong tuần qua, Bộ chỉ huy châu Âu của quân đội Mỹ đã nâng mức cảnh giác lên “khủng hoảng có thể xảy ra” – mức cao nhất – để đối phó với việc triển khai thêm quân của Nga.
Tuần này, Tướng Tod D. Wolters, người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, đã nâng mức độ theo dõi của quân đội Mỹ lần thứ hai trong vài ngày sau khi quân đội Nga không rời khỏi khu vực biên giới của Ukraine. Các chiến lược gia Mỹ đã dự kiến quân đội sẽ rời khỏi khu vực, cách biên giới Ukraine khoảng 30 km, sau khi kết thúc cuộc tập trận vào ngày 23/3.
Ước tính của Mỹ về số lượng quân Nga bổ sung đã được gửi đến biên giới đã khác nhau. Một quan chức cho biết có khoảng 4.000.
Cũng trong ngày thứ Ba, Nga đã cảnh báo về một “cuộc nội chiến” có thể xảy ra ở Ukraine.
Tài khoản Oga Lautman trích thông tin kèm lời dẫn: “Nga đang thực hiện các động thái quân sự gần đây và thông tin về Ukraine đã tăng lên đáng kể trong vài tuần qua. Trong khi đó, thư ký báo chí thân cận của Putin, Peskov bày tỏ lo ngại về mối đe dọa chiến tranh”.
Video được cho là quay ở Crimea do Nga chiếm đóng được quay hôm thứ Ba:
Cũng có một số đoạn video được cho là ghi hình các phương tiện quân sự của Nga được vận chuyển đến Crimea:
Theo Ukraina Pravda, gần đây, dưới chiêu bài chuẩn bị cho các cuộc tập trận quân sự trong tương lai, Nga đang đưa quân đến biên giới với Ukraine – ở các vùng Bryansk và Voronezh của Liên bang Nga và Crimea bị chiếm đóng. Nguồn tin được cho là từ Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, Ruslan Khomchak trong bài phát biểu tại Verkhovna Rada hôm thứ Ba.
Theo ông, tính đến ngày 30/3, có 28 tiểu đoàn chiến thuật của Nga dọc theo biên giới Nga-Ukraine và trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Donbass và Crimea.
Bộ tư lệnh Ukraine cho rằng Nga sẽ sớm tập hợp “thêm tới 25 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn gần biên giới Ukraine và ở Crimea, cùng với các lực lượng và phương tiện được triển khai sẵn có gần biên giới Ukraine, gây ra mối đe dọa cho quốc gia này”.
Ông Khomchak cũng cho biết, kể từ khi chiếm đóng Crimea năm 2014, Nga đã tăng cường hiện diện quân sự trên bán đảo này lên 32,7 nghìn quân.
Đặc biệt, vào giữa tháng 3 năm 2021 tại dãy Krym “Opuk” quân đội Nga đã diễn tập đổ bộ đường không và hải quân với sự tham gia của 2 tiểu đoàn pháo binh và hải quân. Sau cuộc tập trận, các đơn vị quân đội vẫn túc trực trong khu vực bãi tập.
Tiết lộ bí mật quốc gia?! Ông Hồ Tích Tiến dọa bắt tráng đinh ‘giải phóng Đài Loan’

Hôm 31/3, ông Hồ Tích Tiến buông lời đe dọa một cư dân mạng Trung Quốc trên Weibo rằng sẽ bắt anh ta đi “giải phóng Đài Loan” và sẽ nổ súng bắn chết anh ta nếu anh ta có ý định bỏ trốn. Những lời này của ông Hồ ngay lập tức đã dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ của cư dân mạng.
Hợp tác quân sự giữa Mỹ-Đài đã được nâng cấp, vào ngày 25/3, hai bên đã cùng ký kết và thành lập “Biên bản Ghi nhớ Nhóm Công tác Tuần tra Biển (CGWG)”. Ông Hồ Tích Tiến, Tổng Biên tập của “Thời báo Hoàn Cầu”, đã đăng bài viết trên Weibo ngày 30/3, lớn giọng tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi quét sạch Tân Cương và Hồng Kông, tiếp theo sẽ đến phiên Đài Loan.
Một cư dân mạng Trung Quốc có tài khoản “@ 取名 太 忧 52” đã chế nhạo Hồ Tích Tiến trên Weibo rằng, “Nếu giải phóng Đài Loan, liệu ông và người nhà ông có ra chiến trường hay không?”.

Ảnh chụp màn hình Weibo ông Hồ Tích Tiến.Ông Hồ Tích Tiến đã trả lời trên Weibo hôm 31/3 rằng, “Tao đương nhiên phải đi rồi, ông đây dù sao cũng là cựu chiến binh, chỉ cần đất nước kêu gọi là đi ngay. Đồng thời, tao còn phải bắt cái thằng tráng đinh (trai khỏe) như mày cho vào đội biệt kích, bắt đi lên đảo cho nổ lô-cốt của kẻ thù, nếu mày dám lâm trận bỏ trốn, tao sẽ cho nổ súng bắn chết mày từ đằng sau”.
Ngay khi những lời đe dọa của ông Hồ được đưa ra, cư dân mạng chế giễu rằng ông đã làm rò rỉ bí mật quốc gia: “Ông Hồ ơi! Đã thời buổi nào rồi còn bắt tráng đinh? Nổ súng bắn chết thường dân, quyền uy của ông quả thật không nhỏ”.
“Bắt tráng đinh làm bia đỡ đạn ở tuyến đầu? Các ông thực sự nghĩ như vậy ư?”.
“Ông Hồ chẳng qua đã nói lời thật, trong lúc nói vội không cân nhắc kỹ, đã vô tình làm lộ bí mật quốc gia”.
“Kiểu nói ‘bắt tráng đinh’ vốn dùng quen để chế giễu ‘bọn phản động Quốc Dân Đảng’ giờ đã được chính ông ta mang ra sử dụng. Xem ra ‘chó gặm mâm’ rất rõ ràng rằng việc ra chiến trường thay cho ĐCSTQ không phải là tự phát, vinh quang mà là cưỡng ép một cách tàn nhẫn”.
“Vậy là rõ rồi, hóa ra sự tích các anh hùng quả cảm liều mình cho nổ lô-cốt của kẻ thù là bởi họ chịu sự uy hiếp từ phía sau”.
Ngoài ra, ông Hồ Tích Tiến cũng không đả động gì đến việc có để các con của mình ra tiền tuyến hay không.
Trước đó, hôm 20/2, ông Vương Á Quân (Wang Yajun), một nhà bình luận thời sự nổi tiếng ở Trung Quốc viết trên Twitter rằng: “Ông Hồ Tích Tiến đã nói một cách hùng hồn mạnh mẽ, sĩ khí dâng trào như vậy, tôi dứt khoát ủng hộ sáng kiến của ông, và cũng xin bày tỏ quan điểm của tôi rằng nếu con trai của ông Hồ Tích Tiến ra chiến trường sau tốt nghiệp nước ngoài, tôi sẽ quyên tặng 3 tháng lương của mình!“.
Tuy nhiên, tài khoản ông Hồ Tích Tiến trên Twitter đã không trực tiếp phản hồi bình luận trên mà thay vào đó, ông đã chụp ảnh màn hình dòng tweet này và đăng lên tài khoản Weibo ở Trung Quốc với 24,1 triệu người theo dõi.
Và ông Hồ Tích Tiến đã trả lời trên Weibo rằng: “Ông có tư cách gì nói với Hồ này như vậy? Hồ đây đã đi lính được 11 năm, sau khi làm phóng viên đã đích thân trải qua hai cuộc chiến và đã nghe thấy tiếng tiếng đạn rít bên tai. Tâm huyết của hạng tiểu nhân chỉ giỏi bợ đỡ như ông còn không bằng cả tên thái giám, lại còn muốn chứng tỏ bản thân mình rất cao thượng cơ đấy!”.
Ông Vương Á Quân đánh cược với ông Hồ Tích Tiến, nhưng ông Hồ Tích Tiến lại “tránh nặng tìm nhẹ” khiến cư dân mạng bàn luận sôi nổi. Nhiều cư dân mạng bày tỏ:
“Trả lời thẳng vấn đề đi, rốt cuộc con trai ông có ra chiến trường không?”.
“Ông Hồ có phải hồ đồ mất rồi không? Lại nhảy tưng tưng rồi? Ông ấy không có nói ông, người mà ông ấy nói là con trai ông mà”.
“Trả lời thẳng vấn đề được không? Tại sao con cái của ‘tầng lớp ưu tú’ các ông đều đang sống ở nước ngoài, hơn nữa còn ở Âu Mỹ. Không phải các ông vẫn không ngừng mắng chửi Âu Mỹ thậm tệ sao, nếu nơi đó thật sự khủng khiếp đến vậy, thì hãy mau mau gọi bọn nhỏ trở về đi, sao phải ở đó chịu khổ chi vậy?”.
Trung Quốc tẩy chay, H&M vẫn ‘cháy hàng’, doanh số Nike chỉ tăng không giảm

Dưới sự dẫn động của chính quyền Trung Quốc, trong xã hội Trung Quốc đã dấy lên một cơn bão tẩy chay hàng ngoại. Tuy nhiên, khi vừa có thông tin về việc thương hiệu H&M đang giảm giá 30%, nó lập tức thu hút rất nhiều người tranh nhau đến mua, theo Sound Of Hope.
Trên trang Weibo có tên “Những sự việc của người Trường Xuân”, một người dân Trung Quốc đã đăng một bức ảnh, một người đàn ông xách một chiếc túi giấy H&M ngồi trên tàu điện ngầm ở Trường Xuân, trên mặt túi có ghi dòng chữ “Tôi đi trả lại hàng” (I’m going to return), cùng với nhãn hiệu H&M trên mặt túi. Tuy nhiên dưới chân người đàn ông này lại đi đôi giày Nike thời thượng, khá bắt mắt giữa đám đông.
Nhiều cư dân mạng ‘tiểu phấn hồng’ ở Trung Quốc đã không hài lòng với điều này và mắng người đàn ông rằng: “Muốn trả hàng thì cứ xách túi khác”, “hoặc bỏ giày đi, đi chân đất cũng được, hay thích thể hiện à”.
Tờ “Thời báo Tự do” của Đài Loan đã có bình luận rằng đôi giày đó đã làm vỡ nát những trái tim mong manh.
Tuy nhiên, kết quả thăm dò ý kiến trên Internet của Trung Quốc cho thấy, nếu Nike không xin lỗi nhưng chọn cách giảm giá thì có tới 45,1% người Trung Quốc cho biết họ sẽ lập tức đến mua ngay.
Hiện tại doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử chưa lên kệ của Nike “chỉ có tăng chứ không giảm”, thậm chí còn có rất nhiều người xếp hàng để được vào cửa hàng H&M mua đồ.
Một người dẫn chương trình trên Weibo của “Black and White Script” mới đây đã tiết lộ sau cơn bão tẩy chay hàng ngoại: “Tôi đã đến trung tâm mua sắm để ăn tối với bạn bè và choáng váng khi nhìn thấy trong cửa hàng H&M, quần áo trên kệ hầu như trống trơn, phòng thử đồ chật ních người, chưa kể nơi trả tiền”. Anh có hỏi nhân viên thì được biết quần áo trong cửa hàng đang giảm giá 30%, trung bình khoảng 5 đến 60 NDT / chiếc, chính điều này đã kích thích mọi người tranh nhau đến mua.
—————————————————————————-
NEWS
Thời sự
Người Myanmar chống đối bằng rác; số người thiệt mạng lên hơn 510
1. TNS Tom Cotton đưa ra chiến lược đánh bại Trung Cộng (DKN)
2. Điểm tin thế giới thứ Ba 30-3-2021
3. Nhìn lại (In Retrospect)- Cha và Con Steinbeck giữa Chiến Tranh Việt Nam (Ngô Thế Vinh)
4. Tổng thống Biden và Phu nhân viếng đài tưởng niệm Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam
5. Cựu TT Donald Trump ra mắt trang mạng chính thức
6. Liên bang điều tra sắc lệnh của TT Biden cho ngừng xây dựng bức tường biên giới
7. Chính quyền Biden ngăn TNS Ted Cruz quay video tại biên giới phía Nam
——————————————————————————————————————————————————————
NEWS
Điểm tin thế giới
Đô đốc Aquilino: Khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan cao hơn mọi người nghĩ
Đô đốc John Aquilino, ứng cử viên Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (Ảnh dẫn từ theguardian)
Hôm thứ Ba (23/3), Đô đốc Aquilino, người được đề cử làm Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nói rằng mối đe dọa xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ nghiêm trọng hơn nhiều người biết, theo Epoch Times.
Ông nhấn mạnh rằng trước áp lực quân sự ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Đài Loan, Hoa Kỳ nên tiếp tục duy trì khai triển các lực lượng răn đe, đồng thời tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan, và đảm bảo rằng hòn đảo này có khả năng tự vệ.
AFP đưa tin, John Aquilino hiện là chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương và là người được đề cử cho chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Ông nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện hôm thứ Ba rằng Trung Quốc coi việc khôi phục quyền kiểm soát Đài Loan là “ưu tiên hàng đầu” của họ.
Ông cũng không đồng ý với nhận xét gần đây của Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương và Đô đốc Philip Davidson sắp mãn nhiệm rằng ĐCSTQ có thể cố gắng tấn công Đài Loan trong sáu năm nữa.
Ông nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện: “Tôi nghĩ vấn đề này cấp bách hơn hầu hết mọi người nghĩ, và chúng ta phải xem xét nó một cách nghiêm túc”.
Ông Aquilino cho biết mối đe dọa lớn đến mức Hoa Kỳ cần thực hiện một kế hoạch trị giá 27 tỷ USD được đề xuất nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trong khu vực (Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan) “trong ngắn hạn và trong những trường hợp khẩn cấp”.
Ông nhấn mạnh rằng việc chính quyền Trung Quốc phát động xâm lược Đài Loan trước hết gây ra mối đe dọa tiềm tàng với thương mại toàn cầu. Thứ hai, nó sẽ làm tổn hại đến uy tín của Hoa Kỳ đối với các đồng minh châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Philippines.
Ông Aquilino tuyên bố rằng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục cố vấn cho Đài Loan về việc phát triển sức mạnh quân sự, khả năng tương tác trong hoạt động, khả năng sẵn sàng chiến đấu và phát triển chuyên môn thông qua hợp tác an ninh và bán vũ khí cho Đài Loan theo “Đạo luật Quan hệ Đài Loan”. Đài Loan nên ưu tiên mua sắm các hệ thống phi đối xứng có tính cơ động cao, phi tập trung và có tính sát thương cao để đảm bảo rằng Đài Loan có khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công.
Ông nhắc lại cam kết lâu dài của Hoa Kỳ trong việc tuân theo Thông cáo chung giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” và sáu đảm bảo tiếp tục hỗ trợ Đài Loan duy trì đủ khả năng tự vệ. Trong tương lai, ông sẽ thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ để duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khu vực.
Khi nói về mối quan hệ giữa Mỹ-Trung, ông Aquilino nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có quan điểm rất khác nhau về tương lai, ĐCSTQ kỳ vọng tạo ra một thế giới phù hợp với mô hình chuyên quyền và mâu thuẫn với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Nhưng ông cũng cho biết sẽ tiếp tục tìm cách thiết lập mối quan hệ quốc phòng mang tính xây dựng, ổn định và hướng tới kết quả với Trung Quốc để giảm nguy cơ hiểu lầm và đánh giá sai.
Bình Nhưỡng bắn thử hỏa tiễn, chính quyền Mỹ không phản ứng
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin vụ Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa. Ảnh chụp tại một cửa hàng bán đồ điện tử, Seoul, Hàn Quốc, ngày 24/03/2021. AP – Lee Jin-man
Chủ Nhật, 21/03/2021, Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa hành trình từ bờ tây, nhưng đến tối hôm qua 23/03/2021, thông tin mới được loan truyền ở Hàn Quốc. Đây là động thái quân sự đầu tiên của Bình Nhưỡng kể từ khi ông Joe Biden làm tổng thống Mỹ và xảy ra ít ngày sau chuyến công du Seoul của các bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Thế nhưng, hành động này của Bình Nhưỡng không làm Washington lo ngại, mà chỉ chứng tỏ hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên vẫn trong tình trạng bế tắc.
Thông tín viên RFI tại Seoul, Nicolas Rocca tường trình :
Một số người cho rằng đó là hành động khiêu khích. Một số khác thì coi đây là vụ thử vũ khí thông thường đã được dự trù từ trước. Có điều rõ ràng là các tên lửa mà Bắc Triều Tiên vừa thử hôm Chủ Nhật không nằm trong khuôn khổ các lệnh cấm của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Khác với tên lửa đạn đạo liên lục địa, các tên lửa vừa bắn thử có vẻ như thuộc loại tầm trung, không đến mức làm chính quyền Mỹ phải báo động.
Tổng thống Joe Biden đã khẳng định các vụ thử đó cho thấy là không có gì thay đổi thực sự. Khó có thể dám chắc Bình Nhưỡng có ý định khiêu khích qua vụ bắn thử tên lửa này, khi mà báo chí chính thức của đảng không thấy bình luận gì. Thông tin về vụ bắn tên lửa xuất hiện ở Seoul tối hôm qua từ các nguồn của Mỹ và Hàn Quốc.
Hơn nữa vụ bắn thử tên lửa diễn ra vài ngày sau khi kết thúc cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, một hoạt động mà Bình Nhưỡng vẫn luôn coi là khiêu khích.
Như vậy cũng không có nghĩa là Bắc Triều Tiên sẽ không gia tăng áp lực trong thời gian tới. Trong khi đó các cố gắng của Washington muốn nói chuyện với các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên vẫn không có hồi đáp từ đầu nhiệm kỳ của ông Joe Biden tới giờ.
Ân Xá Quốc tế lên tiếng việc tù nhân Nguyễn Văn Đức Độ bị ngược đãi
Tù nhân Nguyễn Văn Đức Độ. Photo Nguyễn Đức Hải
Hôm 23/3, Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) ra thông cáo kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải ngưng tra tấn và ngược đãi đối với nhà hoạt động chính trị Nguyễn Văn Đức Độ, đồng thời lặp lại yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với ông.
Kể từ khi bị bắt vào năm 2016, nhà hoạt động Nguyễn Văn Đức Độ, 45 tuổi, hiện đang phải thụ án 11 năm tù tại trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, theo cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Thông cáo của Ân Xá Quốc tế cho biết tổ chức này có nhận được những báo cáo về tình trạng ông Độ bị biệt giam kể từ tháng 5/2020 và tính đến nay đã hơn 300 ngày. Ngoài ra, ông Độ còn phải chịu đựng những ngược đãi nghiêm trọng trong đó có biện pháp tra tấn sau khi ông này lên tiếng về tình trạng khắc nghiệt trong trại tù Xuân Lộc do Bộ Công an Việt Nam quản lý.
Từ Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đức Hải, em của ông Độ, cho VOA biết như sau:
“Họ đánh cái là anh bất tỉnh tại chỗ, sau đó họ đưa anh đi cùm và sau đó biệt giam từ năm 2020 cho đến nay. Bị cùm thì bị cắt thịt đau chân, đi lại khó khăn. Họ cho cơm vào ăn thì có trộn phân người, anh Độ điện về cho biết như vậy. Nước thì cho uống một ngày 3 ly mà nước thì rất là dơ.”
Ông Hải nói cho biết thêm về tình hình gần đây của ông Độ trong chuyến thăm tù ngày 16/3:
“Khi vào thăm anh cho biết họ nhốt anh trong phòng 2m x 4m. Tay chân bị đau chịu không nổi, không đi lại được. Vào ngày 15/3 anh bị khó thở, anh đập cửa kêu cứu, nói rằng “tù nhân lương tâm cũng cần được sống!” thì một lát sau họ thả chó vào vồ anh.”
VOA đã liên lạc Bộ Công an và Cục Cảnh sát Quản lý trại giam để tìm hiểu về tình trạng của tù nhân Nguyễn Văn Đức Độ nhưng chưa được phản hồi.
Thông tin của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết việc ông Nguyễn Văn Đức Độ bị biệt giam kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của ông. Ông Độ nói với gia đình khi thăm gặp hãy viết đơn đến Chủ tịch nước đề nghị “kết liễu mạng sống cho ông” vì “không thể nào tiếp tục sống trong điều kiện hiện nay.”
Bắt đầu rước đuốc Olympics ở Nhật Bản
Lễ rước đuốc cho Thế vận hội mùa hè sẽ khai mạc hôm nay ở Nhật Bản. Các kế hoạch cho Olympics vẫn được triển khai bất chấp đại dịch covid-19. Ngọn lửa sẽ bắt đầu hành trình ở tỉnh Fukushima và đi khắp Nhật Bản trước khi đến Tokyo cho lễ khai mạc vào ngày 23 tháng 7. Ý định ban đầu của Nhật Bản là thông qua sự kiện thể hiện sự phục hồi của nước này từ thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân ở miền đông bắc đất nước hồi năm 2011.
Và khi các nhà tổ chức quyết định hoãn sự kiện vào năm ngoái, họ đặt kỳ vọng nó sẽ đại diện cho sự phục hồi của thế giới từ đại dịch. Song điều này hơi quá lạc quan. Nếu sự kiện được tổ chức, nó sẽ chỉ là một cái bóng mờ nhạt của các kỳ Olympics trước. Tuần vừa rồi, khán giả nước ngoài đã bị cấm tham dự để tránh làm bùng phát virus. Nhưng hàng ngàn vận động viên, huấn luyện viên và quan chức vẫn có thể mang mầm bệnh. Do đó không có gì ngạc nhiên khi hầu hết người Nhật không muốn tổ chức sự kiện này trong năm nay.
Kênh đào Suez bị tắc nghẽn, đe dọa chuỗi cung ứng


Những con tàu đi qua kênh đào Suez đang ngày càng lớn hơn trong những năm gần đây. Vào thứ Ba, Ever Given, một trong những tàu container lớn nhất thế giới, đã bị gió lớn thổi nằm chắn ngang qua con kênh. Đây là một vấn đề lớn cho ngành vận tải biển toàn cầu. Năm ngoái có gần 19.000 tàu đi qua con đường hàng hải dài 120 dặm nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ, chiếm 12% tổng khối lượng thương mại toàn cầu.
Chỉ một nút cổ chai trong thời gian ngắn cũng có nguy cơ gây gián đoạn nghiêm trọng. Và chính phủ Ai Cập cũng phải lo lắng về nguồn thu nhập chính từ nước ngoài của mình. Hồi năm 2015, họ đã chi 8 tỷ đô la cho một dự án mở rộng con kênh nhằm giảm thời gian chờ tàu. Mặc dù doanh thu thời đại dịch chỉ giảm nhẹ trong năm 2020 so với năm trước, một phần do phí vận chuyển được cắt giảm đối với một số tàu nhằm thu hút giao thông, song trừ khi Ever Given được xử lý nhanh chóng, các khoản thu đó cũng sẽ phải giảm.
Anh và EU tranh cãi về vắc-xin AstraZeneca
Các lãnh đạo EU hôm nay sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến để thảo luận về lệnh cấm xuất khẩu vắc-xin covid-19 của AstraZeneca-Đại học Oxford. Mục tiêu giả định chính là Anh, nước đã vướng vào các cuộc tranh cãi với EU xoay quanh nguồn cung vắc-xin trong vài tuần gần đây. Ủy ban châu Âu khẳng định AstraZeneca phải cung cấp vắc-xin cho EU trước các nước khác.
Trước đây, họ muốn “cấm” xuất khẩu các loại vắc-xin sản xuất trên lục địa – ví dụ số được sản xuất tại Halix ở Hà Lan – đến bất kỳ nước nào bên ngoài khối, bao gồm cả Anh. Song không rõ các nhà lãnh đạo của các nước EU có đồng lòng về một động thái quyết liệt như vậy hay không. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã dành vài ngày nói chuyện điện thoại với nhiều người trong số họ nhằm kêu gọi họ phủ quyết bất kỳ đề xuất nào về lệnh cấm xuất khẩu. Điều đó có thể đã thành công. Hôm qua, hai bên đưa ra một tuyên bố chung nói họ muốn “tạo ra một tình huống đôi bên cùng có lợi”.
Bộ trưởng Nội vụ Mỹ đau đầu với vấn đề khoan dầu trên đất công
Chỉ sau hơn một tuần tại nhiệm, Deb Haaland, bộ trưởng nội vụ của Mỹ, đã phải đối mặt với một vấn đề nóng bỏng. Hôm nay, bộ của bà sẽ tổ chức một diễn đàn để thảo luận xem các công ty nhiên liệu hóa thạch có được phép tiếp tục khoan trên đất liên bang hay không. Tổng thống Joe Biden đã ban hành lệnh cấm hợp đồng thuê mới từ tháng 1. Bà Haaland – thành viên nội các người Mỹ bản địa đầu tiên – là một nhà vận động bảo vệ môi trường quyết liệt phản đối fracking và ủng hộ Thỏa thuận Xanh Mới.
Bà từng đấu tranh với các nỗ lực thăm dò dầu trên các khu bảo tồn hoặc đất của tổ tiên người Mỹ bản địa. Tuy nhiên, mới tuần trước bà còn là một nữ dân biểu từ New Mexico. Ngân sách của bang này dựa chủ yếu vào doanh thu của các công ty khai thác các mỏ giàu trữ lượng của liên bang trên đất New Mexico. Do đó họ sẽ mất rất nhiều nếu chương trình bị khép lại. Sự căng thẳng đó được thể hiện rất rõ tại phiên điều trần phê chuẩn bà hồi tháng trước. Khi ấy bà nói lệnh cấm của ông Biden chỉ là tạm thời, mâu thuẫn với lời hứa tranh cử của ông là chấm dứt vĩnh viễn khoan dầu trên đất công.
Các giám đốc công nghệ Mỹ lại điều trần trước Hạ viện
Các giám đốc công nghệ lại một lần nữa ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Hôm nay, các sếp của Facebook, Google và Twitter sẽ điều trần trực tuyến trước hai tiểu ban thành viên của Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện về chủ đề “thông tin sai lệch và thao túng thông tin lan tràn trên các nền tảng trực tuyến”. Sẽ có một số câu hỏi khó được đặt ra, khi mà thông tin sai lệch về bầu cử đã góp phần gây ra cuộc bạo loạn ở Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1.
Phiên họp cũng có thể mang tính xây dựng hơn so với các phiên điều trần trước đây, và có khả năng mở đường cho việc sửa đổi Điều 230 của Đạo luật Khuôn phép Thông tin. Đạo luật 25 năm tuổi này bảo vệ các nền tảng trực tuyến khỏi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung của bên thứ ba, bất kể có bị phản đối đến đâu, chỉ bằng 26 từ. Thành viên từ hai đảng đều đã lên tiếng chỉ trích, trong khi một số dự luật đang được đề xuất ở Washington, DC, để cải cách. Ngay cả Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành của Facebook, cũng có vẻ quan tâm. Trong lời khai trước phiên, ông gợi ý là thay vì được cấp quyền miễn trừ, các nền tảng nên chứng minh khả năng phát hiện và xóa “nội dung bất hợp pháp”.
EU-Trung Quốc đối đầu: EU trừng phạt, Bắc Kinh trả đũa, EU cho triệu đại sứ
Sau khi EU trừng phạt các quan chức ĐCSTQ về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, ĐCSTQ đã ngay lập tức công bố các lệnh trừng phạt trả đũa vào ngày 22/3, làm dấy lên sự bất mãn giữa các nước thành viên EU. Các quốc gia như Pháp, Đức, Bỉ, Đan Mạch và Hà Lan đã triệu tập các đại sứ của ĐCSTQ để phản đối các hành động của ĐCSTQ.
Danh sách trừng phạt của ĐCSTQ bao gồm 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu. Đây được coi là động thái đáp trả sau khi EU trừng phạt 4 quan chức chính quyền Tân Cương cùng Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đây là lần đầu EU trừng phạt Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
Để đối phó với các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ, các quốc gia thành viên EU là Bỉ, Đan Mạch, Pháp và Đức lần lượt triệu tập các đại sứ Trung Quốc tại nước sở tại vào thứ Ba (23/3). Hà Lan đã triệu tập đại sứ Trung Quốc vào thứ Hai (22/3).
Truyền thông Bỉ Knack đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Sophie Wilmès hôm thứ Hai cho biết ông phản đối mạnh mẽ các lệnh trừng phạt của chính quyền Trung Quốc đối với các thực thể EU và các nghị sĩ châu Âu. Đáp lại, Bộ Ngoại giao đã triệu tập Cao Trung Minh, đại sứ Trung Quốc.
Ngoài ra, AFP dẫn lời một nguồn tin xác nhận rằng chính phủ Bỉ đã triệu tập Cao Trung Minh vào hôm thứ Ba.
Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố rằng Đức cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để “đàm phán khẩn cấp”.
“Đại sứ Trung Quốc Ngô Khẩn đã được triệu tập để có một cuộc họp khẩn cấp với Ngoại trưởng Miguel Berger”, Bộ Ngoại giao Đức cho biết.
Bộ Ngoại giao Đức nói thêm rằng ông Berger “bày tỏ rõ ràng quan điểm của chính phủ Đức rằng các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các nghị sĩ, nhà khoa học, tổ chức chính trị châu Âu, và các tổ chức phi chính phủ thể hiện một sự leo thang không phù hợp, điều này đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc một cách không cần thiết”.
Bộ Ngoại giao Đan Mạch tuyên bố rằng sau khi Bắc Kinh áp đặt các lệnh trừng phạt, Đan Mạch cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc. Các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ bao gồm “Liên minh các nền dân chủ” (Alliance of Democracies) được thành lập bởi Anders Fogh Rasmussen, cựu Thủ tướng Đan Mạch và cựu Tổng thư ký NATO.
Bộ Ngoại giao Đan Mạch nói rằng Đại sứ Trung Quốc đã được thông báo tại Bộ Ngoại giao Đan Mạch rằng Đan Mạch không hài lòng với những hành động này của ĐCSTQ. “Khi Trung Quốc trừng phạt các chính trị gia, thể chế và nhà bất đồng chính kiến châu Âu chỉ vì họ chỉ trích Trung Quốc, rõ ràng đó là một đòn tấn công vào quyền tự do ngôn luận của công dân châu Âu và Đan Mạch”, Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Jeppe Kofod cho biết trong một tuyên bố.
Ông Kofod cũng nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt mà ĐCSTQ áp đặt khác với các lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu áp đặt.
Ông nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt của EU chỉ ảnh hưởng đến các quan chức Trung Quốc (ĐCSTQ), những người chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.
Reuters dẫn một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Pháp hôm thứ Ba cho biết rằng Pháp cũng đã triệu tập đại sứ của Trung Quốc Lư Sa Dã vào thứ Ba, nhấn mạnh rằng những lời lăng mạ và đe dọa của ĐCSTQ đối với các nghị sĩ Pháp và một nhà nghiên cứu là “không thể chấp nhận được”, đồng thời phản đối quyết định của Bắc Kinh xử phạt một số quan chức châu Âu.
Ngoài ra, Hà Lan đã triệu tập đại sứ của Trung Quốc tại The Hague vào thứ Hai để phản đối các lệnh trừng phạt của ĐCSTQ đối với thành viên quốc hội Hà Lan Sjoerd Sjoerdsma.
Kỷ niệm 100 năm thành lập của ĐCSTQ thiếu vắng lễ diễu hành quân sự
Ông Tập trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm cai trị của ĐCSTQ năm 2019 (ảnh: chụp màn hình youtube)
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng vào 1/7 năm nay. Một loạt các hoạt động tuyên truyền sẽ được tổ chức nhưng các quan chức cho biết năm nay sẽ không có hoạt động duyệt binh, theo Sound Of Hope.
Các nhà quan sát cho rằng ĐCSTQ muốn kỷ niệm 100 năm thành lập đảng, nhưng họ đang vướng vào nhiều bê bối và khó khăn cả trong nước cũng như quốc tế.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba (23/3), ông Lý Quân, trợ lý Cục trưởng Cục Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, cho biết sẽ không có cuộc diễu hành quân sự được tổ chức trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ năm nay.
Đài Á Châu Tự Do đưa tin, việc ĐCSTQ không bố trí duyệt binh quân sự khiến thế giới bên ngoài vô cùng ngạc nhiên. Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, 5 cuộc duyệt binh đã được tổ chức, trung bình 2 năm một lần. Có thể nói ông Tập là nhà lãnh đạo tiến hành nhiều cuộc duyệt binh nhất trong lịch sử ĐCSTQ. Lần gần đây nhất là cuộc duyệt binh tổ chức tại Bắc Kinh năm 2019 nhân kỷ niệm 70 năm ngày ĐCSTQ lên nắm quyền.
Lạc Quân, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hà Bắc cho biết, theo nội dung chính thức của buổi lễ, lần kỷ niệm này chỉ là một màn ăn mừng hời hợt.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự Thái Thận Khôn cho rằng, lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ đã vấp phải một vấn đề khác, đó là lần này nên tưởng nhớ đến ai? Vì ĐCSTQ là sản phẩm của Cộng sản Liên Xô cũ và xuất thân từ chế độ Xô Viết cũ.
Thái Thận Khôn nói: “100 năm đã trải qua rất nhiều sự việc, Các lãnh đạo trong quá khứ của ĐCSTQ đã bị thanh trừng trong nhiều phong trào. Nếu kỷ niệm thì nên nên tưởng niệm ai?”.
Canada dập tắt nỗ lực ngăn dẫn độ Mạnh Vãn Châu sang Mỹ
Giám đốc Tài chính kiêm Phó chủ tịch Huawei, bà Mạnh Vãn Châu.
Vụ án dẫn độ giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei, Mạnh Vãn Chu, đã bước vào giai đoạn cuối. Các luật sư của bà Mạnh gần đây đã nộp những lời khai mới cho tòa án nhằm ngăn chặn việc bà bị dẫn độ sang Mỹ. Hôm qua (23/3), thẩm phán Canada tiếp tục bác bỏ những bằng chứng mới mà các luật sư của bà Mạnh cung cấp, theo Sound Of Hope.
Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, dẫn lời AFP đưa tin: Nhóm luật sư của bà Mạnh hy vọng rằng, lời khai bằng văn bản của một kế toán Huawei sẽ là bằng chứng có lợi cho bà, và tuyên bố rằng điều này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các hoạt động tài chính của Huawei và sẽ giúp chứng minh bà vô tội.
Thẩm phán Heather Holmes, Phó Chánh án Tòa án Tối cao British Columbia, Canada, hôm qua đã bác bỏ những bằng chứng đó, ông cho rằng bằng chứng này “không liên quan” đến phiên điều trần dẫn độ.
Trước đó, bà Mạnh đã hy vọng rằng tòa án sẽ chấp nhận lời khai bằng văn bản của các nhân viên Huawei, cho rằng lời khai này có thể chứng minh rằng HSBC biết về mối quan hệ giữa Huawei và Xingtong Technology, và rằng bà Mạnh không hề lừa dối ngân hàng.
Tuy nhiên thẩm phán Holmes đã từ chối yêu cầu vào 12/3, và nói rằng nó [bằng chứng] này “không có lợi cho việc tìm kiếm các kết quả đáng tin cậy”.
Vụ án dẫn độ bà Mạnh dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 5, nhưng nếu cả hai bên tiếp tục kháng cáo, vụ án có thể tiếp tục kéo dài trong vài năm.
Bà Mạnh Vãn Châu, 49 tuổi, đã bị cảnh sát Canada bắt giữ theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ, chiểu theo ràng buộc hỗ trợ pháp lý lẫn nhau, khi bà Mạnh đi qua Sân bay Quốc tế Vancouver vào tháng 12 năm 2018.
Mỹ tố cáo bà Mạnh lừa dối ngân hàng HSBC về mối quan hệ giữa Huawei và một chi nhánh tại Iran tên là Skycom, đẩy ngân hàng HSBC vào nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran.
Ngay sau đó, ĐCSTQ cũng đáp trả lại bằng cách bắt tạm giam cựu quan chức ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân người Canada Michael Spavor, kể từ đó mối quan hệ giữa Canada và Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều tổ chức báo chí, truyền thông quốc tế đưa tin, hai ông Kovrig và Spavor sau khi bị bắt đã bị buộc tội làm gián điệp, và đã bị đưa ra tòa xét xử.
Vào 19/3, vào đúng dịp Mỹ-Trung có cuộc gặp cấp cao tại Alaska, một tòa án của Trung Quốc đã mở phiên xét xử đầu tiên đối với doanh nhân Michael Spavor, người đã bị giam giữ hơn hai năm, và tái thẩm đối với ông Michael Kovrig vào ngày 22/3.
Mặc dù các quan chức từ 26 quốc gia đã đến nơi xử án để bày tỏ sự lo lắng, nhưng ĐCSTQ vẫn sử dụng “yếu tố an ninh quốc gia” làm cái cớ để cấm tất cả các nhà ngoại giao vào phòng xử án, dẫn đến sự phẫn nộ của các quốc gia. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ngày 23 đã tweet rằng: Các đồng minh hãy cùng Hoa Kỳ kêu gọi Bắc Kinh trả tự do ngay lập tức cho Kovrig và Spavor bị giam giữ phi pháp. Ông còn nhấn mạnh: “Nhân loại không phải là một con bài để mang ra mặc cả”.
Cháy trại tị nạn ở Bangladesh, 400 người mất tích, 550 người bị thương, 40.000 túp lều bị thiêu rụi
Ảnh: Youtube/Reuters.
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, có ít nhất 15 người chết và 400 người mất tích sau một vụ cháy lớn ở trại tị nạn của người Rohingya tại Bangladesh. Ngoài ra, vụ cháy còn làm 550 người bị thương và 45.000 người phải tháo chạy, hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 23/3 cho biết.
Theo Reuters, ngọn lửa đã bùng lên tại trại Balukhali gần thị trấn Cox’s Bazar về phía đông nam vào cuối ngày 22/3, thiêu rụi hàng nghìn túp lều trong khi mọi người cố vớt vát chút tài sản ít ỏi của mình.
Trại Balukhaila là một trong những trại đông đúc nhất với hàng chục nghìn người tị nạn từ Myanmar ở huyện Cox’s Bazar. Lều của người tị nạn làm từ tấm tôn phế liệu, nhựa và bìa carton nên rất dễ cháy.
“Mọi thứ đã biến mất. Hàng nghìn người giờ đây không có nhà ở”, Aman Ullah, một người tị nạn Rohingya từ trại Balukhali, nói với Reuters, “Ngọn lửa đã được kiểm soát sau sáu giờ, nhưng khói vẫn bốc lên suốt đêm tại một số khu vực của trại”.
Ông Mohammad Mohsin, thư ký của Bộ Quản lý và Cứu trợ Thiên tai, cho biết khoảng 40.000 túp lều trong trại đã bị thiêu rụi. Hai bệnh viện lớn của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị phá hủy.
Ông Johannes Van der Klaauw, đại diện của UNHCR tại Bangladesh, cho biết: “Đám cháy rất lớn, đám cháy rất dữ dội. Vẫn còn 400 người mất tích, họ có thể vẫn ở đâu đó trong đống đổ nát”. Hiện các nhân viên cứu hộ cũng như gia đình có người bị mất tích đang tìm kiếm các nạn nhân.
Ông Van der Klaauw cho biết UNHCR đã ghi nhận 15 trường hợp tử vong, hơn 550 người bị thương và khoảng 45.000 người phải tháo chạy.
Ông Sanjeev Kafley – hội trưởng Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Bangladesh – cho biết hơn 17.000 nơi trú ẩn tại trại tị nạn đã bị phá hủy và hàng chục nghìn người phải tháo chạy.
Ông Kafley cho biết hơn 1.000 nhân viên và tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ đã phối hợp với lực lượng cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa. Toàn bộ khu tị nạn gồm bốn khu vực với khoảng 124.000 người.
Theo ông Kafley, con số này chiếm khoảng 1/10 trong tổng số ước tính một triệu người Rohingya tị nạn trong khu vực.
“Tôi đã ở Cox’s Bazar được ba năm rưỡi và chưa bao giờ chứng kiến một đám cháy như vậy. Những người này đã bị di dời hai lần. Đối với nhiều người, họ không còn lại gì cả”, ông Kafley chia sẻ.
Hiện nguyên nhân của vụ cháy đang được nhà chức trách Bangladesh điều tra làm rõ.
ĐCSTQ ‘cấm sóng’ giải Oscars nhằm răn đe Hollywood
Ảnh: Shutterstock
Truyền thông Trung Quốc sẽ không trình chiếu lễ trao giải Oscar vào tháng tới do mâu thuẫn với Đạo diễn Anders Hammer và Chloe Zhao, hai ứng viên trong danh sách trao giải. Lệnh cấm được đưa ra vì cả hai nhân vật này đã thu hút phải các nhận xét tiêu cực từ giới chức Trung Quốc, Vision Times đưa tin.
Đạo diễn Chloe Zhao, sinh ra ở Trung Quốc, là nữ đạo diễn châu Á đầu tiên và là đạo diễn nữ thứ hai trong lịch sử từng giành giải Quả cầu vàng cho bộ phim Nomadland năm 2020. Bộ phim này kể về hành trình đi tìm việc làm của một góa phụ trên khắp đất Mỹ. Tại lễ trao giải, cô đã phát biểu:
“Lòng trắc ẩn là nhân tố phá vỡ mọi rào cản giữa chúng ta. Trái tim chúng ta liên kết với nhau. Nỗi đau của bạn là nỗi đau của tôi. Nó được hòa quyện và lan tỏa giữa chúng ta” và rằng “đây là lý do tại sao tôi say mê làm phim và kể chuyện. Bởi vì nó cho chúng ta một cơ hội để cùng nhau cười và cùng nhau khóc, và nó cho chúng ta cơ hội để học hỏi lẫn nhau và để chia sẻ đồng cảm với nhau hơn”. Bộ phim đã được đề cử cho các hạng mục Hình ảnh, Đạo diễn, Biên tập, Kịch bản chuyển thể, Quay phim và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar sắp diễn ra vào tháng tới.
Theo những gì chuyên gia về Trung Quốc Stanley Rosen nói với tạp chí Deadline, thái độ của ĐCS Trung Quốc đối với cô Zhao khá là phức tạp và không nhất quán. Họ có nhận thức rằng Nomadland đã phơi bày “một nước Mỹ đang suy tàn và sự tàn ác của một hệ thống tư bản”, và điều này đã nhận được sự ủng hộ của những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, cho đến khi những bình luận của Zhao được đưa ra vào năm 2013 khi đề cập đến việc Trung Quốc là “nơi có những lời nói dối ở khắp mọi nơi” lại nổi lên, gây ra một sự chấn động trong cộng đồng người hoa. Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 12/2020, cô đã nói rằng cô ấy “bây giờ” là một người Mỹ đang khuếch đại nhận thức tiêu cực về Trung Quốc, mặc dù cuộc phỏng vấn sau đó đã được sửa lại để nói rằng Zhao nói rằng cô ấy “không phải” là người Mỹ và “bây giờ” chỉ là một lỗi đánh máy.
Vì Trung Quốc đã trở thành một thị trường tiêu thụ lớn của phim Mỹ, cô Zhao có thể buộc phải rút lại những bình luận về năm 2013 của mình để có thể phát triển ở Trung Quốc với bộ phim Eternals sắp tới của Marvel, dự kiến phát hành tại Trung Quốc vào tháng 11.
Trong một bình luận trên Thời báo Hoàn cầu, tổng biên tập Hồ Tích Tiến cho biết “Zhao đã nói điều gì đó ‘xúc phạm đối với Trung Quốc’ vào năm 2013, nhưng cô ấy không phải là một trong những người bất đồng chính kiến đang biến giá trị của họ thành một lập trường chính trị và lợi dụng nó”, từ đó cung cấp cho Zhao cơ hội chuộc lỗi bằng cách ăn năn vì nhận xét trước đây của mình.
“Trung Quốc đã rất cố gắng để chứng tỏ rằng họ có thể nuôi dưỡng các tài năng sáng tạo dưới chế độ độc tài và các nghệ sĩ của họ có thể thành công bên ngoài Trung Quốc, cũng như trở thành một bộ phận trong ngành điện ảnh toàn cầu. Tôi nghĩ rằng họ chắc chắn muốn phát hành bộ phim [Eternals], và tất nhiên họ mong đợi Chloe Zhao Ting sẽ gặp họ ít nhất là một phần của chặng đường bằng cách làm rõ những nhận xét được báo cáo của cô. Cô không thể tránh bình luận nếu cô ấy tiếp tục trả lời phỏng vấn của giới truyền thông. Cô và những người đại diện của mình có thể tạo ra một thứ gì đó đủ để biến điều này thành một tình huống đôi bên cùng có lợi cho cô, cho Trung Quốc và cho bộ phim sắp ra rạp của Marvel”, chuyên gia Rosen về Trung Quốc cho biết .
Một đạo diễn khác bị coi là mối đe dọa và là một lý do để cấm trình chiếu giải Oscar ở Trung Quốc là Anders Hammer của Na Uy. Anh đã đạo diễn một bộ phim tài liệu ngắn dài 35 phút về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông có tên là ‘Do Not Split’ (Đừng chia cắt), được đề cử giải Phim tài liệu ngắn hay nhất. Tiêu đề của bộ phim tài liệu đề cập đến sự đoàn kết mà những người biểu tình đã cố gắng duy trì trong suốt các cuộc biểu tình của họ. Phim hiện có 81.000 lượt xem trên Vimeo và được chiếu tại Liên hoan Phim Tài liệu Quốc tế Đan Mạch và Liên hoan Phim New Orleans ở Mỹ.
Theo một bài báo của Global Times, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, bộ phim ‘Do Not Split’ “chứa đầy những lập trường chính trị thiên lệch” và “thiếu tính nghệ thuật”. Họ cũng cáo buộc giải Oscar là “công cụ chính trị” và đe dọa rằng việc chống lại Trung Quốc sẽ có hại cho sự thịnh vượng của thị trường điện ảnh Trung Quốc vốn đã “lần đầu tiên vượt Bắc Mỹ trở thành thị trường phòng vé lớn nhất thế giới vào năm ngoái”.
Ủy ban chứng khoán Mỹ chế tài các công ty Trung Quốc
Logo của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (Ảnh: Shutterstock).
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), cơ quan quản lý chứng khoán cao nhất của Hoa Kỳ, đã đưa ra các quy định mới nhằm hủy bỏ việc niêm yết các công ty Trung Quốc không tuân thủ các yêu cầu kiểm toán, Epoch Times đưa tin.
SEC cho biết hôm thứ Tư (24/3) rằng họ đã thông qua một biện pháp cho phép Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ loại bỏ các công ty nước ngoài nếu họ không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ .
SEC cho biết trong một tuyên bố rằng quy định mới yêu cầu các công ty nước ngoài chứng minh họ không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các tổ chức chính phủ nước ngoài nếu muốn tiếp tục được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
SEC đã thông qua “Bản sửa đổi cuối cùng [dùng] tạm thời” để đảm bảo việc thực hiện nhanh chóng các quy định trên. SEC hiện đang lắng nghe ý kiến của công chúng thảo luận về các công ty nước ngoài được coi là không đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm toán của Hoa Kỳ.
Bản sửa đổi yêu cầu các công ty phải nộp tài liệu trong vòng 90 ngày sau khi các quy định được ban hành.
Tuyên bố cho biết SEC vẫn đang “tích cực đánh giá” cách đưa ra các yêu cầu còn lại của bản sửa đổi, bao gồm các thủ tục nhận dạng và các yêu cầu cấm giao dịch. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký “Đạo luật về trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài” vào tháng 12/2020, cho phép các sàn giao dịch của Hoa Kỳ xóa các công ty nước ngoài không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Hoa Kỳ trong ba năm liên tiếp.
Ngay từ tháng 7/2020, Nhóm công tác về thị trường tài chính (Working Group on Financial Markets) của chính quyền Trump đã khuyến nghị thắt chặt các tiêu chuẩn của sàn giao dịch đối với việc niêm yết các công ty Trung Quốc để bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ và tránh rủi ro kiểm toán tiềm ẩn.
Từ lâu, các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ đã được đối xử khác biệt, họ có thể phát hành cổ phiếu tại Mỹ trong khi được miễn tuân thủ các quy định kiểm toán của Mỹ như các công ty nước ngoài khác và các công ty nội địa của Mỹ, vì chính phủ Trung Quốc không cho phép thanh tra công việc kiểm toán của họ.
Các nhà chức trách của chính quyền Trung Quốc cũng đã thiết lập một rào cản mới vào năm ngoái, không cho phép các công dân và công ty Trung Quốc tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý chứng khoán ở nước ngoài mà không có sự cho phép của các cơ quan quản lý thị trường và các bộ phận khác của chính phủ Trung Quốc.
Thời sự Thứ Năm 25/03/2021
TIN BUỒN: Ông Nguyễn Văn Tánh CT HĐĐB/CĐNVQG/LBHK qua đời March 25, 2021
Thụy Sĩ tập trung nhân quyền để đối phó với Trung Cộng
Mỹ mắc 4 ‘cái bẫy’ của Trung Cộng trong hội nghị Mỹ-Trung (theo chuyên gia)
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 25 tháng 3 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
TT Biden ủy cho PTT Harris lo việc ngăn chặn làn sóng nhập cư tại biên giới
Bình luận: Phong Trào Kỳ Thị Người Á Châu (Thái Hóa Lộc)
Đảng Dân chủ lợi dụng vụ giết người gốc Á để tuyên truyền – Haworth (The Daily Wire)
Võ Thái Hà tóm lược
————————————————————–
NEWS
Điểm tin thế giới
Chết vì tuyệt vọng nơi người da trắng ít học tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, độ tử vong của người da trắng (không gốc Mễ), học vấn thấp, đã tăng gấp ba, từ 1990 đến 2017 (30 trên 100 ngàn vào năm 1990, lên 92 trên 100 ngàn năm 2017) !
Lý do : sự tuyệt vọng trước tình trạng sa sút trên bậc thang xã hội. Người thợ da trắng đã mất đi 13% lợi tức giữa 1979 và 2017, trong khi lợi tức đầu người của Hoa Kỳ tăng 85% vào cùng thời gian ! Đó là hiện tượng “rò rỉ ngược” : lợi tức của người nghèo chảy vào hầu bao của người giàu (xem http://chinh-tri-lich-su.blogspot.com/2016/03/phu-huu-khong-chay-tu-tren-xuong.html).
Kết quả là trầm cảm, rượu chè, ma túy, tự sát …
Angus Deaton (Nobel kinh tế 2015) và Anne Case, vừa xuất bản một nghiên cứu về hiện tượng này : Deaths of Despair and the Future of Capitalism – https://www.amazon.fr/Deaths-Despair-Future-Capitalism-English-ebook/dp/B082YJRH8D.
Các tác giả phân tích ba yếu tố được coi như sự thất bại của Tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ, có thể lan đến nơi khác :
1) Hệ thống y tế, với bảo hiểm sức khỏe quá sức tốn kém, và sự phổ biến vô cùng bừa bãi loại thuốc “opioid” (gây nghiện, dùng quá liều …)
2) Tài chính hóa kinh tế và tự động hóa kỹ nghệ sản xuất với hệ quả là các công ty đua nhau giảm thiểu lao động và gia tăng lợi nhuận của vốn đầu tư để được thị trường tưởng thưởng.
3) Hệ thống giáo dục càng ngày càng đắt tiền, khiến giới thường dân khó học lên cao, trong khi các việc làm vừa xứng đáng vừa ít cần học thức thì lại dần dần biến mất.
Các tác giả cũng nhận xét rằng vấn đề không chỉ thuần túy là sự chênh lệch giàu nghèo, vì các nạn nhân không phải là những người nghèo nhất, mà ở cảm giác bất công, bị bỏ rơi, không còn hiểu được bước đi của xã hội.
Nguyễn Hoài Vân
12/3/2021
http://chinh-tri-lich-su.blogspot.com/2021/03/Deaton-da-trang-My-chet-tuyet-vong.html
Aung San Suu Kyi ra hầu tòa, biểu tình tiếp diễn
Bà Aung San Suu Kyi hôm nay sẽ hầu tòa trực tuyến trong một phiên điều trần vốn bị hoãn lại vì thiếu đường truyền internet sau khi quân đội Myanmar chặn các mạng dữ liệu di động. Bà Suu Kyi, nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar cho đến khi bị lật đổ trong cuộc đảo chính hồi tháng trước, phải đối mặt với ít nhất 5 tội danh, bao gồm tham nhũng. Chúng có lẽ được thiết kế để loại bà khỏi cuộc bầu cử mà chính quyền quân sự hứa sẽ tổ chức sau khi tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm kết thúc.
Tuy nhiên đường phố mới là tình trạng khẩn cấp thật sự. Nhiều người Miến Điện đã nghe theo lời kêu gọi vũ trang của chính phủ dân sự song song của Myanmar, mới được thành lập bởi các thành viên trong đảng của bà Suu Kyi được bầu vào quốc hội vào tháng 11 năm ngoái. Người biểu tình dựng rào chắn để ngăn quân đội tiến vào khu dân cư của họ, với trang bị súng cao su và bom xăng. Các binh sĩ phản ứng bằng cách kéo người dân tháo dỡ chúng, trong khi tiếp tục lùng sục khắp các thành phố, bắt cóc và bắn cả người biểu tình lẫn dân thường. Hiện hơn 260 người Miến đã thiệt mạng. Cuộc chiến vẫn tiếp tục.
Các nước châu Á chịu áp lực tăng giá đồng tiền
Xuất khẩu của châu Á, đặc biệt là hàng điện tử, là một trong số ít những điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu trong đại dịch. Số đơn đặt hàng xuất khẩu của Đài Loan tăng 49% so với cùng kỳ năm trước trong hai tháng đầu năm 2021, còn xuất khẩu của Hàn Quốc trong 20 ngày đầu tháng 3 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu công bố trong tuần này. Điều đó báo hiệu tốt cho tăng trưởng của các nước, nhưng lại khiến chính phủ của họ phải đau đầu.
Thặng dư thương mại khổng lồ thường khiến đồng tiền bản tệ tăng giá. Song các ngân hàng trung ương châu Á có xu hướng can thiệp để kiềm chế tăng giá, thể hiện qua đợt tăng kỷ lục dự trữ ngoại hối của họ hồi năm ngoái. Bộ Tài chính Mỹ đã tuyên bố Việt Nam là nước thao túng tiền tệ, và ra cảnh báo tám nước khác ở châu Á, bao gồm Đài Loan, làm tăng khả năng nước này có thể hạn chế mua hàng từ châu Á. Trong bối cảnh xuất khẩu vẫn tăng mạnh, các nước châu Á sẽ ngày càng đứng dưới áp lực tăng giá đồng tiền.
Sắp công bố chỉ số nhà quản lý mua hàng của Mỹ và châu Âu
Sức khỏe kinh tế của các lĩnh vực, quốc gia và khu vực khác nhau sẽ trở nên rõ ràng hơn vào hôm nay khi IHS Markit, một hãng dữ liệu và nghiên cứu, công bố chỉ số nhà quản lý mua hàng hàng tháng (PMI). Các chỉ số PMI, được tổng hợp từ các cuộc khảo sát công ty, sẽ phản ánh sự khác biệt trong số ca nhiễm covid-19, các hạn chế liên quan đến đại dịch, và tiến độ tiêm chủng. Có thể đoán châu Âu sẽ đi sau Mỹ, và khu vực dịch vụ chậm hơn ngành sản xuất.
Các nhà kinh tế đã giảm dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro sau khi Pháp, Đức và Ý thắt chặt hạn chế vì số ca nhiễm covid-19 tăng trong khi tiêm chủng chậm trễ. Mặc dù lĩnh vực sản xuất có phục hồi, tình trạng phong tỏa vẫn tiếp tục làm ngành dịch vụ tê liệt. PMI của toàn khối dự kiến dưới 50, tức suy thoái. Nước Anh có lẽ thể hiện tốt hơn, đặc biệt là khi dịch vụ có thể đã tăng trưởng trở lại. Điều đó sẽ giúp nước này tránh bị suy thoái GDP quý đầu năm. Còn ở Mỹ, mọi thứ đang bắt đầu trở lại bình thường. Tổng PMI của họ được dự báo ở khoảng 60, tốt hơn cả con số của tháng trước vốn đã cao.
Người châu Âu chê vắc-xin AstraZeneca
Vắc xin covid-19 của AstraZeneca – Đại học Oxford đã phải nhận nhiều tin xấu trong những tuần gần đây. Trước tiên là các báo cáo về chứng đông máu ở một số người tiêm thuốc, khiến hơn một chục quốc gia ở châu Âu phải cho dừng tiêm chủng. Và chỉ mới hôm qua, xuất hiện cáo buộc cho thấy các cuộc thử nghiệm ở Mỹ của vắc-xin AstraZeneca, vốn cho thấy mức hiệu quả 79%, có thể đã dựa vào “thông tin không cập nhật”. Cơ quan Dược phẩm Châu Âu gần đây đã tái khẳng định vắc-xin AstraZeneca an toàn.
Tuy nhiên, các công dân châu Âu có vẻ sợ hãi. Tại Pháp, 61% số người được hỏi trong một cuộc thăm dò gần đây của YouGov cho biết họ nghĩ vắc-xin AstraZeneca tương đối hoặc rất không an toàn, tăng so với 43% của hai tuần trước đó. Hơn một nửa số người Đức (55%) nói nó không an toàn, so với mức 40% của tháng trước. Thái độ hoài nghi ngày càng tăng đối với vắc-xin có thể làm tăng số ca tử vong ở châu Âu. Nguy cơ mắc và tử vong vì covid-19 lớn hơn rủi ro tiêm ngừa.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sắp xếp lại nội các
Đầu tiên, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt một đợt bán tháo đồng lira vào đầu tuần khi sa thải Naci Agbal, thống đốc ngân hàng trung ương, người làm các nhà đầu tư nước ngoài hài lòng khi áp đặt một loạt các đợt tăng lãi suất. Có thời điểm vào ngày 22 tháng 3, đồng tiền này đã giảm gần 10% so với đồng đô la. Hôm nay, Recep Tayyip Erdogan dự kiến sẽ sắp xếp lại nội các tại một hội nghị của đảng Công lý và Phát triển cầm quyền của ông.
Vụ sa thải ông Agbal đã phá hủy niềm tin của các nhà đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc sắp xếp cũng có thể gây thêm thiệt hại. Tin đồn là Berat Albayrak, cựu bộ trưởng tài chính, có thể đang tìm cách trở lại chính trường kể từ khi ông Erdogan bảo vệ các quyết sách của ông trong một bài phát biểu vào tháng trước. Ông Albayrak, người cũng là con rể của ông Erdogan, làm bộ trưởng vào thời điểm đồng lira sụt giá lớn, và đã nỗ lực vô ích để ngăn chặn đà trượt giá của đồng tiền bằng cách bán dự trữ ngoại hối. Sẽ tiếp tục có bán tháo nếu tên của ông được xướng lên trong hôm nay.
Bà Harris bị chỉ trích khi cười câu hỏi của phóng viên
Bà Kamala Harris (ảnh: Từ video của CNBC)
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đang phải đối mặt với những phản ứng dữ dội sau khi cười một phóng viên sau khi người này hỏi bà liệu có kế hoạch đến thăm biên giới phía nam trong bối cảnh khủng hoảng di cư hay không, theo Foxnews.
Dân biểu Cộng hoà Steve Scalise viết trên Twitter hôm 23/3: “Kamala Harris cười nhạo một phóng viên đã hỏi bà ấy liệu bà có kế hoạch đến thăm biên giới hay không. Đừng tin vào chính quyền này khi họ nói rằng họ nghiêm túc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này”.
Nhà hoạt động tiến bộ Jordan Uhl thì viết trên Twitter rằng: “Chính xác thì chuyện này có gì vui [mà cười]?”
Thượng nghị sĩ John Cornyn (tiểu bang Texas) hôm 23/3 giải thích phản ứng của bà Harris trên Fox News.
Ông nói: “Chà, không có gì đáng cười cả, và tôi ước phó tổng thống và tổng thống sẽ đến biên giới. Tôi rất vui được chào đón họ ở đó và để họ có thể học những gì tôi đã học, nói chuyện với các chuyên gia, Biên giới Tuần tra, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, cũng như các quan chức địa phương và các bên liên quan, những người đang chịu gánh nặng về chính sách biên giới mở của chính quyền này”.
Steve Guest, cố vấn truyền thông của Thượng nghị sĩ Ted Cruz (tiểu bang Texas) viết trên Twitter: “Rõ ràng, cuộc khủng hoảng biên giới hiện là một vấn đề đáng cười đối với chính quyền Biden”.
Trước đó, hôm 22/3, trong khi trả lời phỏng vấn truyền thông, bà Harris được hỏi liệu có “kế hoạch đến thăm” biên giới phía nam trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhập cư đang tiếp tục gia tăng hay không.
Bà Harris đã cười trước khi trả lời rằng “không phải hôm nay”. Sau đó Harris nói rằng bà ấy đã đến thăm biên giới trước đây và có lẽ sẽ quay lại.
Ian Haworth: Vì sao Kamala Harris luôn cười?
Ian Haworth là biên tập viên và cây bút cho tờ The Daily Wire, một trong những công ty truyền thông bảo thủ phát triển nhanh nhất của Mỹ. Anh đã có bài bình luận về điệu cười kỳ lạ của phó tổng thống Kamala Harris mỗi khi gặp phải tình huống khó xử. Dưới đây là tóm tắt nội dung bài viết của anh.
“Kamala Harris có một thói quen kỳ lạ, bà ấy cười mỗi khi có cơ hội. Đôi khi, điều này thật kỳ quặc và trong những trường hợp khác, điệu cười của bà thể hiện sự đáng lo ngại”, bài bình luận mở đầu.
Haworth đã đưa ra một ví dụ về điệu cười không phù hợp với hoàn cảnh của phó TT.
Đầu tuần này, một phóng viên đã hỏi Harris liệu bà có dự định đến thăm biên giới không. Bà Harris trả lời kèm theo điệu cười “thương hiệu” của bà. Haworth đã nhận xét về điệu cười kỳ lạ này trên Twitter: “Nếu [Phó TT] Mike Pence cười khi được hỏi về khủng hoảng biên giới, truyền thông sẽ ngay lập tức kêu gọi thiêu sống ông ấy”.
Haworth tiếp tục phân tích sự khác biệt khi bà Kamala Harris đối xử với vấn đề khủng hoảng nhân đạo biên giới trước và sau khi nhậm chức.
Khi ông Donald Trump còn là tổng thống, khái niệm về việc “ngược đãi người di cư” là một vấn đề nghiêm túc đối với Harris.
Vào tháng 6/2018, trong cao trào của trận bão lửa “những đứa trẻ trong lồng”, đảng Dân chủ đã tích cực miêu tả chính quyền Trump đồng nghĩa với Đảng Quốc xã và bất kỳ nỗ lực kiểm soát biên giới nào của ông cũng đồng nghĩa với “thảm sát”. Harris mô tả các chính sách cách ly là “vô lương tâm”.
“Họ cần phải chấm dứt chính sách này. Đây là điều vô lương tâm, vô đạo đức, là điều sai trái, và không cần thiết. Và tôi nghĩ không có gì phải bàn cãi khi nhiều người đã và đang xem những hình ảnh [về trẻ em nhập cư trái phép bị đưa vào trại tạm giữ] đã rất rõ ràng rằng, đây không phải là phản ánh đất nước chúng ta và nó phải dừng lại,” bà Harris nói trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC.
Trong cuộc tranh luận đầu tiên của đảng Dân chủ, bà Harris đã đưa ra tuyên bố về chính sách nhập cư của mình.
“Tôi sẽ ngay lập tức thực hiện một quy trình có ý nghĩa để xem xét các trường hợp xin tị nạn, thả trẻ em khỏi lồng [tạm giữ], dừng các trung tâm tạm giữ tư nhân, đồng thời đảm bảo rằng tổng thống Hoa Kỳ sẽ sử dụng micrô của mình để phản ánh các giá trị của đất nước chúng ta chứ không phải là nhốt trẻ em,” bà tuyên bố .
Vào tháng 7/2018, Harris tuyên bố rằng “Con của họ [những người nhập cư bất hợp pháp] là con cái của chúng ta.” Khi cuộc bầu cử tổng thống đến gần, các chính sách nhập cư của ông Trump tiếp tục là chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của Harris.
Bà nói với một khán giả vào tháng 11/2019: “Khi trẻ sơ sinh bị nhốt trong lồng và trẻ em bị tách khỏi cha mẹ… công lý cho người nhập cư dựa vào lá phiếu [của các bạn]”.
Điều gì đã thay đổi?
Bây giờ, Kamala Harris đã đạt được mục tiêu là có được quyền lực. Giờ đây, những người nhập cư bất hợp pháp bị giam trong điều kiện khủng khiếp ở biên giới đã không còn chút giá trị chính trị nào đối với bà.
Điều này khiến bà không có gì nổi bật để nói, cũng không đạt được điều gì. Và khi Kamala Harris không có gì để nói, bà ấy cười điệu cười của mình.
Tàu chở container mắc cạn trên Kênh đào Suez
Một con tàu di chuyển phía trước tàu chở container Ever Green hôm 24/3.
8 tàu kéo hôm 24/3 đã cố gắng giải thoát một tàu chở container dài 400m bị mắc cạn trên Kênh đào Suez, chặn các tàu di chuyển qua một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới, cơ quan quản lý kênh này cho biết.
Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) cho biết, tàu Ever Given nặng 224.000 tấn đã bị mắc cạn vào sáng 23/3 sau khi bị mất lái trong bối cảnh gió lớn và bão bụi.
Cơ quan chức năng cho biết họ nỗ lực hết sức để đảm bảo việc vận chuyển bình thường qua kênh đào, nhưng không rõ bao lâu thì tàu sẽ được giải thoát và các nguồn tin cho biết khả năng sẽ có sự chậm trễ trong việc vận chuyển.
Tính theo khối lượng, khoảng 12% thương mại thế giới đi qua kênh đào nối liền Châu Âu và Châu Á. Kênh đào vẫn là nguồn cung cấp ngoại tệ chính cho Ai Cập.
Bernhard Schulte Shipmanagement (BSM), công ty quản lý kỹ thuật của con tàu, cho biết, Ever Given, một trong những tàu chở container lớn nhất thế giới, mắc cạn trên kênh vào sáng ngày 23/3. Công ty cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành.
Bắc Hàn thử nghiệm hai tên lửa tầm ngắn
Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn hai tên lửa tầm ngắn vào cuối tuần qua, nhưng Washington đã hạ giảm mức độ nghiêm trọng của vụ thử được coi là đầu tiên dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Joe Biden và cho biết vẫn để ngỏ đối thoại với Bình Nhưỡng.
Các tên lửa mới phóng của Triều Tiên không thuộc danh mục cấm thử nghiệm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hai quan chức cấp cao của chính quyền Biden nói trong một cuộc họp báo hôm 23/3.
Tham mưu trưởng Liên quân của Hàn Quốc cho biết hai tên lửa hành trình đã được phóng đi từ ngoài khơi thị trấn duyên hải nằm ở miền tây của Triều Tiên là Onchon vào sáng 21/3.
Vụ phóng này đánh dấu cuộc thử nghiệm vũ khí công khai đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng Một.
Nhưng ông Biden đã hạ giảm tầm quan trọng của vụ phóng, nói rằng “không có thay đổi gì nhiều”, trong khi một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ cho biết đây là cuộc thử nghiệm “bình thường” và cảnh báo việc “thổi phồng” vụ này.
“Không, theo Bộ Quốc phòng, đó là chuyện bình thường. Không có sự thay đổi nào trong những gì họ thực hiện”, ông Biden nói với các phóng viên lúc trở về từ chuyến thăm Ohio, khi được hỏi rằng liệu cuộc thử nghiệm có phải là một hành động khiêu khích hay không.
Ngũ Giác Đài từ chối bình luận về vụ thử mà tờ Washington Post là cơ quan báo chí đầu tiên đưa tin.
Phái bộ của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc đã không ngay lập tức hồi đáp yêu cầu bình luận.
Sách mới của George J. Veith muốn viết ‘công bằng hơn’ về ông Nguyễn Văn Thiệu
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1972
Một cuốn sách lịch sử, do George J. Veith bằng tiếng Anh, vừa ra mắt, phân tích 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa, và đặc biệt đưa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào trung tâm sách.
Sách do Encouter Books ấn hành năm 2021, có tựa Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams (Đấu Kiếm Vùng Đất Xa: Những Ước Mơ Tan Vỡ của Nam Việt Nam).
Ông George J. Veith từng nổi tiếng nhờ cuốn sách Black April – THE FALL OF SOUTH VIETNAM, 1973-75, in năm 2013.
Nhân vật chính trong sách là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001), mà tác giả cho rằng ông cố gắng mô tả nhân vật này công bằng hơn các tư liệu trước đây.
Trong cuốn thông sử mới nhất, George Veith cho rằng ông Thiệu không phải là nhà độc tài “tham ô, xấu xa như phe Tả phản chiến miêu tả, cũng không phải là con rối của Mỹ”.
Tác giả khẳng định ông Nguyễn Văn Thiệu có hai mục tiêu chính.
Một là chiến thắng các đối thủ bằng mọi giá.
Hai là muốn xây dựng miền Nam thành nhà nước hiện đại, thoát nghèo và rồi sẽ tiến gần tới nền dân chủ.
Tác giả so sánh ông Thiệu có nhiều điểm gần gũi với Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan và Park Chung-hee ở Hàn Quốc.
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Ronald Reagan, thăm Sài Gòn trong tư cách đặc sứ của Tổng thống Richard Nixon năm 1971
Ông nhận định chế độ Việt Nam Cộng Hòa muốn cùng lúc đạt hai mục tiêu: đánh bại Cộng sản và xây dựng nhà nước hiện đại.
Nhưng trong 20 năm tồn tại, Sài Gòn đã thất bại trong cả hai mục tiêu vì hai mục tiêu này gắn chặt với nhau, thua cái này thì cũng mất cái còn lại.
Điều quan trọng nhất là sau khi Mỹ rút năm 1973, Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ sức mạnh quân sự và kinh tế.
Mặc dù không còn tồn tại, chế độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các sử gia.
Cuốn sách của George J. Veith là ví dụ mới nhất muốn xem xét lại lịch sử đẫm máu của miền Nam Việt Nam.
TT Mexico: Ông Biden chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng biên giới
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador (ảnh chụp màn hình Youtube).
Hôm thứ Ba (23/3), tổng thống cánh tả Mexico Andrés Manuel López Obrador cho biết ông tin rằng chính quyền Joe Biden đã gây ra cuộc khủng hoảng nhập cư ở biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico.
Newsweek đưa tin, trong một cuộc họp báo hàng ngày, ông Obrador đã nói về cuộc khủng hoảng biên giới Hoa Kỳ đang diễn ra. Ông cho biết sự gia tăng số lượng người di cư từ Mexico đến Mỹ là do kỳ vọng của họ đối với Tổng thống Biden.
“Người ta đã kỳ vọng rằng chính phủ của Tổng thống Biden sẽ có cách đối xử tốt hơn với người di cư. Và điều này đã khiến những người di cư muốn vượt biên từ Trung Mỹ, và cả từ đất nước chúng tôi, nghĩ rằng vượt biên [đến Hoa Kỳ] sẽ dễ dàng hơn”, ông Obrador phát biểu.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi quân đội Mexico xác nhận triển khai 8.700 binh sĩ để hạn chế số lượng người di cư qua nước này.
Đây không phải lần đầu ông Obrador quy trách nhiệm về dòng người di cư ở biên giới cho TT Biden. Một ngày sau cuộc gặp trực tuyến với TT Biden hôm 1/3, TT Mexico đã phát biểu: “Người di cư xem [Biden] là ‘tổng thống di cư’ và rất nhiều người cảm thấy họ sẽ đến được Hoa Kỳ. Chúng ta cần phối hợp để điều chỉnh dòng chảy người di cư, vì công việc này không thể giải quyết trong ngày một ngày hai”.
Trong khi đó, các quan chức của chính quyền Biden lại đổ lỗi cho ông Trump về khủng hoảng biên giới.
Đầu tuần này, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News Sunday, Bộ trưởng An ninh Nội địa của chính quyền Biden Alejandro Mayorkas đã tuyên bố:
“Những gì chúng ta đang thấy là kết quả của việc Tổng thống Trump phá bỏ các quy trình nhập cư an toàn và có trật tự đã được tổng thống của cả hai đảng xây dựng trong nhiều năm. Đó là những gì chúng ta đang thấy, và đó là lý do tại sao chúng tôi cần thời gian để thực hiện các kế hoạch quản lý yêu cầu nhân đạo đối với trẻ em dễ bị tổn thương. Đó là về điều này.”
Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki hôm thứ Hai (15/3) cũng đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump khi được hỏi về cách đối xử kinh khủng của chính quyền Biden với trẻ em ở biên giới. Bà nói “Chúng tôi đang cố gắng giải quyết hệ thống không hoàn thiện và chưa được chuẩn bị do chính quyền trước”.
Quân đội Myanmar chiếm tài khoản ngân hàng của George Soros, ra lệnh bắt giữ nhân sự
Tỷ phú cấp tiến George Soros, Người sáng lập và Chủ tịch của Quỹ Xã hội Mở (ảnh: Shutterstock).
Chính quyền quân sự Myanmar đã chiếm quyền kiểm soát các tài khoản ngân hàng của Tổ chức Xã hội Mở (OSF) của tỷ phú George Soros ở Myanmar và tuyên bố rằng họ sẽ có hành động pháp lý đối với tổ chức này.
Hôm thứ Hai, MRTV do quân đội kiểm soát thông báo rằng quân đội đã phát lệnh bắt giữ 11 nhân viên của OSF Myanmar, bao gồm cả người đứng đầu và cấp phó của tổ chức này, vì nghi ngờ hỗ trợ tài chính cho phong trào bất tuân dân sự chống lại chính quyền quân sự, theo Irrawady.
Chế độ cũng tuyên bố rằng tổ chức này đã không nhận được sự chấp thuận từ Cục Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Myanmar (CBM) cho khoản tiền gửi 5 triệu đô-la Mỹ tại Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMED) tại Myanmar vào năm 2018.
Tổ chức này cũng bị cáo buộc rút 1,4 triệu đô-la bất hợp pháp từ tài khoản của mình tại SMED một tuần sau khi quân đội tiếp quản ở Myanmar, do phong trào bất tuân dân sự đang tăng lên trong các công chức trên khắp đất nước.
Các nhóm liên kết với quân đội bao gồm Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh đã cáo buộc Soros thao túng chính trường Myanmar bằng cách hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự ở nước này.
National File đã từng đưa tin về mối quan hệ giữa Soros, ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Hillary Clinton và Cố vấn nhà nước bị lật đổ gần đây Aung San Suu Kyi của Myanmar:
Clinton đã khuyên bà Aung San Suu Kyi tranh cử một ghế quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2012 ở Miến Điện, và cuối cùng bà Aung San Suu Kyi đã làm được, khởi đầu cho sự nghiệp chính trị chính thức của bà sau này ở Miến Điện, còn được gọi là Myanmar.
Bà Aung San Suu Kyi cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Tổng thống Barack Obama khi đó, người thường xuyên vận động để bà được thả tự do khỏi bị quản thúc tại gia. Aung San Suu Kyi bị bắt liên tục trong những năm 1990 và 2000 vì “các hành vi lật đổ”, sau khi bà tham gia vào các cuộc bạo động chống lại chính phủ Myanmar.
Obama đã trao tặng cho bà Huy chương của Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 2012, mà bà mô tả là “một trong những ngày cảm động nhất trong cuộc đời tôi”. Cuối cùng, chính quyền Obama đã thúc đẩy việc bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền vào năm 2015, bằng cách đặt các lệnh trừng phạt đối với Myanmar và kiên quyết chỉ xóa bỏ chúng nếu bà Aung San Suu Kyi được giao một vai trò chính trị trong nước.
Một đồng minh quan trọng khác của bà Aung San Suu Kyi là tỷ phú cấp tiến George Soros và mạng lưới tổ chức phi chính phủ toàn cầu của ông ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động của bà.
Thời sự Thứ Tư 24/03/2021
2. Các Nhà Lập Pháp Cộng Hòa Kêu Gọi Tẩy Chay Thế Vận Hội Mùa Đông Olympic 2022 tại Bắc Kinh
3. Quyền của phụ nữ Trung Quốc bị xâm phạm hàng ngày
4. Đô đốc Aquilino: Trung Cộng có thể tấn công Đài Loan
5. Phương Tây đồng loạt trừng phạt Trung Quốc
7. Việt Nam đàn áp: Nhà bất đồng Trần Đức Thạch vẫn y án 12 năm tù sau phiên phúc thẩm
8. Quân đội Myanmar tung video cáo buộc bà Aung San Suu Kyi nhận hối lộ
9. Tin ngày 24/3/2021: Chân Trời Mới TV
10. Bình luận: Phong Trào Kỳ Thị Người Á Châu (Thái Hóa Lộc)
11. Đảng Dân chủ lợi dụng vụ giết người gốc Á để tuyên truyền – Haworth (The Daily Wire)
12. Cựu TT Trump dự định trở lại mạng xã hội với ‘nền tảng riêng’
Võ Thái Hà tóm lược
———————————————————-
NEWS
10 tin giả nổi bật về chính quyền TT Trump trong 6 năm qua

Trong 6 năm qua, các phương tiện truyền thông dòng chính đã xuất bản nhiều bài báo “giật gân” về cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, hầu hết các bài báo này dựa trên các nguồn ẩn danh, hoàn toàn sai và cố ý gây hiểu lầm.
Khi sự thật được tiết lộ – đôi khi là nhiều năm sau – thì các hãng truyện thông này lại giả vờ như chưa từng làm việc đó hoặc đưa ra những cải chính nhỏ vào lúc nửa đêm.
Ông Trump từng nói vào ngày 15/3: “Những thiếu sót, sai lầm của giới truyền thông và những lời nói dối hoàn toàn luôn nghiêng về một phía – nhằm chống lại tôi và chống lại Đảng viên Cộng hòa”.
Trang The Washington Times đã tổng hợp 10 bản tin nổi bật gây xôn xao dư luận về chính quyền Trump nhưng đều là những bản tin hoàn toàn sai sự thật và có thể sẽ làm xói mòn mọi niềm tin của công chúng đối với giới truyền thông dòn chính.
Ngày 31/10/2016: Trang Slate đưa tin Tập đoàn Trump duy trì một máy chủ bí mật tại Tháp Trump, được kết nối trực tiếp với một ngân hàng ở Moscow, ngân hàng này có các đối tác có mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thuyết âm mưu được nhóm của Hillary Clinton bày ra nhằm mục đích móc nối chiến dịch của cựu TT Trump với Nga. Sự thật là gì? Máy chủ không được đặt ở Trump Tower, nó được đặt ở một thị trấn ở Pennsylvania và không được điều hành bởi Tập đoàn Trump mà bởi một công ty tiếp thị email độc lập từng được công ty của cựu tổng thống thuê.
Ngày 10/1/2017: Trang BuzzFeed xuất bản Steele Dossier (hồ sơ Trump – Nga), được coi là “báo cáo tình báo”, nhưng hồ sơ này không đúng sự thật, chưa được xác minh. Hồ sơ này do Ủy ban toàn quốc Đảng Dân chủ hậu thuẫn, chứa đầy những tuyên bố ngông cuồng và không có cơ sở về hành vi của ông Trump ở Nga. Nhiều phương tiện truyền thông khác ăn theo bản tin này. Tất cả đều là tin giả.
Ngày 26/1/2017: Washington Post đã đăng một bài báo giật gân rằng “toàn bộ đội ngũ quản lý cấp cao của Bộ Ngoại giao vừa từ chức”, nói rằng sự việc này là “một phần của cuộc ra đi hàng loạt đang diễn ra của các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao, những người không muốn gắn bó với thời đại Trump”. Sự thật là gì? Đó là một quá trình chuyển giao bình thường – khi những người do Obama bổ nhiệm được yêu cầu rời đi để tạo điều kiện cho những người mà ông Trump bổ nhiệm. Toàn bộ tiền đề của bài báo được viết để gây sốc và giật gân.
Ngày 23/6/2017: CNN đưa tin sai sự thật rằng Ủy ban Tình báo Thượng viện đang điều tra “quỹ đầu tư trị giá 10 tỷ đô la Mỹ của Nga mà giám đốc điều hành đã gặp một thành viên của nhóm chuyển tiếp [Trump] bốn ngày trước khi ông nhậm chức”. Thông tin đó dựa trên một nguồn ẩn danh . Sau đó, họ đã thu hồi lại bản tin, nói rằng câu chuyện trên không đáp ứng các tiêu chuẩn biên tập của họ – nghĩa là toàn bộ sự việc là bịa đặt.
Ngày 8/12/2017: Vẫn không từ bỏ nỗ lực kết nối chiến dịch Trump với Nga, CNN đưa tin rằng các nguồn ẩn danh nói với họ trong chiến dịch năm 2016 rằng Donald Trump Jr đã nhận được một email vào ngày 4/9 cho phép ông có quyền truy cập cấp cao vào các thông tin của Ủy ban toàn quốc Đảng Dân chủ mà tin tặc đã tấn công, trên máy chủ của WikiLeaks. Thông tin sai ở đây là mốc thời gian. Email được nhận vào ngày 14/9, sau khi WikiLeaks đã công bố thông tin cho công chúng. Email chỉ đơn thuần là ai đó viết rằng khuyến khích ông Trump Jr. xem xét những thông tin đã công khai. MSNBC và CBS đã tiếp tục “xác nhận” câu chuyện sai sự thật này – vì họ thực sự tin rằng đó sẽ là chứng cớ không thể chối cãi cho thấy trò lừa bịp thông đồng với Nga.
Ngày 5/9/2018: New York Times đăng bài viết dẫn tin từ một “quan chức cấp cao chính quyền Trump”, tuyên bố rằng sẽ cản trở chương trình nghị sự liều lĩnh của tổng thống. Hóa ra, quan chức 33 tuổi mà tờ báo nhắc tới thậm chí còn không làm việc trong Tòa Bạch ốc. Ông ấy chỉ là chánh văn phòng của thư ký Bộ An ninh Nội địa – không phải quan chức cấp cao.
Ngày 17/1/2019: BuzzFeed đưa tin, theo hai nguồn giấu tên, Tổng thống Trump khi đó đã yêu cầu cựu luật sư riêng, là ông Michael Cohen nói dối với Quốc hội về các cuộc đàm phán để xây dựng Tháp Trump ở Moscow. Bản tin trên gian dối đến mức mà văn phòng cố vấn đặc biệt Robert Mueller, người điều tra các mối quan hệ với Nga của cựu tổng thống vào thời điểm đó đã phải đưa ra một tuyên bố bác bỏ thông tin trên.
Ngày 3/9/2020: The Atlantic đăng một bản tin dựa trên các nguồn ẩn danh, nói rằng ông Trump gọi những người Mỹ đã hy sinh trong chiến tranh là “kẻ thua cuộc” và “kẻ tồi tệ” trong một chuyến công du. Tuy nhiên, nhiều quan chức có mặt trong chuyến đi đã xác nhận cựu tổng thống không nói những điều mà trang báo này đưa tin.
Ngày 9/1/2021: Thời báo New York tuyên bố cảnh sát viên Quốc hội Hoa Kỳ Brian Sicknick đã bị người ủng hộ ông Trump dùng bình cứu hỏa đập chết trong cuộc bạo loạn ngày 6/1. Chi tiết này được sử dụng làm cớ cho phiên tòa luận tội thứ hai của ông Trump và được lặp lại trong hơn năm tuần cho đến khi tờ The Times lặng lẽ đưa ra lời đính chính rằng cái chết của Sicknick có thể là do phản ứng bất lợi với chất xịt.
Ngày 9/1/2021: Washington Post trích dẫn nguồn tin ẩn danh nói rằng trong cuộc gọi giữa ông Trump với Frances Watson, điều tra viên trưởng của văn phòng Thư ký Georgia, cựu tổng thống đã thúc giục Watson “tìm ra kẻ gian lận”, nói thêm rằng bà sẽ là một “anh hùng quốc gia”. Tuy nhiên, vào ngày 11/3, Washington Post đã cập nhật bài báo của mình với một bản chỉnh sửa dài, sau khi một đoạn ghi âm cuộc điện thoại không tiết lộ những trích dẫn như vậy từ ông Trump. Nhiều kênh truyền thông đã nhanh chóng theo sau bài báo sai sự thật của Washington Post hồi tháng 1, trích dẫn cả tờ báo và nguồn ẩn danh làm bằng chứng.
TT Trump nói ‘TCPV nên tự hổ thẹn’ vì đã từ chối xử kiện bầu cử
Cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc trả lời phỏng vấn Fox News hôm 16/3 đã chỉ trích Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vì từ chối xử hàng loạt các vụ kiện kết quả bầu cử tổng thống 2020. Ông Trump nói rằng Tối cao Pháp viện “nên tự hổ thẹn”.
Trong cuộc phỏng vấn với Maria Bartiromo trên Fox News hôm 16/3, cựu Tổng thống Trump đã đổ lỗi cho những thay đổi về phiếu bầu qua thư – hành động mà ông cho rằng là bất hợp pháp – là nguyên nhân khiến ông thua ông Joe Biden.
“Đảng Dân chủ đã xử dụng COVID để làm những thứ họ không thể tin họ đã thành công với nó, [họ đã làm những thứ] mà họ không nhận được sự chuẩn thuận của các cơ quan lập pháp, và các tòa án của chúng ta, kể cả Tối cao Pháp viện đã không có dũng khí để đảo ngược các cuộc bầu cử mà lẽ ra nên được đảo ngược”, ông Trump nói.
“Tối cao Pháp viện đã không phán quyết dựa vào các sự thật. Họ đã phán quyết dựa vào vị thế khởi kiện. Tối cao Pháp viện nên tự hổ thẹn”, ông Trump nhấn mạnh.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với Fox News, cựu Tổng thống đã đề cập đến nhiều vấn đề khác từ cải cách bầu cử, vắc-xin, khủng hoảng biên giới đến việc Washington Post vừa mới công bố đính chính bài báo họ đã đưa tin sai về ông Trump từ tháng Một và khả năng tái tranh cử năm 2024.
Ông Trump nói rằng ông tin dự luật cải cách bầu cử H.R.1 sẽ là “thảm họa” cho nước Mỹ nếu nó được Thượng viện thông qua.
Ông Trump nói nếu dự luật H.R.1 trở thành luật, thì sẽ khiến cho Đảng Cộng hòa cực khó thắng cử.
“Những gì sẽ xảy ra là Đảng Dân chủ sẽ có thể làm điều họ đã làm như trong cuộc bầu cử 2020, và thậm chí còn tồi tệ hơn, khả năng sẽ tồi tệ hơn nữa”, ông Trump cảnh báo.
Cựu Tổng thống đã khuyên người dân Mỹ hãy tiêm vắc-xin COVID-19. “Tôi sẽ giới thiệu nó [vắc-xin]. Và tôi sẽ giới thiệu nó tới nhiều người mà họ không muốn sử dụng, và [giới thiệu cho] nhiều người đã bỏ phiếu cho tôi, thẳng thắn là thế”, ông Trump nói với Fox News.
Ông Trump thừa nhận người Mỹ có tự do “và chúng ta tuân thủ điều đó, tôi cũng đồng ý với điều đó. Nhưng vắc-xin này là rất tuyệt vời. Nó là vắc-xin an toàn, và nó là thứ hiệu quả”.
Ông Trump đã lên án chính sách biên giới của ông Biden, cảnh báo rằng biện pháp của chính phủ hiện tại sẽ “phá hủy” nước Mỹ.
Ông Trump cũng cảm ơn Washington Post vì tuần này đã cho công bố bản đính chính một bài viết đăng hồi tháng Một cáo buộc Tổng thống Trump nói với nhà điều tra bầu cử bang Georgia Frances Watson phải “tìm ra gian lận” bầu cử tại bang này và bà sẽ là “người hùng quốc gia” nếu làm thế.
“Tôi sẽ nói thế này, tôi đã rất vui khi Washington Post đã dũng cảm – hoặc tùy bạn gọi là gì – thừa nhận sai sót của họ. Tôi hy vọng đó chỉ là một sai sót”, ông Trump nói.
“Washington Post đã đính chính. Nhiều áp lực đặt lên họ nhưng họ đã đính chính vì họ đã nhận ra những gì họ làm là sai”, ông Trump nói thêm.
Về khả năng tái tranh cử năm 2024, ông Trump nói trên Fox News rằng nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự thể hiện của Đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.
Ông Trump nói với phóng viên Maria Bartiromo: “Ồ, dựa theo mọi cuộc thăm dò, họ muốn tôi tranh cử lại, nhưng chúng tôi đang quan sát và chúng ta sẽ chờ xem. Những bước đầu tiên nhất, chúng tôi phải nhìn vào những gì chúng tôi có thể làm tại Hạ viện. Tôi nghĩ chúng tôi có rất rất nhiều cơ hội để giành lại [quyền kiểm soát] Hạ viện”.
“Tôi nghĩ chúng tôi có cơ hội làm tốt hơn tại Thượng viện. Chúng tôi cần sự lãnh đạo tại Thượng viện, thẳng thắn mà nói, chúng tôi không có sự lãnh đạo [tốt]. Chúng tôi cần sự lãnh đạo tốt hơn ở Thượng viện. Chúng tôi có cơ hội tốt để giành lại [quyền kiểm soát] Thượng viện, và thẳng thắn mà nói, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định của mình sau [các cuộc bầu cử đó]”, ông Trump nói.
Trước đó, trong bài phát biểu tại CPAC 2021 tại Florida hôm 28/2, ông Trump cũng không khẳng định sẽ tái tranh cử tổng thống năm 2024. Ông chỉ nói rằng: “Tôi có thể sẽ quyết định đánh bại họ lần thứ ba”, với ngụ ý rằng ông đã thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và năm 2020 và có thể tiếp tục thắng cử lần nữa vào năm 2024.

Phán quyết này đã phản bác lại các phát ngôn của Đảng Dân chủ, rằng các thách thức pháp lý của Đảng Cộng hòa đối với các quy trình bầu cử năm 2020 đều là phù phiếm và do đó bị các tòa án bác bỏ.
Thẩm phán một tòa án tiểu bang Michigan đã ra phán quyết vào ngày 12/3 (theo giờ Mỹ), rằng Chánh Thư ký Jocelyn Benson của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã vi phạm luật tiểu bang khi ban hành quy tắc bỏ phiếu vắng mặt đơn phương. Phán quyết này đã xác nhận tuyên bố quan trọng của chiến dịch của ông Trump trong những thách thức pháp lý đối với cuộc bầu cử năm 2020, theo Breitbart.
Trong cuộc bầu cử năm 2020, bà Benson đã ban hành một số lệnh đơn phương, bao gồm việc gửi đơn xin bỏ phiếu vắng mặt cho tất cả các cử tri đủ điều kiện. Bà cũng đưa ra “hướng dẫn” về cách đánh giá các lá phiếu vắng mặt, mà Thẩm phán Tòa án Michigan Christopher Murray đã phát hiện là vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính của tiểu bang.
Theo hướng dẫn của Benson, khi có “những điểm giống nhau nhỏ” trong các chữ ký trên các phiếu bầu của người vắng mặt, một cơ quan phản đối nên đưa ra phán quyết có lợi cho việc thấy rằng chữ ký của cử tri là hợp pháp. Xem kết luận của tòa án tại đây.

Chánh Thư ký tiểu bang Michigan, bà Jocelyn BensonThẩm phán Murray cho rằng Benson đã vi phạm luật khi chỉ đạo các yêu cầu đối sánh chữ ký được ban hành vào ngày 6/10/2020, và cụ thể là đã vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính (APA).
“Tôi rất vui mừng khi tòa án nhận thấy những nỗ lực của Chánh Thư ký Benson trong việc xây dựng luật như đã thấy, rõ ràng là vi phạm thẩm quyền của bà ấy”, Dân biểu tiểu bang Michigan, Matt Hall thuộc Đảng Cộng hòa cho biết trong một tuyên bố.
“Nếu bà ấy muốn thực hiện những thay đổi như vậy, bà ấy cần phải làm việc với Cơ quan lập pháp hoặc ban hành chúng một cách hợp lý thông qua các luật mà chúng tôi có trên văn bản — trong trường hợp này là Đạo luật thủ tục hành chính”, ông tiếp tục.
Phán quyết của Thẩm phán Murray được đưa ra sau khi Thư ký quận Allegan Bob Genetski đệ đơn khiếu nại chống lại Benson và Giám đốc bầu cử tiểu bang Jonathan Brater về lệnh của Benson, theo đó họ đã ra chỉ thị bắt buộc yêu cầu các quan chức bầu cử địa phương chấp nhận tất cả các chữ ký trên lá phiếu của cử tri vắng mặt để chúng có giá trị.
Genetski lập luận trong vụ kiện rằng hướng dẫn của bị cáo Benson sẽ cho phép kiểm phiếu không hợp lệ.
Đối mặt với đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), bà Benson, giống như các Chánh Thư ký cấp tiến thuộc Đảng Dân chủ khác, đã đặt trọng tâm vào việc bỏ phiếu bằng lá phiếu vắng mặt.
Theo WWMT News, hơn 3,1 triệu cử tri Michigan đã bỏ phiếu vắng mặt trong tổng số 7,7 triệu dân.
Benson đã sử dụng 4,5 triệu đô-la từ Đạo luật CARES – gói kích thích giải cứu đại dịch đầu tiên, vào tháng 5/2020 để gửi đơn xin bỏ phiếu vắng mặt cho tất cả các cử tri, theo Breitbart News.
Trong các phiên tòa trên toàn quốc, chiến dịch pháp lý của ông Trump và các đảng viên Cộng hòa lập luận rằng Điều II của Hiến pháp cho phép các cơ quan lập pháp tiểu bang đưa ra luật bầu cử tổng thống, và các quan chức bầu cử tiểu bang và tòa án không có quyền sửa đổi các quy tắc đó.
Quyết định của tòa án Michigan đã vạch trần lầm tưởng của Đảng Dân chủ rằng các thách thức pháp lý của Đảng Cộng hòa đối với các quy trình bầu cử năm 2020 đều là phù phiếm và do đó bị tòa án bác bỏ. Vụ kiện lần đầu tiên được nộp vào ngày 6/10/2020, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống, nhưng mãi đến ngày 9/3/2021 mới được giải quyết.
Vụ Genetski kiện Benson tại tòa án tiểu bang Michigan có số 20-216-MM.
CNN mất gần 50% độc giả từ sau khi TT Trump rời nhiệm sở

Ted Koppel, một nhà báo lâu năm, đã có lời nói thẳng thắn nổi tiếng một thời với Brian Stelter của CNN vào năm 2018, rằng “xếp hạng của CNN sẽ nằm trong nhà vệ sinh nếu không có Donald Trump”. Và Koppel dường như đã đúng.
CNN đã mất gần một nửa lượng khán giả của mình ở các chỉ số quan trọng kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump rời nhiệm sở sau một vài ngày tăng trưởng ngắn sau bầu cử.
Từ ngày 4/11, một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống, đến ngày 20/1 – Ngày nhậm chức, CNN có trung bình 2,5 triệu người xem trong khung giờ vàng. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Biden nhậm chức, khán giả đã từ bỏ kênh truyền thông thiên tả, với trung bình chỉ còn 1,6 triệu người xem trong khung giờ vàng từ ngày 21/1 đến ngày 15/3.
Sau khi tăng sau Ngày bầu cử, xếp hạng của CNN trong giờ vàng (8-11 giờ tối, theo giờ Mỹ) đã giảm 36% kể từ khi ông Biden nhậm chức. Sự sụt giảm xếp hạng giờ vàng của CNN thậm chí còn rõ rệt hơn trong nhóm nhân khẩu học cốt lõi là những người trưởng thành từ 25 đến 54 tuổi (giảm 47%).
Sau khi ông Trump rời nhiệm sở, tổng lượng khán giả trong ngày của CNN đã giảm xuống:
CNN có trung bình 1,7 triệu người xem từ ngày 4/11 đến ngày 20/1, nhưng con số đó đã giảm xuống còn 1,1 triệu kể từ khi ông Biden nhậm chức, tương đương giảm 34%. Trong cùng khoảng thời gian làm khảo sát như trên, CNN đã mất 44% tổng số người xem trong ngày, từ 483.000 xuống chỉ còn 272.000.
Trong những tuần sau Ngày bầu cử và các kênh truyền thông bắt đầu đưa ra dự báo của mình và gọi người chiến thắng ở các tiểu bang, xếp hạng của CNN thậm chí còn giảm mạnh hơn nữa.
Từ ngày 28/12 đến ngày 20/1, CNN đạt trung bình 3,1 triệu người xem giờ vàng, nhưng nó đã giảm xuống còn 1,6 triệu từ Ngày nhậm chức đến nay, giảm 49%. CNN đã mất một con số khổng lồ 58% người xem các bản tin demo chính trong cùng khoảng thời gian.
CNN đã mất gần một nửa tổng số khán giả trong ngày.
Từ ngày 28/12 đến ngày 20/1, CNN đạt trung bình 2,2 triệu người xem trong cả ngày, một phần nhờ thông tin về cuộc bạo động ở Capitol ngày 6/1 và hậu quả của nó. Tuy nhiên, kể từ đó,kênh này trung bình chỉ còn khoảng 1,1 triệu người xem, giảm đáng kể 48%.
Tất cả dữ liệu trên đều do Nielsen Media nghiên cứu và cung cấp, dẫn lại qua Fox News.
Thăm dò dư luận: 47% tin rằng người khác điều hành thay ông Biden sau hậu trường

Theo một cuộc thăm dò của Rasmussen được công bố hôm thứ Ba, gần một nửa số người được hỏi không tin rằng Tổng thống Joe Biden là người đưa ra quyết định trong Tòa Bạch Ốc, theo Breitbart.
Theo cuộc thăm dò, 47% số cử tri tin rằng “Biden thực sự đang làm công việc của tổng thống”, trong khi 47% khác cũng tin rằng “những người khác đang đưa ra quyết định thay cho Biden sau hậu trường”.
Vào tháng 2, ABC News đưa tin, khi Biden xuất hiện cùng Harris lần đầu tiên sau khi chọn bà làm bạn đồng hành của mình vào tháng 8, ông đã kể lại, trước đây khi Barack Obama chọn ông ấy làm người bạn tranh cử phó tổng thống của mình, “Tôi đã nói với ông ấy rằng tôi muốn là người cuối cùng trong phòng trước khi ông ấy đưa ra các quyết định quan trọng”.
“Đó là những gì tôi đã hỏi Kamala”, ông Biden nói. “Tôi đã yêu cầu Kamala là tiếng nói cuối cùng trong phòng, luôn nói cho tôi biết sự thật, điều mà cô ấy sẽ làm, thử thách những giả định của tôi nếu cô ấy không đồng ý, hỏi những câu hỏi khó. Bởi vì đó là cách chúng tôi đưa ra quyết định tốt nhất cho người dân Mỹ”.
Lateefah Simon, một người bạn lâu năm và là người cố vấn của Harris, nói với ABC News rằng mặc dù Harris biết vị trí của mình, nhưng “Kamala không bao giờ lùi bước”.
“Không bao giờ có chuyện Kamala Harris là số hai”, Simon, một nhà hoạt động dân quyền ở San Francisco và là quan chức dân cử, người gặp Harris lần đầu vào gần hai thập kỷ trước nói: “Bà ấy là một nhà lãnh đạo theo ý mình [không ảnh hưởng hoặc liên kết với ai]”.
Theo ABC News, Biden và Harris “thường dành vài giờ bên nhau mỗi ngày”, trích lời một trợ lý Tòa Bạch Ốc giấu tên.
Sabrina Singh, Phó Thư ký Báo chí của Harris, cho biết Harris tham dự “đa số” các cuộc họp của Biden “vì ông ấy muốn bà ấy ở đó”.
Trong một tweet vào tháng 2, Bộ Quốc phòng đã gọi nhầm Tổng thống Joe Biden là Phó Tổng thống:
Trong lần vận động tranh cử năm ngoái, bà Harris cũng đã lờ lời nói rằng “Chính quyền của Harris với Joe Biden”.
Bà nói: “Là một phần của chương trình Tái thiết tốt hơn của chúng tôi, chúng tôi sẽ cần đảm bảo bạn có một chủ tịch Tòa Bạch Ốc thực sự nhìn thấy bạn, người hiểu nhu cầu của bạn, người hiểu phẩm giá công việc của bạn và người ủng hộ bạn. Một chính quyền của Harris cùng với Joe Biden… là tổng thống của Hoa Kỳ, chính quyền Biden-Harris sẽ cung cấp quyền tiếp cận 100 tỷ đô-la cho các khoản vay và đầu tư lãi suất thấp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp thiểu số”, bà nói nhầm và nhanh chóng sửa sai ngay sau đó.
Gây quỹ cho bộ phim phơi bày bê bối tình – tiền của con trai ông Biden

Các nhà sản xuất phim đang gây quỹ cho bộ phim mới, tiết lộ những góc khuất của gia đình Biden, theo Daily Wire.
Các nhà sản xuất Phelim McAleer và Ann McElhinney đang nghiên cứu kỹ lưỡng về các vụ bê bối liên quan đến lạm dụng ma túy, rượu và các giao dịch kinh doanh mờ ám của con trai út của TT Biden, Hunter Biden. Họ lên kế hoạch huy động vốn từ cộng đồng cho dự án phim mới về Hunter Biden, với mục tiêu đạt mức 2,5 triệu USD trong vòng khoảng hai tháng.
Ông McAleer nói trong một tuyên bố: “Các phương tiện truyền thông và các hãng công nghệ lớn đã che giấu báo cáo gây sốc của The New York Post cho thấy mức độ tham nhũng nghiêm trọng trong gia đình ông Biden. Mọi người đáng được biết sự thật và càng nhiều người biết càng tốt. Một bộ phim giải trí, thú vị là cách tốt nhất để kể câu chuyện về sự tham nhũng của gia đình ông Biden và đảm bảo rằng càng nhiều người biết về điều này càng tốt. Nếu các phương tiện truyền thông không làm công việc của họ, chúng tôi sẽ làm điều đó thay họ”.
Bà McElhinney nói thêm, “Đây là một câu chuyện cực kỳ hấp dẫn… Câu chuyện hấp dẫn đến nỗi người xem ở cả hai phía sẽ thấy nó vô cùng thú vị”.
McAleer và McElhinney là các nhà làm phim bảo thủ. Họ đã sản xuất các bộ phim như Gosnell: The Trial Of America Biggest Serial Killer (Tạm dịch: Gosnell: Phiên tòa của kẻ giết người hàng loạt lớn nhất nước Mỹ, bộ phim dựa trên các sự kiện có thật trong cuộc sống về Kermit Gosnell, một bác sĩ và nhà cung cấp dịch vụ phá thai. Ông ta bị kết tội giết người cấp độ một với 3 trẻ sơ sinh còn sống, ngộ sát một bệnh nhân đang làm thủ thuật phá thai…) và Obamagate The Movie (Tạm dịch: Bộ phim về Obamagate).
Nỗ lực tiếp theo của họ là ghi lại “lối sống tiệc tùng của giới tinh hoa, các giao dịch kinh doanh mờ ám, câu chuyện về gia đình và tham nhũng” của Hunter Biden. Họ dự định đặt tên bộ phim là My Son Hunter (Tạm dịch: Con trai Hunter của tôi).
Chưa có diễn viên nào được công bố cho bộ phim sắp tới. Tuy nhiên, diễn viên Laurence Fox, người từng đóng loạt phim Netflix Victoria và Becoming Jane cho biết anh đã được mời đóng vai Hunter Biden trong bộ phim sắp tới.
Các nhà sản xuất nói vấn đề kiểm duyệt của các phương tiện truyền thông mạng cũng như các công ty công nghệ lớn như Facebook và Twitter là động lực chính để họ thực hiện bộ phim này.
“Đây là một câu chuyện cần phải xuất hiện. Đây là một câu chuyện cần được mọi người biết đến,” bà McElhinney nói trong một video gây quỹ cho dự án phim sắp tới.
Trước cuộc bầu cử tổng thống, các phương tiện truyền thông lớn và các nền tảng truyền thông xã hội đã kiểm duyệt đáng kể nội dung về bê bối tình dục và tham nhũng của Hunter Biden. Twitter đã khóa tài khoản MXH của The New York Post trong nhiều tuần vì đăng tải câu chuyện về bê bối ổ cứng của Hunter Biden và các giao dịch với Trung Quốc.
Facebook cũng hạn chế người dùng chia sẻ câu chuyện và nhiều công ty truyền thông lớn từ chối đưa tin các cáo buộc về Hunter Biden. Hãng tin NPR đã biện minh cho quyết định của mình khi không đưa tin về Hunter, con trai của ứng cử viên TT Joe Biden lúc đó.
“Tại sao bạn chưa xem bất kỳ câu chuyện nào từ NPR về Hunter Biden của NY Post? Chúng tôi không muốn lãng phí thời gian của mình vào những câu chuyện không thực sự là câu chuyện, và chúng tôi không muốn lãng phí thời gian của người nghe và độc giả vào những câu chuyện chỉ mang tính chất đánh lạc hướng thuần túy.” Hãng NPR tuyên bố trên Twitter.
Joev Biden đe dọa: Tên lửa Mỹ có thể vươn đến Moscow chỉ trong 20 phút

Express đưa tin, Tổng thống Biden đe dọa rằng đã sẵn sàng “hạ đo ván” các đối thủ Nga và Trung Quốc bằng tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất của Hoa Kỳ có tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh, tương đương hơn 15.000 dặm một giờ.
Với tốc độ kể trên, loại tên lửa siêu thanh mà ông Biden nói tới có thể tới Moscow trong vòng chưa đầy 20 phút và tới Bắc Kinh trong vòng nửa giờ.
Cho tới nay, người ta đều cho rằng nước Nga của Putin đã chiếm ưu thế so với Mỹ ở lính vực vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, vụ thử nghiệm sắp diễn ra đối với Vũ khí phản ứng nhanh (ARRQW) của quân đội Mỹ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ đang bắt kịp Nga ở loại vũ khí tiên tiến này.
Thông cáo của Không quân Mỹ cho biết, đợt thử nghiệm tăng cường đầu tiên đối với tên lửa siêu thanh dự kiến diễn ra trong vòng 30 ngày tới.
Tên lửa thử nghiệm đã được chuyển đến Căn cứ Không quân Edwards ở California vào ngày 1/3 và đã được đưa lên máy bay ném bom b-52H Stratofortress.
Ông Biden ‘dọa’ ông Putin

Trong cuộc phỏng vấn phát trên Đài ABC News ngày 17/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “kẻ giết người” và đe dọa rằng ông Putin sẽ phải “trả giá” vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, theo RT.
Cụ thể, khi được hỏi liệu ông có nghĩ Tổng thống Putin, người bị cáo buộc “tàn nhẫn” với các đối thủ chính trị của mình, là “một kẻ giết người” hay không, Tổng thống Biden đáp: “Tôi đồng ý”.
Ông Biden nói thêm rằng trước đó ông đã cảnh báo người đồng cấp Nga rằng Mỹ có khả năng sẽ hành động nếu phát hiện bằng chứng về việc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử 2020.
“Ông ấy sẽ phải trả giá”, ông Biden nói. “Chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện dài, ông ấy và tôi … tôi biết ông ấy tương đối rõ. Và cuộc trò chuyện bắt đầu, tôi nói, ‘Tôi biết ông và ông biết tôi.’ Nếu tôi biết điều này xảy ra, thì hãy chuẩn bị”.
Hôm 16/3, một báo cáo chung của các cơ quan gián điệp của Washington, bao gồm CIA và Bộ An ninh Nội địa đã được giải mật cho rằng Nga đã cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2020 với mục đích “bôi nhọ Tổng thống Biden, ủng hộ cựu Tổng thống Trump”. Phía Nga đã bác bỏ cáo buộc này.
Trong một bài đăng trên trang Facebook của mình, đại sứ quán Nga tại Washington nói rằng tài liệu này “là một tập hợp các cáo buộc vô căn cứ chống lại Nga”.
Nga triệu hồi đại sứ ở Mỹ sau khi Biden ‘nặng lời’ với Putin

Reuters đưa tin, Nga hôm thứ Tư (17/3) đã triệu hồi đại sứ của họ tại Hoa Kỳ quay trở về nước để tham vấn về tương lai mối quan hệ Mỹ – Nga, sau khi Tổng thống Joe Biden nói rằng Tổng thống Putin sẽ “phải trả giá” vì can thiệp bầu cử Mỹ 2020.
Ông Biden đưa ra bình luận của mình sau khi một báo cáo tình báo của Hoa Kỳ ủng hộ những cáo buộc lâu nay rằng Tổng thống Putin đứng sau sự can thiệp bầu cử Mỹ, một cáo buộc mà Nga gọi là vô căn cứ.
Bộ Ngoại giao Nga nói trong một tuyên bố rằng họ đã triệu hồi đại sứ của họ tại Mỹ là Anatoly Antonov trở về Moscow để thảo luận tương lai quan hệ Nga – Mỹ.
Động thái này được thiết kế để đảm bảo quan hệ song phương không bị suy thoái không thể khắc phục, tuyên bố cho hay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của Bộ rằng: “Điều chính yếu đối với chúng tôi là xác định những cách thức mà mối quan hệ trở ngại giữa Nga và Mỹ mà trong đó Washington đã đi vào ngõ cụt trong những năm gần đây có thể được chấn chỉnh”.
“Chúng tôi quan tâm đến việc ngăn chặn sự suy thoái không thể đảo ngược của họ nếu người Mỹ nhận ra những rủi ro liên quan”, nữ phát ngôn Zakharova cho biết thêm.
Hùng hổ dọa tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc lộ điểm yếu chí tử bị Mỹ nắm thóp

Vào ngày Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin bắt đầu chuyến thăm châu Á (ngày 15/3), Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một bài viết đánh giá tình hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong bài viết Bộ Quốc phòng đã nêu bật quan điểm của quân đội Mỹ về việc Trung Quốc dùng quân đội tấn công Đài Loan và chỉ ra yếu điểm chết người trong hoạt động tác chiến của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bài viết có tiêu đề “Quan chức Bộ Quốc phòng mô tả tình hình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” (DOD Officials Describe Conditions in Indo-Pacific) này đề cập đến việc quân đội Hoa Kỳ chú trọng tác chiến theo hình thức phân quyền (decentralize), do đó nó hoàn toàn phát huy tối đa tính chủ động và tính độc lập của các sĩ quan cấp dưới. Còn ĐCSTQ đi theo thể chế tập quyền, mọi quyền lực đều nằm trong tay một nhà lãnh đạo, các quyết sách quan trọng cũng cần phải xin chỉ thị của lãnh đạo cấp cao. Điều này khiến quân đội Trung Quốc phản ứng chậm chạp, không thể tùy cơ ứng biến, một khi đụng phải các vấn đề đột xuất sẽ trở tay không kịp.
Trong báo cáo có đoạn: “Chúng tôi tin tưởng vào sự tác chiến theo hình thức phân quyền (decentralize). Khi đại quân hoặc đội tác chiến của Mỹ được phân phối lựu đạn, họ có thể phát huy hiệu quả chiến đấu tốt nhất của mình mà không cần có người ở bên cạnh chỉ điểm [và cấp phép]”.
“Bắc Kinh đơn giản là không thể bì được. Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể chế định ra một kế hoạch xuất sắc, nhưng một khi họ (binh lính) đối mặt với những sự việc bất ngờ, đó sẽ thật sự là một rắc rối lớn”.
Bài viết cũng đề cập rằng Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, và đã lắp đặt tên lửa đạn đạo tại đó. Các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đang thảo luận về việc thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Hoa Kỳ cho rằng “Đài Loan chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc”.
Về việc ĐCSTQ tuyên bố sẽ dùng quân đội tấn công Đài Loan, các quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã thận trọng điều tra và kết luận rằng Hoa Kỳ nghi ngờ về năng lực tác chiến thực sự của ĐCSTQ, “liệu họ có đủ số lượng thiết bị chính xác để thực hiện (xâm lược Đài Loan)… Đây là chiến dịch một lần, nhưng liệu nó có thể thành công hay không?”.
Bài viết cũng cho biết, phía quân đội Mỹ đã nhận ra tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có hoạt động bao phủ 51% diện tích thế giới, khu vực này cũng chiếm 60% dân số thế giới. Và ĐCSTQ không phải là mối đe dọa duy nhất trong khu vực này, khi Nga, Triều Tiên và các tổ chức cực đoan khác đều nằm gần nơi đây.
Trong chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã lên án “hành vi uy hiếp và xâm lược” của ĐCSTQ đối với các nước láng giềng và người dân trong nước, và đã gửi tín hiệu mạnh mẽ tới ĐCSTQ. Ông Blinken tuyên bố công khai tại Nhật Bản rằng, quân đội Hoa Kỳ sẽ có những hành động khi cần thiết và “sẽ ngăn chặn các hành vi uy hiếp và xâm lược của ĐCSTQ”.
————————————————————
NEWS
Thời sự
1. Phản bác quan điểm của ‘khoa học gia’ Trung Cộng về biến thể nCoV là yếu đi
2. Mỹ, Anh, Pháp đồng loạt giới thiệu dự luật ngăn ĐCSTQ cưỡng bức mổ cướp nội tạng
4. Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 16 tháng 3 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
5. Bình luận Đại Dương – Joe Biden dọa, Tập nạt
6. Vì sao người Trung Quốc khó thực hiện được tự do dân chủ?
7. Em gái Kim Jong Un cảnh cáo chính quyền ông Biden bằng ngôn từ nặng nề
8. Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca
10. 60 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960-1970
11. Thế giới hôm nay 16/3/2021 (The Economist)
12. Thư số 113a gửi người lính QĐNDVN về: Ấn Độ Thái Bình Dương và Sông Cửu Long (Phạm Bá Hoa)
13. Chế độ Trung Hoa kiểm soát các quốc gia ASEAN bằng “vòi nước” sông Mekong
14. Tại sao nhiều người nhầm lẫn giữa ‘chủ nghĩa xã hội’ với ‘các giá trị của Hoa Kỳ’
Điểm tin thế giới Võ Thái Hà tóm lược
Ông Trump được minh oan về cuộc gọi tới Georgia, một loạt kênh truyền thông trích dẫn lời bịa đặt
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (ảnh: Shutterstock).
Nhiều kênh truyền thông Hoa Kỳ đã đăng tải một câu chuyện tương tự với những trích dẫn giả mạo được cho là của cựu Tổng thống Donald Trump, theo một đoạn ghi âm cuộc gọi của ông Trump với Frances Watson, điều tra viên trưởng của văn phòng Thư ký Georgia.
Washington Post lần đầu tiên báo cáo những trích dẫn sai thông qua một nguồn ẩn danh vào tháng Giêng và nói rằng ông Trump đã thúc giục Watson “tìm ra kẻ gian lận”, nói thêm rằng bà sẽ là một “anh hùng quốc gia”. Washington Post đã cập nhật bài báo của mình với một bản chỉnh sửa dài vào ngày 11/ 3 sau khi một đoạn ghi âm cuộc điện thoại không tiết lộ những trích dẫn như vậy từ Trump.
Trong đoạn băng ghi âm, cựu Tống thống Trump nói rằng ông đã thắng cuộc bầu cử năm 2020 và thúc đẩy Watson xem xét các lá phiếu ở quận Fulton, tiểu bang Georgia, vì ông tin rằng có “sự không trung thực” đang diễn ra ở đó. Cựu tổng thống cũng nói với Watson rằng bà ấy có “công việc quan trọng nhất quốc gia vào lúc này” – không phải như Washington Post tuyên bố, rằng bà sẽ là một “anh hùng quốc gia” nếu phát hiện ra gian lận.
Nhiều kênh truyền thông nhanh chóng theo sau báo cáo của Washington Post, trích dẫn cả tờ báo và nguồn ẩn danh làm bằng chứng. CNN đã đăng một bài báo về cuộc điện đàm tuyên bố “Trump đã gây áp lực buộc nhà điều tra bầu cử Georgia phải ‘tìm ra kẻ gian lận’ trong cuộc bầu cử năm 2020”.
Các kênh truyền thông khác đưa cùng câu chuyện vẫn chưa đưa ra bất kỳ chỉnh sửa nào. Ví dụ, Vox đã trích dẫn báo cáo của Washington Post với các nội dung sai.
Cả ABC News và NBC News cũng đăng các trích dẫn bịa đặt về lời của ông Trump.
Sau khi là tờ báo đầu tiên đưa tin về các báo giá giả mạo, Washington Post dường như cũng là tờ báo đầu tiên đưa ra lời đính chính. Sự điều chỉnh diễn ra cùng ngày với bài báo của The Wall Street Journal, lần đầu tiên công bố đoạn ghi âm cuộc điện thoại của ông Trump với Watson.
Ông Trump lên tiếng sau vụ truyền thông bịa đặt và chỉ âm thầm đính chính lời ông
Ảnh tổng hợp (trái: Shutterstock, phải: Chụp màn hình Gab).
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump mới đưa ra một tuyên bố về việc Washington Post rút lại những lời trích dẫn giả mạo của họ về cuộc gọi của ông tới văn phòng Thư ký Georgia sau cuộc bầu cử tổng thống 2020.
Tờ Washington Post đưa tin về một cuộc điện đàm kéo dài giữa ông Trump với một điều tra viên chính tại văn phòng Thư ký tiểu bang Georgia Raffensperger.
Washington Post đã trích dẫn không đúng lời ông, rằng Tổng thống Trump đã gọi cho một điều tra viên chính và yêu cầu viên chức này “tìm ra kẻ gian lận” và nói với người đó rằng bà sẽ là “anh hùng quốc gia” nếu tìm ra gian lận.
Vào đầu tháng Giêng, Chánh Thư ký Georgia, Brad Raffensperger đã xuất hiện trên kênh ABC cùng với người dẫn chương trình cánh tả George Stephanopoulos và bôi nhọ ông Trump về những lời kêu gọi (mà họ bịa ra) của ông với các quan chức bầu cử.
Washington Post mới đây đã sửa sai bằng cách lặng lẽ bổ sung một sự điều chỉnh lớn đối với câu chuyện tin tức giả mạo của họ bôi nhọ ông Trump từ các nguồn “ẩn danh” của mình. Trong khi đó nhiều hãng tin khác đã trích lại bài báo của tờ báo này nhưng chưa có đính chính lại cho chính xác.
Tờ báo đã thừa nhận rằng đoạn ghi âm cuộc gọi của ông Trump với một điều tra viên bầu cử ở Georgia đã “trích dẫn sai ý kiến của Trump về cuộc gọi dựa trên thông tin do một nguồn cung cấp”.
Ông Trump ngay sau đó, vào tối ngày 15/3 (theo giờ Mỹ) đã đả kích tờ báo và vạch trận Stacey Abrams cùng bộ máy chính trị không thật thà của Georgia.
Dân biểu Jim Jordan cũng lên tiếng: “Tổng thống Trump đã đúng. Tin giả! Tự hỏi có bao nhiêu Pinnocchio mà @washingtonpost sẽ tự cung cấp cho chính nó?”
Cựu Tổng thống Trump viết:
Washington Post vừa đưa ra lời đính chính về nội dung của cuộc điện thoại được báo cáo không chính xác mà tôi có liên quan, về hành vi gian lận cử tri ở tiểu bang Georgia. Mặc dù tôi đánh giá cao sự đính chính của Washington Post, nhưng điều này ngay lập tức khiến Cuộc săn phù thủy Georgia trở thành một câu chuyện không có thật, câu chuyện ban đầu đã là một trò lừa bịp (Hoax), ngay từ đầu. Tôi đánh giá cao hơn nữa một cuộc điều tra mạnh mẽ về quận Fulton, Georgia, và bộ máy chính trị của Stacey Abrams mà tôi tin rằng sẽ thay đổi hoàn toàn tiến trình của cuộc bầu cử tổng thống ở Georgia.
Quận Fulton đã không được kiểm toán thích hợp về việc bỏ phiếu hoặc xác minh chữ ký. Họ chỉ xem xét các khu vực của tiểu bang mà rất có thể sẽ xảy ra một vài vấn đề, và thậm chí ở đó họ đã phát hiện ra một số lượng lớn các sai phạm. Chúng tôi đang tìm cách tìm kiếm và phát hiện ra vụ gian lận bầu cử quy mô lớn ở Georgia. Nhiều cư dân đồng ý, và sự tức giận của họ đã khiến họ không quay ra bỏ phiếu cho hai Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tháng Giêng.
Nghị định về sự đồng thuận được ký giữa Raffensperger và Stacey Abrams đã không được Cơ quan Lập pháp tiểu bang Georgia thông qua, và do đó sẽ bị coi là không hợp lệ, và kết quả bầu cử đã thay đổi. Tại sao Thống đốc và Raffensperger từng thông qua Nghị định đồng ý này là một trong những câu hỏi lớn? Chúng tôi mong chờ câu trả lời.
Bạn sẽ nhận thấy rằng những sai sót, thiếu sót, sai lầm của truyền thông và những lời nói dối hoàn toàn luôn nghiêng về một phía – chống lại tôi và chống lại Đảng Cộng hòa. Trong khi đó, những câu chuyện làm tổn thương Đảng Dân chủ hoặc làm suy yếu họ sẽ bị chôn vùi, bỏ qua hoặc trì hoãn cho đến khi họ bị thiệt hại ít nhất – chẳng hạn như sau khi một cuộc bầu cử kết thúc. Ngay mới đây là việc lan tỏa sự tiêu cực [của tình trạng chế tạo] vắc-xin trước cuộc bầu cử và sau đó lại ăn mừng vắc-xin sau khi cuộc bầu cử kết thúc. Một nền dân chủ mạnh đòi hỏi một nền báo chí đáng tin và trung thực. Bài báo mới nhất này nhấn mạnh rằng các hãng truyền thông kế thừa nên được coi là các thực thể chính trị chứ không phải các doanh nghiệp báo chí. Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi cảm ơn Washington Post vì đã đính chính”.
Cựu TT Trump bất ngờ xuất hiện tại sự kiện tranh cử thống đốc Arkansas
Ông Trump và bà Sarah Sanders (ảnh: Youtube/ CNN).
Fox News đưa tin, Cựu Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ xuất hiện tại cuộc vận động tranh cử chức thống đốc Arkansas của bà Sarah Sanders vào cuối tuần qua.
Bà Sanders đã đăng lên Twitter bức ảnh cho thấy sự hiện diện của ông Trump vào ngày Chủ nhật.
Bà viết trên Twitter: “Cuối tuần tuyệt vời trên lộ trình tranh cử khi Tổng thống Trump bất ngờ xuất hiện tại một trong những sự kiện của tôi!”
Bà Sanders, 38 tuổi, sinh ngày 13 tháng 8 năm 1982, là con gái của cựu Thống đốc Arkansas Mike Huckabee.
Bà giữ chức thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc dưới thời ông Trump cho đến tháng 6/2019. Sau đó, bà gia nhập Kênh Fox News với tư cách cộng tác viên vào tháng 9/2019. Vào tháng 1, phát ngôn viên của Fox News Media xác nhận rằng thỏa thuận cộng tác viên của bà với nhà đài đã chấm dứt.
Cựu TT Trump ủng hộ bà Sanders trong cuộc tranh cử thống đốc Arkansas, nói rằng bà sẽ “luôn chiến đấu” vì người dân của tiểu bang và “làm những gì đúng đắn”
“Sarah cứng rắn về chính sách Biên giới, về Tội phạm và hoàn toàn ủng hộ Tu chính án thứ hai và các nhân viên thực thi pháp luật tuyệt vời của chúng ta. Cô ấy yêu Quân đội và những người Cựu chiến binh của chúng ta – và cả tiểu bang Arkansas quê hương của cô ấy. Sarah sẽ là một Thống đốc TUYỆT VỜI”, ông Trump cho biết trong một tuyên bố.
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc ‘cưỡng ép và hung hãn’ trong chuyến công du châu Á đầu tiên
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu tại buổi họp báo chung sau cuộc họp với đồng cấp Nhật Bản ở Tokyo vào ngày 16/3/2021.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 16/3 cảnh báo Trung Quốc không nên dùng cách “cưỡng ép và hung hãn”, trong lúc ông thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên nhằm củng cố các liên minh châu Á khi đối mặt với sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh, theo Reuters.
Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông đã trở thành một vấn đề ưu tiên trong mối quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng gay gắt. Đây cũng là mối quan tâm an ninh quan trọng đối với Nhật Bản.
“Chúng ta sẽ đẩy lùi, nếu cần thiết, khi Trung Quốc sử dụng biện pháp cưỡng ép và hung hãn để thực hiện ý đồ của họ”, Reuters dẫn lời ông Blinken nói.
Chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ đến Tokyo cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của các thành viên hàng đầu trong nội các của Tổng thống Joe Biden. Chuyến đi diễn ra tiếp theo sau hội nghị thượng đỉnh tuần trước của các lãnh đạo nhóm Bộ tứ bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.
Phát biểu của ông Blinken được đưa ra trước cuộc họp tại Alaska vào ngày 18/3, là cuộc họp đầu tiên mà các quan chức cấp cao của chính quyền Biden và những người đồng cấp Trung Quốc sẽ cùng nhau thảo luận về mối quan hệ rạn nứt giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Washington chỉ trích Bắc Kinh vì lợi ích của mình mà “bắt nạt” các nước láng giềng. Còn Trung Quốc tố cáo Mỹ âm mưu gây bất ổn trong khu vực và can thiệp “công việc nội bộ” của họ.
Trong tuyên bố đưa ra với những người đồng cấp Nhật Bản, ông Blinken và ông Austin nói “Hành vi của Trung Quốc, vốn không phù hợp với trật tự quốc tế hiện hữu, gây ra những thách thức về chính trị, kinh tế, quân sự và công nghệ đối với liên minh và cộng đồng quốc tế”.
Hai nước cam kết chống lại hành vi cưỡng bức và gây bất ổn đối với những nước khác trong khu vực làm suy yếu hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ, các giới chức Mỹ nói thêm.
Cuộc họp được tổ chức theo thể thức “2 + 2” với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi chủ trì.
Vấn đề Triều Tiên cũng được tập trung cao độ sau khi Nhà Trắng cho biết Bình Nhưỡng đã bác bỏ các nỗ lực đối thoại.
Quốc gia bị cô lập và đã theo đuổi các chương trình hạt nhân và tên lửa bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên tiếng cảnh báo chính quyền Biden không nên “phá hôi” nếu muốn hòa bình, truyền thông nhà nước Triều Tiên nói hôm 16/3.
Ông Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Ông nói: “Chúng tôi không có lợi thế chiến lược nào lớn hơn so với liên minh này về vấn đề Triều Tiên. Chúng ta sẽ đối diện với thách thức trong tư cách là một liên minh và chúng ta phải làm điều đó nếu muốn đạt hiệu quả”.
Các bộ trưởng cũng thảo luận về “cam kết kiên định” của Washington trong việc bảo vệ Nhật Bản trong tranh chấp với Trung Quốc về các đảo nhỏ ở Biển Hoa Đông, đồng thời lặp lại phản đối về các yêu sách hàng hải “bất hợp pháp” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Họ cũng chia sẻ những lo ngại về các diễn biến như luật mới mà Trung Quốc thông qua vào tháng Giêng cho phép lực lượng cảnh vệ nổ súng vào các tàu nước ngoài.
Ngoại trưởng Motegi cho biết các vấn đề liên quan đến Trung Quốc đã chiếm phần lớn trong các cuộc đàm phán hai chiều của ông với ông Blinken, đồng thời bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với “nỗ lực đơn phương” của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng quan hệ Mỹ-Nhật “không nên nhắm mục tiêu hoặc làm suy yếu lợi ích của bất kỳ bên thứ ba nào” và nên thúc đẩy “hòa bình và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương”.
Ngoài ra, ông Blinken cũng bày tỏ quan ngại về nỗ lực của quân đội Myanmar nhằm lật ngược kết quả của cuộc bầu cử dân chủ và cuộc đàn áp của họ đối với những người biểu tình ôn hòa.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tốt trong hai tháng đầu năm
Các chỉ số kinh tế chính của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 vừa công bố hôm qua đều thể hiện tốt. Ví dụ, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đang tăng vọt – lần lượt cao hơn một năm trước 35,1% và 33,8%, tốt hơn hẳn các dự báo. Đầu tư vào tài sản cố định tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, song còn thấp hơn mức dự đoán. Những con số ấn tượng này khó giải mã hơn mọi khi vì chúng được so sánh với mức thấp kỷ lục của năm ngoái, tức thời điểm làn sóng bùng dịch covid-19 đầu tiên.
Ngân hàng Macquarie nói nếu bỏ qua ảnh hưởng của đại dịch, thì doanh số bán lẻ cơ bản tăng 3,1% trong hai tháng đầu năm 2021. Điều này đồng nghĩa tiêu thụ đã tăng lên sau khi một vài ổ dịch nhỏ được kiểm soát ở Bắc Kinh hồi tháng 1. Oxford Economics, một nhóm nghiên cứu, cho biết họ dự đoán tiêu dùng hộ gia đình sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ quý 2 năm 2021, khi các hạn chế đi lại được nới lỏng. Nhưng trong quý đầu tiên tăng trưởng sẽ vẫn chậm chạp.
Anh cải cách toàn diện chính sách đối ngoại và quốc phòng
Hôm nay, chính phủ Anh sẽ công bố cái mà họ gọi là cuộc đại tu toàn diện nhất về chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng và viện trợ kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Báo cáo dài 100 trang này, “Nước Anh toàn cầu trong Thời đại Cạnh tranh”, sẽ đặt ra tham vọng để nước Anh được công nhận là siêu cường về khoa học vào cuối thập niên này, dẫn đầu thế giới về công nghệ xanh.
Trong khi đó, một báo cáo quốc phòng chi tiết hơn vào tuần tới sẽ trình bày các kế hoạch đầu tư mạnh vào công nghệ của các lực lượng vũ trang, bao gồm một lực lượng an ninh mạng mới và máy bay không người lái, đồng thời đóng vai trò tích cực hơn trong thời bình thông qua tập trận và triển khai quân sự. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về Brexit, an ninh của châu Âu vẫn là ưu tiên của Anh. Và trong bối cảnh thách thức ngày càng tăng từ Trung Quốc, có thể thấy Anh sẽ can dự sâu hơn với các cường quốc đang lên ở châu Á – được thể hiện qua việc triển khai tàu sân bay mới của Anh tới khu vực này vào cuối năm nay.
Tham vọng gia nhập EU của Georgia gặp khó
Georgia (Gruzia) từ lâu đã tìm kiếm liên minh chặt chẽ hơn với châu Âu. Kể từ sau “Cách mạng Hoa hồng” theo hướng thân phương Tây vào năm 2003, các chính trị gia của nước này thường gợi ý muốn trở thành thành viên EU. Hồi tháng 1, Giorgi Gakharia, khi đó là thủ tướng, thông báo Georgia sẽ nộp đơn xin gia nhập EU vào năm 2024. Việc chưa đến đâu thì đã gặp khó. Tháng trước, ông Gakharia từ chức để phản đối các kế hoạch bắt giữ Nika Melia, một nhà lãnh đạo đối lập, vì ông cho là phi dân chủ.
Người kế nhiệm ông, Irakli Garibashvili, không dè dặt như thế. Hồi tháng 2, cảnh sát đã lôi ông Melia ra khỏi trụ sở đảng của ông ở thủ đô Tbilisi. Ông bị cáo buộc kích động bạo lực trong các cuộc biểu tình vào năm 2019 (một cáo buộc mà ông tuyên bố mang động cơ chính trị). Điều này không phù hợp với EU. Trong chuyến thăm Georgia vào tháng này, Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, đã gợi ý rằng mối quan hệ sâu sắc hơn với khối phụ thuộc vào cải cách bầu cử. Hôm nay, ông Garibashvili sẽ gặp các lãnh đạo EU tại Brussels. Hãy chờ đợi những lời lẽ nghiêm khắc.
EU tranh cãi về vấn đề hộ chiếu vắc-xin
Ủy ban châu Âu trong tuần này sẽ đưa ra một đề xuất về hộ chiếu vắc-xin trong toàn khối, nhằm mục đích đi lại dễ dàng cho những người đã được tiêm vắc-xin do EU phê duyệt hoặc đã hồi phục từ covid-19. Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch, chẳng hạn như Hy Lạp, đặc biệt quan tâm đến chương trình này, mà họ kỳ vọng sẽ giúp họ thu hút các du khách đậm chi trở lại.
Dù vậy không phải mọi người đều hào hứng. Các chính trị gia Pháp và Bỉ phản đối ý tưởng cho phép đi lại xuyên biên giới, vì cho rằng một chương trình chỉ cấp quyền cho một số người nhất định là phân biệt đối xử và phản lại giá trị của châu Âu. Trong khi đó một số chuyên gia nghi ngờ liệu ý tưởng này có đúng về mặt y học không. Vào tháng 1, WHO đã cảnh báo không nên du lịch quốc tế chỉ dựa trên bằng chứng tiêm chủng hoặc miễn dịch, với lưu ý là vẫn chưa rõ liệu tiêm ngừa có ngăn lây nhiễm hay không. Hy Lạp có thể đón lại du khách từ mùa hè này, nhưng họ sẽ gặp nhiều rủi ro.
Kỉ niệm 500 năm người Tây Ban Nha đến Philippines
Juan Sebastián Elcano, một con tàu buồm huấn luyện thuộc Hải quân Tây Ban Nha, thả neo ngoài khơi miền đông Philippines vào hôm nay, đúng 500 năm sau khi đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh địa cầu và đến quần đảo này. Người dân Philippines có cảm xúc lẫn lộn về sự xuất hiện của Elcano. Mặc dù nhiều người vui mừng kỷ niệm một kỳ tích lịch sử, họ cũng nhớ rằng chuyến thám hiểm mà Elcano kỷ niệm đã mở màn cho ba thế kỷ rưỡi Philippines nằm dưới ách thuộc địa của Tây Ban Nha.
Sự cai trị của đế quốc Tây Ban Nha cũng gây ra chia rẽ tôn giáo mà hiện vẫn là một nguồn xích mích lâu dài. Người Tây Ban Nha đã mang Kito giáo đến đây. Và ngày nay, 4/5 người Philippines vẫn theo đạo Công giáo. Nhưng từ trước khi họ đến, Hồi giáo đã bắt đầu thay thế một số tôn giáo bản địa. Để rồi giờ đây, nhiều thế kỷ sau, một số người Philippines theo đạo Hồi, dưới lá cờ của Nhà nước Hồi giáo, vẫn đang chống lại Kito giáo một cách dữ dội. Một tàu chiến Philippines đang hộ tống tàu Elcano để đề phòng bất kỳ sự cố nào.
Ông Biden xem xét kế hoạch tăng thuế lớn nhất từ năm 1993
Theo báo cáo ngày Thứ Hai (15/3) của Bloomberg, tổng thống Joe Biden đang xem xét việc bãi bỏ dự luật cắt giảm thuế năm 2017 của cựu Tổng thống Trump, đồng thời tăng thuế ồ ạt sau khi ký ban hành gói cứu trợ COVID 1,9 nghìn tỷ USD.
Bloomberg trích dẫn nguồn thạo tin nói rằng, đợt tăng thuế lớn này dự kiến sẽ chi trả cho các sáng kiến chính của chính quyền Biden như “cơ sở hạ tầng, khí hậu và mở rộng trợ giúp cho những người Mỹ nghèo hơn.”
Nếu được thông qua, đây sẽ là đợt tăng thuế liên bang cao nhất kể từ đợt tăng thuế của cựu TT Clinton vào năm 1993.
Bloomberg đưa tin, nguồn tin nói rằng các đề xuất tăng thuế mà chính quyền Biden lên kế hoạch hoặc xem xét bao gồm:
Tăng thuế suất thuế doanh nghiệp từ 21% lên 28%.
Giảm các khoản khấu trừ thuế cho các đơn vị như công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
Tăng thuế suất thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập hàng năm trên 400.000 USD.
Mở rộng phạm vi tiếp cận của thuế bất động sản.
Tăng thuế suất thuế thu nhập vốn đối với cá nhân có thu nhập hàng năm ít nhất là một triệu USD.
Một phân tích độc lập của Trung tâm Chính sách Thuế (Tax Policy Center) chỉ ra kế hoạch tăng thuế do ông Biden đề xuất trong chiến dịch tranh cử của mình ước tính thu được 2,1 nghìn tỷ USD tiền thuế trong 10 năm.
Bà Sarah Bianchi, cựu cố vấn kinh tế của TT Biden nói với Bloomberg “Toàn bộ quan điểm của ông ấy luôn là, người Mỹ tin rằng chính sách thuế cần phải công bằng và ông ấy đã xem xét tất cả lựa chọn chính sách của mình qua lăng kính này”. Do đó, kế hoạch tăng thuế của ông Biden tập trung vào việc “giải quyết đối xử bất bình đẳng giữa công việc và sự giàu có”.
Theo Bloomberg News, bất kỳ kế hoạch tăng thuế nào – nếu được Quốc hội thông qua – có khả năng phải đợi đến năm 2022 mới có hiệu lực, vì tỷ lệ thất nghiệp do đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn ở mức cao, và một số dân biểu đã kêu gọi hoãn việc thực hiện kế hoạch tăng thuế.
Tuy nhiên, khả năng kế hoạch tăng thuế của ông Biden có thể được thông qua tại Quốc hội hay không vẫn chưa rõ, vì Đảng Dân chủ cần sự hỗ trợ của ít nhất 10 thành viên Cộng hòa để dự luật được thông qua ở Thượng viện.
Dân biểu Mỹ: Chính quyền Biden ‘trải chiếu’ mời di dân bất hợp pháp
Dân biểu Chip Roy (ảnh chụp màn hình Twitter/ Fox News).
Dailywire đưa tin, dân biểu Đảng Cộng hòa Chip Roy vào hôm thứ Hai (15/3) tuyên bố rằng chính quyền Biden đang góp phần gây ra cuộc khủng hoảng biên giới và biến Bộ an ninh nội địa (DHS) thành “một tấm chiếu chào đón” những người nhập cư bất hợp pháp.
Nói với đài Fox News, từ một cơ sở chật ních người di cư ở Carizzo Springs, Texas, ông Roy phàn nàn rằng cuộc khủng hoảng biên giới ngày càng tồi tệ như hiện nay là do chính quyền Biden.
Ông nói: “Có một điều đã thay đổi trong vài tháng qua, và đó là chính quyền Biden”.
“Tính đến tối nay, những chỗ này đã hoạt động hết công suất”, Roy nói về cơ sở nơi ông trả lời phỏng vấn Fox News. Ông cho biết thêm rằng ở đây có rất nhiều trẻ em di cư đã nhiễm Covid.
“Tất cả là kết quả của chính sách biên giới rộng mở của chính quyền Biden, họ không hoàn thành hàng rào, nhưng quan trọng nhất, về cơ bản, họ đang biến DHS thành tấm chiếu chào mừng. Và như vậy họ chỉ đang khuyến khích trẻ em có những hành trình nguy hiểm hơn nữa”, ông Roy nói.
Ông Roy cho biết, những gì đang diễn ra ở biên giới là các cơ sở chật cứng người, là việc ngày càng có nhiều người di cư trẻ tuổi được đưa tới biên giới Hoa Kỳ, và những điều này đang gây ra nguy hiểm cho công dân Hoa Kỳ cũng như chính người di cư.
Roy nói thêm rằng, trong khi chính quyền Trump “cố gắng duy trì vạch ngăn”, thì chính quyền Biden đang cố gắng “xả lũ” để cho những người di cư trái phép tràn vào bất chấp những rủi ro.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Châu Á để tìm kế chống Bắc Kinh?
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ( nguồn ảnh từ: SGT DOMINIC B. RUIZ)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, đã đến thăm châu Á, trước khi khởi hành ông cho biết, mục đích chuyến đi này là để tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh của Mỹ và thúc đẩy “sự răn đe” đối với Bắc Kinh, theo Epoch Times.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Austin kể từ khi ông nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Theo AFP, ông Austin sẽ tổ chức các cuộc gặp với các đồng minh chủ chốt ở Tokyo, Seoul và New Delhi trong chuyến đi này. Ông nói với các phóng viên hôm thứ Bảy rằng trọng tâm của chuyến đi này là tăng cường quan hệ với các đồng minh của Mỹ ở Châu Á.
Ông còn nói, trong khi Mỹ đang tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông, thì chính quyền Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa quân đội với tốc độ cao.
“Ưu thế cạnh tranh của chúng tôi đã bị suy yếu”, ông Austin nói, nhưng “Chúng tôi vẫn giữ lợi thế và chúng tôi sẽ củng cố nó trong tương lai”.
“Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng, chúng tôi có các khả năng và kế hoạch hoạt động… có thể tạo thành một biện pháp răn đe đối với ĐCSTQ hoặc bất kỳ bên nào khác muốn đối đầu với Mỹ”, ông nói thêm.
Theo kế hoạch, ông Austin sẽ cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hội đàm với những người đồng cấp Nhật và Hàn tại Tokyo và Seoul.
“Một trong những điều mà Ngoại trưởng và tôi muốn làm là bắt đầu tăng cường hợp tác hơn nữa với các đồng minh này”, ông Austin nói: “Chúng tôi sẽ dựa vào việc lắng nghe và thấu hiểu, để biết quan điểm của phía bên kia”.
Võ Thái Hà tóm lược
—————————————–
NEWS
THỜI SỰ
1. Đấu trường Đông Nam Á trong thời đại cạnh tranh giữa các đại cường – Cưu bí thư bộ NG Singapore
2. Bình luận Đại Dương: Joe Biden vẽ đường cho hươu chạy
3. Trung Cộng che đậy sự thất bại về cuộc tranh chấp biên giới Trung-Ấn
4. Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 10 tháng 3 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
5. Ai đang thực sự cầm quyền tại Tòa Bạch Ốc? – Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 446 (Đời Nay ra ngày 12.3.2021)
Liệu pháp phối hợp của Eli Lilly giảm bệnh nặng và tử vong vì COVID
Reuters
Trụ sờ công ty Eli Lilly chi nhánh Pháp tại Fegersheim gần Strasbourg.
Công ty Eli Lilly ngày 10/3 loan báo liệu pháp kháng thể phối hợp của họ chống COVID giúp giảm bớt nguy cơ nhập viện và tử vong đến 87% trong một cuộc nghiên cứu trên hơn 750 bệnh nhân COVID nguy cơ cao.
Đây là cuộc nghiên cứu giai đoạn cuối, quy mô lớn, thứ nhì cho thấy liệu pháp chữa trị phối hợp hai kháng thể, bamlanivimab và etesevimab, hiệu nghiệm trong việc chữa các ca COVID từ nhẹ tới vừa.
Cuộc nghiên cứu trước, công bố dữ liệu vào tháng Giêng, dùng liều cao của các phương thuốc này và giảm được nguy cơ nhập viện 70%.
Các nhà ban hành qui định Mỹ cho phép liệu pháp chữa trị phối hợp này hồi tháng Hai đối với các bệnh nhân COVID từ 12 tuổi trở lên có nguy cơ cao phát triển những phản ứng nghiêm trọng. Các nhà ban hành qui định châu Âu bật đèn xanh cho việc này trong tháng Ba.
Mỹ tháng trước đã đồng ý mua tối thiểu 100.000 liều điều trị phối hợp này.
Năm ngoái, các nhà ban hành qui định cho phép sử dụng riêng bamlanivimab và chính phủ Mỹ đồng ý mua gần 1,5 triệu liều.
Biến thể COVID-19 phát hiện đầu tiên tại Anh đã lây bệnh tại hầu hết các tiểu bang Mỹ và sẽ trở thành chủng chế ngự tại Mỹ.
“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng là thuốc phối hợp này có thể chữa trị tất cả các biến thể tại Mỹ,” ông Daniel Skovronsky, khoa học gia trưởng tại Eli Lilly nói. Ông cho biết thêm công ty đang nghiên cứu một phương thuốc chữa trị biến thể Nam Phi và Brazil vốn chưa lây nhiễm rộng rãi tại Mỹ.
Ông nói Lilly đang chuẩn bị sản xuất 1 triệu liều thuốc phối hợp trong những tháng tới và đang có những cuộc thảo luận tích cực để cung cấp cho các nước phương thuốc này.
10 năm Fukushima : Nhật Bản tưởng niệm nạn nhân trận động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân
Người dân dành một phút tưởng niệm các nạn nhân thảm họa Fukushima, tại Arahama, Sendai, đông bắc Nhật Bản, ngày 11/03/2021. REUTERS – KYODO
Hôm nay, 11/03/20212, cả nước Nhật dành một phúc mặc niệm cho hơn 18.500 nạn nhân thiệt mạng và mất tích sau ba tai họa trận động đất xẩy ra cách nay đúng 10 năm tại Fukushima. Một thập niên sau, vết thương vẫn chưa lành, 2 % diện tích Fukushima vẫn là những vùng « đất cấm » do ô nhiễm phóng xạ.
Vào lúc 2 giờ 46 phút giờ địa phương trưa nay, toàn nước Nhật đã dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân Fukushima. Tại Thủ đô Tokyo Nhật hoàng Naruhito và thủ tướng Yoshihide Suga chủ trì một buổi lễ. Ngay tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, gần bãi biển dân cư tổ chức một buổi lễ cầu siêu cho những nạn nhân đã bị sóng thần cuốn trôi. Tại một vào địa điểm khác như ở Myyagi, trong một chục năm qua, dân chúng vẫn miệt mài tìm kiếm xác những người mất tích. Tuần trước, thi thể một phụ nữ đã được tìm thấy.
Vào thời khắc này 10 năm trước, một trận động đất cấp 9 trên nấc thang Richter đã xảy ra tại khu vực đông bắc Nhật Bản. Tiếp theo đõ là những đợt sóng thần với làm hư hại nhiều nhà máy ở Fukushima gây ra thảm họa tai nạn nhà máy điện hạt nhân nghiêm trọng nhất trên thế giới từ sau thảm họa Tchernobyl – Ukraina, năm 1986.
10 năm qua, thống kê chính thức cho thấy 90 % các công trường hoạt động trở lại, nhưng không thể nói là Fukushima đã hồi sinh sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân hồi năm 2011 như phóng sự của thông tín viên Bruno Duval từ Tokyo cho thấy :
« Thống đốc Fukushima, Masao Uchibori tuyên bố hài lòng với những tiến bộ đã đạt được trong việc tái thiết khu vực này trong 10 năm qua. Theo ông “chỉ có 2 % diện tích trong khu vực là vẫn chưa thể cho phép dân cư tái định cư do mức độ phóng xạ vẫn còn quá cao. 2 % tức là chỉ bằng 1 phần sáu so với hồi 2011. Ngoài ra ở những nơi khác, tỷ lệ phóng xạ đã trở lại mức bình thường. Dù vây, một phần tư trong số 160.000 những người đã di tản sau tai họa đến nay vẫn chưa trở lại. Nhìn chung dân cư trong vùng đã giảm đi theo năm tháng. Khuyến khích dân chúng trở lại Fukushima sinh sống sẽ thực sự là thách thức đầu tiên của chúng ta”.
Có nhiều người từng sống tại Fukushima không trở lại vì họ không tin rằng mức độ phóng xạ không còn cao như các giới chức địa phương đã ca ngợi. Thái độ hoài nghi này ảnh hưởng luôn cả đến các nông gia trong vùng. Điều này khiến bộ trưởng bộ Tái Thiết Katsuei Hirasawa bực mình. Ông nói : “15 quốc gia vẫn hạn chế hoặc cấm nhập khẩu nông phẩm sản xuất tại Fukushima vì sợ bị nhiễm phóng xạ. Đây là một hành vi phân biện không có cơ sở và rất khó chịu. Tôi đã nêu bật điều này với ngoại trưởng Trung Quốc nhân dịp ông đến Tokyo trong lần gần đây nhất”. Hàn Quốc cũng như Trung Quốc vẫn đề cao cảnh giác. Ngoài ra Seoul còn chỉ trích Nhật Bản nhân Thế Vận Hội Tokyo lần này sẽ dùng thực phẩm từ Fukushima để phục vụ cho các vận động viên tại ngôi làng Olympic ».
10 năm tròn sau vụ khủng hoảng hạt nhân Fukushima
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, một trận động đất lớn ở ngoài khơi bờ biển phía đông Nhật Bản đã kích hoạt một trận sóng thần giết chết đến gần 20.000 người và phá hủy hơn 100.000 ngôi nhà. Nó cũng gây ra một cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, khiến nhà máy bị mất điện và làm ngập các máy phát điện. Vì không thể làm mát các lõi của lò phản ứng, nhiên liệu hạt nhân bắt đầu tan chảy.
Sự kiện này có tác động rất sâu sắc. Chẳng hạn, thủ tướng Đức Angela Merkel đã ra lệnh loại bỏ dần các lò phản ứng hạt nhân ở nước bà. Năng lượng hạt nhân không còn được coi là tối quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy việc đóng cửa và ngừng hoạt động các lò hạt nhân cũ đồng nghĩa các nền kinh tế tiên tiến có thể mất 2/3 công suất hạt nhân vào năm 2040. Song năng lượng hạt nhân nếu được quản lý tốt sẽ an toàn và có thể cung cấp một lượng lớn điện năng không phát thải đáng tin cậy mà thế giới đang cần. Bài học Fukushima là sử dụng năng lượng hạt nhân một cách khôn ngoan, chứ không phải trốn tránh nó.
Châu Âu cứng rắn hơn trong vấn đề nguồn cung vắc-xin
Hôm nay Cơ quan Dược phẩm Châu Âu sẽ quyết định xem có nên phê duyệt loại vắc-xin covid-19 thứ tư hay không. Loại thuốc này được phát triển bởi Janssen, một công ty con của hãng dược Mỹ Johnson & Johnson. Trong khi Mỹ và Anh khởi động một cách thành công chiến dịch tiêm chủng của họ từ tháng 12, thì châu Âu chỉ đứng bên lề theo dõi. Khối này đã rất chậm trễ trong việc phê duyệt vắc-xin, và rồi tình trạng thiếu hàng còn gây ra chậm trễ hơn nữa.
Giờ thì họ đang mạnh tay hơn. Tuần trước, Ý chặn một lô hàng 250.000 liều vắc-xin được sản xuất trong nước xuất đi Úc. Ngay cả chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng ngụ ý các nước khác có thể làm tương tự. Nguồn cung vắc-xin AstraZeneca-Oxford vốn đã ít thậm chí sẽ còn khan hiếm hơn khi nhiều nước thành viên bắt đầu cấp phép tiêm nó cho những người trên 65 tuổi. Một mối lo lớn là các nước khác có thể trả đũa lệnh cấm của Ý bằng cách hạn chế xuất khẩu các thành phần cần thiết để sản xuất vắc-xin. Mạnh tay sẽ được hoan nghênh ở quê nhà, nhưng châu Âu cũng cần bạn bè và đối tác ở nước ngoài.
Trung Quốc sắp thông qua luật đại tu hệ thống lập pháp Hồng Kông
Quốc hội Trung Quốc dự kiến sẽ thông qua những thay đổi sâu rộng đối với hệ thống bầu cử của Hồng Kông vào hôm nay. Cuộc đại tu sẽ chính thức ngăn các nhà dân chủ ra ứng cử và giật lùi nhiều thập niên phát triển dân chủ ở thành phố tự do nhất trên đất Trung Quốc. Các đề xuất bao gồm việc thành lập một cơ quan kiểm tra lý lịch các ứng viên tranh cử (ở mọi cấp, xuống tận bầu cử khu phố) để đảm bảo họ là “những người yêu nước”, tức những người trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đề xuất cũng bao gồm mở rộng cả hội đồng lập pháp Hồng Kông và ủy ban có nhiệm vụ bầu trưởng đặc khu, nhằm trao nhiều ghế hơn cho các nhóm thân Bắc Kinh. Cả hai cơ quan này đến giờ đều đã gồm toàn những người trung thành với đại lục. Đây là nỗ lực mới nhất của ĐCSTQ nhằm siết Hồng Kông chặt hơn sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm 2019. Năm 2020, quốc hội Trung Quốc đã bỏ qua các quan chức địa phương ở Hồng Kông để áp đặt luật an ninh hà khắc lên thành phố này.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu họp bàn về lãi suất
Sẽ có một cuộc tranh luận sôi nổi tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào hôm nay. Lợi suất trái phiếu chính phủ trong khu vực đồng euro, mặc dù vẫn thấp ở nhiều nước, đã nhích lên và vượt qua Mỹ. Vậy Ngân hàng Trung ương Châu Âu nên làm gì? Phe bồ câu lập luận rằng việc tăng lãi suất dài hạn như thế, vốn có thể dẫn đến chi phí tài chính cao hơn cho nền kinh tế nói chung, sẽ gây bất lợi cho sự phục hồi của khu vực đồng euro. Điều này xảy đến đúng vào thời điểm nhiều nơi vẫn đang phong tỏa, trong khi tốc độ tiêm phòng còn chậm.
Trong khi đó, phe diều hâu thoải mái hơn, với một số người coi chúng như một dấu hiệu thể hiện triển vọng tăng trưởng tốt. Do đó, gần như không có nhà bình luận nào dự đoán ngân hàng trung ương sẽ quyết liệt kìm giữ cho lợi suất không tăng. Song chủ tịch Christine Lagarde có thể sẽ hành động nếu lợi suất tăng quá nhanh, chẳng hạn như nhanh hơn cả tốc độ chương trình mua trái phiếu của ECB. Câu hỏi đặt ra là liệu chỉ lời nói đơn thuần có làm các nhà đầu tư yên lòng hay không.
Rupert Murdoch đã 90 tuổi: câu chuyện thừa kế
Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Rupert Murdoch biến Sun, một tờ báo buồn tẻ, thành một tờ báo lá cải đầy các tin scandal, giật gân và có lợi nhuận. Hôm nay, khi ông đón sinh nhật thứ 90, các công ty của ông, Fox và News Corp, giờ trị giá gần 40 tỷ đô la. Sức nặng kinh tế của chúng chỉ thua mỗi ảnh hưởng chính trị. Fox News, kênh kiếm tiền chính, là kênh truyền hình cáp yêu thích của Mỹ và là la bàn chính trị của phe bảo thủ, những người đã nghe theo lời khuyên của họ là bỏ phiếu cho Donald Trump và coi Covid-19 như bệnh cúm.
Ai sẽ kế thừa cỗ máy đáng sợ này? Con trai cả của Murdoch, Lachlan, đã là giám đốc điều hành của Fox và là đồng chủ tịch, cùng với cha, của News Corp. Nhưng khi Murdoch qua đời, quyền kiểm soát quỹ tín thác gia đình vốn có cổ phần chi phối trong cả hai công ty sẽ được chia cho bốn người con cả của ông. Và không phải tất cả bọn họ đều hòa thuận với nhau. Sẽ có một tấn kịch đáng xem.
Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị tổng 35 năm tù, bồi thường hơn 540 tỷ đồng
Ảnh ghép từ báo Tuổi Trẻ.
Trưa 10/3, Đại diện VKSND TP. Hà Nội đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 12-13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh 21 – 23 năm tù trong vụ án Ethanol Phú Thọ. Ông Thăng và một số bị cáo bị đề nghị bồi thường cho PVB số tiền hơn 540 tỷ đồng.
Theo PLO, sau 3 ngày làm việc, phiên tòa của TAND TP. Hà Nội xét xử 12 bị cáo trong vụ án liên quan đến sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang tranh luận. Đại diện VKS đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
Về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN) 12-13 năm tù, tổng hợp với các bản án trước đó là 30 năm tù.
Vũ Thanh Hà (cựu TGĐ Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí – PVB); Trần Thị Bình (cựu TGĐ PVN), Nguyễn Xuân Thủy (cựu phó Phòng đầu tư dự án PVB), Phạm Xuân Diệu (cựu TGĐ Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí – PVC), Nguyễn Ngọc Dũng (cựu phó TGĐ PVC), Đỗ Văn Quang (cựu trưởng Ban kinh tế kế hoạch PVC), Khương Anh Tuấn (cựu phó trưởng Phòng đầu tư dự án PVB), Lê Thanh Thái (cựu trưởng Phòng kinh doanh PVB) và Hoàng Đình Tâm (cựu kế toán trưởng PVB) bị đề nghị từ 2- 8 năm tù.
Về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt Đỗ Văn Hồng (cựu chủ tịch HĐQT PVC Kinh Bắc) 6-7 năm tù, tổng hợp với bản án trước đó đã bị tuyên là 19-20 năm tù.
Tổng hợp hình phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT công ty PVC) 21-23 năm tù.
Nguồn tin trên báo Tuổi trẻ cho hay, ông Thăng, Bình và một số bị cáo bị đề nghị bồi thường cho PVB số tiền hơn 540 tỷ. Ông Thanh và Đỗ Văn Hồng, cựu chủ tịch HĐQT Công ty PVC Kinh Bắc, phải bồi thường cho PVC hơn 13 tỷ. Ông Thanh phải trả số tiền hưởng lợi hơn 3 tỷ đồng cho PVC Kinh Bắc.
Theo Viện kiểm sát, Cơ quan an ninh điều tra đang tạm giữ giấy chứng nhận sử dụng đất khu biệt thự tại Tam Đảo và tài sản gắn liền với đất. Đây là nhà đất do ông Thanh và Hồng mua bằng tiền tạm ứng trái pháp luật nên đề nghị tòa án tiếp tục tạm giữ để giải quyết thi hành án.
Covid-19: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới chia rẽ về khả năng đình chỉ bảo hộ sáng chế vac-xin
Tranh vẽ trên tường ca ngợi đội ngũ y tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, trên một phố ở Navi Mumbai, Ấn Độ, ngày 08/03/2021. REUTERS – FRANCIS MASCARENHAS
Cuộc chạy đua vac-xin ngừa Covid-19 vẫn tiếp diễn gay gắt. Hôm qua 10/03/2021, Liên Hiệp Châu Âu thông báo mua thêm 4 triệu liều vac-xin Pfizer BioNTech. Thụy Sĩ cũng đặt mua thêm 3 triệu liều. Trong khi đó, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thảo luận về khả năng đình chỉ quyền bảo hộ các bằng sáng chế vac-xin ngừa Covid-19 để đẩy nhanh việc sản xuất.
Hiện giờ đã có khoảng 100 quốc gia ủng hộ đề xuất này. Nhưng các nước phương Tây, nơi tập trung hầu hết các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới, thì không ủng hộ sáng kiến đó.
Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche giải thích :
« Đối với những người ủng hộ sáng kiến, trong đó có Ấn Độ, việc đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế sẽ cho phép tăng số cơ sở sản xuất trên khắp thế giới. Các quốc gia nghèo, những nước đang gặp khó khăn để được nhận vac-xin, có thể được giao vac-xin một cách nhanh chóng với chi phí phải chăng.
Nhưng theo Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Dược phẩm Quốc tế, Thomas Cuéni, điều còn thiếu hiện nay để có thể sản xuất thêm nhiều vac-xin là nguyên liệu và nhân lực có trình độ. Ông Thomas Cuéni khẳng định vấn đề không phải là bằng phát minh: « Vào lúc ngành công nghiệp dược phẩm đang hành động mà nói bây giờ họ phải từ bỏ quyền bảo hộ bằng sáng chế của họ để đối phó với đại dịch hiện nay thì việc này không có tác dụng gì và sẽ không giúp làm tăng số liều vac-xin sản xuất được. Thậm chí việc này còn có nguy cơ làm mất đi tinh thần hợp tác hiện có ».
Lập luận bằng sáng chế không quá quan trọng này trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Nam Phi không tin vào điều đó. Tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, quốc gia này đã tố cáo các hoạt động của ngành công nghiệp dược phẩm tìm kiếm tối đa lợi nhuận bất chấp các lợi ích chung. Đó cũng là ý kiến của tổ chức phi chính phủ Y Sĩ Không Biên Giới. David di Lorenzo là điều phối viên của tổ chức này. Ông phát biểu : « Đó là điều mà lần nào chúng tôi cũng nhận thấy. Có một nỗi sợ hãi xuất hiện, vì thế người ta sẽ đưa ra các lời hứa, nói về tình đoàn kết trên thế giới nhưng rồi cuối cùng, các cơ chế thường thấy lại được triển khai như cũ, và lợi nhuận lại được đặt lên trên mạng sống của con người ».
Trước mắt, các nước thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vẫn chưa tìm ra được một thỏa thuận nào. Có lẽ khả năng này còn xa vời. Hai cuộc họp khác bàn về bằng sáng chế đã được lên kế hoạch, sẽ diễn ra từ nay đến đầu tháng Sáu tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ».
Quân đội Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi ‘nhận tiền, vàng’ bất hợp pháp
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Bà Aung San Suu Kyi bị bắt giữ từ tháng Hai
Giới cầm quyền quân sự tại Miến Điện cáo buộc nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi là đã nhận bất hợp pháp 600 ngàn đô la Mỹ và một số lượng vàng.
Đây là cáo buộc nặng nề nhất mà phía quân đội đưa ra kể từ khi phe này lật đổ bà Suu Kyi và giới lãnh đạo dân chủ hôm 1/2.
Không có bằng chứng nào được đưa ra đối với cáo buộc này.
Chuẩn tướng Zaw Min Tun cũng cáo buộc Tổng thống Win Myint và một số bộ trưởng trong Nội các là tham nhũng.
Đảng của bà Suu Kyi, Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD) đã giành chiến thắng vang dội trong kỳ bầu cử hồi năm ngoái, nhưng quân đội nay nói rằng đó là kỳ bầu cử gian lận.
Các nhà quan sát độc lập quốc tế đã thách thức tuyên bố của quân đội và nói rằng họ không thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cuộc bầu cử đó.
Bà Suu Kyi đã bị giam giữ trong 5 tuần qua tại một địa điểm không được tiết lộ và đang phải đối diện với một số các cáo buộc, trong đó có tội gây “sợ hãi và báo động”, chiếm giữ bất hợp pháp thiết bị phát sóng radio và vi phạm các quy định về Covid-19.
Nguồn hình ảnh, EPA
Chụp lại hình ảnh,
Hàng nghìn người biểu tình xuống đường kể từ cuộc đảo chính – và đã bị đối mặt với lực lượng an ninh ngày càng tăng
Cáo buộc về các khoản chi trả bất hợp pháp được đưa ra hôm thứ Năm là cáo buộc nghiêm trọng nhất cho tới nay.
Trị giá của số vàng mà quân đội nói rằng bà đã nhận một cách bất hợp pháp được cho là khoảng 450.000 bảng Anh.
Tại Myanmar, đã xảy ra những cuộc biểu tình trên đường phố kể từ khi quân đội tiếm quyền và bắt giữ bà Suu Kyi.
Có ít nhất 7 người nữa đã bị các lực lượng an ninh giết chết hôm thứ Năm, khiến tổng số người thiệt mạng cho tới nay là hơn 60 trường hợp.
Các nhân chứng nói một số người biểu tình đã bị bắn vào đầu.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và một số nước khác đã lên án việc sát hại dân thường trong làn sóng trấn áp những người biểu tình phản đối đảo chính tại Myanmar, và kêu gọi giới chức kiềm chế.
Võ Thái Hà tóm lược
——————————————————-
NEWS
VIỆT NAM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
1. Việt Nam – Vấn nạn ‘chảy máu chất xám’ tiếp diễn: lỗi từ đâu? – RFA
2. Giải mã vụ Đồng Tâm – GS Hoàng Xuân Phú
3. Tổng hợp các thông tin cần biết về vụ án Đồng Tâm – Yên Khắc Chính
TIN THẾ GIỚI
1. Trung Cộng che đậy sự thất bại về cuộc tranh chấp biên giới Trung-Ấn
2. Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 10 tháng 3 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
3. Cựu Ngoại trưởng Pompeo mong muốn tới thăm Đài Loan
4. Bình luận của Đại Dương: Kho thuốc súng Đông Bắc Á (có âm thanh)
5. Nhân khủng hoảng Myanmar nói về Phật giáo chính trị và thái độ với bạo lực – TS Nguyễn Phương Mai
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
1. 12 tiểu bang Mỹ khởi kiện ông Biden về sắc lệnh khí hậu
3. Chính sách đối ngoại của TT Biden đến nay vẫn còn là một ẩn số
Điểm tin thế giới
Đô đốc Hải quân Mỹ: Mỹ đang mất dần lợi thế trước Trung Quốc tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Ảnh chụp màn hình Youtube/Việt Nam TV
Chỉ huy hàng đầu của Mỹ trong khu vực cảnh báo rằng quân đội Mỹ đang mất lợi thế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi Trung Quốc nhanh chóng mở rộng quân sự theo những cách thức cho thấy họ đang chuẩn bị cho các hành động gây hấn.
Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cho biết cán cân quân sự trong khu vực đang “trở nên bất lợi hơn” đối với Mỹ, làm gia tăng nguy cơ Trung Quốc có hành động quân sự vì sức răn đe giảm sút.
“Chúng ta đang tích lũy rủi ro có thể chứng kiến Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng trước khi lực lượng của chúng ta có thể đưa ra phản ứng hiệu quả”, Davidson nói với ủy ban vũ trang Thượng viện trong phiên điều trần hôm thứ Ba (9/3).
Tuần trước, Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 6,8% trong năm nay. Davidson cho biết Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng lực lượng hải quân và dự kiến có thể triển khai 3 tàu sân bay vào năm 2025.
Đô đốc cho biết Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần năng lực hạt nhân của mình trong hai thập kỷ qua và có thể vượt qua Mỹ vào cuối thập kỷ này nếu mức hiện tại của họ tăng gấp bốn lần, như một số chuyên gia đã dự đoán.
Bình luận của ông được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ trở nên lo lắng về hoạt động quân sự hung hăng của Trung Quốc xung quanh Đài Loan. Khi được hỏi liệu Mỹ có nên thay đổi chính sách dài hạn về “sự mơ hồ chiến lược” – một chính sách trong đó Mỹ từ chối cho biết họ sẽ phản ứng như thế nào trước một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan – ông đề nghị nên xem xét vấn đề này.
“40 năm mơ hồ chiến lược. . . đã giúp giữ cho Đài Loan và tình trạng hiện tại của nó, nhưng bạn biết những điều này nên được xem xét lại thường xuyên,” Davidson nói.
Vào thứ Sáu tới (12/3), TT Biden sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các thành viên của Bộ tứ – Nhật Bản, Ấn Độ và Australia – để thảo luận về cách họ có thể làm việc cùng nhau để chống lại Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Lực lượng an ninh Myanmar vây bắt người biểu tình; Mỹ kêu gọi lực lượng này rút đi
Cảnh sát chuẩn bị giải tán người biểu tình ở Myanmar.
Các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã sử dụng hơi cay và bao vây hàng trăm người biểu tình chống chính quyền quân nhân tại hai địa điểm ở Yangon hôm 10/3, khiến Đại sứ quán Mỹ kêu gọi lực lượng an ninh rút lui.
Tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã không thống nhất được một tuyên bố về việc lên án cuộc đảo chính ở Myanmar, kêu gọi quân đội kiềm chế và đe dọa sẽ xem xét “các biện pháp tiếp theo”.
Các cuộc thảo luận về tuyên bố này có thể sẽ tiếp tục, các nhà ngoại giao cho biết, sau khi Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Việt Nam đưa ra đề xuất sửa đổi vào cuối ngày 9/3 đối với dự thảo của Anh, bao gồm việc loại bỏ việc đề cập đến cuộc đảo chính và đe dọa cân nhắc hành động tiếp theo.
Cảnh sát ập vào một khu nhà ở của nhân viên đường sắt ở Yangon và bao vây hàng trăm người biểu tình ở quận Bắc Okkalapa, thuộc một khu vực khác của thành phố, hôm 10/3. Các nhân chứng cho biết hơn 100 người đã bị bắt tại hai địa điểm này.
Nhiều nhân viên đường sắt là một phần của phong trào bất tuân dân sự đã làm tê liệt hoạt động kinh doanh của chính phủ và bao gồm các cuộc đình công tại các ngân hàng, nhà máy và cửa hàng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 1 tháng 2.
“Chúng tôi đang thấy các báo cáo về các học sinh và dân thường vô tội bị bao vây bởi lực lượng an ninh ở Bắc Okkalapa, cũng như các vụ bắt giữ”, Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi kêu gọi các lực lượng an ninh đó rút khỏi khu vực, thả những người bị giam giữ và cho phép mọi người rời đi an toàn”.
Lực lượng an ninh đã gia tăng đàn áp đối với các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày trên toàn quốc, khiến quốc gia Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Hơn 60 người biểu tình đã bị giết và 1.900 người bị bắt kể từ cuộc đảo chính, nhóm vận động có tên gọi Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết.
Mỹ thông qua gói kích thích của tổng thống Biden
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm ngoái, mong muốn hợp tác lưỡng đảng và chủ nghĩa trung dung của Joe Biden đã khiến phe tiến bộ lo lắng. Họ muốn một nhân vật sẵn sàng chiến đấu chứ không phải một kẻ thỏa hiệp. Nhưng hôm nay, Hạ viện đã sẵn sàng thông qua – và ông Biden sẽ ký thành luật – dự luật kích thích khổng lồ của ông. Nó sẽ không tăng lương tối thiểu liên bang lên 15 đô la mỗi giờ hoặc trợ cấp thất nghiệp từ 300 lên 400 đô la một tuần, nhưng hầu hết người Mỹ sẽ nhận được chi phiếu 1.400 đô la.
Dự luật này cũng giải ngân hàng tỷ đô la cho các chính quyền bang và địa phương, các trường học cũng như phát triển và phân phối vắc-xin. Nó cũng mở rộng hỗ trợ gia đình có trẻ em và tăng trợ cấp theo Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Vừa túi tiền, theo đó có thể giúp hàng triệu người nhận được bảo hiểm y tế. Về mặt chính trị, nó cho thấy rằng Biden sẽ không để mong muốn hợp tác lưỡng đảng làm chệch hướng chương trình nghị sự của ông — gói dự luật thông qua hai viện theo đúng lập trường đảng phái. Kỷ nguyên chính phủ lớn, mà Bill Clinton tuyên bố đã chết cách đây 25 năm, dường như đang quay trở lại.
Cựu tổng thống Brazil Lula có khả năng ra tranh cử năm 2022
Một thẩm phán Tòa Tối cao Brazil đã tuyên hủy một loạt cáo buộc tham nhũng chống lại cựu tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva, dọn đường cho ông tái tranh cử vào năm 2022. Ông Lula, người thuộc Đảng Công nhân cánh tả, bị cấm tranh cử vào năm 2018, khi sự phẫn nộ của công chúng đối với vụ bê bối tham nhũng Lava Jato (“Car Wash”) đã giúp bầu ra một nhà dân túy cực hữu, Jair Bolsonaro. Vị thẩm phán này phán quyết rằng các vụ kiện đã đệ trình sai thẩm quyền.
Nếu toàn tòa đồng thuận, các vụ kiện có thể được nộp lại từ đầu ở một tòa khác. Tin này sẽ thúc đẩy chia rẽ khi cuộc bầu cử đến gần. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 50% người Brazil cho biết họ có thể bỏ phiếu cho ông Lula nhưng 44% nói họ sẽ không bao giờ làm vậy. Trong khi đó, 38% có thể bỏ phiếu cho ông Bolsonaro; và 56% từ chối. Nguy cơ chia phiếu đã làm dấy lên những lời kêu gọi thành lập một “mặt trận rộng lớn” của các đảng đối lập để đưa lên một ứng viên ôn hòa hơn. Song chính các đảng này lại đang chia rẽ về các vấn đề kinh tế và ý thức hệ chính.
Adidas và Reebok sắp chia tay
Adidas và Reebok như đang đường ai nấy đi. Adidas, gã khổng lồ trong lĩnh vực đồ thể thao của Đức, sẽ vạch ra kế hoạch tách khỏi công ty con giày thể thao này khi công bố bản cập nhật chiến lược kinh doanh vào hôm nay. Adidas đầu tư rất nhiều vào các nền tảng trực tuyến kể từ năm 2017, và đã giúp doanh thu của họ chống chọi với đại dịch. Chẳng hạn, họ giờ có thể mang lại cho khách hàng mua sắm từ xa trải nghiệm tốt hơn bằng các công cụ thực tế tăng cường, và tặng các phần thưởng kèm link đến các bài tập thể dục.
Doanh số bán hàng trực tuyến tăng đã giúp lợi nhuận của Adidas tăng 1,1 tỷ euro (1,3 tỷ đô la) từ quý 2 đến quý 3 năm 2020. Song Reebok bị bỏ lại, tiếp tục phong độ phập phù kể từ khi Adidas mua lại họ với giá 3,8 tỷ đô la hồi năm 2006. Reebok vốn được kỳ vọng giúp Adidas đấu với đối thủ lớn của họ, Nike, ở Bắc Mỹ; nhưng kể từ đó thương hiệu ba sọc cốt lõi của Adidas đã đủ lớn mạnh để tự cạnh tranh. Vì vậy, họ có thể sẽ bán Reebok — với giá chỉ 1 tỷ euro.
John Kerry công du châu Âu để bàn về vấn đề khí hậu
Năm năm và ba tháng sau khi thỏa thuận khí hậu Paris được thông qua, John Kerry hôm nay quay lại thành phố này với vai trò mới là đặc phái viên khí hậu của Joe Biden. Trên cương vị ngoại trưởng của Barack Obama, ông Kerry từng đàm phán về thỏa thuận này tại hội nghị thượng đỉnh COP21 của Liên Hợp Quốc. Tại London vào hôm thứ Hai, ông đã gặp Alok Sharma, chủ tịch của COP26 năm nay, sự kiện sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Glasgow.
Ông cũng đã gặp các ủy viên châu Âu tại Brussels hôm qua. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết mục đích chuyến công du của ông Kerry là nhằm “tăng cường tham vọng khí hậu toàn cầu” trước thềm COP26 và cuộc họp các nhà lãnh đạo thế giới do Tổng thống Biden kêu gọi vào đúng Ngày Trái đất 22 tháng 4. Đó là một mục tiêu xứng đáng, vì hầu hết chương trình khí hậu của các nước đều không đạt được mục tiêu của thỏa thuận Paris. Nhưng chuyến đi có lẽ cũng là một nỗ lực phục hồi vị thế lãnh đạo vấn đề khí hậu của Mỹ, vốn bị xói mòn bởi chính quyền Trump và các chính sách thất thường của Mỹ ở trong
Hoàng gia Anh lên tiếng sau cuộc phỏng vấn gây sốc của Harry và Meghan
Hoàng tử Anh Harry và vợ Meghan trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CBS hôm 07/03/2021. AP – Joe Pugliese
Hai ngày sau trận bão gây ra từ cuộc trả lời phỏng vấn của hoàng tử Harry và vợ là Meghan trên một kênh truyền hình Mỹ, điện Buckingham đã ra khỏi sự im lặng. Trong một thông cáo hơn chục dòng, nữ hoàng Elisabeht đệ nhị cho biết « rất buồn » vì tình hình, và khẳng định cáo buộc phân biệt chủng tộc do Meghan đưa ra sẽ được xem xét nghiêm túc.
Theo thông tín viên Muriel Delcroix của RFI tại Luân Đôn, thì tuy ngắn gọn và nhẹ nhàng, nhưng rốt cuộc cũng có được câu trả lời từ nữ hoàng vốn hiếm khi phát biểu. Lần này với 11 triệu người Anh ngồi trước truyền hình hôm 08/03 xem chương trình phỏng vấn nẩy lửa, và truyền thông chỉ nói về chủ đề này mà thôi, Hoàng gia Anh ngày càng dưới áp lực phải phản ứng trước các buộc, nên thông cáo mang tính hòa giải và thông cảm thay vì đối đầu.
Toàn bộ Hoàng gia « rất buồn » khi biết rằng những năm gần đây đã « khó khăn » như thế nào với cặp vợ chồng, khẳng định vẫn luôn yêu thương Harry, Meghan và bé Archie. Nữ hoàng cho biết coi các cáo buộc kỳ thị chủng tộc là « nghiêm túc », và hứa sẽ xử lý « trong vòng nội bộ ».
Thông cáo cũng nhấn mạnh rằng « một số kỷ niệm có thể khác nhau », một cách nói lịch sự nhưng thực tế cho thấy Hoàng gia hoàn toàn bác bỏ tố cáo phân biệt chủng tộc. Theo Meghan, một thành viên hoàng tộc đã tỏ ra lo ngại về màu da của em bé trước khi sinh. Hai vợ chồng hoàng tử Harry không tiết lộ danh tính, nhưng người phỏng vấn nổi tiếng Oprah Winfrey cho biết Harry nói « không phải là ông bà nội », tức nữ hoàng và hoàng thân Philip.
Le Figaro nhận định, như vậy gọng kềm siết lại đối với thái tử Charles hoặc hoàng tử William, gây rắc rối cho hai nhân vật có thể lên ngôi quốc vương Anh. Về phía cha ruột của Meghan vốn bất đồng với con gái, tuyên bố ông « hoàn toàn không nghĩ rằng Hoàng gia Anh phân biệt chủng tộc ».
Theo một thăm dò của YouGov, 36% số người được hỏi ủng hộ Hoàng gia Anh, chỉ 22% (đa số là người trẻ 18-24 tuổi) đứng về phía cựu nữ diễn viên Mỹ. Không thể nào biết được cuộc chiến giữa đôi bên sẽ dịu bớt hay không, nhưng Le Figaro nhận thấy một điều chắc chắn là nữ hoàng chứng tỏ tầm vóc xứng đáng với vai trò đáng kính trọng của mình, hơn là cặp vợ chồng nổi loạn.
Lãnh đạo Florida kiện chính quyền Biden vì vi phạm luật liên bang
Ông Joe Biden (ảnh: Shutterstock).
“Sự thất vọng của tôi đã bùng lên và chúng tôi sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm trước tòa án liên bang”…
Tổng chưởng lý của tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, bà Ashley Moody hôm thứ Ba (9/3 theo giờ địa phương) thông báo rằng đang theo đuổi hành động pháp lý chống lại chính quyền Biden về vấn đề nhập cư “nghiêm trọng”, mà bà cho rằng vi phạm luật liên bang.
“Tôi đã phát biểu trong nhiều tuần nay và cảnh báo người Mỹ về thực tế rằng chính quyền này đang phớt lờ trách nhiệm của mình trước luật pháp của liên bang. Yêu cầu phải trục xuất tội phạm người nước ngoài mà [theo luật] ở đây là bất hợp pháp và phải nói rằng chúng tôi sẽ không làm điều đó nữa”, bà nói với Fox News.
Theo bà Moody, chính quyền ông Biden đã hủy bỏ việc đưa những tên tội phạm nhập cư bất hợp pháp phạm tội tình dục ra trước công lý.
“Đầu tiên, họ đã hủy bỏ Chiến dịch Talon, nhắm mục tiêu vào những tội phạm tình dục ở Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp và bây giờ họ đã công bố hướng dẫn, về cơ bản là thả những tội phạm hình sự nghiêm trọng vào đường phố của chúng ta”.
Theo người sáng lập một tổ chức phi lợi nhuận chuyên chống buôn bán hoạt động tình dục trẻ em, những nỗ lực của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm xây dựng một văn phòng chuyên chống buôn bán hoạt động tình dục đã tạo ra một “tác động đáng kinh ngạc” trong bốn năm qua.
Những kẻ phạm tội nguy hiểm đang được thả trở lại Florida, theo Moody, và nhóm của bà sẽ bắt chính quyền ông Biden phải chịu trách nhiệm.
“Họ đang hủy bỏ những người theo dõi và yêu cầu các nhà lãnh đạo thực thi pháp luật của chúng ta phải thả họ trở lại tiểu bang của chúng tôi”.
“Ý tôi là thật không thể tin được, những người không phải là lãnh đạo thực thi pháp luật được yêu cầu thả [tội phạm]. Sự thất vọng của tôi đã bùng lên và chúng tôi sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm trước tòa án liên bang”.
Bảo vệ di sản thời ông Trump, hàng loạt tiểu bang kiện ông Biden
Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 Donald Trump (ảnh: Shutterstock).
Một chục tiểu bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã đệ đơn kiện chính quyền Biden vào thứ Hai (8/3 theo giờ địa phương) về lệnh hành pháp ngày 20/1 nhằm hủy bỏ một số chính sách thời ông Trump.
Các Tổng Chưởng lý của Đảng Cộng hòa đã ký vào đơn kiện cho rằng lệnh này là một sự mở rộng vi hiến đối với các quy định về khí hậu có thể làm tê liệt sản xuất năng lượng và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Tổng Chưởng lý tiểu bang Missouri, ông Eric Schmitt đang dẫn đầu nỗ lực pháp lý chống lại chính quyền Biden.
“Ngành sản xuất, nông nghiệp và năng lượng rất cần thiết cho nền kinh tế Missouri và tạo ra hàng nghìn việc làm cho người Missouri chăm chỉ trên khắp tiểu bang. Theo lệnh hành pháp của Tổng thống Biden, mà ông ấy không có thẩm quyền ban hành, công dân Missouri chăm chỉ đã sống và làm việc trên mảnh đất này qua nhiều thế hệ có thể bị bỏ lại trong cát bụi”, ông Schmitt nói trong một tuyên bố.
“Từ các hóa đơn sử dụng năng lượng đắt đỏ hơn cho đến việc mất việc làm, sự mở rộng quy mô lớn của quyền quản lý liên bang có khả năng ảnh hưởng đến gần như mọi hộ gia đình ở tiểu bang này – đó là lý do tại sao hôm nay tôi dẫn đầu một liên minh các tiểu bang để ngăn chặn lệnh hành pháp này và bảo vệ các gia đình Missouri”.
Một trong những lệnh hành pháp được hành đầu tiên của chính quyền ông Biden chứa các chỉ thị tác động đến nhiều hành động mà chính quyền ông Trump đã thực hiện đối với khí hậu, năng lượng và đất đai liên bang.
Lệnh yêu cầu xem xét lại việc cắt giảm đất bảo tồn liên bang được thực hiện dưới thời chính quyền ông Trump. Năm 2017, cựu Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh cắt giảm hàng triệu mẫu đất bảo tồn quốc gia ở Utah. Vào năm 2020, ông Trump cũng cắt giảm đất bảo tồn quốc gia ở Seamounts.
Chỉ thị của Biden ngăn cản điều này, nghĩa là các số liệu tạm thời do chính quyền Biden đề xuất, sẽ được sử dụng để quyết định xem nhiều dự án có được chính phủ liên bang chấp thuận để tiến hành hay không, sẽ là một gánh nặng lớn đối với sự phát triển của các tiểu bang.
“Nếu Lệnh Hành pháp [của ông Trump] không còn, nó sẽ gây thiệt hại hàng trăm tỷ hoặc hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong nhiều thập kỷ tới. Nó sẽ phá hủy công ăn việc làm, kìm hãm sản xuất năng lượng, bóp nghẹt sự độc lập về năng lượng của nước Mỹ, đàn áp nông nghiệp, ngăn cản sự đổi mới và làm nghèo đi các gia đình lao động”, Tổng Chưởng lý Missouri cho biết.
Missouri hiện dẫn đầu vụ kiện và theo sau là các tiểu bang Arizona, Arkansas, Indiana, Kansas, Montana, Nebraska, Ohio, Oklahoma, South Carolina, Tennessee và Utah.
Cựu Ngoại trưởng Pompeo bày tỏ mong muốn tới thăm Đài Loan
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (ảnh: Từ video của Yahoo Finance)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Ba (9/3) cho biết ông rất mong có cơ hội đến thăm Đài Loan trong tương lai. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Đài Loan bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp của ông Pompeo trong việc thúc đẩy quan hệ Mỹ-Đài và chào đón ông tới thăm hòn đảo, theo Taiwan News.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNA, ông Pompeo nói rằng là một người lính trong Chiến tranh Lạnh, ông đã chứng kiến những gì “chế độ chuyên chế và chủ nghĩa cộng sản đã gây ra đối với cuộc sống thường nhật của người dân”. Ông khẳng định rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “đã đặt ra một nguy cơ thực sự đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Khi được hỏi về lý do tại sao Bộ Ngoại giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông lại dỡ bỏ các hạn chế hành chính đối với các trao đổi chính thức với Đài Loan, ông Pompeo nói, “Chúng tôi bắt đầu quan sát kỹ nó và nhận ra rằng điều đó thật điên rồ. Chúng ta có một bộ quy tắc hoàn toàn lạ lùng và nó không có ý nghĩa gì”.
Ông Pompeo nói rằng sau khi xem xét đầy đủ, “nó phải đem lại cho chúng ta [Mỹ-Đài] nhiều cuộc thảo luận hơn, chứ không phải ít hơn. Có những cuộc thảo luận cởi mở hơn chứ không phải những cuộc nói chuyện bí mật hơn”.
Khi được hỏi liệu ông có kế hoạch đến thăm Đài Loan hay không, Pompeo nói, “Thật tuyệt vời khi có cơ hội đến đó vào một ngày nào đó. Tôi thực sự thích điều đó. Đó sẽ là một sự kiện có thật”.
Hôm thứ Tư (10/3), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Âu Giang An cho biết Chính phủ Đài Loan chân thành cảm ơn Pompeo vì “những đóng góp quan trọng và nhiều hành động hữu nghị của ông trong việc củng cố quan hệ Mỹ-Đài trong nhiệm kỳ của ông”. Bà Âu cho biết Đài Loan rất trân trọng tình bạn lâu dài với ông Pompeo và hoan nghênh ông đến thăm Đài Loan.
—
————————————————————
NEWS
THỜI SỰ:
Apple đang rút khỏi Trung Quốc, iPhone 12 sẽ được sản xuất tại Ấn Độ
Hình minh họa từ video của Apple.
Apple dự định chuyển từ 7% đến 10% công suất sản xuất tại Trung Quốc cho Ấn Độ, theo Epoch Times, có tin rằng iPhone 12 sẽ được Hon Hai Technology sản xuất tại nhà máy ở Tamil Nadu Ấn Độ, nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn này.
New Talk, hôm 8/3, cho hay mặc dù thế giới kỳ vọng rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm bớt căng thẳng sau khi ông Biden nhậm chức, nhưng xu hướng các ông lớn công nghệ giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc vẫn đang diễn ra.
Vào tháng 1 vừa qua tạp chí Nikkei Asian Review đã tiết lộ rằng, iPhone và iPad của Apple sẽ đẩy nhanh việc chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Việt Nam và mở rộng sản xuất iPhone ở Ấn Độ. Tập đoàn còn có kế hoạch sản xuất điện thoại di động 5G đầu tiên và iPhone 12 ở Ấn Độ.
Vào tháng 12 năm ngoái, truyền thông Trung Quốc đưa tin, Hon Hai Group, nhà máy gia công chính của Apple, sẽ bắt đầu sản xuất thử nghiệm iPhone 12 tại Ấn Độ và dự kiến sẽ ra mắt trong vòng hai tháng.
Trong những năm gần đây, chi phí lao động ở Trung Quốc ngày một tăng lên, hơn nữa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp tục và dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng sử dụng các biện pháp thương mại để buộc các nước khác phải cúi đầu trước họ. Đó là những lý do khiến các công ty quốc tế lớn đã chuyển một số hoặc tất cả tài sản của họ ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt là các công ty từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dương Thiệu Trị, cựu giáo sư tại Trường Kinh tế thuộc Đại học Quý Châu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 10 năm ngoái rằng, các doanh nhân nước ngoài rút khỏi Trung Quốc là để phân tán rủi ro kinh doanh. Đây là nhận thức cơ bản về đầu tư, “Hơn nữa, quan hệ Trung-Mỹ hiện tại thực sự đang ở trong tình trạng tương đối căng thẳng, và bản thân ĐCSTQ đang vi phạm hiến pháp của chính nó. Ví dụ như hiến pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng”, ông Dương nói.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ đừng ‘đùa với lửa’, phải loại bỏ thành tựu của chính quyền ông Trump
Ông Vương Nghị phát biểu tại Diễn đàn Lanting hôm 22/2/2021 (ảnh chụp màn hình Youtube/ CGTN).
Trung Quốc đã vạch ra một giới hạn vô hình trong quan hệ của họ với Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố rằng Đài Loan, Biển Đông, Tân Cương và Hồng Kông là công việc nội bộ của Trung Quốc do người Trung Quốc quản lý, và rằng không có chỗ cho sự thỏa hiệp về vấn đề Hồng Kông và Đài Loan mặc dù các vấn đề khác đang được thảo luận và hợp tác, theo SCMP.
Trong một cuộc họp báo vào hôm Chủ nhật (7/3), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nêu ra những mối quan tâm cốt lõi của Bắc Kinh đối với sự phát triển của quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ, nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với Washington về các vấn đề khác nhau, bao gồm kiểm soát đại dịch, phục hồi kinh tế và biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cáo buộc rằng: “Mỹ luôn can thiệp vào công việc của các quốc gia khác với lý do nhân quyền và dân chủ. Và nó đang tạo ra rất nhiều rắc rối, và nó là nguồn gốc của sự hỗn loạn trên thế giới”, ông Vương nói bên lề Đại hội Nhân dân Toàn quốc.
Ông Vương tuyên bố: “Chừng nào Mỹ không nhận thức được điều đó, thế giới sẽ không bình yên”. Ông Vương cũng mô tả Đài Loan là một “lằn ranh đỏ” không nên vượt qua, nói rằng Tòa Bạch Ốc nên từ bỏ mối quan hệ của chính quyền Trump với Đài Loan.
Ông nói: “Chính phủ Trung Quốc không có chỗ để thỏa hiệp về vấn đề Đài Loan, và cũng không có chỗ cho sự nhượng bộ”.
Đồng thời ông kêu gọi rằng: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền mới của Hoa Kỳ nhận thức đầy đủ về mức độ nhạy cảm của vấn đề Đài Loan… và thay đổi hoàn toàn các hoạt động nguy hiểm của chính phủ trước đó là ‘vượt qua ranh giới và chơi với lửa’”.
Ông nói rằng Đài Loan, Biển Đông, Tân Cương và Hồng Kông là công việc nội bộ của Trung Quốc do người Trung Quốc quản lý.
Giá xăng dầu ở Mỹ tăng chóng mặt từ chính sách mới của TT Biden
ảnh chụp màn hình Youtube
Tầng lớp lao động và trung lưu đang phải chịu tổn tại lớn nhất từ giá xăng dầu tăng cao do chính sách ‘năng lượng xanh’ của TT Biden.
Bí quyết cho sự thành công của nền kinh tế và sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump là biến nước Mỹ trở thành một quốc gia độc lập về năng lượng. Tổng thống Trump đã nói trong chiến dịch tái tranh cử rằng các chính sách kinh tế xanh mới (Green New Deal) của Joe Biden sẽ làm giảm sản lượng năng lượng trong nước từ đó tăng giá nhiên liệu. Những dấu hiệu ban đầu trong gần hai tháng đầu nhiệm kỳ của vị tân Tổng thống cho thấy ông Trump đã đúng.
Sự kết hợp giữa giá năng lượng thấp và lãi tỷ lệ suất trước đại dịch, bên cạnh tỷ lệ năng suất cao về bản chất của nền công nghiệp Mỹ đã hấp dẫn các doanh nghiệp và khuyến khích việc mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, với một nền kinh tế đang vật lộn để phục hồi sau đại dịch và tình trạng đóng cửa kinh tế kéo dài, Tổng thống Joe Biden đã bắt đầu rút lại các chính sách hướng tới mục đích độc lập năng lượng vào ngày đầu tiên của chính quyền của ông.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài Fox News hôm thứ Năm, cựu chủ tịch của tập đoàn dầu khí Shell Oil John Hofmeister cho biết giá năng lượng có thể tiếp tục giá tăng từ mức trung bình quốc gia hiện tại là 2,75 USD/gallon. Con số mới ghi nhận mức tăng $0,33 mỗi gallon so với mức giá vào cùng tháng năm ngoái. Một phần lý do đằng sau sự tăng giá là các nhà máy lọc dầu đã ngừng hoạt động một thời gian. Tuy nhiên, các kế hoạch triển khai chính sách năng lượng xanh của Tổng thống Biden và các sắc lệnh hành pháp ban đầu liên quan đến hợp đồng thuê thăm dò và khai thác mỏ đã tạo ra một làn sóng chấn động đối với ngành công nghiệp. Theo lời ông Hofmeister:
Nhưng có điều gì đó khác tinh tế hơn đang diễn ra. Điều đó là, chính là ngành công nghiệp này, các nhà sản xuất, đang thực hành chính sách kỷ luật vốn rất nghiêm túc và họ sẽ không quay trở lại để sản xuất thêm dầu. Và họ cũng đang bị chính quyền siết chặt.
Vì vậy, lệnh cấm cho thuê – lệnh cấm đối với các hợp đồng thuê [đất công để khai thác dầu khí] mới từ chính quyền Biden – sẽ tạo ra một tâm lý “sản lượng tương lai sẽ khan hiếm” trong toàn ngành, và chính tâm lý đó đã thúc đẩy giá dầu tăng mạnh.
Mỹ xem xét đổ thêm tiền cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Đô đốc Philip Davidson hầu như chỉ huy mọi binh sĩ Mỹ ở giữa dãy Himalaya và Hawaii. Hồi tuần trước, ông cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ vượt xa họ trong vòng 5 năm. Hôm nay, ông sẽ ra trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện để xin cấp hàng chục tỷ đô la cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như một phần của Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương mới.
Ông muốn có 4,7 tỷ đô la trong năm 2021 và 2022 – nhiều hơn cả ngân sách quốc phòng của một cường quốc khu vực quy mô trung bình như Philippines – và thêm 22,7 tỷ đô la nữa cho giai đoạn 2023 đến 2027. Một trong những mục đích là phòng vệ Guam tốt hơn trước nguy cơ tên lửa. Một mục đích nữa là nâng cấp các cơ sở trên khắp châu Á, để các lực lượng Mỹ có thể phân tán nếu các căn cứ chính của họ ở Guam, Nhật Bản và Hàn Quốc bị tấn công. Đô đốc Davidson cũng muốn có 3,3 tỷ đô la cho một loạt tên lửa mới gần bờ biển Trung Quốc. Rõ ràng các đối tác của Mỹ không hào hứng đón chúng lắm.
Tình hình Senegal ngày càng căng thẳng
Kể từ tuần trước, biểu tình trên diện rộng đã nhấn chìm Senegal. Nguyên nhân là vụ bắt giữ Ousmane Sonko, một nhân vật đối lập hàng đầu, vì tội gây rối trật tự công cộng. Ông bị bắt trên đường đến tòa án cho vụ kiện về một cáo buộc hiếp dâm. Những người biểu tình cho rằng Tổng thống Macky Sall đang dùng hệ thống luật pháp để chống lại các thủ lĩnh phe đối lập; hai nhân vật tương tự cũng đã bị bỏ tù trong nhiệm kỳ của ông. Ông Sall phủ nhận các cáo buộc.
Người biểu tình cũng tức giận vì thiếu việc làm và lệnh giới nghiêm covid-19. Cơ quan quản lý truyền thông hiện đã đình chỉ hai kênh truyền hình tư nhân vì đưa tin về các cuộc biểu tình. Và các ứng dụng mạng xã hội cũng bị hạn chế. Các thanh niên giận dữ đã tấn công các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp liên kết với Pháp, nước từng chiếm Senegal làm thuộc địa. Tới nay ít nhất tám người đã thiệt mạng. Trước đó vào hôm Chủ nhật, tổng thanh tra chính phủ, Alioune Badara Cissé, đã nói Senegal đang “trên bờ vực tận thế”. Có lẽ vì lý do này mà hôm nay ông Sonko được tại ngoại và quân đội được triển khai xuống đường. Tuy nhiên, biểu tình vẫn sẽ tiếp tục.
Bất ổn ở Paraguay do cách chính phủ xử lý covid-19
Tổng thống Paraguay Mario Abdo Benítez hôm thứ Bảy đã yêu cầu toàn bộ nội các của ông từ chức để dập tắt các cuộc biểu tình phản đối cách chính phủ xử lý đại dịch. Đất nước 7 triệu dân này hiện chỉ mới có 4.000 liều vắc xin covid-19. Gia đình của các bệnh nhân Covid-19 đã lên mạng xã hội để tố cáo tình trạng thiếu thuốc, khiến họ phải mua với giá cao ở các hiệu thuốc tư nhân; một số loại thuốc thì được dán nhãn chỉ dùng cho bệnh viện công, song lại được mua bán trên thị trường chợ đen.
Các cuộc biểu tình nóng lên từ thứ Sáu sau khi cảnh sát bắn đạn hơi cay và đạn cao su. Một người thiệt mạng và 20 người bị thương. Ngay hôm sau, tổng thống ra thông báo ông có kế hoạch thay bốn bộ trưởng, bao gồm cả bộ trưởng y tế đã từ chức hôm thứ Sáu. Nhưng không rõ liệu điều này có làm hài lòng người biểu tình, những người đang yêu cầu cả tổng thống và phó tổng thống cũng phải từ chức. Một trong những khẩu hiệu của họ là #QueSeVayanTodos: “Tất cả hãy xuống đường”.
Ngày 8 tháng 3 và vấn đề bạo hành phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 là nhằm làm nổi bật những bất bình đẳng mà phụ nữ trên khắp thế giới phải đối mặt. Một trong những điều tồi tệ nhất là bạo lực gây ra bởi đàn ông, vốn tồi tệ hơn hẳn ở một số nước. Phụ nữ ở những nơi nghèo khó có nguy cơ bị bạo hành cao nhất, vì tình cảnh khó khăn có nhiều khả năng khiến đàn ông mất kiểm soát và xã hội dung tha cho sự lạm dụng hơn. Chẳng hạn, phụ nữ châu Phi có nguy cơ bị bạn đời hoặc gia đình giết hại cao hơn gấp bốn lần so với phụ nữ châu Âu.
Ở các nước Afghanistan và Cộng hòa Dân chủ Congo, hơn 1/3 phụ nữ cho biết bị chồng hành hung trong năm ngoái. Tuy nhiên những con số như vậy có lẽ không nói lên toàn bộ câu chuyện: một nghiên cứu cho thấy khi được bảo đảm giấu tên, phụ nữ ở Rwanda tiết lộ mức độ lạm dụng nhiều gấp đôi so với khi được hỏi trực tiếp. Song phụ nữ khắp thế giới đang vận động với sự mạnh dạn ngày càng cao cho các luật chặt chẽ hơn, và chống lại các thái độ phân biệt giới tính.
Kinh tế thế giới phục hồi nhanh
Nhiều nhà dự báo đã quá bi quan về khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới sau làn sóng dịch đầu tiên. Hồi tháng 6, OECD ra dự đoán kinh tế toàn cầu giảm 7,6% trong năm 2020 nếu có một làn sóng virus thứ hai; đến tháng 12, họ giảm dự báo xuống còn 4,2%. Và dự báo kinh tế hiện tại của họ, được công bố hôm nay, có thể sẽ lạc quan hơn.
Nhiều chỉ số kinh doanh gần đây đã thể hiện tốt, trong khi ở Mỹ, nơi dữ liệu việc làm của tháng 2 tốt vượt xa kỳ vọng, Quốc hội đang trên đà thông qua gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden. Mặc dù châu Âu thiếu kích thích tài khóa ở quy mô tương đương và đang phải vật lộn với các biến thể mới của virus, lĩnh vực sản xuất của họ cũng đang hoạt động tốt. Nền kinh tế lớn nhiều khả năng nhất không tham gia vào đà tăng trưởng nhanh trên toàn cầu là Trung Quốc, vì nước này không chịu quá nhiều thiệt hại trong đại dịch và đang hạn chế tung ra kích thích.
Quỹ Khí hậu Xanh hỗ trợ VN 86,3 triệu USD, thúc đẩy đầu tư vào tiết kiệm năng lượng
Tuabin gió tại trang trại gió Phú Lạc, tỉnh Bình Thuận hôm 23/4/2019. Ảnh minh họa.
AFP
Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) thông qua Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam công bố gói tài trợ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trị giá 11,3 triệu USD để hỗ trợ phát triển thị trường tài chính thương mại cho đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Ngân hàng Thế giới Việt Nam công bố như vừa nêu hôm 8 tháng 3 và được truyền thông trong, và ngoài nước loan đi cùng ngày. Trong 11,3 triệu USD nêu trên, 8,3 triệu sẽ được dùng để xây dựng năng lực cho khu vực tư nhân để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan để tăng cường khuôn khổ chính sách và quy định nhằm tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy thị trường sử dụng năng lượng hiệu quả ở Việt Nam.
Ngoài ra, Quỹ Khí hậu Xanh còn cung cấp khoản bảo lãnh trị giá 75 triệu USD. Số tiền này sẽ được sử dụng để thiết lập quỹ chia sẻ rủi ro để cung cấp bảo lãnh tín dụng cho ngân hàng thương mại trong nước quản lý rủi ro khi cho vay các dự án tiết kiệm năng lượng.
Giám đốc Ngân Hàng thế Giới tại Việt Nam, bà Carolyn Turk, nhận định rằng nguồn tài chính công cho các dự án năng lượng còn hạn chế ở Việt Nam, vì vậy, khoản viện trợ và khoản bảo lãnh không hoàn lại sẽ huy động tài chính từ khu vực tư nhân cho các dự án đầu tư vào giải pháp tiết kiệm năng lượng. Bằng cách giảm thiểu rủi ro cho vay, Ngân hàng Thế giới dự kiến sẽ huy động nguồn tài chính trị giá khoảng 250 triệu USD.
Cũng tin liên quan đến năng lượng, theo báo chí Nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương vẫn chú trọng quá nhiều vào nhiệt điện than. Theo VOV, cơ cấu phát triển nguồn nhiệt điện than vẫn chiếm 41% cho đến năm 2030, giảm còn 31% đến năm 2045. Trong khi đó nguồn năng lượng tái tạo chưa được tận dụng, khai thác đúng mức.
Thái Lan ra mắt chương trình cách ly trên du thuyền cho khách du lịch
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Du khách đến Thái Lan hiện có thể trải nghiệm cách ly bắt buộc trong hai tuần trên du thuyền.
Chính phủ nước này hy vọng rằng sáng kiến mới sẽ mang lại 1,8 tỷ baht (58 triệu đôla) doanh thu cho các du thuyền.
Động thái này nhằm vực dậy ngành du lịch đang gặp khó khăn của Thái Lan, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, khiến rất nhiều người bị đẩy đến bờ vực đói khổ.
Trước đó, vào tháng Giêng, Thái Lan đã công bố kế hoạch cho phép du khách được phép cách ly trong một sân gôn.
Dù là quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào khách du lịch, nhưng Thái Lan đã cấm họ nhập cảnh hồi tháng Ba năm ngoái để hạn chế sự lây lan của virus corona.
Chương trình cách ly trên du thuyền, được công bố hôm thứ Hai, sẽ cho phép du khách mà có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona ở trên du thuyền hoặc tàu du lịch nhỏ tại Phuket.
Đại dịch khiến số khách du lịch đến các điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan giảm mạnh từ 40.000-50.000 một ngày xuống chỉ còn vài trăm.
Cơ quan Quảng bá Kinh tế Kỹ thuật số (Depa) của chính phủ Thái Lan công bố chương trình cách ly trên du thuyền hôm thứ Hai.
Chương trình thử nghiệm
Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu nhận đơn cho các du thuyền khởi động chương trình cách ly thử nghiệm. Dự kiến sẽ có khoảng 100 du thuyền tham gia sau khi chương trình bắt đầu hoạt động.
Khách du lịch được yêu cầu mang thiết bị đeo tay thông minh, để theo dõi các dấu hiệu quan trọng, gồm nhiệt độ và huyết áp, cũng như theo dõi vị trí của người đeo thông qua GPS.
Thiết bị này có thể truyền thông tin ngay cả trên biển, trong bán kính 10 km, chính phủ Thái Lan nói.
Cấm du khách nước ngoài từ tháng 3 năm ngoái, Thái Lan đã dần mở cửa biên giới lại kể từ tháng 10.
Tuần trước, Bộ trưởng Du lịch Thái Lan nói sẽ đề xuất kế hoạch cho người nước ngoài được cách ly tại các khu du lịch nổi tiếng, gồm các khu nghỉ mát tại bãi biển.
Kế hoạch cách ly tại các khu nghỉ mát và khách sạn dự kiến bắt đầu vào tháng 4 hoặc tháng 5 tại Phuket, Krabi và Chiang Mai.
Nhật chọn ‘nữ tướng’ Quỹ Nomura vào hội đồng ngân hàng trung ương
Ảnh: Tổng hợp.
Reuters đưa tin, chính phủ Nhật vào hôm thứ Ba (9/3) đã chọn Junko Nakagawa, nữ giám đốc điều hành đầu tiên của Quỹ đầu tư Nomura Asset Management, gia nhập hội đồng 9 thành viên của ngân hàng trung ương.
Nữ chuyên gia ngành ngân hàng 55 tuổi sẽ thay thế thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Nhật Bản Takako Masai.
Mặc dù ít người biết đến quan điểm của bà Nakagawa về chính sách tiền tệ, nhưng bà đã tham gia vào các nỗ lực thúc đẩy các quỹ giao dịch hối đoái (ETP) ở Nhật Bản.
“Bà ấy đến từ bên mua (buy-side), điều này cho thấy bà ấy có thể đã được chọn vì kiến thức của mình về các chủ đề hợp thời như đầu tư ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị)”, Toru Suehiro, nhà kinh tế cấp cao tại Daiwa Securities, cho biết.
Đề cử cần có sự chấp thuận của cả hai viện của Quốc hội để có hiệu lực. Bà Nakagawa sẽ đảm nhận vị trí này sau khi ông Masai mãn nhiệm kỳ vào ngày 29/6.
Bà Nakagawa đã thăng hạng trong ngành tài chính vốn do nam giới thống trị ở Nhật Bản để trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của Nomura Asset Management vào năm 2019, với kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư và kế toán.
Bà cũng là một thành viên của ban điều hành về kế toán doanh nghiệp của Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) Nhật Bản kể từ năm 2015.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei vào năm ngoái, bà Nakagawa tự mô tả mình là một người biết lắng nghe, sẵn sàng làm việc với các đồng nghiệp có các quan điểm khác với quan điểm của mình.
THỜI SỰ:
1. Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 09 tháng 3 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
2. Bình luận của Đại Dương: Kho thuốc súng Đông Bắc Á (có âm thanh)
3. Mỹ không nên ảo tưởng khi tìm cách hợp tác với Trung Quốc – Financial Times
4. Cách mạng xà rông Myanmar: Dưới làn đạn, phụ nữ vẫn đi đầu – Lee Nguyen
5. Hoa Kỳ nới thị thực cho dân từ các ‘quốc gia khủng bố’, đảo ngược chính sách thời Trump,
——————————————-
NEWS
Điểm tin thế giới ngày
By thoisu 02 , March 8, 2021
Các cảnh thú tội trên CCTV
Úc: SBS ngưng phát chương trình Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền
Hôm thứ Sáu tuần qua (5.3.2021) Đài SBS thông báo sẽ ngừng phát sóng các bản tin của hai đài truyền hình Trung Quốc sau khi nhận thư khiếu nại của tổ chức bảo vệ nhân quyền Safeguard Defenders, và lời khiếu này này xuất phát từ thư than phiền của một ký giả Anh.
Lý do là truyền hình Trung Quốc thường xuyên chiếu cảnh các tội phạm thú nhận tội lỗi trên truyền hình và theo cái nhìn của phương Tây thì việc này đã vi phạm đến nhân quyền. SBS đã tạm ngưng phát lại các chương trình của Đài truyền hình trung ương TQ (China Central Television: CCTV) và Hệ thống truyền hình toàn cầu Trung Quốc (China Global Television Network: (CGTN).
SBS tuyên bố trong thông cáo báo chí: “Lo ngại sâu xa trước mức độ phức tạp của các hồ sơ liên quan, chúng tôi quyết định tạm ừng phát sóng các bản tin của hãng thông tấn nước ngoài CGTN và CCTV trong xem xét về các dịch vụ này”.
Thư của Safeguard Defenders gửi cho SBS cáo buộc CCTV phát “lời thú tội khi bị ép cung” của khoảng 56 người năm 2013-2020. “Các chương trình phát sóng liên quan đến việc dẫn lại, dựng và phát sóng những lời thú tội giả dối khi bị ép cung của các tù nhân”.
Phát ngôn viên của SBS cho biết đài truyền hình này sẽ dừng chiếu các chương trình của hai đài này Trung Quốc từ ngày 6.3.2021. Việc nay diễn ra sau khi Cục truyền thông của Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép của CGTN vì sai phạm trong sở hữu giấy phép.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo, gọi việc SBS dừng chiếu chương trình của CGTN và CCTV là “cuộc đàn áp chính trị kinh điển”, đồng thời kêu gọi “các bên liên quan gạt thành kiến ý thức hệ sang một bên”. Thông cáo khẳng định CGTN “đề cao các nguyên tắc đưa tin công bằng, chính xác” và hăm dọa “Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ các quyền cùng lợi ích hợp pháp của truyền thông Trung Quốc”.
Chiến tranh vaccine giữa Úc và Âu châu
Ý đã ra lệnh cấm xuất vaccin sang Úc và Pháp đang lên tiếng đe dọa sẽ có hành động tương tự, tuy nhiên chính phủ Úc cho rằng sự việc đáng tiếc này sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch tiêm chủng như đã hoạch định.
Theo Bộ Y tế Úc thì đến cuối tháng này Úc có thể tự sản xuất và cung cấp 50 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca. Dự kiến lô vaccine đầu tiên sản xuất ở trong nước sẽ được cung cấp cho người dân vào cuối tháng này.
Tuần trước Ý đã ra quyết định cấm công ty dược phẩm AstraZeneca xuất cảng 250.000 liều vaccine từ một nhà máy của công ty này tại Ý sang Australia do tình hình dịch bệnh tại Australia không quá nghiêm trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Mario cho biết, quyết định của Ý không nhằm vào Australia mà được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang trầm trọng tại châu Âu và khu vực này đang thiếu vaccine trầm trọng.
Trong khi chính phủ Úc đang cầu Ủy ban châu Âu xem xét giải quyết việc trên thì Pháp lên tiếng đe dọa tiếp, khi Bộ trưởng Y tế Pháp Oliver Veran tuyên bố Pháp cũng có thể có hành động tương tự là không cấp phép cho công ty dược phẩm xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19 sang Úc.
Hiện tại chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Úc dường như đang diễn ra chậm hơn so với kế hoạch. Theo số liệu thống kê, trong tuần đầu, số người đi tiêm chỉ hơn 71,000 người, thấp hơn gần 9,000 người so với kế hoạch đề ra. Do dịch bệnh đang được kiểm soát tốt nên nhiều người chưa cảm thấy thật sự cần thiết phải sớm đi tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Tuy vậy nếu người dân vẫn tiếp tục lừng chừng không đi tiêm thì sẽ làm cho tỷ lệ tiêm chủng thấp và sẽ khiến cho Úc khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng, từ đó kéo theo các hoạt động kinh tế chưa thể sớm quay trở lại như giai đoạn trước đại dịch./.
Thị trường chứng khoán dịch chuyển sang các cổ phiếu có tính chu kỳ
Giá cổ phiếu lên xuống thất thường trong những tuần gần đây khi nhà đầu tư bị kẹt giữa ăn mừng tăng trưởng kinh tế lạc quan hơn và nỗi lo lạm phát. Chỉ số S&P 500 của các cổ phiếu hàng đầu của Mỹ đã hầu như không tăng trong năm 2021. Tuy nhiên khi nhìn kỹ hơn ta thấy một đặc điểm. Cổ phiếu công nghệ, vốn tăng đột biến trong năm ngoái, đã hạ nhiệt. Các nhà đầu tư hiện quan tâm nhiều hơn tới cổ phiếu của các công ty có thể hoạt động tốt nhất khi nền kinh tế nhanh chóng cải thiện.
Điều này được thể hiện khi cổ phiếu “tăng trưởng” bị đánh bại bởi các cổ phiếu “giá trị” của danh sách S&P 500 trong năm nay. Bạn cũng có thể thấy đặc điểm tương tự khi so sánh với hoạt động của các thị trường quốc tế. Các chỉ số chứng khoán khu vực đồng euro tăng tốt hơn chỉ số S&P 500 trong năm nay, mặc dù nền kinh tế châu Âu vẫn còn yếu. Có thể là vì châu Âu có ít công ty công nghệ hơn Mỹ. Thay vào đó, thị trường chứng khoán đang nghiêng về các ngân hàng, công ty hàng hóa và các cổ phiếu “chu kỳ” khác. Sự rời bỏ cổ phiếu công nghệ sang cổ phiếu chu kỳ sẽ còn tiếp diễn.
Học sinh Anh trở lại trường
Hôm nay trường học ở Anh mở cửa lại cho học sinh không phải con em lao động chủ chốt lần đầu tiên kể từ ngày 4 tháng 1. Khi ấy, số ca nhiễm covid-19 tăng chóng mặt đã buộc chính phủ phải đóng cửa trường học, chỉ một ngày sau khi học sinh vừa kết thúc kỳ nghỉ Giáng sinh. Nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác: cứ ba người Anh thì có một người đã được tiêm vắc-xin, trong khi số ca mắc hàng ngày đang giảm mạnh.
Tuy nhiên các quan chức vẫn lo lắng. Tác động của các trường học đối với chuỗi lây nhiễm là chưa rõ ràng, và không ai hoàn toàn chắc chắn liệu việc mở cửa trở lại có gây nên một đợt tăng ca nhiễm hay không. Để giảm thiểu rủi ro, giáo viên và học sinh sẽ phải xét nghiệm nhanh hai lần một tuần. Việc mở cửa trở lại sẽ không được mạch lạc, và có rất ít hạn chế khác được nới lỏng ngay trong hôm nay. Điều này sẽ cho phép chính phủ đảo ngược hướng đi nếu mọi chuyện trở nên không tốt đẹp. Dĩ nhiên họ cực kỳ hy vọng điều đó sẽ không xảy ra.
Phiên tòa xử Derek Chauvin bắt đầu chọn bồi thẩm đoàn
Việc lựa chọn bồi thẩm đoàn bắt đầu từ hôm nay cho phiên tòa xét xử Derek Chauvin, một cựu cảnh sát bị buộc tội giết người và ngộ sát vì vai trò của anh ta trong cái chết của George Floyd hồi năm ngoái. Phiên tòa có thể kéo dài vài tuần. Để kết tội, các công tố viên sẽ cần phải chứng minh được Chauvin đã cư xử một cách cẩu thả và hành động của anh ta đã gây ra cái chết của Floyd. Các luật sư của Chauvin có thể sẽ tranh luận rằng ma túy và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mới là nguyên nhân.
Cái chết của Floyd làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, cũng như gợi lại cuộc tranh cãi bấy lâu nay về trách nhiệm giải trình của cảnh sát. Một số thành phố và tiểu bang đã thông qua các biện pháp cải cách cảnh sát, chẳng hạn như mở rộng việc dùng các nhân viên an ninh công cộng phi vũ trang và cải thiện giám sát lực lượng. Tuần trước, Hạ viện đã thông qua Đạo luật Công lý George Floyd về Cảnh sát, theo đó cấm các sĩ quan liên bang dùng thủ thuật đè cổ (neck restraint)— giống như hành động đã dẫn đến cái chết của Floyd — hay thắt cổ (chokehold), và xây dựng cơ sở dữ liệu hành vi sai trái của cảnh sát quốc gia. Đạo luật gần như không có cơ hội được Thượng viện thông qua.
Các hãng bán lẻ Mỹ tăng lương cơ bản
Các Thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ đã từ bỏ nỗ lực gần đây của họ nhằm tăng lương tối thiểu toàn quốc lên 15 đô la một giờ. Dù sao thì một số n gười lao động cũng đang thấy những tấm séc cao hơn. Hôm nay, Lidl sẽ tăng mức lương tối thiểu tại mười siêu thị của hãng ở Long Island của New York từ 15 lên 16,50 đô la một giờ. Costco, nhà bán lẻ lớn thứ tư nước Mỹ, cũng tăng mức lương tối thiểu toàn quốc của họ lên 16 đô la một giờ. Walmart vẫn giữ mức lương tối thiểu 11 đô la nhưng tăng lương cho 425.000 nhân viên.
Việc các công ty lớn tăng lương có thể thúc đẩy tăng tiền lương ở các thị trường lao động địa phương, dù với tác động nhỏ hơn mức lương tối thiểu do chính phủ bắt buộc. Các nhà kinh tế từ Đại học California, Berkeley và Đại học Brandeis nhận thấy rằng ở các khu vực mà Amazon duy trì hiện diện dày đặc, quyết định tăng lương cơ bản lên 15 đô la một giờ vào năm 2018 của họ đã giúp thúc đẩy tăng lương của các công ty khác. (Tác động tích cực này lớn hơn tác động tiêu cực của suy giảm việc làm.) Dù vậy tin này cũng chẳng mấy thoải mái đối với người lao động ở một số nơi và lĩnh vực khác.
Quan chức chính quyền Biden tới biên giới Hoa Kỳ – Mexico
Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas hôm 6/3 đã dẫn đầu đoàn quan chức của chính quyền Biden tới biên giới Hoa Kỳ – Mexico trong bối cảnh ngày càng có nhiều người vượt biên và trong khi các đảng viên Cộng hòa chỉ trích rằng một cuộc khủng hoảng di dân đang diễn ra.
Tổng thống Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ đã tìm cách đảo ngược các chính sách nhập cư bị coi là cứng nhắc của người tiền nhiệm Donald Trump, người mà cuộc bầu cử năm 2016 và nhiệm kỳ tổng thống 4 năm đã bị chi phối một phần bởi nỗ lực xây dựng bức tường biên giới và giảm số lượng di dân hợp pháp cũng như bất hợp pháp đến Hoa Kỳ.
Ông Biden cũng đã đối mặt với những lời chỉ trích của các nhà hoạt động về di dân. Họ nói rằng các trẻ em di dân không có người lớn đi kèm và các gia đình đang bị giữ quá lâu trong các trung tâm tạm giam, thay vì được thả trong khi đơn xin tị nạn của họ được xem xét.
Tòa Bạch Ốc tuần trước cho biết rằng ông Biden đã yêu cầu các thành viên cấp cao trong nội các của ông đến biên giới để xem xét rồi báo cáo lại về làn sóng trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm vượt biên.
Vào thời điểm đó, Tòa Bạch Ốc đã từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về thời gian của chuyến thị sát, lấy lý do lo ngại về an ninh và quyền riêng tư.
Ông Mayorkas và các quan chức khác, bao gồm cố vấn chính sách đối nội của Tổng thống Biden, bà Susan Rice, đã đến thăm cơ sở tuần tra biên giới và cơ sở tái định cư cho người tị nạn trong chuyến thị sát hôm 6/3, Nhà Trắng cho biết trong một thông cáo ra ngày 7/3.
Di dân tìm cách vượt biên vào Hoa Kỳ có thể là một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.
Cựu Tổng thống Trump có thể sử dụng vấn đề đó để vận động các ủng hộ viên của mình phản đối ông Biden và đặt nền móng cho khả năng trở lại làm ứng cử viên tổng thống vào năm 2024 hoặc để thúc đẩy một người kế nhiệm khác thuộc Đảng Cộng hòa.
“Lúc này đây, biên giới đang thất thủ. Di dân năm 2022 sẽ là một vấn đề lớn hơn so với năm 2016”, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói với chương trình “Sunday Morning Futures with Maria Bartiromo” của kênh Fox News. Ông Graham là đồng minh thân cận của ông Trump.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lên tiếng về vụ tấn công rocket ở Iraq
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hôm 7/3 cho biết Mỹ sẽ thực hiện những gì được coi là cần thiết để bảo vệ các lợi ích của mình, sau một cuộc tấn công bằng rocket xảy ra tuần trước nhắm vào căn cứ không quân Ain al-Sada của Iraq, nơi các lực lượng Mỹ, liên quân và Iraq đồn trú.
Trả lời trên chương trình “This Week” của kênh ABC, ông Austin cho biết Hoa Kỳ đang thúc giục Iraq nhanh chóng điều tra vụ việc tại căn cứ nằm tại tỉnh Anbar ở miền tây và xác định thủ phạm.
Các quan chức Mỹ cho biết vụ việc giống với một cuộc tấn công của lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn.
“Chúng tôi sẽ tấn công, nếu đó là điều chúng tôi nghĩ cần phải làm, vào thời điểm và địa điểm do chính chúng tôi lựa chọn. Chúng tôi để nghị quyền được bảo vệ các binh sĩ của mình”, ông Austin nói.
Khi được hỏi liệu Iran đã được chuyển thông điệp rằng hành động trả đũa của Mỹ sẽ không gây ra một sự leo thang, ông Austin nói rằng Iran hoàn toàn có khả năng đánh giá cuộc tấn công và các hoạt động của Mỹ.
“Một lần nữa, điều họ nên rút ra từ việc này là chúng tôi sẽ bảo vệ quân đội của mình và phản ứng của chúng tôi sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng. Nó sẽ thích hợp”, ông Austin nói. “Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ chọn làm những điều đúng đắn”.
Không có báo cáo nào về thương tích của các binh sĩ Mỹ sau vụ tấn công nhưng một nhân viên hợp đồng dân sự Mỹ đã tử vong vì “cơn đau tim” trong khi trú ẩn để tránh rocket.
Các quan chức Iraq cho biết 10 quả rocket đã rơi xuống căn cứ, nhưng Ngũ Giác Đài tỏ ra thận trọng hơn khi nói rằng có 10 “tác động” và cho biết các quả rocket dường như đã được bắn từ nhiều địa điểm ở phía đông căn cứ, nơi cũng đã bị nhắm mục tiêu hồi năm ngoái trong một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo trực tiếp từ Iran.
Tháng trước, lực lượng Hoa Kỳ đã thực hiện các cuộc không kích nhắm vào các cơ sở tại một điểm kiểm soát biên giới ở Syria do các lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn bao gồm Kata’ib Hezbollah và Kata’ib Sayyid al-Shuhada.
Lệnh cấm của Mỹ đang có tác dụng, ‘đường sống’ của Huawei bị thu hẹp
Một cửa hàng Huawei ở Ukraine (ảnh: Shutterstock).
Việc chính phủ Mỹ (chính quyền ông Trump) thúc đẩy lệnh cấm Huawei trên toàn cầu, đến giờ đã thực sự khiến Huawei mất thị phần lớn bên ngoài Trung Quốc và thua các đối thủ phương Tây.
Tờ Wall Street Journal ngày 7/3 đưa tin, một công ty nghiên cứu trong ngành tuyên bố rằng Huawei đã thua các đối thủ phương Tây trên thị trường thiết bị không dây bên ngoài Trung Quốc vào năm ngoái, cho thấy chiến dịch của Mỹ nhằm kiềm chế Huawei đang bắt đầu có tác động.
Theo dữ liệu từ Tập đoàn Dell’Oro, thị phần của Huawei trong doanh thu bán thiết bị không dây trên toàn thế giới (ngoại trừ Trung Quốc) đã giảm 2%, xuống khoảng 20% vào năm 2020, tụt hậu so với các đối thủ Ericsson và Nokia. Thị phần của hai công ty này đã tăng trong năm ngoái, Ericsson củng cố vị trí dẫn đầu tại các thị trường ngoài Trung Quốc, duy trì thị phần khoảng 35%, tăng 2%; trong khi thị phần của Nokia là khoảng 25%, tăng 1 %.
Nhà phân tích Stefan Pongratz của Tập đoàn Dell’Oro nói với The Wall Street Journal: “Những nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ đã kìm hãm sự phát triển của Huawei”.
Đồng thời, theo báo cáo này, cả Ericsson và Nokia đều tăng thị phần vào năm ngoái, khiến Huawei rơi xuống vị trí thứ 5 trong danh sách các nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Trump tin rằng vì Huawei có mối quan hệ thân thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên Bắc Kinh có thể buộc Huawei phải giám sát hoặc làm gián đoạn hệ thống mạng. Huawei đã phủ nhận điều đó.
Trước sức ép của Mỹ, nhiều đồng minh của Mỹ đã cấm hoặc hạn chế thiết bị Huawei tham gia xây dựng mạng 5G thế hệ tiếp theo với lý do an ninh quốc gia. Chính quyền ông Biden cũng tuyên bố rằng họ coi Huawei là một mối đe dọa an ninh và sẽ hợp tác với các đồng minh để bảo vệ các mạng viễn thông.
Ông Stefan Pongratz, một nhà phân tích tại Dell’Oro cho biết các quốc gia đã ban hành hoặc đang xem xét thực hiện các lệnh cấm hoặc hạn chế đối với Huawei (bao gồm Úc, Vương quốc Anh và một số quốc gia châu Âu khác) đang chiếm hơn 60% thị trường thiết bị không dây toàn cầu. Ông cho biết trong những năm gần đây, hơn 25 nhà cung cấp viễn thông châu Âu đã chuyển từ Huawei sang một nhà cung cấp khác.
Báo cáo cho biết sau khi Vương quốc Anh cấm thiết bị 5G của Huawei, tập đoàn BT Group PLC của Vương quốc Anh tuyên bố rằng họ sẽ thay thế thiết bị của Huawei. Quá trình này ước tính tiêu tốn khoảng 700 triệu đô-la Mỹ. BT đã ký hợp đồng với Nokia, biến Nokia trở thành nhà cung cấp cơ sở hạ tầng lớn nhất cho tập đoàn này.
WHO không công bố báo cáo tạm thời cuộc điều tra nguồn gốc Covid
Peter Ben Embarek(bên phải) và Liang Wannian (người đồng cấp Trung Quốc) trong cuộc họp báo về COVID-19 (Ảnh màn hình youtube).
Tạp chí Phố Wall đưa tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định không công bố báo cáo tạm thời cuộc điều tra gần đây về nguồn gốc nCoV ở Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra khi tổ chức này phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các nhà khoa học trên thế giới, những người yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện hơn.
Căng thẳng chính trị giữa Washington và Bắc Kinh cũng đóng một vai trò trong quyết định này. Một báo cáo đầy đủ sẽ được công bố trong những tuần tới.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời Peter Ben Embarek, người đứng đầu nhóm điều tra [của WHO] ở Trung Quốc cho biết: “Để làm rõ, trước hết không bao giờ có kế hoạch cho một báo cáo tạm thời. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một báo cáo tóm tắt ”nhưng“ tổng giám đốc [Tedros Adhanom Ghebreyesus] sẽ nhận được báo cáo đó từ nhóm trong tương lai gần và chúng tôi sẽ thảo luận về các đề xuất”.
Gần đây, một nhóm 26 nhà khoa học quốc tế trong các lĩnh vực động vật học, virus học, di truyền học và lý sinh học đã viết một bức thư ngỏ yêu cầu chính phủ Trung Quốc cung cấp quyền tự do điều tra cho một nhóm điều tra mới của WHO để tìm hiểu nguồn gốc của COVID-19 cũng như cho phép truy cập dữ liệu về các trường hợp nhiễm virus Vũ Hán từ đầu năm 2020.
Bức thư cũng đề cập lại chuyện, nhóm chuyên gia của WHO tiến hành cuộc điều tra vào tháng 2 nhưng đã bị ngăn cản tiếp cận các bằng chứng quan trọng. Bắc Kinh từ chối bàn giao dữ liệu cần thiết và các thành viên trong nhóm này đã được cung cấp báo cáo do các nhà khoa học được chính phủ Trung Quốc phê duyệt, nhằm loại trừ khả năng có một cuộc điều tra thực sự.
Bức thư chỉ ra rằng báo cáo cuối cùng từ nghiên cứu chung có thể sẽ là một thỏa hiệp được đại diện của Trung Quốc và 17 đại diện quốc tế nhất trí. Các đại diện Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh dẫn đến một “thỏa hiệp”.
Bức thư cũng yêu cầu một nhóm mới được phép tiếp cận các chợ chính ở Vũ Hán, các phòng thí nghiệm của Trung Quốc có, các địa điểm lấy mẫu mầm bệnh quan trọng như mỏ Mojiang, v.v.
Theo các chuyên gia, sự kết thúc được nhiều người mong đợi đối với đại dịch Covid có thể không đến sớm như mong muốn. Chris Murray, một chuyên gia của Đại học Washington, bày tỏ hy vọng rằng vắc xin cuối cùng sẽ giúp thế giới đạt được khả năng miễn dịch và giảm sự lây lan của virus. Tuy nhiên, gần đây, một thử nghiệm vắc-xin được thực hiện ở Nam Phi cho thấy khả năng biến thể của virus Vũ Hán có thể vô hiệu hóa vắc xin. Ông Murray cảnh báo rằng nếu một biến thể Nam Phi hoặc chủng tương tự lây lan nhanh chóng, số ca lây nhiễm và tử vong do virus trong mùa đông có thể gấp 4 lần so với bệnh cúm.
THỜI SỰ:
1. 8/3 tiếc thương “Những bóng mây qua trời” – Hà Sĩ Phu, Đỗ Trung Quân
2. Công đoàn Myanamr kêu gọi đình công toàn quốc.
3. Mỹ không nên ảo tưởng khi tìm cách hợp tác với Trung Quốc – Financial Times
4. Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 08 tháng 3 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
5. Tổng hợp các thông tin cần biết về vụ án Đồng Tâm – Yên Khắc Chính
6. Án mạng Đồng Tâm : Cảnh sát giết dân và tòa án giết luật pháp – Phạm Đình Trọng
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
1. Hoa Kỳ: Phe Dân Chủ Tính Nắm Trọn Quyền Lãnh Đạo Đất Nước Mãi Mãi – Nguyễn Kim
Võ Thái Hà tóm lược
———————————————–
NEWS
THỜI SỰ:
Các sư sãi biểu tình chống đảo chánh – Một cô gái trẻ bị quân đội bắn chết tại Miến Điện
1. Đặc phái viên LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp về cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar (AP)
2. Quốc tế có thể làm gì được cho Myanmar? Yên Khắc Chính
3. ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im lặng
4. Mỹ cạnh tranh với Trung Cộng về Đông Nam Á – The Economist
5. Điểm tin thế giới thứ Bảy 6 tháng 3, 2021 (Võ Thái Hà tóm lược)
————————————————————
NEWS
THỜI SỰ:
1. Điểm tin thứ Năm 4/3/2021 –
2. Trung Cộng lại phá sản? – Bắc Kinh thừa nhận rủi ro khó kiểm soát bong bóng giá bất động sản
3. Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ: Trung Cộng có thể tấn công Đài Loan vào năm tới
4. Bình Luận: Sự Trở Lại Của Cựu TT Donald Trump (Thái Hóa Lộc)
5. Nguyễn Mạnh Côn – MEA CULPA !
6. Cựu Tổng thống Liên Xô Gorbachev đón sinh nhật 90 trong bệnh viện
7. Đài Loan vượt qua Trung Quốc thành nền kinh tế năng động nhất châu Á năm 2020
8. Lịch sử chữ Quốc Ngữ – Trần Gia Phụng
9. Tin y học: Số tử vong do COVID tăng gấp 10 lần khi tỷ lệ béo phì tăng cao
———————————————————————————————
THỜI SỰ:
2. Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 27 tháng 02 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
3. Đại Dịch Virus Vũ Hán bị chính trị hóa như thế nào? (Đại Dương)
4. Về Trung Quốc Sử & Hoàng Sa Trường Sa – LS Nguyễn Hữu Thống (2014)
5. Thế giới nên làm nhiều hơn nữa để chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng ‘kinh hoàng’ ở Trung Cộng
6. Bình luận: Muốn tránh chiến tranh cần phải chuẩn bị chiến tranh – Đại Dương (bài và âm thanh)
8. Bình luận: Đại Dịch Virus Vũ Hán bị chính trị hóa như thế nào? – Đại Dương (text và âm thanh)
10. Phụ chú và tạp ghi quanh chủ đề Nhân Trị và Pháp Trị – Nguyễn Hoài Vân –
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
2. Houston TX – Đám đông cầm cờ ông Trump chào đón ông Biden đến Texas
3. Chính trị nước Mỹ – Vì sao ông Trump vẫn được nhiều người ủng hộ ? Nguyễn Quang Duy
Điểm tin thế giới
By thoisu 02 , February 28, 2021 0 Comments
Đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc Kyaw Moe Tun giơ ba ngón tay lên chào theo kiểu phong trào phản kháng ở Miến Điện, ngày 27/02/2021 ngay tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York (Hoa Kỳ). AP
Hôm qua, 26/02/2021, đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, Kyaw Moe Tun, đã gây bất ngờ ngoạn mục khi ông thẳng thừng lên án tập đoàn quân sự, yêu cầu chấm dứt ngay cuộc đảo chính và kết thúc bài phát biểu với ba ngón tay đưa lên, biểu tượng cho phong trào phản kháng ở Miến Điện.
Từ New York, thông tín viên RFI Carrie Nooten gởi về bài tường trình:
« Hiện giờ tại Rangun, tập đoàn quân sự tìm đủ mọi cách để xóa sạch những dấu vết của cuộc đảo chính. Về phần đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, ông đã dùng diễn đàn ngoại giao lớn nhất để lên án những hành động của các tướng lãnh, đặc biệt là kể từ ngày 01/02 và nói chung là kể từ hàng mấy thập niên qua.
Ông đã phát biểu ngay sau cuộc họp báo của của đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện. Vị đặc sứ này vừa tuyên bố là đã đến lúc « gióng tiếng chuông báo động » về những hành động vi hiến ở nước này.
Mở đầu bài phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, rất xúc động, đại sứ Kyaw Moe Tun nhắc lại rằng ông đại diện cho chính phủ được bầu lên một cách dân chủ và đại diện cho đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi. Ông trích tuyên bố tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres rằng một cuộc đảo chính quân sự là không thể chấp nhận được trong thế giới hiện nay.
Rồi, trong suốt 12 phút, ông Kyaw Moe Tun lên án những áp lực và những tội ác của quân đội đối với thường dân và đặc biệt là đối với các sắc tộc thiểu số. Đại sứ Miến Điện nói thẳng đó là những tội ác chống nhân loại.
Có những lúc giọng nói của ông khản đặc, nhất là khi ông yêu cầu cộng đồng quốc tế có một hành động mạnh hơn để tái lập nền dân chủ. Ông kết thúc bài phát biểu bằng ngôn ngữ của ông để ngỏ lời với người dân Miến Điện, với ba ngón tay giơ lên, biểu tượng của phong trào phản kháng trong nước. »
Về tình hình tại chổ, theo hãng tin AFP, hôm nay, cảnh sát đã bắn đạn cao su để giải tán những người biểu tình tập hợp tại Rangoon để đòi tái lập nền dân chủ.
Hiện chưa biết đạn thật có đã được sử dụng hay không. Người ta chỉ thấy là từ một ngã tư, cảnh sát truy đuổi người biểu tình và các phóng viên chạy trốn vào các tòa nhà lân cận. Trong số những người bị bắt giữ hôm nay, có ba phóng viên.
Trung Quốc: Đả hổ ‘Tết Nguyên Tiêu’, 5 quan chức ngã ngựa cùng ngày
Ảnh: NTDTV.
Vào ngày 26/2, ngày Tết Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch) của Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật Nội Mông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra 5 thông báo truất phế liên lúc 5 quan chức địa phương.
Theo thông báo chính thức, 5 quan chức bị đình chỉ công việc để điều tra gồm: Nguyên phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Khu tự trị Nội Mông Võ Quốc Thụy (Wu Guorui), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Vận tải Nội Mông Trịnh Tuấn (Zheng Jun), Thanh tra Văn phòng Ban Tổ chức Thành lập ĐCSTQ Khu tự trị Nội Mông Bạch Kế Vinh (Bai Jirong), nguyên phó Giám đốc Sở Đất đai và Tài nguyên Triệu Bảo Thắng (Zhao Baosheng) và Bí thư Ủy ban kỳ (huyện) Horqin Tả Dực Trung, Thông Liêu thị, Nội Mông Lưu Bách Điền (Liu Baitian).
Thông báo không nêu rõ lý do cụ thể khiến các quan chức này ngã ngựa. Hiện, Nội Mông đang đặc biệt chấn chỉnh vấn nạn tham nhũng trong lĩnh vực tài nguyên than. Tính đến ngày 4/12/2020, quan trường Nội Mông Cổ đã có 41 quan chức ngã ngựa.
Người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương : Sự im lặng của tổng thống Pháp
Tổng thống Pháp Macron bị chỉ trích không đề cập đến hồ sơ nhân quyền ở Tân Cương trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/02/2021. REUTERS – POOL
Theo thông cáo chính thức của Paris và Bắc Kinh, trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/02/2021, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tránh đề cập đến vấn đề người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Thông cáo chính thức của điện Elysée và bản tin của Tân Hoa Xã về cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ Pháp và Trung Quốc đều không đề cập đến tình trạng của người Hồi Giáo ở Tân Cương. Hai bên chỉ thảo luận về quan hệ kinh tế song phương, về tình hình Miến Điện.
Bản tin của AFP nhắc lại, vào năm 2020, sau thông tin tiết lộ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị đưa vào các trại tập trung, tổng thống Pháp từng mạnh mẽ xem đây là một « hành vi đàn áp không thể chấp nhận được ». Sự im lặng của ông Macron lần này khiến nhiều nhà quan sát lo ngại.
Tân Hoa Xã cho biết Paris và Bắc Kinh hài lòng về thỏa thuận bảo hộ đầu tư mà Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc đã đạt được vào cuối năm 2020. Ông Tập Cận Bình mong muốn văn bản này nhanh chóng có hiệu lực. Về phía Pháp, tổng thống Macron kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng phê chuẩn công ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế chống cưỡng bức lao động như đã cam kết. Tuy nhiên, hãng tin AFP nhắc lại đến nay Trung Quốc vẫn chưa phê chuẩn văn bản này và Bắc Kinh bị cáo buộc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Pháp từ nhiều năm qua mong muốn đàm phán dứt điểm về hợp đồng xây dựng nhà máy xử lý rác nguyên tử cho Trung Quốc, trị giá 10 tỷ euro. Paris cũng đang nuôi tham vọng thay thế Luân Đôn để trở thành thị trường tài chính lớn nhất châu Âu. Theo AFP, ông Tập Cận Bình có cam kết « sẽ hỗ trợ Paris » trong mục tiêu này.
Một ngày trước cuộc điện đàm giữa nguyên thủ Pháp và Trung Quốc, ngoại trưởng Jean -Yves Le Drian phát biểu trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã mạnh mẽ lên án Bắc Kinh « đàn áp một cách có hệ thống » cộng đồng Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Đại sứ Trung Quốc tại Paris ngay hôm 25/02/2021 đã đáp trả là Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ một « hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác ».
Hà Lan lên án nạn « diệt chủng »
Khác với thái độ dè dặt của Pháp, Quốc Hội Hà Lan ngày 25/02/2021 đã thông qua một văn bản không mang tính ràng buộc, tố cáo Trung Quốc tiến hành một cuộc « diệt chủng » nhắm vào cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ tại Tân Cương. Văn bản nói trên nêu rõ « những biện pháp nhằm triệt sản », « tra tấn », theo quy định của Nghị Quyết 260 Liên Hiệp Quốc được gọi là « Công ước về diệt chủng ».
Hãng tin Anh Reuters lưu ý thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, đã bỏ phiếu chống lại văn bản lên án Trung Quốc vi phạm tội « diệt chủng ». Ngoại trưởng Stef Blok thì cho biết chính quyền nước này không muốn sử dụng cụm từ « diệt chủng » cho tới khi điều này được Liên Hiệp Quốc công nhận. Hiện cũng chưa có một phán quyết nào của một tòa án quốc tế về tội ác nói trên.
Ông Tập Cận Bình thảo luận với TT Pháp, bày tỏ thiện chí hợp tác
Ông Tập Cận Bình trong một lần gặp gỡ Tổng thông Pháp Macron (ảnh: euronews (in English) )
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 25/2 để thảo luận về khả năng hợp tác trong nhiều vấn đề, từ nỗ lực phân phối vaccine viêm phổi Vũ Hán đến biến đổi khí hậu và các sáng kiến xóa nợ cho G20, theo SCMP.
Ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng tổ chức “những cuộc thảo luận chủ động” với Pháp về hợp tác tại khu vực Trung và Đông Âu, nhằm thiết lập “không gian mới” cho hợp tác giữa Bắc Kinh với Liên minh châu Âu (EU). Theo Chủ tịch Trung Quốc, hai nước còn có thể phối hợp trên các lĩnh vực như năng lượng, hàng không, nông nghiệp, thực phẩm.
Thông tin được đưa ra giữa những hoài nghi về động cơ của Trung Quốc tại châu u. Nhiều quốc gia EU cáo buộc Bắc Kinh đang cố gắng chia rẽ liên minh thông qua nhóm 17+1, gồm Trung Quốc cùng các nước Trung và Đông Âu, được thành lập hồi năm 2012 sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và khu vực đồng euro.
Brands: Philippines là tâm điểm trong chiến tranh lạnh Mỹ – Trung
Chủ tịch Tập Cập Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Dzrhnews)
Bloomberg hôm 24/2 cho đăng bài bình luận của nhà báo Hal Brands bàn về vai trò của Philippines trong mối quan hệ Mỹ-Trung và câu chuyện Biển Đông. Từ khi ông Duterte đắc cử tổng thống Philippines, mối quan hệ Mỹ-Phi đã trở nên xấu đi và Manila nghiêng về Bắc Kinh. Nhà báo Brands đề nghị những hành động Mỹ nên làm để thay đổi tình hình, nhất là trong bối cảnh chính quyền Biden bị cho là mềm yếu trước chính quyền Trung Quốc.
Dưới đây chúng tôi trích đăng những điểm chính trong bài viết của nhà báo Hal Brands.
Hoa Kỳ yêu cầu một liên minh vững chắc với châu Âu, và đặc biệt là Đức, để cạnh tranh toàn cầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả của sự cạnh tranh đó về cơ bản cũng dựa vào sức mạnh của các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với các quốc gia láng giềng với Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á.
Nếu các liên minh và quan hệ đối tác giữa Hoa Kỳ với các quốc gia từ Hàn Quốc cho đến Việt Nam được giữ vững, các quốc gia đó có thể chống lại sức ép từ Trung Quốc, và Washington sẽ giữ được chỗ đứng trong khu vực để chống lại sức mạnh của Bắc Kinh. Nếu những mối quan hệ đó rạn nứt, Hoa Kỳ sẽ bị đẩy ra rìa khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không thể cưỡng lại sự lấn lướt của Bắc Kinh.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ câu thần chú “Châu Á của người châu Á” của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ giúp hình thành một khu vực mà trong đó Mỹ “bị ra rìa” và Bắc Kinh không có đối thủ. Và Philippines, một đồng minh quan trọng đã rời xa Washington trong nửa thập kỷ, là ưu tiên gây ảnh hưởng của họ.
Philippines chiếm vị trí rất quan trọng vì quốc gia này nằm ở điểm giao nhau của nhiều tiểu vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây là một quốc gia thuộc tuyến đầu ở Biển Đông, nơi đã phải gánh chịu sức ép của chính quyền Trung Quốc trong thập kỷ qua. Đảo quốc này neo vào sườn phía nam của một con đường chiến lược, con đường nối họ với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, ảnh hưởng tới việc Trung Quốc tiếp cận với Thái Bình Dương rộng mở.
Philippines cũng kết nối hệ thống liên minh của Hoa Kỳ với Đông Nam Á, một khu vực mà sự liên kết địa chính trị rất linh hoạt và cạnh tranh ảnh hưởng rất gay gắt. Tất cả những điều đó là lý do giải thích cho việc vì sao mối quan hệ Mỹ – Philippines xấu đi lại gây bất ổn cho việc cân bằng khu vực.
Chiến lược “xoay trục châu Á” của chính quyền Obama thúc đẩy việc Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn ở Philippines nhưng lại “không nhằm khống chế Trung Quốc” trước những tuyên bố chủ quyền lố bịch về mặt pháp lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Việc ông Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống năm 2016 đã khiến mối quan hệ Mỹ-Phi đi xuống. Chính quyền của ông Duterte chống ma túy quyết liệt nhưng lại phản kháng yếu ở trước sự lần lướt của Trung Quốc ở Biển Đông, không những thế còn nhiều lần dọa đuổi lực lượng Mỹ khỏi Philippines.
Bắc Kinh đã nắm bắt cơ hội để lôi kéo chính phủ của ông Duterte bằng các khoản vay, đầu tư và thậm chí, theo các báo cáo, là các khoản tài chính tạo điều kiện cho tham nhũng. Và khi các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong khu vực đã hạn chế sự phụ thuộc của họ vào công nghệ Trung Quốc, thì Philippines đã cho phép Huawei Technologies Co tham gia xây dựng mạng 5G. Ông Duterte tuyên bố rằng: “Mỹ đã thua” trong cuộc cạnh tranh ở châu Á – một tuyên bố mà giới chức Trung Quốc đang nỗ lực hiện thực hóa.
Tuy nhiên, hầu hết người dân Philipines vẫn coi trọng mối quan hệ đồng minh với Mỹ, điều này khiến ông Duterte phải tìm phương án chơi với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhiều lợi ích kinh tế mà Bắc Kinh hứa hẹn với chính quyền Duterte vẫn chưa thành hiện thực, và lối cư xử thô thiển của Bắc Kinh đã làm tổn hại quan hệ Trung-Phi. Sự giận dữ của người dân Philippines đối với Bắc Kinh tăng lên sau khi một tàu Trung Quốc đánh chìm một tàu cá Pihlippines vào năm 2019 và bỏ mặc những thuyền viên của con tàu này (sau đó họ được ngư dân Việt Nam cứu giúp).
Sự việc này đã đặt ra một câu hỏi mở rằng chính phủ Philippines sẽ định vị mình như thế nào trong cuộc đấu tranh cho châu Á, tiếp tục là một đồng minh mạnh mẽ của Hoa Kỳ, một nhân tố ở tuyến đầu, hay là một quốc gia nghiêng về phía Bắc Kinh.
Mỹ nên mở rộng và đồng bộ hóa tốt hơn các chương trình viện trợ và đầu tư của mình với các chương trình viện trợ và đầu tư của các nền dân chủ khác, đặc biệt là Nhật Bản và Úc, cam kết ngăn chặn Đông Nam Á rơi hoàn toàn vào quỹ đạo kinh tế và công nghệ của Bắc Kinh. Mỹ cũng phải củng cố vị trí quân sự của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, tăng cường nỗ lực bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông và làm rõ rằng Mỹ sẽ ngăn chặn sự xâm phạm thêm nữa của Trung Quốc đối với chủ quyền Philippines.
Về lâu dài Washington nên đầu tư vào các thể chế dân chủ và các nỗ lực chống tham nhũng như một cách chống lại các điều kiện chính trị mà Bắc Kinh có thể trục lợi.
Một tiểu bang thông qua dự luật vô hiệu hóa lệnh hành pháp của TT Biden
TT Joe Biden (ảnh chụp màn hình Youtube).
Hôm thứ Năm (25/2) Hạ viện Oklahoma đã thông qua một dự luật nhằm vô hiệu hóa của các lệnh hành pháp của Tổng thống Joe Biden trong tiểu bang, theo Western Journal.
Dự luật HB 1236 sẽ cho phép Cơ quan Lập pháp của tiểu bang này xem xét từng lệnh hành pháp do TT Biden ban hành. Và theo đó, nếu tổng chưởng lý Oklahoma quyết định không hành động theo lệnh, Cơ quan lập pháp tiểu bang có thể tuyên bố lệnh hành pháp đó là vi hiến với đa số phiếu.
Dự luật nêu rõ các danh mục lệnh hành pháp mà các nhà lập pháp sẽ xem xét, bao gồm các vấn đề liên quan đến đại dịch và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe khác, các quy định về dầu và khí đốt tự nhiên, các quy định về nông nghiệp, sử dụng đất và các vấn đề giáo dục.
Chủ tịch Hạ viện Oklahoma Charles McCall và dân biểu Mark McBride, cả hai đều thuộc đảng Cộng hòa, đã giới thiệu dự luật. Dự luật này đã được thông qua với số phiếu 79-18.
Với cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện và đặc điểm chính trị Cộng hòa của tiểu bang Oklahoma, dự luật này có cơ hội được Thượng viện bang thông qua và được Thống đốc Cộng hòa Kevin Stitt ký thành luật chính thức.
Ông Biden đã ký một số lượng lớn các lệnh hành pháp kể từ khi nhậm chức vào ngày 20/1. Theo Cơ quan Đăng ký Liên bang, tân tổng thống đã ký 32 lệnh hành pháp trong khoảng 5 tuần, so với tổng cộng 69 lệnh hành pháp mà cựu Tổng thống Donald Trump đã ban hành trong cả năm 2020.
Các lệnh này bao gồm việc thu hồi giấy phép của Đường ống dẫn dầu Keystone XL, đảo ngược một số chính sách nhập cư từ thời cựu TT Trump và tái gia nhập Hiệp định Paris về khí hậu.
Mối quan ngại lớn nhất của Cơ quan lập pháp Oklahoma với TT Biden liên quan đến việc ông thúc đẩy chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch – một ngành công nghiệp chủ chốt ở Oklahoma – sang năng lượng tái tạo.
Dân biểu McBride đặc biệt chỉ trích các chính sách năng lượng của chính quyền ông Biden với tờ The Oklahoman: “Tôi nghĩ rằng vị tổng thống này vừa ra tay trực tiếp với tiểu bang Oklahoma”.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà lập pháp Oklahoma đều ủng hộ dự luật. Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Emily Virgin (đảng Dân chủ) gọi dự luật này là “sự ngông cuồng.”
Nền kinh tế của bang Oklahoma phần lớn phụ thuộc vào ngành công nghiệp năng lượng, vì vậy những động thái từ chính phủ liên bang sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với công nhân và doanh nghiệp tại tiểu bang này.
TNS Mike Lee tại CPAC: ‘Các quyền tự do của đất nước đang bị tấn công’
Thượng nghị sĩ Mike Lee (ảnh: Từ video Senator Mike Lee)
Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu (26/2) tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC 2021) ở Orlando, Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Mike Lee cho biết các quyền tự do cơ bản của Hoa Kỳ đang bị tấn công ngày càng mạnh mẽ mỗi ngày, đặc biệt liên quan đến các hành động của đảng Dân chủ nhằm “giảm thiểu quyền tự do”.
Ông nói: “Họ đang làm xói mòn các biện pháp bảo vệ tương tự trong Tuyên ngôn Nhân quyền vốn đặt nền tảng giúp chúng ta tự do”.
“Những điều tồi tệ sẽ xảy ra khi có quá nhiều quyền lực được dồn vào tay một số ít người”.
Thượng nghị sĩ nói thêm rằng khi có quyền lực mà không có sự kiểm soát, điều đó dẫn đến hạn chế ngôn luận và các vi phạm khác đối với các quyền được bảo đảm theo hiến pháp.
Ông Lee cho biết: “Cần lưu ý rằng các biện pháp bảo vệ trong Tuyên ngôn Nhân quyền được liệt kê độc lập, riêng biệt, bởi vì mỗi quyền được liệt kê đều có ý nghĩa quan trọng và chúng phải được tồn tại độc lập và được tôn trọng. Nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua thực tế rằng mỗi biện pháp bảo vệ này cũng có thể phối hợp cùng nhau để bảo vệ quyền tự do”.
“Vẻ đẹp của đất nước chúng ta, lịch sử của chúng ta và thiết kế hệ thống chính quyền của chúng ta, đó là sức mạnh của những công dân bình thường sát cánh cùng nhau. Khi một người nhận ra rằng anh ta không đơn độc trong niềm tin của mình và tìm thấy người khác, rồi người khác, và sau đó là một số người khác, đó là cách chúng ta đến với nhau trong những cuộc gặp gỡ như thế này, đó là nơi điều kỳ diệu xảy ra”.
Mỹ đính chính, nói tiếp tục ủng hộ Nhật ở quần đảo tranh chấp với Trung Quốc
Người phát ngôn Ngũ Giác Đài John Kirby (ảnh: Từ video của Yahoo Finance)
Người phát ngôn Ngũ Giác Đài John Kirby hôm thứ Sáu (26/2) đã đính chính một phát biểu của mình trước đó, khẳng định Mỹ ủng hộ chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông, theo SCMP.
“Không có thay đổi nào trong chính sách của Mỹ đối với chủ quyền quần đảo Senkaku. Tôi lấy làm tiếc về sự sai sót của mình”, ông Kirby nói.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi ông Kirby trước đó nói rằng, Mỹ “không có quan điểm” đối với câu hỏi về chủ quyền của quần đảo Senkaku.
Người phát ngôn Ngũ Giác Đài khẳng định, Tổng thống Joe Biden và các quan chức trong chính quyền Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản theo điều 5 hiệp ước an ninh giữa hai nước, bao gồm quần đảo Senkaku. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột.
“Mỹ phản đối mọi hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng (tại quần đảo Senkaku)”, ông Kirby nhấn mạnh.
Võ Thái Hà tóm lược
————————————————————–
NEWS
TIN TỨC
Công nhân biểu tình tại Miến Điện (xem tin ngày hôm nay)
1. 4 điểm nóng trong chiến tranh lạnh Mỹ-Trung
2. “Nhà Báo Nói Láo Ăn Tiền”? Sổ Tay Ký Thiệt
3. Biển Đông: Việt Nam muốn gì từ Mỹ để giải quyết?
4. Cựu cảnh sát trưởng Điện Capitol đổ lỗi vụ xâm phạm Tòa Quốc hội hôm 06/01 do thất bại tình báo
5. Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 25 tháng 02 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
6. Dữ liệu của Anh Quốc: Vaccine COVID-19 cắt giảm đáng kể số người nhiễm bệnh và nhập viện
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
2. Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ đề nghị Tổng thống Biden từ bỏ quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân
3. Cựu Tổng thống Trump có thể trở lại Facebook vào tháng 5 ?
4. Biếm họa về chính quyền Biden ngày 25/2/2021!!!
5. Nữ Dân biểu Dân Chủ gốc Việt Stephanie Murphy dự tính tranh ghế của TNS Marco Rubio năm 2022
Điểm tin thế giới
Số liệu: Cử tri Cộng hòa Mỹ quan tâm chính sách, cử tri Dân chủ chỉ lo người ủng hộ ông Trump
Biểu tượng Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ (ảnh: Shutterstock).
Dữ liệu từ một cuộc khảo sát mới vào hôm thứ Tư (24/2) từ công ty thăm dò ý kiến Echelon Insights, Hoa Kỳ cho thấy rằng, trong khi Đảng Cộng hòa lo ngại hơn về các chính sách thực chất như thuế và tình trạng nhập cư, thì Đảng Dân chủ lại cố gắng chế ngự phe đối lập chính trị của họ.
Trong danh sách các vấn đề mà công ty hỏi các đảng viên Cộng hòa, họ cho biết mình lo ngại nhất về tình trạng nhập cư bất hợp pháp, tỷ lệ ủng hộ thực thi pháp luật thấp và mức thuế cao. Cụ thể, 81% cho biết họ “cực kỳ lo ngại” về tình trạng nhập cư bất hợp pháp, 79% “cực kỳ lo ngại” vì thiếu sự hỗ trợ của cảnh sát và 77% là về mức thuế cao.
Mặt khác, các đảng viên Đảng Dân chủ, khi được hỏi cho biết họ lo ngại nhất về các đối thủ chính trị của mình. 82% cho biết họ “cực kỳ lo ngại” về “những người ủng hộ Donald Trump”, 79% “cực kỳ lo ngại” về “chủ nghĩa dân tộc da trắng” và 77% cho “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống”.
Các thành viên Dân chủ coi các đối thủ chính trị là vấn đề chính mà quốc gia phải đối mặt, được xếp cùng với “chủ nghĩa dân tộc da trắng”, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những chia rẽ đang gây ra cho đất nước Hoa Kỳ, trong đó một nhóm chính trị đã tin rằng phe kia là xấu xa.
Theo bình luận của The Federalist, “những đứa trẻ tiến bộ tích cực, những người được nuôi dưỡng trong các khuôn viên trường đại học cánh tả và hiện đang thấm nhuần sự lãnh đạo của các thể chế cầm quyền của quốc gia ở Hollywood, các phương tiện truyền thông thiên lệch và Thung lũng Silicon, vốn tuyên truyền cho Đảng Dân chủ với chủ nghĩa thức tỉnh nhằm chống lại sự phân biệt chủng tộc và quyền tối thượng của người da trắng. Những đặc điểm đó chỉ được khuếch đại bởi các cuộc tấn công gần đây vào Điện Capitol, do phe cánh tả lợi dụng sau khi họ cố gắng hết sức để biện minh hoặc khuyến khích bạo lực chính trị từ phe của họ, bất chấp cuộc bạo động hồi tháng Giêng bị chính quyền lên án”.
“Tuy nhiên, câu chuyện về chủ nghĩa cực đoan cánh hữu đã bắt đầu được vũ khí hóa để biện minh và thúc đẩy một cuộc thanh trừng tiến bộ đang diễn ra rộng rãi trong các không gian văn hóa và doanh nghiệp. Parler, nền tảng có thương hiệu tự do ngôn luận thay thế cho Twitter, đã bị đuổi khỏi dịch vụ web của Amazon vì bị cáo buộc lưu trữ cùng một nội dung được trình bày trên Twitter và Facebook. Apple và Google cũng cấm Parler khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ”.
“Văn hóa hủy bỏ” (lên án, trừng phạt những ý kiến đối lập) đã leo thang lên một tầm cao mới khi chủ nghĩa phản chủng tộc trở thành một tôn giáo mới để lưu đày những người bất đồng chính kiến bảo thủ. Chris Harrison, người dẫn chương trình “The Bachelor” của đài ABC, đã bị lên án vì chỉ trích phong trào quỳ gối. Gina Carano, diễn viên chính của bộ phim “The Mandalorian” của Disney đã bị sa thải vì cho rằng bạo lực chính trị hàng loạt bắt đầu từ sự căm ghét lẫn nhau của những người hàng xóm bất đồng chính kiến.
Cuộc thăm dò từ Echelon Insights đã khảo sát 1.005 cử tri đã đăng ký từ ngày 12 đến ngày 18/2.
Nhân vật được đề cử làm giám đốc CIA: Trung Quốc là ‘đối thủ chuyên chế’
Ông William Burns, người được Tổng thống Joe Biden đề cử làm giám đốc Cục Tình báo Trung ương CIA, điều trần tại Thượng viện Mỹ, ngày 24/2/2021.
Người được Tổng thống Joe Biden đề cử làm giám đốc Cục Tình báo Trung ương CIA, ông William Burns, ngày 24/2 phát biểu trước một ủy ban Thượng viện Mỹ rằng, theo ông, sự cạnh tranh với Trung Quốc và chống lại giới lãnh đạo ‘thù địch, hung hăng’ của Trung Quốc là then chốt đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Ông Burns, 64 tuổi, từng là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp trong các chính quyền Dân chủ lẫn Cộng hòa, dự kiến sẽ dễ dàng được Thượng viện chuẩn thuận làm giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ. Ông Burns đã được Thượng viện chấp thuận 5 lần làm đại sứ tại Jordan và Nga cùng 3 chức vụ cao cấp trong Bộ Ngoại giao.
Điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện, ông Burns đưa ra 4 ưu tiên hàng đầu gồm ‘người dân, đối tác, Trung Quốc và công nghệ,’ nếu ông được chuẩn thuận.
“Cạnh tranh qua mặt Trung Quốc sẽ là trọng yếu đối với an ninh quốc gia của chúng ta trong những ngày tới,” ông Burns nói.
Ông gọi Trung Quốc là một đối thủ độc tài, đáng gờm vốn đang củng cố khả năng đánh cắp tài sản trí tuệ, đàn áp người dân, mở rộng tầm với và xây dựng ảnh hưởng trong nước Mỹ.
Ông Burns nói nếu ông là Hiệu trưởng một trường cao đẳng hay đại học Mỹ, ông sẽ đề nghị đóng cửa các Viện Khổng Tử. Các cơ sở này là những trung tâm văn hóa tại các trường học do Bắc Kinh tài trợ mà nhiều thành viên Quốc hội Mỹ xem như là công cụ tuyên truyền của Bắc Kinh.
Thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ đều ca ngợi ông Burns trong hai giờ điều trần tại uỷ ban của Thượng viện.
Ấn Độ hủy bỏ kì thi “khoa học bò”
Narendra Modi đã phải đối mặt với biểu tình của nông dân trong nhiều tháng qua. Giờ đây, thủ tướng Ấn Độ đối mặt thêm một bài toán hóc búa về nông nghiệp. Ủy ban Bò Quốc gia, một cơ quan chính phủ được thành lập để khai thác giá trị từ những chú bò, hôm nay đã hủy kỳ thi “khoa học bò”. Hơn nửa triệu thí sinh đã đăng ký làm bài thi. Dù vậy nó bị hủy vì bị phản đối dữ dội.
Người ta đặc biệt chỉ trích chương trình giảng dạy, trong đó dạy rằng phân bò làm giảm bức xạ và rằng các giống bò Ấn Độ vượt trội hơn so với các giống nước ngoài. Nhiều người coi những khẳng định phi khoa học đó là một phần của việc chính phủ ngày càng can thiệp vào hệ tư tưởng tôn giáo nhạy cảm. Đối với 80% người Ấn Độ theo đạo Hindu, bò rất linh thiêng. Dưới thời ông Modi, bò cũng trở thành một phương tiện thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Hindu. Các ngành kinh doanh thịt bò và da, chủ yếu của người Hồi giáo, ngày càng phải chịu nhiều hạn chế. Và một số cá nhân có vũ trang tự phong là “đội bảo vệ bò” đã gây ra cái chết của vài chục người.
Kinh tế Mexico thiệt hại nặng vì covid-19
Sẽ chẳng có lý do gì để ăn mừng khi Mexico công bố số liệu GDP sửa đổi cho ba tháng cuối năm 2020 trong hôm nay. Các nhà kinh tế dự đoán một mức giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước, một sự cải thiện nhẹ so với ước tính sơ bộ. Ngay từ trước đại dịch, chính phủ đã đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Và covid-19 làm vấn đề thêm trầm trọng hơn nhiều.
Nền kinh tế suy thoái 8,3% trong năm ngoái; trong khi đó Brazil ước tính giảm 4,5%. Số liệu thất nghiệp, cũng được công bố hôm nay, dự kiến cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 4% trong tháng 1. Nền kinh tế Mexico có thể sẽ phục hồi trong năm nay, nhưng chậm, do thiếu hỗ trợ tài chính cho cả người dân và doanh nghiệp. Kỳ vọng tăng trưởng trong quý đầu năm đã tiêu tan, khi tỉ lệ lây nhiễm covid-19 tăng lên và một đợt thắt chặt quy tắc giãn cách xã hội được áp dụng.
Căng thẳng tình hình lương thưởng của các ngân hàng châu Âu
Hôm nay Standard Chartered báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020. Ngân hàng Anh có thể sẽ tiếp bước các ngân hàng khác trong việc tăng tiền thưởng cho các nhân viên bộ phận ngân hàng đầu tư của họ, sau một năm bội thu dù có đại dịch. Tuy nhiên nhân viên ở các bộ phận khác của công ty có thể sẽ bị cắt thưởng.
Tuần trước Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ, thông báo các nhân viên bộ phận ngân hàng đầu tư của họ sẽ bỏ túi những khoản thưởng hậu hĩnh mặc dù tổng tiền thưởng toàn ngân hàng giảm 7%. Tiền thưởng nhân viên của Intesa Sanpaolo của Ý và ngân hàng Commerzbank của Đức đã bị cắt giảm gần một nửa. Ngân hàng Lloyds của Anh thì không trả bất kỳ khoản tiền thưởng nào. Các sếp ngân hàng phải đối mặt với một tình thế khó khăn là cân bằng giữa việc thưởng cho những nhân viên mảng ngân hàng đầu tư trong khi không làm phật lòng nhân viên ở các mảng bị thiệt hại vì đại dịch.
Quốc hội Mỹ thảo luận Đạo luật Bình đẳng
Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu trong tuần này về Đạo luật Bình đẳng, theo đó cấm “phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, bản dạng giới, và xu hướng tình dục”. Đạo luật này sẽ mang lại cho người đồng tính và người chuyển giới Mỹ một sự bảo vệ pháp lý quan trọng. Nhưng đạo luật cũng đang gây tranh cãi vì cách nó xác định lại “giới tính” trong các sửa đổi của Đạo luật Quyền Công dân bằng cách thêm mục “bản dạng giới” (gender identity).
Điều đó có nghĩa là không gian dành riêng cho phụ nữ sẽ được mở ra cho phụ nữ chuyển giới. Những ý kiến phản đối tập trung vào thể thao, khi mà những lợi thế testosterone đồng nghĩa những người nam chuyển giới thành nữ có năng lực trung bình có thể vượt trội các cá nhân nữ tài năng. Những người bảo thủ cũng e ngại luật làm hạn chế quyền tự do tôn giáo. Bởi vì cần có sự ủng hộ của mười đảng viên Cộng hòa, luật khó có thể được thông qua tại Thượng viện.
Lãnh đạo EU họp trực tuyến về Covid-19 và chính sách đối ngoại
Tại một hội nghị thượng đỉnh qua video vào hôm nay và ngày mai, các lãnh đạo EU sẽ rất cố gắng để không lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Sau một khởi đầu trì trệ, việc phân phối vắc-xin covid-19 trên toàn khối đã tăng tốc. Dù vậy, nỗi lo về các biến thể virus mới đồng nghĩa các lãnh đạo sẽ thảo luận về cách đảm bảo cung cấp vắc-xin nhanh chóng trong tương lai, đồng thời tránh những tranh cãi đáng xầu hổ về chương trình tiêm chủng của EU.
Tương tự như vậy, sau vụ đóng cửa biên giới hỗn loạn vào mùa xuân năm ngoái, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận cách đảm bảo cho cả người và hàng hóa được lưu thông mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bất kỳ ai. Các biện pháp như giấy chứng nhận tiêm chủng – rất quan trọng đối với các nước phụ thuộc du lịch như Hy Lạp và Tây Ban Nha – cũng sẽ được thảo luận khi kỳ nghỉ hè bắt đầu đến gần. Vào thứ Sáu các lãnh đạo chuyển sang đánh giá chiến lược của EU trên khắp Bắc Phi và Trung Đông, cũng như cách đối phó với các mối đe dọa từ những nước láng giềng khó nhằn như Nga.
Jason Chaffetz: “Khởi đầu của chính quyền Biden – Harris đầy đạo đức giả, bê bối và bất tài”
Gia Huy: Ông Jason Chaffetz, chính trị gia đã nghỉ hưu, người từng là Dân biểu Utah từ năm 2009 đến năm 2017 và từng chủ trì Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ từ năm 2015 đến năm 2017, hôm 22/2 đã viết bài bình luận trên Fox News nhận xét về tháng đầu tiên của chính quyền Biden – Harris.
Mở đầu bài viết, ông Chaffetz cho rằng tháng đầu tiên của chính quyền Biden – Harris “không thể tồi tệ hơn” bởi họ không đạt được thành tích nào, ngoài ra còn làm tăng thêm sự chia rẽ đất nước bởi “một loạt các vụ đạo đức giả và bê bối đáng xấu hổ”. Sự kém cỏi của chính quyền mới đã được ông Chaffetz chứng minh bằng các luận điểm như sau:
Chính quyền mới không có thành tựu nào về mặt pháp lý: Ông Chaffetz cho rằng vụ luận tội cựu Tổng thống đã khiến nỗ lực hạ bệ ông Trump của đảng Dân chủ thua trắng 0-2. Đây là nỗ lực “lãng phí quá nhiều thời gian” và vì Thượng viện bận bịu với việc này, nên họ đã bị chậm trễ trong việc xác nhận các đề cử viên cho nội các mới. Dự luật cứu trợ COVID cũng không được hoàn thành như đã hứa.
Chính quyền mới quan tâm đến việc loại bỏ việc làm hơn là tạo ra chúng: Ông Chaffetz viết, một trong số những sai lầm lớn nhất là việc hủy bỏ đường ống dẫn dầu Keystone, sẽ khiến gần 11.000 người mất việc làm. Đáng nói, trong số này có tới 8.000 công nhân trong các công đoàn từng nhiệt tình ủng hộ ông Biden.
Chính quyền mới không giữ lời hứa về mở cửa trường học: Trước khi nhậm chức, Biden cho biết ông sẽ mở trường học trong vòng 100 ngày đầu tiên. Sau khi nhậm chức, Bạch Ốc đã thay đổi mục tiêu và chỉ mở ít nhất 50% trường học sang học trực tiếp một ngày mỗi tuần. Ngoài ra, chính quyền Biden – Harris cũng không ủng hộ các khuyến nghị của CDC, trong đó khuyến nghị các trường có thể mở cửa an toàn với các chiến lược giảm thiểu.
Phá hủy các môn thể thao của phụ nữ: Vài giờ sau khi ông Biden kêu gọi đoàn kết, ông đã ký một lệnh hành pháp cho phép học sinh chuyển giới được phép tham gia tất cả các môn thể thao, buộc các nữ sinh và phụ nữ trên khắp đất nước phải đánh bại nam giới (tự nhận mình là nữ) trong các môn thể thao của họ.
Không giữ lời hứa: Trước cuộc bầu cử, ông Joe Biden đã chế nhạo việc lạm dụng các mệnh lệnh hành pháp. Sau khi nhậm chức, ông Biden đang lập kỷ lục về số lượng các lệnh mà ông đã ký, đến nỗi ngay cả tờ báo thiên tả New York Times cũng phải lên một bài xã luận vào tháng Giêng với tựa đề, “Hãy bình tĩnh đối với những sắc lệnh điều hành, Joe.” Hiện tại, con số đã tăng lên hơn 50 lệnh hành pháp trong vòng chưa đầy một tháng.
Các vấn đề đạo đức: Ông Chaffetz cho biết chính quyền Biden trước đó được hứa hẹn là chính quyền có đạo đức nhất, nhưng các hành động của họ dường như tương phản lại. Cụ thể, cháu gái của bà Harris, Meena Harris, đã tìm cách khai thác quyền lực mới của dì mình. Harris có một cuốn sách và quần áo mang tên dì của cô ấy. Bất chấp những lời cảnh báo từ các luật sư chính phủ, Meena Harris đã bay đến lễ nhậm chức trên một chiếc máy bay riêng và khoe khoang điều này trên mạng xã hội. “Mua sắm và phô trương là xu hướng của gia đình Harris,” ông Chaffetz viết, nhưng nói rằng điều này “không thấm vào đâu so với các giao dịch kinh doanh của gia đình ông Biden.” Con trai của Joe Biden là Hunter Biden đang bị điều tra liên bang và Francis “Frank” Biden, anh trai của Joe Biden, cũng đang bị nghi ngờ vì các giao dịch mờ ám với nước ngoài.
Thất bại trong việc đối phó với đại dịch: Đối phó với COVID có lẽ là vấn đề cấp bách nhất của đất nước. Nhưng khi chuẩn bị phục hồi nền kinh tế, Biden đã chọn một người giám sát tình trạng thất nghiệp liên bang, trong khi người này đã mất hàng triệu đô la tiền viện trợ đại dịch cho những kẻ lừa đảo người Nigeria. Ông Biden đã áp đặt các hạn chế đi lại đối với người Mỹ, nhưng đồng thời mở rộng cửa chào đón người nhập cư bất hợp pháp. Các báo cáo cho thấy hàng chục ngàn người nhập cư chưa được chích ngừa đang đến từ Mexico và Trung Mỹ, bất chấp đại dịch.
Tấn công trực diện vào Hiến pháp: Theo ông Chaffetz, Tu chính án thứ 2 đã bị tấn công với các lệnh hành pháp của ông Biden. “Sự hỗ trợ của chính quyền mới đối với các hạn chế ngôn luận, kiểm duyệt công nghệ và giám sát quy mô lớn không phải là điềm báo tốt cho tương lai của tự do.”
Ông Chaffetz viết: “Chúng ta chỉ mới trải qua chính quyền Biden – Harris trong một tháng, nhưng đã xảy ra hàng loạt tai tiếng, sự kém cỏi và lừa dối thật kinh khủng.”
Gia Huy (theo Fox News)
Sài Gòn: Bị nợ 9 tỉ tiền lương – BHXH; 400 công nhân đình công
Người lao động đình công, đòi quyền lợi từ ngày 22/2 (ảnh chụp màn hình báo Người Lao Động).
Từ ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ngày 22/2), hơn 400 công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Asia Garment (quận 12, Sài Gòn) đã đình công để yêu cầu quyền lợi.
Chia sẻ với PV báo Người Lao động, các công nhân cho biết thời hạn trả lương hàng tháng của công nhân là vào ngày 10 nhưng nhiều tháng qua công ty thường xuyên trả chậm. Riêng tháng 1/2021, công nhân chỉ được nhận 80% lương, còn khối văn phòng được trả 50% lương.
Cũng theo công nhân, ngoài nợ lương, phép năm, 2 năm qua công ty vẫn trừ lương hàng tháng nhưng không tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Dẫn đến nhiều công nhân nghỉ thai sản, ốm đau không được thanh toán chế độ và nghỉ việc không thể chốt sổ BHXH.
Sáng 24/2, bà Đinh Thị Đào, đại diện công ty Asia Garment đã làm việc với các cơ quan chức năng quận 12 và xác nhận đang nợ người lao động gần 780 triệu đồng tiền lương và 8,27 tỉ đồng tiền BHXH. Tuy nhiên, do công ty đang gặp khó khăn về tài chính nên chưa xác định được thời gian trả lương, tiền phép năm và khắc phục nợ BHXH cho người lao động.
Trao đổi với Zing, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP.HCM, cho biết người lao động hiện chưa thống nhất với thông tin do bà Đào cung cấp. Đến 14h cùng ngày, gần 300 lao động đã ra về, khoảng 110 người còn lại tiếp tục làm việc.
Chi nhánh doanh nghiệp may mặc này hoạt động tại phường Đông Hưng Thuận, quận 12, Sài Gòn từ năm 2016. Tập thể công nhân cho hay sẽ làm thủ tục để khởi kiện công ty ra tòa đòi quyền lợi.
Gần 140 tổ chức phi chính phủ kêu gọi LHQ cấm vận vũ khí Miến Điện
Công nhân nhà máy cầm biểu ngữ và hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình chống đảo chính quân sự ở Rangun, Miến Điện, ngày 25/02/2021. REUTERS – STRINGER
Trong bức thư ngỏ ngày 24/05/2021, gần 140 tổ chức phi chính phủ thuộc 31 quốc gia kêu gọi cộng đồng quốc tế ngưng bán vũ khí cho Miến Điện sau cuộc đảo chính. Trong khi đó bạo động tiếp diễn tại Rangoon giữa người biểu tình và phe ủng hộ tập đoàn quân sự. Trước mắt, nỗ lực ngoại giao của ASEAN chưa đem lại kết quả cụ thể.
Bức thư của 137 tổ chức phi chính phủ đệ trình lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nêu đích danh một số nhà cung cấp vũ khí cho Miến Điện, trong số này có Ấn Độ, Trung Quốc Israel, Bắc Triều Tiên và Philippines, Nga, Ukraina. Hai trong số các quốc gia kể trên là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Các tổ chức ký tên vào văn bản nói trên yêu cầu « ngừng ngay lập tức các dịch vụ chuyển giao vũ khí, đạn dược và trang thiết bị » đến chính quyền Naypyidaw. Nhiều nhà quan sát cho rằng ít có khả năng đòi hỏi nói trên được thỏa mãn.
Về tình hình tại chỗ, hãng tin Pháp AFP cho biết vào trưa nay 25/02/2021, tại thành phố Rangoon đã xảy ra xô xát giữa người biểu tình ủng hộ tập đoàn quân sự Miến Điện và phe chống đối quân đội đã cướp chính quyền hôm 01/02. Cảnh sát đã giải tán đám đông tránh gây ra đổ máu.
Trên một mặt trận khác, mạng xã hội Facebook cho biết đã đóng toàn bộ các tài khoản liên quan đến quân đội Miến Điện, với lý do « tập đoàn quân sự nước này sử dụng bạo lực gây chết người nhắm vào những người biểu tình vì dân chủ ».
Cùng ngày Ngân Hàng Thế Giới thông báo đình chỉ các khoản viện trợ cho Naypyidaw. Năm ngoái, Miến Điện nhận được 900 triệu đô la tín dụng từ định chế tài chính này.
Nỗ lực ngoại giao của Indonesia chưa có kết quả
Về mặt ngoại giao Indonesia bước lên tuyến đầu tìm kiếm một giải pháp tháo gỡ bế tắc cho Miến Điện từ sau cuộc đảo chính, nhưng hiện giờ những nỗ lực của Jakarta chưa đem lại kết quả mong đợi.
Thông tín viên đài RFI từ Bangkok, Carol Isoux cho biết thêm về buổi làm việc đầu tiên hôm 24/02/2021 giữa các ngoại trưởng Thái Lan, Indonesia và Miến Điện :
« Cuộc tiếp xúc đã diễn ra một cách kín đáo. Đến giờ không một thông tin nào được lộ ra bên ngoài. Vài ngày trước đây, Indonesia đã đề xuất ASEAN nên cử đại diện đến Miến Điện để bảo đảm rằng giới tướng lĩnh cầm quyền tôn trọng cam kết và sẽ cho tổ chức bầu cử trong vòng một năm.
Thế nhưng, đề nghị này đã không được các nhà đấu tranh Miến Điện tán đồng. Số này giải thích rằng người dân Miến Điện đã thể hiện nguyện vọng một rách rất rõ ràng qua cuộc tuyển cử hồi tháng 11 năm ngoái. Không có lý do gì để giới tướng lĩnh nắm giữ quyền lực trong vòng một năm. Phe dân chủ Miến Điện muốn ASEAN nên đóng một vai trò nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại giữa bên quân đội với đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi.
Tuy nhiên, đề xuất của ASEAN nhằm tìm ra đồng thuận và nương nhẹ bên quân đội, cho phép họ có thêm thời gian để rút lui khỏi chính quyền. Các quốc gia Đông Nam Á dường như đang thiên về giải pháp này, ũng đang được Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất của Miến Điện, hậu thuẫn ».
Virus corona phá rối chiến lược hợp tác quân sự với Đông Nam Á của Trung Quốc
Ảnh tư liệu chụp ngày 24/10/2018: Thủy thủ Trung Quốc thăm chiến hạm RSS Stalwart của Singapore neo đậu tại một quân cảng ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. AFP – STR
Không chỉ dùng lá bài kinh tế chiêu dụ các đối tác Đông Nam Á, Trung Quốc còn tận dụng lá bài hợp tác an ninh để lôi kéo thêm đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á về phía mình. Ngày 24/02/2021, Hải Quân Trung Quốc và Singapore đã tiến hành một cuộc thao dượt với các bài tập phối hợp tìm kiếm nạn nhân thiên tai.
Bắc Kinh đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến quan hệ quốc phòng với các nước láng giềng trong bối cảnh Washington tăng cường sự hiện diện ở Châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng chiến lược đó đang bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Cao Tú Thành (Gao Xiucheng) trong thông cáo được Reuters trích dẫn nhấn mạnh đến mục đích của cuộc diễn tập chung với Hải Quân Singapore là nhằm « đẩy mạnh mức độ tin tưởng và hữu nghị, tăng cường hợp tác », để cùng với đối tác Đông Nam Á này « xây dựng một cộng đồng chung trên biển vì một tương lai chung ». Bắc Kinh chỉ cho biết một cách chung chung về địa điểm mà Hải Quân hai nước phối hợp hành động trong công tác « tìm kiếm cứu hộ nạn nhân thiên tai, cải thiện chất lượng thông tin liên lạc ».
Hãng tin Anh nhắc lại cuộc diễn tập lần này là bước kế tiếp trong thỏa thuận đã có từ 2019 giữa Trung Quốc với Singapore và là sự tiếp nối trong chiến lược an ninh, quốc phòng của Bắc Kinh trong vùng Đông Nam Á.
Tuy nhiên, giới phân tích đã đặc biệt chú ý đến việc đây là lần đầu tiên trong năm 2021 Hải Quân Trung Quốc « giao lưu » với một đối tác nước ngoài. Sự kiện này lại diễn ra vào lúc khu vực Đông Nam Á đang huy động lực lượng quân sự để đối phó với đại dịch Covid-19. Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, chuyên gia người Singapore Collin Koh, Học Viện Quốc Phòng và Nghiên Cứu Chiến Lược S. Rajaratnam ghi nhận : virus corona đã làm gián đoạn chiến lược ngoại giao quốc phòng của Trung Quốc với Đông Nam Á nhằm đối phó với các chiến dịch tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Với Cam Bốt chẳng hạn, Phnom Penh vừa thông báo đình chỉ đợt tập trận chung bắn đạn thật với quân đội Trung Quốc được dự trù mở ra trong tháng tới và sẽ kéo dài hai tuần lễ. Chiến dịch này dự trù huy động đến 3.000 binh sĩ ở cả hai phía. Thế nhưng, vào giờ chót, chính quyền Cam Bốt đã phải điều quân đội khắc phục hậu quả các trận lũ lụt gần đây và để tiếp tay với chính phủ chống dịch Covid-19. Cam Bốt không là một trường hợp riêng lẻ, theo ghi nhận của chuyên gia Collin Koh, do vậy những cơ hội để quân đội Trung Quốc tập trận chung với các đối tác đã bị thu hẹp lại. Theo ông « ngay cả trong trường hợp Bắc Kinh muốn thúc đẩy chính sách ngoại giao quốc phòng, không chắc là các đối tác của Bắc Kinh trong vùng Đông Nam Á còn rảnh trí và hào hứng với những đề xuất này ».
Trong bối cảnh đó chuyên gia Collin Koh kết luận : Ít có dấu hiệu cho thấy tổng thống Biden thay đổi chính sách đối với Trung Quốc so với người tiền nhiệm. Nếu có thì đó chỉ là về mặt hình thức. Trong hoàn cảnh đó, Bắc Kinh sẽ càng ráo riết tìm cách cải thiện quan hệ và nâng cấp chính sách ngoại giao quốc phòng với Đông Nam Á. Nhưng trước mắt, nhà nghiên cứu này cho rằng virus corona đang gây chậm trễ cho chiến lược của Bắc Kinh để lôi kéo Đông Nam Á về phía Trung Quốc.
Ông Pence tiết lộ mối quan hệ với ông Trump sau nhiệm kỳ
Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã cho biết một vài thông tin về quan hệ với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp với các nghị sĩ Cộng hòa trong tuần này, theo một trong những nhà lập pháp có mặt tại đó.
“Anh ấy đã nói rất tốt về mối quan hệ của mình với Tổng thống Trump”, Dân biểu Jim Banks của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ nói với CNN. “Tôi hiểu là họ nói chuyện thường xuyên và hiện giờ vẫn duy trì tình bạn cũng như mối quan hệ cá nhân như họ đã có trong bốn năm qua”.
Ông Banks cho biết một nhóm từ Ủy ban Nghiên cứu Đảng Cộng hòa của ông đã có cuộc họp và ông Pence cũng có mặt tại văn phòng chuyển tiếp Indianan ở Washington.
Họ đã thảo luận về con đường phía trước cho Đảng Cộng hòa trong khi cũng nói về những gì đảng đã đạt được trong quá khứ.
Ông Banks tin rằng ông Pence sẽ xuất hiện trước công chúng nhiều hơn trong những tháng tới, sau khi khá kiệm lời kể từ lúc ông và ông Trump rời nhiệm sở vào tháng trước.
Banks nói: “Ông ấy sẽ thành lập một tổ chức bảo vệ những thành tựu của [chính quyền] Trump-Pence trong bốn năm qua”.
Cựu phó tổng thống đã nói chuyện với ông Trump trong những tuần gần đây, một cựu trợ lý cho biết vào tuần trước.
“Tổng thống cảm ơn phó tổng thống vì sự phục vụ của ông ấy, nói rằng ông ấy (Pence) đã làm rất tốt và họ thậm chí đã có những cuộc trò chuyện từ khi đó, kể cả trong tuần này”, Marc Short, cựu trợ lý của ông Trump cho biết trong một lần xuất hiện trên Fox News.
Hai ông Trump, Pence đã cùng nhau hoàn thành rất nhiều điều, “và họ nên tự hào về điều đó”, Short nói thêm.
Ông Pence không có kế hoạch xuất hiện tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ trong tuần này, một sự khác biệt so với những năm trước. Giám đốc của hội nghị gọi đó là “một sai lầm“.
Một bài báo cáo buộc ông Trump sẽ không nói chuyện trong sự kiện nếu ông Pence không tham dự, nhưng một phát ngôn viên của cựu tổng thống cho biết báo cáo là “sai nghiêm trọng”, lưu ý rằng nó dựa trên các nguồn nạc danh.
Võ Thái Hà tóm lược
————————————————————————————————
NEWS
1. Elon Musk tiết lộ Internet tốc độ nhanh sắp tới cho Starlink
2. Trung Cộng liệt kê bốn ‘làn ranh đỏ’ đối với Biden, yêu cầu Mỹ gỡ bỏ thuế quan và hủy bỏ trừng phạt…
3. Toàn văn tuyên bố của LS Lin Wood về Quyết định của TCPV… “Kẻ thù đã thắng…”
4. Vụ hồ sơ thuế của TCPV: Toàn văn phát biểu của cựu TT Donald Trump
Điểm tin thế giới
Hạ cánh lên Hỏa Tinh
Năm 1971, Mỹ và Liên Xô chạy đua gửi tàu vũ trụ từ trái đất lên hành tinh sao Hỏa. Tàu vệ tinh (Orbiter) của Mỹ đến trước một chút, đó là tàu Mariner 9. Hai tàu vệ tinh của Liên Xô là Mars 2 và Mars 3 của Liên Xô đến sau.
Thế nhưng Liên Xô mới là nước hạ cánh được tàu đổ bộ (Lander) lên bề mặt hành tinh Hỏa, và từ tàu đổ bộ này hai xe tự hành Mars 2 và Mars 3 của Liên Xô mới là hai robot đầu tiên chạm vào sao Hỏa. Xe tự hành Mars 2 va chạm mạnh và hư. Xe Mars 3 mất tín hiệu sau vài chục giây.
Tùy vào vị trí tương đối của Hỏa so với Trái Đất mà tín hiệu vô tuyến đi từ Hỏa về Đất mất từ 4 đến 20 phút, nên thiết kế của xe tự hành gần như là một dạng AI thô sơ. Xe tự hành Mars của Liên Xô rất bé, không dùng bánh xe mà có hai thanh trượt hai bên như xe trượt tuyết, nhưng hai thanh này sẽ bước đi như các bước chân robot cơ khí. Xe có có các sensor để phát hiện chướng ngại vật, và có hai thiết bị đo là thẩm kế (penetrometer) và mật độ kế (densitometer). Xe tự hành Mars của Liên Xô chỉ có tầm hoạt động 15 mét cách thiết bị đổ bộ.
Trước đó một năm, năm 1970, Liên Xô đã thành công với xe tự hành Lunokhod thả lên mặt trăng.
Liên Xô phóng hai con tàu của mình lên Hỏa tinh vào ngày 19 và 28 tháng Năm năm 1971. Vài ngày sau Mỹ phóng tàu của mình, là ngày 30 tháng Năm. Cả hai nước đều chọn thời điểm phóng (thời gian phóng) thuận lợi nhất để rút ngắn tối đa thời gian đi đến Hỏa tinh. Mỹ phóng sau nhưng tàu lại đến quỹ đạo hành tinh Hỏa trước, đó là ngày 14 tháng Mười một. Hai tàu của Liên Xô lần lượt đến quỹ đạo Hỏa tinh vào ngày 27 tháng Mười một và ngày 2 tháng Mười hai năm 1971
Mặc dù vụ hạ cánh của xe tự hành thất bại, nhưng tàu vệ tinh của Liên Xô ở trên quỹ đạo vẫn chụp và gửi rất nhiều ảnh hành tinh Hỏa về trái đất.
Ngày 18 tháng Hai vừa rồi, xe tự hành Perseverance của NASA đã hạ cánh lên sao Hỏa. Nó được phóng ngày 30 tháng Bảy năm ngoái, đúng lúc trái đất trong cao trào đại dịch Covid.
Perseverance, nặng 1 tấn, là xe tự hành có bánh xe hạ cánh lên Hỏa tinh. Trước đó NASA đã có các xe Oppotunity và Curiosity hoạt động trên bề mặt Sao Hỏa năm 2004 và 2011; Nasa cũng có tàu đổ bộ Viking 1 hạ cánh xuống Hỏa tinh lần đầu tiên năm 1976. Còn xe tự hành có bánh đầu tiên lên Hỏa tinh là xe Sojourner nặng 11.5 kg, hạ cánh năm 1997.
Bù lại, Perseverance lần đầu tiên mang lên một chiếc máy bay trực thăng. Máy bay này, có tên là Ingenuity, nặng 1.8 kg, có tầm bay cách Perseverance khoảng 1 km.
Việc NASA hạ cánh thành công Perseverance đánh dấu đúng nửa thế kỷ Nga và Mỹ lần đầu tiên cùng nhau nhìn thấy Hỏa tinh từ trên quỹ đạo.
Brazil chưa thể khai triển vắc-xin nhanh chóng
Sau khi hết vắc-xin covid-19 vào thứ Tư tuần trước, trong tuần này các quan chức Rio de Janeiro đang kỳ vọng nhận được lô CoronaVac mới, một loại vắc xin do Trung Quốc phát triển được sản xuất ở tiểu bang São Paulo gần đó. Cho đến nay, chỉ khoảng hơn 2% trong số gần 7 triệu dân Rio đã được tiêm liều đầu tiên. Những người tiếp theo, nhóm 82 tuổi, vẫn đang đợi.
Các thành phố khác cũng bị thiếu hụt nguồn cung; chỉ mới có 2,8% dân số của đất nước đã được tiêm chủng. Trong khi đó các chuyên gia nói nếu chính phủ không đẩy nhanh chương trình tiêm chủng sẽ gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế. Theo hãng tư vấn LCA, nếu 70% dân số được tiêm chủng vào tháng 8, GDP sẽ tăng 5,5% trong năm nay. Còn nếu đến tháng 12 vẫn chưa đạt được mục tiêu này, thì con số đó sẽ bị giảm đi hai điểm phần trăm.
Số liệu thị trường lao động Anh vẫn ổn định
Các số liệu công bố hôm nay dự kiến cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Anh ở mức khoảng 5% trong tháng 12. Nó vẫn ở mức thấp đáng kinh ngạc – đặc biệt khi GDP giảm khoảng 10% trong năm 2020 – và chủ yếu là nhờ chương trình duy trì việc làm của chính phủ. Theo chương trình, nhà nước trả tới 80% tiền lương cho những nhân viên bị cho nghỉ việc tạm thời. Chương trình dự kiến khép lại vào tháng 4, nhưng nhiều khả năng sẽ được bộ trưởng tài chính Rishi Sunak gia hạn trong dự thảo ngân sách được ông công bố vào ngày 3 tháng 3.
Một vấn đề chính trị phức tạp hơn đối với ông Sunak là phải làm gì với chương trình Universal Credit, phần cứu trợ chính của Anh cho những người không việc làm. Nó được tăng thêm 20 bảng Anh (28 đô la) mỗi tuần vào tháng 3 năm 2020. Nhưng mức tăng đó sẽ hết hạn trong vài tuần tới đây. Do các quy định giãn cách xã hội chỉ được tháo dỡ từ từ, mức tăng này, tương tự như chương trình trả lương hộ, có thể sẽ được gia hạn ít nhất là đến mùa thu.
Điều trần phê chuẩn Bộ trưởng Nội vụ của chính quyền Biden
Deb Haaland (trong hình) sẽ là bộ trưởng người Mỹ bản địa (da đỏ) đầu tiên của Hoa Kỳ — nếu được Quốc hội phê chuẩn. Joe Biden đã đề cử vị nữ dân biểu Dân chủ từ New Mexico này làm lãnh đạo Bộ Nội vụ, cơ quan quản lý tới 1/5 diện tích đất đai, tài nguyên thiên nhiên và mối quan hệ với các bộ lạc của Mỹ. Song tấm vé mang tên bà Haaland không có được sự ủng hộ lưỡng đảng.
Tại phiên điều trần phê chuẩn hôm nay, Ủy ban Thượng viện về Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên sẽ tra khảo bà Haaland về thái độ ủng hộ của bà đối với Thỏa thuận Xanh Mới, một chương trình nghị sự bảo tồn thiên nhiên đầy tham vọng cũng như việc bà phản đối công nghệ fracking (khoan dầu đá phiến bằng thủy lực). Những ý tưởng này không hợp ý các nhà lập pháp Cộng hòa từ các bang miền Tây vốn phụ thuộc vào dầu khí để có việc làm và doanh thu. Họ lo lắng là đúng. Trong khi Bộ Nội vụ của Donald Trump tay trong tay với ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, ông Biden đang chuẩn bị cho một cuộc chiến với họ. Nếu được phê chuẩn, bà Haaland và bộ này sẽ giữ vị trí trung tâm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của chính quyền mới.
Apple họp đại hội đồng cổ đông
Cuộc họp đại hội đồng thường niên của Apple vào hôm nay sẽ được tổ chức trực tuyến, thay vì trực tiếp tại Nhà hát Steve Jobs, địa điểm của mọi năm. Vì không hạn chế tham gia, nên sẽ có nhiều cổ đông hơn tham dự. Giám đốc điều hành Tim Cook có thể sẽ nhận những câu hỏi về hai tranh chấp công nghệ mà Apple đã mắc phải trong 12 tháng qua. Một liên quan đến nhà sản xuất trò chơi điện tử Epic Games, bên vào tháng 8 đã đệ đơn khiếu nại chống độc quyền đối với các hạn chế của App Store lên mua hàng trong ứng dụng.
Vấn đề còn lại là với Facebook, bên phản đối những thay đổi về quyền riêng tư sắp tới trên iOS14, hệ điều hành của Apple. Không còn vấn đề lớn nào khác. Hai đề xuất do các cổ đông đệ trình liên quan đến vấn đề quản trị công ty và trả lương cho lãnh đạo không điều hành, những vấn đề không phải tâm điểm chính trị hay xã hội lớn. Đó có thể là do Apple là chuyên gia trong việc chặn những đề xuất rắc rối hơn từ trước cuộc họp. Một vấn đề cũng đáng chú ý sẽ là tìm kiếm sự chấp thuận của cổ đông về việc gắn các mục tiêu về môi trường và xã hội với mức lương của các lãnh đạo Apple.
Bắc Kinh vạch ra 4 ‘lằn ranh đỏ’ với chính quyền TT Biden
Ông Vương Nghị phát biểu tại Diễn đàn Lanting hôm 22/2/2021 (ảnh chụp màn hình Youtube/ CGTN).
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi Hoa Kỳ đáp ứng bốn yêu cầu từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Diễn đàn Lanting, một hội nghị qua video do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức vào ngày 22/2, theo Epochtimes.
Các yêu cầu bao gồm: chấm dứt hỗ trợ cho Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng; nối lại đối thoại Mỹ – Trung; chấm dứt thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với những doanh nghiệp Trung Quốc; loại bỏ tất cả các hạn chế đối với các cơ quan thông tấn và thực thể văn hóa của Trung Quốc như Viện Khổng Tử.
Sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức ngoại giao cấp cao của ông đã thúc giục Mỹ thay đổi chính sách với Trung Quốc.
Bốn lằn ranh đỏ của ĐCSTQ
Ông Vương tuyên bố tại hội nghị rằng, chế độ độc đảng toàn trị của ĐCSTQ là một hệ thống dân chủ, và Hoa Kỳ đã hiểu sai về Bắc Kinh trong những năm qua.
Sau đó, ông liệt kê bốn đề xuất với chính quyền mới như những điều kiện tiên quyết để xây dựng “quan hệ Mỹ-Trung lành mạnh”.
Trong yêu cầu đầu tiên, ông Vương tuyên bố: “Hãy dừng những hành vi và những bài phát biểu sai trái hoặc thậm chí ủng hộ những người ly khai đòi độc lập ở Đài Loan”. Tiếp theo là “Ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc liên quan đến Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng.”
Đài Loan là một khu vực có chính phủ dân cử, hệ thống lập pháp và hệ thống tư pháp, cũng như quân đội, tiền tệ của riêng mình… Nhưng Bắc Kinh coi đây là một tỉnh ly khai và thường xuyên can thiệp vào nỗ lực gia nhập cộng đồng quốc tế của Đài Loan.
ĐCSTQ cũng bị quốc tế lên án vì đã vi phạm lời hứa duy trì chính sách “một quốc gia, hai chế độ” với Hồng Kông bằng cách ban hành Luật An ninh Quốc gia vào tháng 6/2020.
Tại Tân Cương, ĐCSTQ tiếp tục giam giữ hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại các trại tập trung. Trong khi ở Tây Tạng, chế độ này tra tấn người dân vì đức tin của họ và phá hủy di sản văn hóa của người dân.
Yêu cầu thứ hai từ ông Vương là nối lại đối thoại Mỹ-Trung.
Thứ ba là chấm dứt thuế quan bổ sung đối với các sản phẩm của Trung Quốc, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp và viện của Trung Quốc, và hỗ trợ sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Trong những thập kỷ trước, ĐCSTQ bị cáo buộc ăn cắp các công nghệ tiên tiến từ Hoa Kỳ. Một số lượng lớn gián điệp Trung Quốc đã bị giam giữ và thậm chí bị kết án tại Mỹ sau khi đánh cắp các mẫu, thiết kế và tài liệu mật từ các phòng thí nghiệm, nhà máy và quân đội của Hoa Kỳ. Một số sản phẩm của Trung Quốc, chẳng hạn như hệ thống viễn thông của Huawei, bị phát hiện có sơ hở khiến tin tặc Trung Quốc dễ dàng lợi dụng để tấn công người dùng nước ngoài.
Yêu cầu thứ tư của ông Vương là xóa bỏ tất cả hạn chế đối với các thực thể giáo dục, văn hóa, tin tức và đối ngoại của Trung Quốc.
Khác với các thực thể đối ngoại và văn hóa của thế giới tự do, các cơ sở này (như Viện Khổng Tử) là một phần của hệ thống tuyên truyền của ĐCSTQ hoặc Ban Công tác Mặt trận Thống nhất nhằm thực hiện mệnh lệnh của ĐCSTQ.
Phản ứng của Tòa Bạch Ốc
Đáp lại bài phát biểu của ông Vương, trong cuộc họp báo ngày 22/2, bà Jen Psaki, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc cho biết, chính quyền của TT Biden sẽ phối hợp “với các đối tác và đồng minh của chúng tôi trên khắp thế giới, người châu Âu, các đối tác khác trong khu vực, cũng như các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội” để giải quyết mối quan hệ Mỹ-Trung.
Bà nói rằng mình không có bất kỳ cập nhật nào liên quan đến vấn đề thuế quan.
Cho đến nay, vẫn chưa có thông tin rõ ràng về chính sách của ông Biden đối với Đài Loan, Biển Đông và các lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Thị trường smartphone toàn cầu xáo trộn: Apple đứng đầu, Huawei tụt hạng
(Ảnh: Pixabay)
Theo một báo cáo của Financial Times vào ngày 22/2, sau khi ra mắt biến thể 5G của iPhone, Apple đã vươn lên đứng đầu trong số các nhà sản xuất điện thoại thông minh toàn cầu.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Gartner, Apple đã bán được gần 80 triệu điện thoại di động trong quý 4 năm 2020 sau khi ra mắt iPhone 12. Điều này giúp Apple lần đầu tiên vượt qua Samsung kể từ năm 2016 và trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.
Trong khi doanh số bán hàng của Apple tăng mạnh, doanh số bán điện thoại di động của Huawei lại giảm mạnh do lệnh trừng phạt của chính phủ Hoa Kỳ. Trong quý 4 năm ngoái, doanh số smartphone của Huawei đã giảm 41%. Xếp hạng của công ty này rơi xuống vị trí thứ năm, tụt hậu so với các đối thủ Trung Quốc là Xiaomi và Oppo. Đây cũng là lần đầu tiên Huawei rơi khỏi top 4 kể từ khi vượt qua BlackBerry và Sony vào năm 2013.
Huawei bắt đầu bán thương hiệu điện thoại di động Honor cấp thấp của mình vào tháng 11 năm ngoái. Doanh số bán hàng của hãng đã giảm xuống vị trí thứ ba trong suốt năm 2020, tụt hậu so với Apple và doanh số hàng năm giảm gần 1/4.
Giám đốc phân tích của Gartner, Annette Zimmerman, chỉ ra rằng doanh số bán hàng của Apple trong quý 4 đã tăng 15% và khi thị trường phục hồi, đà tăng trưởng của Apple có thể sẽ tiếp tục trong suốt năm nay.
Theo báo cáo, doanh số bán điện thoại di động của Samsung đã giảm 12% trong quý 4 của năm và 15% trong cả năm 2020. Các thương hiệu Trung Quốc Oppo, Xiaomi và Vivo chiếm thị phần tầm trung, trong khi Apple chiếm thị trường cao cấp.
Liên đoàn tôn giáo: Đạo luật Bình Đẳng của TT Biden là cuộc ‘tấn công toàn diện’ với Cơ đốc giáo
Ông Biden và vợ (ảnh chụp màn hình: Youtube/ ABC News).
Hôm 18/2, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra tuyên bố kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua Đạo luật Bình đẳng, một đạo luật loại bỏ sự thừa nhận của luật pháp với giới tính nam và nữ; cấm phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới (nhận thức chủ quan của một người về giới tính của họ).
Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Bill Donohue đã cảnh báo hôm thứ Hai (22/2) trong một bài viết đăng trên website của tổ chức rằng, Đạo luật Bình đẳng này sẽ “thúc đẩy cuộc tấn công toàn diện nhất đối với Cơ đốc giáo từng được đưa vào luật.”
Ông Donohue phân tích rằng Đạo luật Bình Đẳng có 2 mục đích: Thứ nhất, nó sẽ sửa đổi Đạo luật Quyền Công dân năm 1964 để đưa khuynh hướng tình dục và bản dạng giới vào định nghĩa giới tính. Thứ hai, nó sẽ làm suy yếu Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo bằng cách ưu tiên quyền của người đồng tính hơn quyền tự do tôn giáo và lương tâm.
Trên thực tế, Đạo luật Dân quyền năm 1964 chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn chấm dứt phân biệt chủng tộc. Đạo luật này cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính hoặc nguồn gốc quốc gia chứ không liên quan gì đến khuynh hướng tình dục và quyền của người chuyển giới, một khái niệm vốn chưa xuất hiện vào những năm 1960. Ông Donohue lập luận, việc thêm khuynh hướng tình dục và bản dạng giới vào luật này không chỉ vi phạm mục đích của pháp luật mà còn gây gánh nặng quá mức cho các cơ sở thờ tự và các tổ chức tôn giáo khác.
Đạo luật Dân quyền năm 1964 cấm phân biệt chủng tộc tại các khu vực công cộng; do người da đen đã từng bị từ chối phục vụ trong nhiều cơ sở công cộng, bao gồm nhà hàng và khách sạn. Tuy nhiên Đạo luật Bình đẳng của ông Biden đã đi quá xa tới mức nó làm mất đi ý nghĩa của đạo luật lịch sử năm 1964 này.
Nghiêm trọng hơn, Đạo luật Bình đẳng còn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nó tới các dịch vụ tiêu dùng như chăm sóc sức khỏe. Ví dụ, nó có thể ép các cơ sở chăm sóc sức khỏe phải cung cấp liệu pháp hormone và thủ tục phẫu thuật nhằm thay đổi giới tính. Ông Donohue lo ngại rằng những người Công giáo, những bác sĩ lương tâm hoặc các bậc cha mẹ sẽ không thể lên tiếng phản đối những cuộc phẫu thuật chuyển giới dưới Đạo luật này.
Ông viết: “Ngày càng rõ ràng rằng việc mở rộng quyền cho phụ nữ chuyển giới, những người mà về mặt sinh học là nam giới [nhưng tự] xác định mình là nữ giới, đã phải trả giá bằng các quyền của phụ nữ.” Ông nêu ví dụ về việc nam giới và đàn ông được phép thi đấu thể thao với nữ giới và phụ nữ. Ngoài ra, nam giới (tự nhận mình là nữ) có thể sử dụng chung phòng thay đồ, phòng vệ sinh… với nữ giới
Ông kết luận: “Công chúng, đặc biệt là người Công giáo, khó mà hiểu được tại sao những người được cho là ‘người Công giáo sùng đạo’ như ông Biden và bà Pelosi lại muốn ủng hộ [một] đạo luật chống Cơ đốc giáo một cách hiển nhiên như Đạo luật Bình đẳng”.
Trên trang web của mình, Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ cảnh báo rằng Đạo luật Bình đẳng sẽ “phân biệt đối xử với những người có đức tin” và “trừng phạt các tổ chức có đức tin, chẳng hạn như tổ chức từ thiện và trường học phục vụ mọi người trong cộng đồng, chỉ vì đức tin của họ”.
Tuần trước, Tổng giám mục Joseph Naumann của thành phố Kansas nói rằng ông Biden nên “ngừng tự nhận mình là một người Công giáo sùng đạo và thừa nhận rằng quan điểm của ông về phá thai là trái với giáo huấn đạo đức Công giáo”.
Thảm họa kinh hoàng gấp 15 lần Chernobyl và lời giải cho vấn đề biến đổi khí hậu
Ảnh chụp màn hình Youtube/Huff Post UK
Nhiều thập kỷ trước, một thảm họa năng lượng xảy ra đã tàn phá ba triệu mẫu đất sinh hoạt, giết chết ước tính 85.600 đến 240.000 người dân. Một sinh viên học lịch sử thông thường có thể cho rằng những con số thống kê gây sốc này ám chỉ vụ thảm họa hạt nhân Chernobyl, nhưng điều đó là không chính xác. Không, bóng ma thảm khốc này là lỗi của vụ sập đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Để so sánh, Chernobyl sát hại số người ít hơn 15 lần và tàn phá một vùng đất chỉ nhỏ bằng 1/6 vụ thảm họa này.
Mặc dù có mức độ thiệt hại khác nhau rõ rệt, thảm họa Bản Kiều và Chernobyl xảy ra trong những hoàn cảnh tương tự. Được xây dựng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Đại nhảy vọt, với sự hướng dẫn của Liên Xô, con đập được thiết kế sơ sài và xây dựng vội vã – giống như nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Hơn nữa, các quan chức đảng muốn nó giữ được càng nhiều nước càng tốt vì như vậy sẽ “mang tính cách mạng hơn”. Nhà thủy văn học Chen Xing, Kỹ sư trưởng của các dự án đập, đã cảnh báo mọi người về mục tiêu nông cạn trong việc xây đập và ủng hộ việc thiết lập các tính năng an toàn bổ sung. Với ý kiến này, sau đó ông đã bị thay thế và điều chuyển.
Cảnh báo của Chen Xing đã chứng minh được ý nghĩa tiên tri của nó vào đầu tháng 8 năm 1975, khi cơn bão Nina đổ bộ vào Bản Kiều và khiến mực nước tại đây dâng lên một mét trong vỏn vẹn ba ngày. Con đập không có chút nào cơ hội sống sót. Khi nó bắt đầu quỵ ngã dưới sức ép khủng khiếp, một trong những công nhân đang phải vật vã để cứu con đập đã hét lên “Chu Jiaozi!” (Con thủy quái đã đến rồi) …
Sáu trăm triệu mét khối nước rốt cục đã tràn qua phần còn lại của con đập bị vỡ, tạo thành một bức tường nước cao sáu mét và rộng 12 km di chuyển với tốc độ lên đến 50 km một giờ. Trận đại hồng thủy cao chót vót cuối cùng đã đánh sập thêm 62 đập nữa, nhấn chìm ba mươi thành phố và phá hủy 6,8 triệu ngôi nhà. Hàng ngàn người đã chết đuối. Có nhiều người hơn nữa sau đó đã chết vì đói và bệnh tật. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kiểm duyệt tất cả các thảo luận công khai về thảm họa này trong hơn mười năm.
Dù hiện nay quy mô thiệt hại đầy đủ của vụ vỡ đập Bản Kiều hiện đã được biết đến một cách rõ ràng, nhưng không có phong trào xã hội nào trên toàn thế giới được dấy khởi nhằm hô hào ngừng xây dựng các con đập thủy điện để tránh thảm họa tương tự. Và điều này là hợp lý. Tất nhiên rồi, hoạt động thủy điện không phải là điều hoàn hảo – để xây thủy điện người ta sẽ phải chuyển hướng các dòng sông, làm xáo trộn giới động vật hoang dã và việc xây dựng cũng rất tốn kém – nhưng thủy điện vẫn là một nguồn năng lượng điện sạch sẽ và an toàn.
Nguyên nhân khiến hàng trăm nghìn người bị mất mạng cách đây gần nửa thế kỷ không phải là hoạt động khai thác năng lượng tái tạo từ nguồn nước chuyển động, mà là sự thiếu khả năng của chính quyền cộng sản.
Thật không may, luận điểm then chốt này đã không được nhận thức rộng rãi khi bàn đến năng lượng hạt nhân. Trong những năm 1980, 46 nhà máy điện hạt nhân đã đi vào hoạt động ở Hoa Kỳ. Sau Chernobyl, chỉ có bốn công trình được khởi công và chưa có công trình nào trong số này được hoàn thành. Mặc dù sản xuất một nguồn năng lượng không phát thải, “hạt nhân” không may đã trở thành một từ ngữ bẩn thỉu và đáng sợ trong ngành năng lượng.
Các bằng chứng chắc chắn sẽ xua tan niềm tin vô căn cứ này. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra cùng một kết luận: điện hạt nhân là một trong những nguồn điện an toàn nhất – và có lẽ là an toàn nhất – trên Trái đất.
Chúng ta không nên để mối đe dọa nhỏ bé từ thảm họa làm chúng ta sợ hãi trước việc khai thác một nguồn năng lượng an toàn, sạch sẽ và đáng tin cậy, một nguồn năng lượng có thể dễ dàng cung cấp năng lượng cho nhân loại và ngăn chặn ô nhiễm carbon trong nhiều thế kỷ tới.
Võ Thái Hà tóm lược
———————————————————
NEWS
Dân biểu Mike Turner: Biden biến Iran thành cường quốc hạt nhân (xem điểm tin TG)
1. Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 22 tháng 2 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
2. Hiếu Chân – Sóng ngầm, sóng nổi ở Biển Đông…
3. Tài liệu rò rỉ tiết lộ ĐCSTQ giữ dữ liệu liên quan đại dịch không cung cấp cho WHO
4. Trung Cộng muốn thao túng chính sách của Mỹ bằng con bài biến đổi khí hậu
5. Không phải khí CO2, đây mới là nguyên nhân thực sự gây biến đổi khí hậu
7. Trần Hữu Thục – Canh Tý 2020 : từ đại dịch đến chuyện bầu cử (Tiếp theo và hết)
10.· Eduard Steiner – Putin & Bắc Kinh – Ban Tu Thư –TVVN
11. Việt Nam: Tướng quân đội tràn sang ngành tuyên giáo – Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
2. TNS Cộng hòa đề xuất đạo luật truy cứu trách nhiệm của WHO trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán COVID-19
3. Tầm quan trọng của hiến pháp dân chủ – Gs. David Williams
————————————————————–
NEWS
TIN TỨC – THỜI SỰ: THỨ SÁU 19 TH. 02, NĂM 2021
Bão tuyết tại Texas, Hoa Kỳ
1. Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 19 tháng 2 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
2. Trung Quốc, thỏi nam châm hút Thái Lan – Thùy Dương RFI
3. Câu Hỏi Đầu Năm – Tưởng Năng Tiến
4. Trung Quốc, thỏi nam châm hút Thái Lan – Thùy Dương RFI
5. Giáo sư Tạ: Hệ thống lương hưu của Trung Quốc sẽ phá sản
6. Đâu là tình trạng thực sự của nền kinh tế Trung Quốc?
7. Các ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm một nửa, nguyên nhân là gì?
8. Việt Nam trước nguy cơ thành nơi trung chuyển hàng hóa Trung Quốc – Thanh Trúc. RFA
9. Việt Nam – Kiều hối đổ về ào ạt, Đảng “mở cờ trong bụng” – Hải Yến – Thoibao.de
10. Vấn đề khí hậu: Nhân lạnh đột biến ở Mỹ và Châu Âu . Nói về sự bịp bợm của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu! – Hoàng Hải Vân · Gs. Valentina Zharkova Cú lừa thế kỷ: Trái Đất không nóng lên mà bước vào Tiểu Băng Hà mới !
11. Bão tuyết di chuyển khỏi bang Texas nhưng hàng triệu gia đình vẫn mất điện
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
1. BÌNH LUẬN: TOÀ ÁN NHÂN DÂN TẠI HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ – Đại-Dương
2. Tin tức từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn (WDC)
4. Lãnh đạo tổ chức thiên tả đã được trả hàng chục nghìn cho CNN và NBC để quay cảnh bạo loạn ở Capitol
5. TT Trump: ‘còn quá sớm’ để xác định liệu ông có tranh cử vào năm 2024
6. FBI điều tra Thống đốc New York che giấu số ca tử vong Covid ở viện dưỡng lão
7. Cựu TT Trump: Joe Biden nói dối hoặc ‘mất trí’ khi tuyên bố không có vắc xin khi nhậm chức
8. TNS Graham: Ông Trump là chìa khóa để Đảng Cộng Hòa giành lại đa số Thượng viện vào năm 2022
9. Trả thù chính trị: Luật sư bào chữa cựu TT Trump bị Trường luật và Tổ chức Luật dân quyền đình chỉ
—————————————————
NEWS
1. Ngày Lễ Thánh Tình Yêu đặc biệt – Nguyễn Khan
2. Cựu Tổng thống Trump trắng án trong phiên tòa đầy kịch tính – Nguyễn Quang Duy
3. Tin đặc biệt: Thượng viện Mỹ bỏ phiếu (57-43) trắng án cho Donald Trump – Cựu TT Trump lên tiếng…
4. Thơ Tết Tân Sửu – Nhất Hùng
5. Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 14 tháng 2 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
————————————————
NEWS
1. Thơ Tết Tân Sửu – Nhất Hùng
2. Trâu Xứ Thái & Bò Nước Việt – Tưởng Năng Tiến
3. Việt Nam – Đường Đi Không Đến – Nguyễn Dân
4. Ủy hội sông Mekong: Nước sông Mekong giảm do Trung Quốc duy trì công suất mạng lưới phát điện
5. Cựu NT Mike Pompeo kêu gọi Biden ‘đối đầu trực diện với Trung Quốc’ như chính quyền Trump
6. Mực nước sông Mekong giảm xuống mức ‘đáng lo ngại’
7. Ủy hội sông Mekong: Nước sông Mekong giảm do Trung Quốc duy trì công suất mạng lưới phát điện
8. Phần 1: Nền kinh tế “kên kên” của Trung Cộng đang thức tỉnh thế giới
9. Mike Pompeo kêu gọi Biden ‘đối đầu trực diện với Trung Quốc’ như chính quyền Trump
10. Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 13 tháng 2 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
1. Lại tấn tuồng đàn hặc cuội – Vũ Linh
2. Epoch Times khảo sát: Trên 90% được hỏi không đồng ý với các chính sách dầu khí mới của Joe Biden
3. Cựu viên chức Di Trú Mỹ nói chính sách của Biden sẽ mang tới nhiều thảm kịch
4. Kẻ gây bạo loạn ở Capitol có tiền án lâu năm không phải là người ủng hộ ông Trump
5. Luật sư hiến pháp: ‘Sân khấu chính trị’ luận tội cựu Tổng thống Trump đã chà đạp lên lịch sử Hoa Kỳ
6. Sự điên rồ của văn hóa tẩy chay (*) – John M. Ellis
Nhân ngày đầu năm, HD Press xin trân trọng giới thiệu 3 trang mạng:
1- Thời Sự & Đời Sống:
2- Stop Expansionism (Chống Bành Trước Trung Cộng)
3- Chính Trị Hoa Kỳ:
Kính Chúc Quý Vị và Bửu Quyến An Khang, Thịnh Vượng, May Mắn..
HD Press
—————————————–
NEWS
Con trâu trong dân gian (Tân Sửu)
1. Trẻ con làm gì những ngày cận Tết xưa? – Nguyễn Thông
2. Thế giới tiêm vắc xin ngừa cúm tàu như thế nào? Theo Spiegel.de
4. Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 8 tháng 2 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
5. Super Bowl 55: Đội Tampa Bay đè bẹp Chiefs 31-9, Tom Brady thắng Super Bowl lần thứ 7
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
1. Trump Jr: ‘Đây là điều tiếp theo cho phong trào tuyệt vời của chúng ta’
2. Phiên tòa luận tội Trump có ý nghĩa lớn bất kể kết quả chung cuộc (Chuyên gia)
3. Giám mục Hoa Kỳ: Sắc lệnh của Biden phản lý trí, vi phạm phẩm giá con người
TRUNG CỘNG
1. Học sinh Trung Quốc bị tẩy não phải thù ghét Chúa, buộc cha mẹ từ bỏ đức tin
2. Mỹ -Nhật – Ấn – Úc chuẩn bị họp Bộ Tứ tìm kế sách đối phó Trung Cộng
3. Phương Tây phản ứng trước điều tra của BBC về nạn hãm hiếp ở Tân Cương, Trung Quốc
4. Phương Tây phản ứng trước điều tra của BBC về nạn hãm hiếp ở Tân Cương, Trung Cộng
BÌNH LUẬN
1. Ý kiến: Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 441 (Ngày 5.2.2021): “Đoàn kết”
2. Bình luận: Biden bán sản phẩm của Trump – Đại-Dương
———————————————–
NEWS

1. Tin ngắn thế giới ngày Chủ nhật 7 tháng 2 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
2. Biểu tình lớn tại Miến Điện phản đối đảo chính với hàng chục nghìn người
3. Ngoại trưởng Iran thúc giục Biden quay trở lại thỏa thuận hạt nhân trước đây
4. Phiếm luận – Hoa đào không cần cứu – Nguyễn Thông
5. Tuấn Khanh – Nguời đi, linh hồn ở lại… (Hay là chuyến viếng đồi Charlie)
6. Những động thái mới của Chính quyền TT Joe Biden đối với Việt Nam
8. Khảo cứu – Trâu Trong Đời Sống – Nguyễn Quý Đại
9. Việt Nam – Thế hệ già mua Việt Nam không kết nối được với thế hệ mới (Nikkei Asia Review)
10. Cơm Chiều 29 – Tưởng Năng Tiến
TRUNG CỘNG TOÀN TRỊ
1. WHO đã giúp Trung Cộng lau sạch vết nhơ dịch Vũ Hán?
3. Trung Cộng gửi hàng triệu khẩu trang giả, bộ xét nghiệm tới Mỹ
4. Trung Cộng: chính sách tàn ác của chính quyền về cách ly khốn khổ
6. Anh Quốc trục xuất 3 gián điệp Trung Cộng giả làm nhà báo
CHÍNH TRỊ HOA KỲ
1. Nỗ lực chống buôn bán tình dục của TT Trump tạo ra ‘sự thay đổi đáng kinh ngạc’ (NSL Sharetogather)
2. Một cuối tuần ‘gây hoang mang’ của ông Biden
3. Luật sư cựu TT Trump sẽ chiếu video đảng viên Dân chủ kích động bạo lực trong phiên đàn hạch
4. Luật sư gốc Hoa: chính sách ‘chào đón’ di dân lậu của Biden Sẽ hủy hoại nước Mỹ!
5. Hành động của Đảng Dân chủ phản tác dụng, Greene trở thành ‘người Cộng hòa quyền lực nhất’?
6. Tối cao Pháp viện Mỹ bất ngờ lên lịch xem xét các vụ kiện gian lận bầu cử
———————————————————-
TIN TỨC
1. Vấn đề đường cơ sở thẳng của Việt Nam nhìn từ Luật biển quốc tế – Dương Danh Huy
2. Khả Năng ĐCSTC Đánh Úp Đài Loan? Lư Ất Hân
3. Cựu TT Trump lần đầu tiên lên tiếng trên mạng xã hội kể từ khi rời Tòa Bạch Ốc
4. Bác sĩ Nga điều trị cho ông Navalny đột ngột qua đời?
5. Miến Điện – Dân tộc dân chủ: Lời nguyền cho Aung San Suu Kyi, bài học cho Việt Nam – Bùi Công Trực
6. Myanmar: theo Mỹ hay “theo Tàu”? – Mạnh Kim
7. Sự lựa chọn lãnh đạo đáng ngạc nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam – Banyan
8. Việt Nam – Đảng CS bấn loạn với 3 thách thức: Phản động, Biển Đông và tự diễn biến9.· Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF 2021): Môi Trường Tuyên Truyền và Khoe Tài Sức – Đại-Dương
9. Luật sư của cựu TT Trump: Đảng Dân Chủ tại Quốc hội đang nỗ lực ‘xúc tiến’ phiên tòa đàn hặc
10. Đảng Dân chủ mở đường thông qua gói cứu trợ Covid 1.900 tỉ USD
11. Ông Biden “lên voi nắm vố” – Việt Quốc
12. Dân biểu thiên tả AOC bị tố ‘dựng chuyện’ trong vụ bạo động Điện Capitol
13. Ý kiến: Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 441 (Ngày 5.2.2021): “Đoàn kết”
14. Nghiên cứu – Những nghịch lý của Dân Chủ – Nguyễn Hoài Vân
——————————————————–
NEWS
Ảnh vệ tinh: TC xây căn cứ phòng không tại biên giới với Việt Nam (xem tin hôm
1. DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI (WEF): Môi Trường Tuyên Truyền và Khoe Tài Sức – Đại-Dương
2. Nhận định: Bầu Nguyễn Thanh Nghị làm Ủy viên Trung ương, một lần nữa thách thức Nguyễn Phú Trọng
3. Đại hội Đảng CS Việt Nam: hồng hơn đúng – David Brown(*)
4. Biến thể mới của COVID-19 lan truyền với tốc độ báo động như sóng thần vào tháng 4
5. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đề cử giải Nobel Hòa bình cho Phong trào dân chủ Hong Kong
6. Số người Hồng Kông di cư đến Đài Loan tăng nhanh
8. Người dân Vũ Hán nghi ngờ kết quả cuộc điều tra nguồn gốc virus của WHO
9. Tưởng Năng Tiến – Từ Nay Thôi Đành Xin Gọi Cố Nhân (hay: những dấu chân kỷ niệm từ Miến Điện)
10. Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 4 tháng 2 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
11. Trung Cộng Đang Xây Một Căn Cứ Hỏa Tiễn Đất Đối Không Gần Biên Giới Việt Nam
12. Máy bay ném bom Trung Cộng tập tấn công vào tàu sân bay Mỹ
————————————————————–
NEWS
1. Nguy cơ tiềm ẩn sau những “cơ hội vàng” đầu tư vào Trung Cộng?
2. Thống đốc tiểu bang Florida khởi động tấn công chống lại Big Tech
3. Bắc Kinh bác cáo buộc ‘hậu thuẫn đảo chính’ Myanmar
4. Đảo chính Myanmar: Giới trẻ âm thầm tẩy chay quân đội
5. Máy bay ném bom Trung Cộng tập tấn công vào hàng không mẫu hạm Mỹ
6. Tiết lộ chi tiết về việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức
7. Mục tiêu và chiến thuật thực sự của Antifa được phơi bày: Andy Ngô
8. ĐCSTQ yêu cầu chính quyền Biden ‘chơi theo luật’ của Bắc Kinh
9. Gs. Nguyễn vắn Tuấn – Thiên kiến thông tin
10. Nguyễn Quang Duy – Quanh chuyện ông Trump bị luận tội lần thứ hai.
11. Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 3 tháng 2 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
Điểm tin thế giới
Phe thiên tả ‘há miệng mắc quai’ khi Biden ký liền lúc hơn 40 sắc lệnh
Ông Trump, ông Biden (ảnh: Reuters).
Chỉ hơn một tuần TT Biden đã ban hành hơn 40 lệnh hành pháp, nhiều hơn so với bất kỳ số lệnh hành pháp nào mà những người tiền nhiệm của ông đưa ra trong khoảng thời gian tương tự. Hành động bất thường của Biden đang tạo ra hiệu ứng tiêu cực và nó đang khiến những người ủng hộ ông “câm lặng”.
Thefederalist cho hay, nhiều lệnh mà ông Biden ký đã loại bỏ các chỉ thị của cựu Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc ngay lập tức kết liễu dự án Đường ống Keystone XL, cho phép các trường học công thừa nhận nam sinh nhận mình là nữ sinh và ngược lại, buộc người Mỹ nộp thuế tài trợ cho việc phá thai ở nước ngoài.
Một số người thuộc Đảng Cộng hòa như Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnel đã lên án việc ông Biden sử dụng quá nhiều lệnh hành pháp, trong khi đó truyền thông dòng chính và Đảng Dân chủ giữ im lặng về cách ông Biden thực thi quyền lực.
Vậy là phe cánh tả không có phản ứng gì đối với việc ông Biden vội vã ký 40 sắc lệnh, mặc dù trước đó họ đã dành nhiều năm để lên án gay gắt ông Trump lạm dụng lệnh hành pháp. Ngay cả trước khi ông Trump lên nắm quyền, những người chỉ trích ông đã tuyên bố rằng nền dân chủ và Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi khả năng sẽ có quá nhiều lệnh hành pháp.
Trên thực tế ông Trump chưa bao giờ ký số lệnh hành pháp với mật độ dày đặc như ông Biden đang làm.
Thậm chí, một bài báo của tờ New York Times còn đặt ra câu hỏi rằng “Donald Trump có phải là một mối đe dọa đối với nền dân chủ?”. Những người thiên tả khác thì cho rằng các “lệnh hành pháp” của Trump là “độc tài” và lên án ông về việc ban hành các chỉ thị mạnh mẽ chỉ vài ngày khi bắt đầu chính quyền mới. Câu chuyện không chỉ giới hạn trong vài tuần đầu tiên ông nhậm chức, mà trong suốt nhiệm kỳ của ông ở Tòa Bạch Ốc, gần như mọi lệnh hành pháp mà vị cựu tổng thống đã ký đều bị cáo buộc là “độc đoán” hoặc “lạm dụng quyền lực”.
Ông Biden trước đây đã lên án việc sử dụng quyền lực sâu rộng của nhánh hành pháp. Vào tháng 10/2019, trong một lần trả lời phỏng vấn với ABC News, ông nói với phóng viên: “Tôi có quan điểm rằng chúng ta là một nền dân chủ” và “nếu bạn không có sự đồng thuận đối với mệnh lệnh hành pháp để làm điều gì đó, thì bạn không thể làm theo lệnh hành pháp trừ khi bạn là một nhà độc tài. Chúng ta là một nền dân chủ, chúng ta cần sự đồng thuận”.
Vào tuần trước, một phóng viên đã chất vấn Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, bà Jen Psaki, về bình luận “nhà độc tài” của ông Biden. Người phóng viên này hỏi rằng: “Bà đã nói trước đó về một số lệnh hành pháp này sẽ được sử dụng để đảo ngược một số điều trái đạo đức mà chính quyền tiền nhiệm đã làm”, và “nếu bà gọi những điều này là vô đạo đức, thì đó có phải là nhằm tìm kiếm sự đồng thuận hay không? Và rồi cũng là để gợi ý rằng ông Biden có lẽ sẽ tự thấy bản thân ông ấy là một nhà độc tài nhân từ?”.
Tuy nhiên, bà Psaki đã né tránh câu hỏi bằng việc nhấn mạnh rằng câu nói của ông Biden có liên quan tới vấn đề thuế.
Cảnh sát Myanmar cáo buộc bà Aung San Suu Kyi nhập khẩu trái phép
Bà Aung San Suu Kyi.
Cảnh sát Myanmar đã cáo buộc bà Aung San Suu Kyi nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc và bà sẽ bị giam giữ cho đến ngày 15 tháng 2 để phục vụ cho việc điều tra, theo một tài liệu của cảnh sát.
Động thái này diễn ra sau một cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2, dẫn tới việc giam giữ người từng được trao giải Nobel Hòa bình và các chính trị gia dân sự khác.
Hành động trên đã cắt ngắn quá trình chuyển đổi lâu dài của Myanmar sang nền dân chủ, và dẫn tới sự lên án từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.
Hồ sơ của cảnh sát gửi lên tòa án đề cập chi tiết các cáo buộc đối với bà Suu Kyi, 75 tuổi, trong đó có việc sáu bộ đàm đã được tìm thấy trong một cuộc khám xét nhà của bà ở thủ đô Naypyidaw. Cảnh sát nói rằng các thiết bị này được nhập khẩu bất hợp pháp và được sử dụng khi chưa được phép.
Tài liệu hôm 3/2 yêu cầu giam giữ bà Suu Kyi “để thẩm vấn nhân chứng, yêu cầu bằng chứng và mưu tìm cố vấn về pháp lý sau khi thẩm vấn bị cáo”.
Một tài liệu khác cho thấy cảnh sát đã cáo buộc Tổng thống bị lật đổ Win Myint vi phạm các quy định nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trong quá trình vận động bầu cử vào tháng 11 năm ngoái.
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử nhưng quân đội tuyên bố rằng có gian lận và sử dụng điều đó để biện minh cho việc tiếm quyền.
Người dân Miến Điện phát động phong trào « Bất tuân dân sự » để phản đối quân đội đảo chính
Nhân viên y tế cài ru-băng đỏ, giơ ba ngón tay, tiến hành đình công để phản đối cuộc đảo chính, tại bệnh viện Đa Khoa Rangoon, Miến Điện ngày 03/02/2021. REUTERS – STRINGER
Sau hai ngày im ắng, người dân Miến Điện bắt đầu phong trào phản kháng ôn hòa. Không biểu tình rầm rộ trên đường phố, nhưng phong trào « Bất tuân dân sự », khởi động từ ngày 02/02/2021, được hưởng ứng rộng rãi trên các mạng xã hội. Giới y bác sĩ bắt đầu đình công trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hoành hành tại Miến Điện.
Thông tín viên trong khu vực Carol Isoux tường trình từ Bangkok :
« Một phong trào đã được giới bác sĩ, y tá trong lĩnh vực y tế công khởi xướng. Hôm qua (02/02), họ thông báo sẽ bắt đầu đình công từ hôm nay (03/02) để phản đối quân đội chiếm quyền. Hiện tại, nhân viên của khoảng 40 bệnh viện ở các thành phố lớn như Rangoon, Naypyidaw và Mandalay đã tuyên bố hưởng ứng phong trào.
Phong trào được loan tải rộng rãi trên các mạng xã hội, kể cả trong giới sinh viên. Họ đăng những thông điệp kêu gọi giúp đỡ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, người cũng thấy nhiều điểm tương đồng với những phong trào xã hội gần đây ở Hồng Kông và Thái Lan, trong đó có việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Signal và kiểu chào với 3 ngón tay giơ lên.
Một thông điệp khác cũng được gửi tới toàn dân là gõ xoong nồi ngoài ban công và trước nhà vào 20 giờ mỗi tối. Tục lệ thường để đuổi tà ma giờ được dùng để phản đối sự hiện diện của quân đội.
Vào đúng mùa dịch Covid-19, cuộc đình công của các bác sĩ có thể gây tác động, nhưng quân đội cũng có một mạng lưới bệnh viện quân y vững chắc. Vì thế, các nhà đại diện cho phong trào bất tuân dân sự hy vọng có nhiều lĩnh vực khác nhanh chóng tham gia ».
Đến tối 02/02, trang Facebook « Bất tuân dân sự » đã có gần 150.000 theo dõi. Họ yêu cầu trả tự do cho các chính trị gia bị bắt, trong đó có nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và chính phủ dân sự trở lại nắm quyền.
Tin dầu hỏa
ExxonMobil báo cáo khoản lỗ theo năm 22,4 tỷ đô la trong năm 2020; trong khi BP, một gã khổng lồ dầu mỏ khác, báo cáo khoản lỗ cơ bản 5,7 tỷ USD, vì các hạn chế covid-19 làm giảm nhu cầu dầu thô toàn cầu. Hôm thứ Sáu, công ty dầu mỏ Chevron cũng công bố khoản lỗ hàng năm 5,5 tỷ USD. BP dự đoán một khởi đầu khó khăn trong năm 2021 khi các hạn chế đi lại tiếp tục làm giảm nhu cầu dầu trên toàn thế giới.
Dân chủ suy yếu trên toàn thế giới trong năm 2020
Đại dịch đã tạo ra mất mát không chỉ về cuộc sống và sinh kế, mà còn về tự do chính trị. Ấn bản mới nhất của Chỉ số Dân chủ, được xuất bản bởi The Economist Intelligence Unit, công ty chị em của The Economist, cho thấy sự sụt giảm quyền tự do dân chủ ở 116 trên 167 quốc gia. Hầu hết mọi người đều kết luận ngăn chặn thảm họa chết người xứng đáng hơn một số quyền tự do tạm thời.
Tuy nhiên, bất kể sự ủng hộ của công chúng, các quốc gia rút lại quyền tự do dân sự, né tránh giám sát quyền lực khẩn cấp, hoặc từ chối quyền tự do ngôn luận, đều bị giảm điểm, đẩy mức trung bình toàn cầu xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Nước Mỹ vẫn là một “nền dân chủ thiếu sót”, với điểm số trái ngược nhau ở các chỉ số con cốt lõi. Còn Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trở thành “các nền dân chủ đầy đủ”, trong khi Pháp và Bồ Đào Nha mất danh hiệu đó. Ở Đông Âu và Mỹ Latin, đại dịch làm tăng cường thêm những thiếu sót dân chủ hiện có. Nhưng châu Phi và Trung Đông có một năm tồi tệ nhất – đối với các nhà lãnh đạo chuyên quyền, đại dịch là một cái cớ tốt để củng cố quyền lực của họ và loại bỏ bất đồng quan điểm.
Các cổ phiếu Thụy Sĩ quay lại sàn giao dịch Anh
Thụy Sĩ từ lâu đã có mối quan hệ căng thẳng với người láng giềng bao quanh họ, Liên minh châu Âu. Để bảo vệ sự độc lập của mình, họ tham gia thị trường hàng hóa chung nhưng không tham gia thị trường dịch vụ. Giờ đây họ có thêm một người bạn đồng hành ở Anh, nơi mà thỏa thuận Brexit khiến mối quan hệ giữa khu vực tài chính khổng lồ của họ với EU bị treo lơ lửng. Tuần này, hai nước sẽ làm sâu sắc mối quan hệ của họ.
Cổ phiếu của các công ty Thụy Sĩ sẽ sớm được giao dịch trên các sàn giao dịch Anh. Điều này đảo ngược một phần quyết định của Thụy Sĩ vào tháng 7 năm 2019 về việc rút khỏi các sàn giao dịch chứng khoán của EU — vào thời điểm đó bao gồm cả London — sau khi Brussels rút cổ phiếu của họ khỏi Thụy Sĩ. Trước khi rút ra, cổ phiếu Thụy Sĩ chiếm 1,2 tỷ bảng Anh (1,6 tỷ USD) trong các giao dịch hàng ngày, do đó thỏa thuận sẽ giúp các sàn giao dịch London tăng khối lượng giao dịch của họ. Nhưng điều đó khó có thể bù đắp được cho 5,7 tỷ bảng Anh mỗi ngày giao dịch cổ phiếu châu Âu bị tuột khỏi tay các sàn giao dịch Anh kể từ khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc.
Tòa án Tối cao Mỹ sắp ra nhiều phán quyết quan trọng
Hôm nay, Tòa án Tối cao Mỹ sẽ tạm ngưng kỳ nghỉ của họ – một điều bất thường – để ra một hoặc nhiều phán quyết về các vấn đề đang chờ xử lý. 25 vụ kiện đã được tranh luận và đang chờ phán quyết. Chúng bao gồm vụ Fulton v Thành phố Philadelphia, trong đó quyền tự do tôn giáo mâu thuẫn với quyền của giới LGBT. Khi Philadelphia ngừng giới thiệu trẻ em đến một cơ quan nuôi dưỡng Công giáo vì họ không muốn cho các cặp đồng tính nhận con nuôi (trái với quy tắc chống phân biệt đối xử của thành phố), tổ chức này nói các quyền của Tu chính án Thứ Nhất của họ đã bị vi phạm.
Còn vụ California v Texas thách thức tính hợp hiến của Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Vừa túi tiền (ACA), một đạo luật dường như không thuyết phục được đa số các thẩm phán khi nghe tranh luận hồi tháng 11. Với việc Tổng thống Joe Biden mở lại đăng ký cho các gói ACA từ ngày 15 tháng 2, đây có thể là thời điểm thích hợp để làm rõ luật. Các thẩm phán cũng có thể muốn khép lại một tranh chấp khác dưới thời Trump — trát đòi kiểm tra hồ sơ tài chính tám năm của ông Trump từ công tố quận Manhattan.
Qualcomm sắp công bố kết quả kinh doanh quý
Hôm nay hãng sản xuất chip Qualcomm sẽ báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu tiên. Thị trường có kỳ vọng cao cho họ, vì một số lý do. Nhìn chung, các công ty bán dẫn đã có một năm tốt đẹp, khi người tiêu dùng trong phong tỏa dành nhiều thời gian hơn cho các thiết bị do họ sản xuất. Qualcomm, bên sản xuất chip vô tuyến cho điện thoại thông minh, có vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ doanh số tăng nhanh của các thiết bị cầm tay 5G.
Và vào ngày 14 tháng 11, họ được chính phủ Mỹ cho phép khởi động lại việc bán hàng cho Huawei, một hãng điện thoại thông minh Trung Quốc đang đối mặt các hạn chế xuất khẩu của Mỹ. Gần đây, Qualcomm nhận được một loạt tin tốt. Năm 2019, họ công bố một thỏa thuận bất ngờ với Apple, chấm dứt cuộc chiến kéo dài về các điều khoản cấp phép cho chip radio của họ. Tiếp đó vào tháng 8, một tòa án Mỹ đã lật lại phán quyết trước đó rằng công ty có hành vi phản cạnh tranh. Nhưng công ty vẫn không được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ngay sau khi giải quyết các vụ kiện, Apple đã mua mảng kinh doanh chip 5G của Intel với giá 1 tỷ USD. Công ty này khó có khả năng tiếp tục làm khách hàng lâu dài của Qualcomm.
Cấp dưới Biden: Cảnh sát là mối đe dọa an ninh Mỹ
Cảnh sát Mỹ (ảnh: Reuters)
Jalina Porter, người mới được bổ nhiệm làm phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Biden, từng tuyên bố rằng mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ có thể tới từ chính lực lượng bảo vệ an ninh, theo Fox News.
Trong một bài đăng trên Facebook năm 2016, bà Porter loan đi mô tả tiêu cực về lực lượng cảnh sát Mỹ khi viết rằng họ là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất, còn hơn cả tin tặc Nga và ISIS, vì những vụ giết người Mỹ da đen.
“Mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ là cảnh sát Hoa Kỳ”, Porter nói, theo báo cáo của The Washington Free Beacon. “Không phải ISIS, không phải tin tặc Nga, không phải bất kỳ ai hay bất cứ điều gì khác”.
Bà Porter viết: “Nếu quý vị không thức tỉnh và hiểu ra sự thật này, thì nạn diệt chủng chống lại người Da đen ở Mỹ sẽ tiếp tục cho đến khi chúng ta gần như tuyệt chủng. Đó không phải là thế giới mà tôi mưu cầu để sống, hoặc kiến tạo ra cho bản thân và những người xung quanh mình”.
Vào thời điểm Porter bày tỏ quan điểm về lực lượng cảnh sát, bà đang làm quan chức truyền thông cho Dự án An ninh Quốc gia Truman, một tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại thiên tả.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba 2/2, sau khi đã trở thành một quan chức chính phủ, bà Porter cho biết: “Những bình luận mà tôi đưa ra cách đây 5 năm trên tài khoản Facebook cá nhân của mình với tư cách là một công dân là để đáp lại sự thật khó chịu – và vô cùng đau đớn – về bạo lực chủng tộc ở Mỹ vẫn tiếp diễn”.
Thống đốc bang Florida khởi động cuộc tấn công chống lại Big Tech
Thống đốc bang Florida Ron DeSantis (ảnh chụp video NBC2 News).
Thống đốc bang Florida Ron DeSantis (Đảng Cộng hòa) đã đề xuất các biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế sự thiên vị chính trị và kiểm duyệt của các công ty công nghệ lớn (Big Tech), theo Breitbart.
Trong bài phát biểu dài 45 phút, thống đốc đã xác định các công ty công nghệ lớn là mối đe dọa hàng đầu đối với nền dân chủ và tự do ngôn luận của Mỹ ngày nay, đồng thời, ông cam kết rằng Đảng Cộng hòa Florida sẽ hành động.
Các quy định mới được ông DeSantis công bố bao gồm:
Bắt buộc [quyền] chọn không tham gia các bộ lọc nội dung của các công ty công nghệ lớn
Công dân Florida có quyền chống lại khi Big Tech vi phạm điều kiện này.
Phạt tiền 100.000 USD/ngày đối với các công ty công nghệ nếu đình chỉ ứng cử viên cho các vị trí bầu cử ở Florida khỏi nền tảng của họ.
Phạt tiền hàng ngày cho bất kỳ công ty công nghệ nào “sử dụng nội dung của họ và các thuật toán liên quan đến người dùng để ngăn chặn hoặc ưu tiên truy cập bất kỳ nội dung nào liên quan đến một ứng cử viên hoặc mục đích chính trị trên lá phiếu.”
Yêu cầu minh bạch hơn.
Các cơ quan bầu cử của Florida có quyền yêu cầu công khai thông tin đối với các nền tảng Big Tech thiên vị ứng viên này hơn ứng viên khác.
Ủy quyền cho tổng chưởng lý Florida khởi kiện các công ty công nghệ vi phạm các điều này theo Đạo luật về Hành vi lừa đảo và Gian lận của bang.
—
Võ Thái Hà tóm lược
———————————————-
NEWS
TIN TỨC
FILE PHOTO: Người biểu tình biểu tình ủng hộ nhà lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny đang bị bỏ tù ở Moscow, Nga ngày 31 tháng 1 năm 2021. REUTERS / Maxim Shemetov
1. Quân đội Myanmar thắt chặt kiểm soát quyền lực
2. Mỹ: Giám Đốc Điều Hành Facebook Thừa Nhận Can Thiệp Bầu Cử và Ủng Hộ Biden
3. Liên Bang Nga – Nỗi Đau Kinh Tế ở Đằng Sau Các Cuộc Biểu Tình tại Nga ngòai chuyện Navalny
4. Liên minh Ngũ Nhãn cùng với Nhật chống Trung Cộng trên ‘5G’
5. Hoa Kỳ – Bắc Kinh dùng Twitter giả mạo gieo rắc thông tin sai lệch trước và sau bầu cử Mỹ
6. Người dân nói gì về tân Tổng Bí thư khóa XIII Nguyễn Phú Trọng – VNTB
8. Hàng nghìn người biểu tình ủng hộ Navalny bị bắt ở Nga – VNTB
9. Các bệnh viện tại Trung Quốc liên quan đến mổ cướp nội tạng người (Phần 2)
10. Vô Úy: “Tự do khỏi nỗi khiếp sợ” – Aung San Suu Kyi
11. Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh
12. Nhận định về Việt Nam sau Đại hội 13 – Giáo sư Carl Thayer
13. Phim tài liệu về dịch cúm Vũ Hán (youtube)
14. Biển Đông: Trung Quốc tập trận uy hiếp Việt Nam, thách thức hạm đội Mỹ
Điểm tin thế giới
February 2, 2021
Ngoại trưởng Mỹ: Bắc Kinh ‘còn thiếu sót’ trong việc minh bạch về đại dịch
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (ảnh: Reuters)
Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào hôm thứ Hai (1/2) của đài MSNBC, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết chính quyền Trung Quốc “đang còn thiếu sót” trong việc cung cấp thông tin và minh bạch cần thiết về đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Ông Blinken nói: “Trung Quốc đang cách rất xa so với việc cung cấp thông tin cần thiết cho cộng đồng quốc tế, bảo đảm rằng các chuyên gia có thể tiếp cận với Trung Quốc. Tất cả – sự thiếu minh bạch đó, việc thiếu sẵn sàng, là một vấn đề quan trọng và những điều này vẫn tiếp diễn”.
Tân Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, chính quyền Trung Quốc cần “phải đẩy mạnh và bảo đảm rằng họ đang minh bạch, rằng họ đang cung cấp và chia sẻ thông tin mà chính quyền đang cho phép các chuyên gia và thanh tra quốc tế tiếp cận”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với MSNBC, ông Blinken cho rằng Washington nên cho phép những người tị nạn bị đàn áp chính trị ở Hồng Kông vào Hoa Kỳ.
Tùy viên Mỹ thăm đài tưởng niệm Khâm Thiên, người Việt nhiều ý kiến trái chiều
Tùy viên Quốc phòng Mỹ Tom Stevenson viếng đài tưởng niệm phố Khâm Thiên, 2/2/2021
Đại tá Tom Stevenson, Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ, đến thăm và thắp hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho biết trên trang Facebook chính thức hôm 2/2.
Đại sứ quán Mỹ tường thuật rằng về phía Việt Nam có Thiếu tướng Lê Văn Cầu, Trưởng Ban Đối ngoại, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, cũng có mặt cùng Đại tá Stevenson và các đại diện của Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Hoa Kỳ.
Đại diện hai nước Mỹ và Việt Nam đã tưởng niệm 278 người dân bị thiệt mạng vào đêm 26/12/1972, cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ cho hay.
“Những thiệt hại sinh mạng của dân thường là lời nhắc nhở lịch sử về những mất mát bi thương do xung đột gây ra khi Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hòa giải và mở rộng các nỗ lực chung nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và hòa bình”, Đại sứ quán Mỹ bày tỏ quan điểm về hoạt động chung vừa diễn ra.
Theo quan sát của VOA, sau 4 tiếng hiện diện trên Facebook, bài đăng của cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ nhận được hơn 1.030 phản ứng “yêu”, “thích”, và gần 60 phản ứng “tức giận”.
Ngoài ra, bài đăng cũng nhận được gần 500 lời bình luận từ công chúng Việt Nam. Trong số đó, chiếm áp đảo là các ý kiến không đồng tình với việc Đại sứ quán Mỹ dùng từ “xung đột” để nói về giai đoạn xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam những năm 1965-1973.
Tổng thống Biden sẽ ký loạt sắc lệnh về nhập cư
Joe Biden tiếp tục ký một loạt sắc lệnh hành pháp; chủ đề của ngày hôm nay là nhập cư. Ông được cho là sẽ ký các biện pháp tăng số người tị nạn được vào Mỹ lên gấp 10 lần (chuyển từ mức thấp nhất mọi thời đại dưới chính quyền Trump về mức trung bình thông thường), lập một tổ chuyên trách đoàn tụ các gia đình bị chia tách ở biên giới, và đảo ngược quy tắc cản trở người nhập cư nhập quốc tịch vì lạm dụng các phúc lợi như hỗ trợ nhà ở.
Các động thái này báo trước một cuộc chiến lập pháp rộng lớn hơn và phức tạp hơn. Ngay sau khi nhậm chức, ông Biden đã gửi một đề xuất dự luật tới Quốc hội với mục tiêu xóa các tồn đọng trong quá trình xử lý thị thực, giúp những người nhập cư đủ tiêu chuẩn dễ dàng có thẻ xanh hơn, củng cố hệ thống tòa án nhập cư và tăng cường an ninh biên giới. Nhiều biện pháp trong số này khó có khả năng thông qua thành công. Quốc hội có kế hoạch khởi đầu khiêm tốn hơn — có thể là tìm cách hồi sinh Đạo luật DREAM, theo đó mở ra con đường trở thành công dân cho những người nhập cư không giấy tờ được đưa đến Mỹ từ khi còn nhỏ.
Alexei Navalny hầu tòa
Hôm nay Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập của Nga, sẽ đối mặt một phiên điều trần có thể biến án treo ba năm rưỡi — được đưa ra vào năm 2014 trong một vụ kiện được thiết kế để ngăn ông ứng cử— thành án tù thực sự. Việc bắt giữ ông Navalny vào ngày 17 tháng 1 đã gây ra các cuộc biểu tình trên khắp nước Nga. Và hơn 5.000 người đã bị bắt trong một đợt biểu tình khác vào cuối tuần này.
Nghịch lý thay, tình trạng bất ổn có thể đã được thúc đẩy bởi nỗ lực của Điện Kremlin trong việc ngăn chặn một cuộc nổi dậy như ở Belarus, nơi biểu tình chống tổng thống bất hợp pháp đã tiếp diễn trong nhiều tháng. Nhiều người cho rằng nỗi e ngại một điều tương tự xảy ra ở Nga đã khiến cơ quan an ninh đầu độc ông Navalny bằng chất độc thần kinh Novichok vào tháng 8. Tuy nhiên, ông Navalny vẫn sống sót. Việc ông bị bắt giữ và việc nhóm của ông phát hành bộ phim tố cáo tổng thống Vladimir Putin tham nhũng đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện.
Philippines xem xét luật chống khủng bố mới
Tòa án Tối cao Philippines hôm nay sẽ nghe các tranh luận miệng ủng hộ và phản đối 37 kiến nghị yêu cầu đưa ra luật chống khủng bố mới. Bên phản đối nói làm vậy sẽ trao quá nhiều quyền cho các nhà chức trách. Điều đó có vẻ đặc biệt nguy hiểm khi xem xét người đứng đầu chính phủ: Tổng thống Rodrigo Duterte, người có chiến dịch chống ma túy không màng luật lệ giết chết hơn 6.000 người.
Chính phủ ông lập luận họ cần có luật để chống lại các nhóm cực đoan bao gồm cả Nhà nước Hồi giáo. Năm 2017, gần 1.000 chiến binh thánh chiến đã chiếm thành phố Marawi và bắt giữ 1.780 con tin. Trong trận chiến sau đó, 47 thường dân, 165 binh sĩ và gần như tất cả quân thánh chiến đã thiệt mạng. Vào giữa cuộc giao tranh, chính phủ tuyên bố thiết quân luật. Khi ấy các ý kiến phản đối chính phủ tự trao quá nhiều quyền không có mấy sức nặng. Với mối đe dọa [khủng bố] giờ đây dường như trở nên xa vời hơn, người ta xem ra bắt đầu e ngại động thái mở rộng quyền lực của ông Duterte.
Đưa đa dạng sinh học vào mô hình kinh tế
Kinh tế học nên đối xử với thế giới tự nhiên như thế nào? Partha Dasgupta, giáo sư danh dự tại Đại học Cambridge, sẽ tìm cách trả lời câu hỏi này trong một báo cáo xuất bản hôm nay về tính kinh tế của đa dạng sinh học, do chính phủ Anh đặt hàng. Có thể dự đoán nội dung của nó từ một báo cáo sơ bộ được công bố vào tháng 4 năm 2020. Trong đó, ông Dasgupta cảnh báo rằng sự thịnh vượng chưa từng có của con người đã khiến sức khỏe của sinh quyển xấu đi.
Để đưa phần chi phí này vào các mô hình, ông gợi ý các nhà kinh tế có thể sử dụng bộ công cụ trí tuệ về quản lý danh mục đầu tư. Duy trì “vốn tự nhiên” của thế giới là cần thiết để tránh những thiệt hại không thể phục hồi. Xem xét tác động tới tự nhiên đồng nghĩa phải điều chỉnh GDP để tính tới yếu tố “khấu hao tài sản”, bao gồm cả sự xói mòn của vốn tự nhiên, chẳng hạn như khi các loài vật tuyệt chủng hoặc đại dương bị ô nhiễm. Nhưng phân tích kinh tế “sẽ không đủ” để giải quyết vấn đề, ông Dasgupta lập luận, đồng thời kêu gọi các trường học truyền bá tình yêu thiên nhiên cho trẻ em.
Trump chỉ định hai luật sư (mới) bào chữa cho vụ luận tội ông
Hôm Chủ nhật 1/2/21, Tổng thống Donald Trump đã chỉ định hai luật sư mới cho nhóm bào chữa luận tội ông. Đây là một quyết định xảy ra chỉ một ngày, sau khi 5 luật sư từ chối bào chữa cho ông do bất đồng ý kiến về việc cựu tổng thống muốn tập trung vấn đề bầu cử gian lận, hơn là tính hợp hiến của việc kết tội một cựu tổng thống.
Hai luật sư David Schoen và Bruce L. Castor, Jr., hiện là đại diện cho Ông Trump
“LS Schoen hiện đang làm việc với Tổng thống thứ 45 và các cố vấn khác để chuẩn bị cho phiên tòa sắp tới. Cả 2 luật sư Schoen và Castor đều đồng ý rằng bản luận tội này là vi hiến – trên thực tế, 45 Thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu đồng thuận tuần trước”, theo thông cáo báo chí.
“Thật vinh dự khi đại diện cho Tổng thống thứ 45, Donald J. Trump, và Hiến pháp Hoa Kỳ,” LS Schoen nói, theo thông cáo.
Trong khi LS Castor nói rằng: “Tôi xem đây là một đặc ân khi được đại diện cho vị Tổng Thống thứ 45. Sức mạnh của Hiến pháp Hoa Kỳ sắp được thử thách hơn bao giờ hết qua lịch sử của chúng ta. Nó mạnh mẽ và kiên cường, là một văn kiện được viết cho nhiều thời đại, và nó sẽ chiến thắng chế độ đảng phái một lần nữa, và mãi mãi như vậy.”
LS Schoen từng là cố vấn chính trong một số vụ án nổi tiếng và được vinh danh vì công lao của ông trong việc thay đổi các tổ chức công cộng ở miền Nam: đó là nhà tù, giáo dục công cộng, mà ông chăm sóc nuôi dưỡng và biện hộ cương quyết. Ông cũng đã đại diện cho các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố theo Đạo luật Chống Khủng bố. Ông còn tranh tụng vụ án dân quyền nổi tiếng ở Alabama và công tác phòng thủ tội phạm liên bang.
LS Castor là cựu Thẩm Phán quận Montgomery, Pa., cựu tổng luật sư đoàn, kiêm Xử Lý Thường Vụ Tổng Nha Tư Pháp tiểu bang Pennsylvania…
Được biết các luật sư Nam Carolina: Butch Bowers và Deborah Barbier cùng các cựu công tố viên liên bang Greg Harris, Johnny Gasser và Josh Howard đã rời đội ngũ bào chữa của ông Trump vào thứ Bảy, theo CNN.
“Ông Trump muốn các luật sư tập trung vào lập luận rằng có gian lận bầu cử hàng loạt và đã đánh cắp kết quả bầu cử TT, thay vì tập trung vào các lập luận được đề nghị về tính hợp hiến”, Kaitlan Collins của CNN, người đầu tiên đưa tin về Bowers và Barbier, đã tweet.
Phiên tòa tại Thượng viện của Trump sẽ bắt đầu vào ngày 8 tháng 2 sắp tới.
Tân ngoại trưởng cho phép treo cờ của giới đồng tính tại Đại sứ quán Mỹ
Ảnh chụp màn hình: Breitbart.
Ngoại trưởng của chính quyền Biden, Antony Blinken, thông báo ông sẽ đảo ngược sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump và cho phép treo “cờ tự hào” (biểu tượng của cộng đồng LGBTQ) tại các Đại sứ quán Hoa Kỳ trên khắp thế giới.
Tờ Advocate đưa tin, người được ông Biden chỉ định cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken đã tuyên bố rằng ông sẽ cho phép các đại sứ quán Mỹ treo cờ của cộng đồng LGBTQ (Cộng đồng người đồng tính, chuyển giới…).
Theo USA Today, vào tháng 6/2019, chính quyền TT Trump đã cấm các Đại sứ quán Mỹ treo cờ của những người đồng tính trên các cột cờ chính thức của Đại sứ quán. Trước khi có lệnh cấm này, các đại sứ quán đã treo “cờ tự hào” vào tháng Sáu, tháng của cộng đồng LGBTQ.
Ông Blinken cũng xác nhận kế hoạch bổ nhiệm một đặc phái viên về Nhân quyền cho những người LGBTQ, một vị trí do cựu TT Barack Obama tạo ra vào năm 2015 nhưng không được tiếp quản trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump.
Ông Blinken tuyên bố bạo lực đối với cộng đồng LGBTQ đó đã gia tăng trong thời gian TT Trump tại vị.
Ông Trump lại được đề cử giải Nobel hòa bình
Cựu tổng thống Trump và Thủ tướng Israel Netanyahu thảo luận về đề xuất hòa bình Trung Đông tại Tòa Bạch Ốc (ảnh: Reuters).
Ông Jaak Madison, một thành viên người Estonia tại Nghị viện châu Âu, ngày 1/2 thông báo trên Facebook rằng ông đã đề cử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel hòa bình.
Ông Madison cho biết trong đơn đề cử:
“Donald Trump là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trong 30 năm qua không khởi động bất kỳ cuộc chiến nào… Ngoài ra ông Trump đã ký nhiều thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông, giúp đảm bảo sự ổn định và hòa bình tại khu vực này”.
Trước đó, vào ngày 11/9/2020, nghị sĩ Thụy Điển Magnus Jacobsson tuyên bố đã đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2021 cho chính quyền ông Trump và hai quốc gia châu Âu là Serbia và Kosovo bởi nỗ lực hợp tác vì hòa bình và phát triển kinh tế, thông qua thỏa thuận hợp tác được ký kết tại Tòa Bạch Ốc.
Vào ngày 9/9/2020, nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde cũng đã đề cử cựu TT Trump cho giải thưởng này vì vai trò của ông trong thỏa thuận hòa bình giữa Israel và UAE.
Vào tháng 10/2020, nghị sĩ Laura Huhtasaari từ Phần Lan thuộc Nghị viện châu Âu cũng có động thái tương tự.
Võ Thái Hà tóm lược
————————————————–
NEWS
TIN TỨC
Người biểu tình ở Nhật ủng hộ bà Aung San Suu Kyi
1. Miến Điện: Thế giới lên tiếng về cuộc đảo chính quân sự bắt giam bà Aung San Suu Kyi
2. COVID-19: Nếu virus mới ở Trung Quốc bùng phát tỷ lệ tử vong là 75% theo chuyên gia
3. HỒNG KONG: ‘Biểu tình bằng chân’, dân Hồng Kông ồ ạt di cư đến Anh nhằm thoát khỏi ĐCSTQ
4. Con rể TT Trump được đề cử giải Nobel Hòa Bình
5. Phạm Minh Chính và Đặc khu Vân Đồn (Phần 1)
6. BÌNH LUẬN: Trí thức và quyền hành – Nguyễn Hoài Vân
7. NHẬN ĐỊNH: Sắc lệnh về giới tính của Biden sẽ khai tử thể thao nữ – Mushnick
8. Trung Cộng siết chặt kiểm soát sách tôn giáo
9. Biển Đông: Trung Quốc tập trận uy hiếp Việt Nam, thách thức hạm đội Mỹ
10. Đoàn xe WHO đến Vũ Hán điều tra nguồn gốc dịch Coronavirus
11. Cựu Phó TT Mike Pence có kế hoạch gây dựng tương lai chính trị năm 2024
Điểm tin thế giới
By Thoisu 01 , February 1, 2021 0 Comments
Nghiên cứu: Di dân lậu tiêu tốn hàng trăm tỷ USD tiền thuế của Mỹ
Người di cư Mexico đi bộ đến cây cầu biên giới Quốc tế Paso del Norte để xin tị nạn ở Mỹ (ảnh: Reuters).
Một nghiên cứu mới cho thấy, năm 2020 có khoảng 14,5 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, khiến Hoa Kỳ tổn thất 134 tỷ USD tiền thuế mỗi năm.
Theo báo cáo của hãng truyền thông Mỹ Breitbart News ngày 27/1, một nghiên cứu hàng năm do Liên đoàn Cải cách Nhập cư Mỹ (FAIR) công bố cho thấy số lượng người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ đã tăng ít nhất 200.000 người kể từ năm 2019, điều này khiến người nộp thuế phải trả thêm 2 tỷ đô-la Mỹ tính từ năm ngoái.
Mặc dù số lượng người nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ đã tăng lên, nhưng nghiên cứu của FAIR chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng virus cúm Vũ Hán và chính sách “Ở lại Mexico” của cựu Tổng thống Donald Trump đã giúp giảm thiểu việc đưa người vượt biên vào nước Mỹ, khiến số lượng người nhập cư bất hợp pháp giảm thiểu trong năm ngoái.
Các nhà nghiên cứu của FAIR viết: “Có tới 60% tổng số người nước ngoài bất hợp pháp mới trong bất kỳ năm nào là những người đã hết hạn visa… Nhờ chính quyền Trump thực hiện các biện pháp đóng băng du lịch kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của virus, số người nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong những tháng gần đây đã giảm đi rất nhiều, cho đến nay, những người có cơ hội ở lại nước Mỹ khi đã quá hạn visa cũng đã giảm đi rất nhiều”.
Nghiên cứu chỉ ra: “Người ta ước tính rằng 10 tiểu bang có số lượng người nhập cư bất hợp pháp lớn nhất đã chiếm gần 3/4 (71%) tổng số người nhập cư bất hợp pháp trên toàn quốc”.
Điều quan trọng nhất của nghiên cứu này là nó nêu chi tiết việc chính phủ liên bang không có khả năng thống kê hiệu quả số lượng người nhập cư bất hợp pháp, bao gồm tổng số người vượt biên trái phép qua biên giới Hoa Kỳ và những người đã quá hạn thị thực mỗi năm.
Tài sản giới tỷ phú Mỹ tăng mạnh gần 40% trong đại dịch
Ảnh chụp màn hình Youtube/Mr. Luxury
Thống kê mới nhất cho thấy kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán, còn gọi là Covid-19 bùng phát đến nay, tài sản của các tỷ phú Mỹ đã tăng gần 40%, còn có 46 cựu triệu phú đã gia tăng tài sản và trở thành tỷ phú.
Theo một báo cáo của Breitbart News hôm 28/1, dữ liệu được cung cấp bởi tổ chức “American for Tax Fairness” (Thuế Công bằng của người Mỹ) cho thấy kể từ tháng 3/2020, nhiều chính quyền tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ đã phong tỏa và đóng cửa hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ do sự bùng phát của virus cúm Vũ Hán đã khiến 18 triệu người Mỹ thất nghiệp và 6,2 triệu người thiếu việc làm.
Cùng thời điểm này, tài sản ròng tập thể của 660 tỷ phú Hoa Kỳ đã tăng thêm 1,1 nghìn tỷ đô-la Mỹ, từ mức dưới 3 nghìn tỷ đô-la Mỹ vào tháng 3 năm 2020 lên đến 4,1 nghìn tỷ đô-la Mỹ ở thời điểm hiện tại, tổng tốc độ tăng trưởng đạt 38,6%.
Cụ thể, kể từ tháng 3/2020, tài sản của Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos đã tăng hơn 60%; Tài sản của Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã tăng 628,5%. Tương tự, người đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã kiếm được nhiều hơn 23% trong cuộc khủng hoảng so với trước đây và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã tăng tài sản của mình lên gần 70%
Phân tích cho thấy, thu nhập của tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp phong tỏa bởi Covid-19.
Bộ trưởng tài chính Ấn Độ sắp công bố ngân sách năm
Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman sẽ có một ngày khó khăn. Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, nền kinh tế trong tình trạng tồi tệ và nông dân giận dữ biểu tình trên các đường phố New Delhi, bà còn phải đứng trước quốc hội để công bố ngân sách của chính phủ trung ương cho năm tài chính tiếp theo, bắt đầu từ tháng 4. Cũng có lý do để lạc quan. Số ca covid-19 của Ấn Độ đã giảm mạnh và nền kinh tế đang phục hồi nhanh.
IMF dự đoán tăng trưởng GDP Ấn Độ là 11,5% trong năm nay, sau khi giảm 8% vào năm 2020. Nhưng với rất nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng – đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ – nguồn thu thuế của chính phủ trung ương có thể không tốt, trong khi vẫn phải cố gắng giữ mức thâm hụt dưới 6,5-7,5% GDP trong năm nay. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã dập tắt hy vọng về các sáng kiến ấn tượng như cắt giảm thuế lớn, các chương trình chi tiêu táo bạo hoặc các thỏa thuận tư nhân hóa lớn. Bên cạnh đó, ông sẽ không để những việc như vậy cho các bộ trưởng – ông muốn tự mình đưa ra các thông báo lớn nhất.
Hàng không châu Âu đối mặt năm 2021 khó khăn
Không mấy hãng hàng không cho rằng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không có thể giảm thấp hơn cả năm 2020. Lượng khách hàng không quốc tế toàn cầu đã giảm 74% vào năm ngoái vì đại dịch covid-19, trong đó châu Âu bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Hôm nay Ryanair, một trong những hãng hàng không lớn nhất châu lục, sẽ công bố thu nhập ba tháng cuối năm 2020. Có thể đoán lỗ rất lớn giữa làn sóng phong tỏa thứ hai.
Về lý thuyết, việc tung ra vắc-xin covid-19 trong năm nay sẽ giúp ích cho các hãng hàng không. Nhưng trong tuần qua, người ta ngày càng lo ngại năm 2021 có thể còn tồi tệ hơn đối với ngành hàng không. Các chính phủ châu Âu đang lo ngại các biến thể covid-19 mới từ nước ngoài có thể kháng vắc-xin của họ. Anh, Pháp và Ireland đã áp đặt một số giới hạn nghiêm ngặt nhất lên đi lại xuyên biên giới “không thiết yếu”. Bảng cân đối kế toán của Ryanair rất tốt, điều sẽ giúp họ đương đầu với tình trạng cầu giảm lâu hơn dự kiến. Nhưng vẫn còn đó nhiều hãng yếu hơn họ về mặt tài chính.
Nam Phi khó khăn đủ bề vì covid-19
Đại dịch đã cho thấy cả mặt tốt nhất và tồi tệ nhất của Nam Phi. Các nhà khoa học đẳng cấp thế giới của đất nước — nhiều người trong số họ có danh tiếng từ trong đại dịch AIDS — đã giúp tổ chức các cuộc thử nghiệm vắc-xin, và là những người đầu tiên xác định một chủng virus mới, dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, ở phía ngược lại là một chính phủ hỗn loạn.
Con số tử vong chính thức vì covid-19 là 44.000. Nhưng kể từ tháng 5, số người tử vong cao hơn 125.000 người so với mức tử vòng bình thường. Điều đó cho thấy tỉ lệ người chết do căn bệnh này ở Nam Phi có thể là một trên 300 người . Chính phủ chậm chạp, hiện do Đại hội Dân tộc Phi lãnh đạo, bị vướng vào các thỏa thuận đầy tham nhũng nhằm mua sản phấm y tế và chậm mua vắc-xin. Mặc dù người dân Nam Phi rất háo hức tiêm chủng, nhưng việc tiêm chủng rộng rãi có thể sẽ không xảy ra cho đến giữa năm 2022. Hôm nay, những liều vắc-xin đầu tiên do AstraZeneca sản xuất sẽ đến nước này. Vừa đúng lúc.
Quốc hội Brazil bầu lãnh đạo
Hôm nay quốc hội Brazil sẽ chọn các nhà lãnh đạo lưỡng viện. Cả hai người dẫn đầu cuộc đua, Arthur Lira cho hạ viện và Rodrigo Pacheco cho thượng viện, đều là đồng minh của Jair Bolsonaro, tổng thống dân túy cánh hữu của đất nước. Trong những tuần gần đây, ông đã phân phối 3 tỷ reais (550 triệu đô la) cho các dự án thú cưng của các nhà lập pháp nhằm đảm bảo phiếu bầu cho họ và đảm bảo họ bỏ qua hàng chục kiến nghị luận tội nhắm vào ông.
Việc Rodrigo Maia, lãnh đạo hiện tại của hạ viện, từ nhiệm có thể giúp đẩy nhanh chương trình nghị sự “ý thức hệ” của ông Bolsonaro (chẳng hạn như nới lỏng luật kiểm soát súng). Hình thức là bỏ phiếu kín, vì vậy có thể có bất ngờ, và những biến động trên đường phố có thể làm lu mờ chiến thắng trong quốc hội. Các tài xế xe tải có kế hoạch đình công trên toàn quốc từ hôm nay để phản đối việc tăng giá nhiên liệu. Một cuộc đình công tương tự vào năm 2018 đã khiến đất nước phải ngừng hoạt động trong mười ngày và giúp ích cho chiến dịch tranh cử của ông Bolsonaro. Lần này, ông đang cầu xin họ nhượng bộ.
Libya sắp có chính phủ mới do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn
Sau một thập niên nội chiến từ sau cuộc lật đổ Muammar Qaddafi, nhà độc tài của đất nước, Libya có vẻ đang hồi phục. Ngừng bắn đã được tôn trọng kể từ tháng 10. Và Libya sẽ sớm có một chính phủ lâm thời mới để thay thế các chính quyền ở phía đông và phía tây. Tuần này, một hội đồng do Liên Hợp Quốc đề cử gồm 75 người Libya sẽ họp tại Thụy Sĩ để bỏ phiếu bầu một hội đồng tổng thống ba người.
Nhưng liệu bộ ba được chọn có thể kiểm soát tình hình? Sau khi chiến đấu suốt sáu năm, Tướng Khalifa Haftar, một thủ lĩnh quân sự ở phía đông, và các lực lượng dân quân theo chủ nghĩa Hồi giáo ở phía tây, đều ưa thích thế cân bằng hiện tại nhằm bảo toàn lãnh thổ của họ trên thực địa. Những nước ủng hộ họ — Thổ Nhĩ Kỳ đương đầu Nga và UAE — đã ngoan cố ngó lơ thời hạn tháng trước cho việc rút khoảng 20.000 binh sĩ và lính đánh thuê. Các bên đang cố thủ. Do đó không có gì ngạc nhiên khi các nhà phân tích cảnh báo tất cả các bên đang sử dụng thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị nối lại chiến tranh, chứ không phải vì hòa bình.
TT Biden gặp gỡ các nhà lập pháp Cộng hòa để thảo luận về gói cứu trợ COVID
Tổng thống Biden nói chuyện với phóng viên ngày 29/1/2021.
Hôm 1/2,Tổng thống Joe Biden sẽ gặp một nhóm gồm 10 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, những người đề xuất chi khoảng 1/3 trong số 1,9 nghìn tỷ đôla mà ông Biden đang tìm kiếm để cứu trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, theo AP.
Lời mời đến Nhà Trắng được đưa ra vài giờ sau khi các nhà lập pháp Cộng hòa gửi cho Tổng thống Biden một bức thư hôm 31/1, hối thúc ông đàm phán, thay vì cố gắng thông qua gói cứu trợ mà chỉ dựa trên phiếu bầu của phe Dân chủ. Hạ viện và Thượng viện dự kiến bỏ phiếu ngay trong tuần này về một nghị quyết ngân sách, điều này sẽ tạo cơ sở cho việc thông qua gói viện trợ theo quy tắc chỉ yêu cầu đa số phiếu chấp thuận.
Mục tiêu là đến tháng 3, khi trợ cấp thất nghiệp bổ sung và các khoản viện khác hết hạn.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết hôm 31/1 rằng Tổng thống Biden đã nói chuyện với Thượng nghị sĩ Susan Collins, lãnh đạo của nhóm này. Mặc dù ông Biden muốn “trao đổi quan điểm đầy đủ”, bà Psaki nhắc lại rằng Tổng thống vẫn ủng hộ việc tiến tới với một gói cứu trợ sâu rộng.
Bà Psaki nói: “Với việc dịch bệnh gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với đất nước, và điều kiện kinh tế khó khăn đối với rất nhiều người, nhu cầu hành động là cấp bách, và quy mô của những gì phải làm là rất lớn.”
Các nước lên tiếng về cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar
Người biểu tình ở Nhật ủng hộ bà Aung San Suu Kyi.
Hôm 1/2, hàng loạt các quốc gia lên tiếng sau khi quân đội Myanmar đã nắm chính quyền trong một cuộc đảo chính chống lại chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, người đã bị bắt giữ cùng với các lãnh đạo khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), theo Reuters.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo quân sự Miến Điện trả tự do cho tất cả các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và tôn trọng ý chí của người dân Miến Điện như đã được thể hiện trong cuộc bầu cử dân chủ vào ngày 8/11.”
“Hoa Kỳ sát cánh cùng người dân Miến Điện trong khát vọng dân chủ, tự do, hòa bình và phát triển. Quân đội phải đảo ngược những hành động này ngay lập tức.”
Thủ tướng Anh Boris Johnson viết trên Twitter:
“Tôi lên án cuộc đảo chính và bỏ tù bất hợp pháp thường dân, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi, ở Myanmar.”
“Lá phiếu của người dân phải được tôn trọng và các nhà lãnh đạo dân sự được giải phóng,” Thủ tướng Anh viết thêm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói tại một cuộc họp báo: “Chúng tôi đã ghi nhận những gì đã xảy ra ở Myanmar và đang trong quá trình tìm hiểu thêm về tình hình này”.
“Trung Quốc là một nước láng giềng thân thiện của Myanmar. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên ở Myanmar có thể xử lý một cách thích hợp những khác biệt của họ theo hiến pháp và khuôn khổ pháp lý, đồng thời bảo vệ sự ổn định chính trị và xã hội.”
Người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric dẫn lời Tổng thư Ký Antonio Guterres cho biết: “Những diễn biến này là một đòn giáng mạnh vào các cải cách dân chủ.”
“Tất cả các nhà lãnh đạo phải hành động vì lợi ích lớn hơn của cải cách dân chủ của Myanmar, tham gia vào các cuộc đối thoại có ý nghĩa, kiềm chế bạo lực và hoàn toàn tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản.”
Cũng hôm 1/2, Nhật kêu gọi Myanmar trả tự do cho bà Suu Kyi và những người khác, nói thêm rằng nước này từ lâu đã ủng hộ nền dân chủ Myanmar và yêu cầu nền dân chủ này được khôi phục ngay lập tức, vẫn theo Reuters.
Chánh văn phòng nội các Nhật Katsunobu Kato phát biểu trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi lo ngại về tình trạng khẩn cấp được ban hành ở Myanmar, điều này làm tổn hại đến tiến trình dân chủ, và kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và những người khác đã bị giam giữ.”
Ông nói thêm: “Chính phủ Nhật Bản từ lâu đã ủng hộ mạnh mẽ quá trình dân chủ ở Myanmar và phản đối bất kỳ tình huống nào làm đảo ngược tiến trình đó.
Anh xin gia nhập hiệp định thương mại Châu Á-TBD CPTPP
Nguồn hình ảnh, Department for International Trade
Chụp lại hình ảnh,
Bộ trưởng Liz Truss sẽ thảo luận với các bộ trưởng của Nhật và New Zealand trong hôm thứ Hai, 1/2/2021
Anh Quốc sẽ nộp đơn xin gia nhập khu vực tự do thương mại với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương vào thứ Hai, một năm sau khi nước này chính thức rời khỏi EU.
Việc gia nhập khối “các quốc gia phát triển nhanh” sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Anh, chính phủ nói.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định CPTPP, áp dụng đối với thị trường gồm khoảng 500 triệu dân.
Tuy nhiên, với Anh thì đây là nơi khó vươn tới hơn so với các thị trường láng giềng ở châu Âu.
Trong số các thành viên của khối có Úc, Canada, Nhật Bản và New Zealand.
Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Việt Nam Nam cũng là các thành viên sáng lập của khối, vốn được thành lập từ năm 2018.
Ngoại trưởng Dominic Raab nói Anh có được sự ủng hộ của Việt Nam để tham gia CPTPP
“Trong tương lai, đây sẽ là các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương nơi có những thị trường lớn, các thị trường trung lưu đang phát triển để tiêu thụ sản phẩm của Anh,” Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liz Truss nói với Andrew Marr của BBC.
“Tất nhiên, các doanh nghiệp Anh sẽ phải vươn ra nắm lấy những cơ hội này, nhưng điều tôi đang làm là tôi tạo ra các cơ hội, tạo ra mức thuế quan thấp, tháo dỡ các rào cản đó, để các doanh nghiệp có thể vươn ra ngoài chiếm lĩnh cơ hội.”
Mushnick: Sắc lệnh về giới tính của Biden sẽ khai tử thể thao nữ
Trái: ảnh từ Wiki Commons, Phải: ảnh từ Reuters
Hôm thứ Bảy (30/1), nhà bình luận thể thao Phil Mushnick của tờ New York Post cảnh báo rằng, cái gọi là đúng đắn chính trị liên quan đến giới tính trong thể dục thể thao có thể đặt dấu chấm hết cho thể thao nữ. Ông tin rằng sự tham gia của các vận động viên LGTBQ tự nhận mình là phụ nữ trong các cuộc thi dành cho nữ giới là một sự bất công rất lớn đối với các nữ vận động viên.
Ông Mushnick cho rằng các vận động viên LGTBQ mà nguyên là nam sẽ có lợi thế về sức mạnh và tốc độ so với các nữ vận động viên, giúp họ giành được lợi thế rất lớn trong các cuộc thi dành cho nữ giới.
Ông nêu ví dụ rằng ở tiểu bang Connecticut năm 2018, hai thanh niên sau khi bị loại trong cuộc thi điền kinh dành cho nam giới đã không tham gia các cuộc thi đấu giành cho nam giới nữa, thay vào đó họ đã tuyên bố mình là LGTBQ và đứng ra cạnh tranh chức vô địch điền kinh dành cho nữ.
Các cuộc ganh đua này đã gây ra sự phản đối kịch liệt của công chúng tại tiểu bang này, và các nhà bình luận tin rằng cái gọi là nhận dạng giới tính của hai vận động viên đã mang lại cho họ một lợi thế không công bằng. Tiểu bang Connecticut là một trong 17 bang cho phép các vận động viên trung học chuyển giới tham gia thể thao mà không chịu sự quản chế chặt chẽ.
Tổng thống Biden đã ban bố lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên nhậm chức (20/1), yêu cầu tất cả các trường nhận tài trợ của liên bang phải đối đãi với những nam sinh tự coi mình là nữ giới nhưng lại có đầy đủ đặc điểm sinh học của một người đàn ông như một nữ sinh, và ngược lại. Theo chính sách này, những nam sinh một khi tự xác định bản thân mình là phụ nữ sẽ được phép tham gia các cuộc thi thể thao dành cho nữ sinh, nhận học bổng dành cho nữ sinh và được phép vào phòng thay đồ của nữ sinh.
Sắc lệnh hành pháp này có nội dung: “Trẻ em nên được đến trường mà không phải lo lắng về việc chúng sẽ bị từ chối vào phòng tắm, phòng thay đồ hay tham gia các môn thể thao ở trường”, “Chính phủ Biden sẽ nỗ lực ngăn chặn và chống lại kỳ thị nhận dạng giới tính hoặc khuynh hướng tình dục”.
Ukraine trừng phạt 4 công ty Trung Quốc, mối nguy cho ngành động cơ hàng không – vũ trụ của TQ
Tổng thống Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã thông qua quyết định của Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine về việc xử phạt các pháp nhân và cá nhân đầu tư vào công ty Motor Sich, lệnh trừng phạt có hiệu lực ngay lập tức, theo Epoch Times.
Văn phòng Tổng thống Ukraine ngày 29/1 đã ra thông báo nêu rõ 4 công ty nội địa Trung Quốc và một công dân Trung Quốc bị xử phạt.
Bốn công ty bị xử phạt bao gồm Tianjiao Aircraft Holdings Co., Ltd. (Công ty Thiên Kiêu), Hong Kong Tianjiao Holdings Co., Ltd. (Công ty Thiên Kiêu Hồng Kông), Beijing Tianjiao Aviation Industry Investment Co., Ltd. (Công ty Hàng không Thiên Kiêu Bắc Kinh), Beijing Xinwei Technology Group Co., Ltd. (Tập đoàn Công nghệ Tín Uy Bắc Kinh) và công dân Trung Quốc Vương Tĩnh (Chủ tịch Tập đoàn Tín Uy) đã bị áp dụng các biện pháp hạn chế trong thời hạn ba năm, kết thúc vào tháng 1/2024.
Tập đoàn Tín Uy bị xử phạt là công ty mẹ của ba công ty bị xử phạt còn lại. Thiên Kiêu là nhà đầu tư vào nhà sản xuất máy bay trực thăng và động cơ máy bay “Motor Sich” của Ukraine, đồng thời kiểm soát từ 56% đến 76% cổ phần của công ty. Và Vương Tĩnh là ông chủ của Tập đoàn Tín Uy.
Võ Thái Hà tóm lược
—————————————————
NEWS
CHỦ ĐỀ: HIỂM HỌA TRUNG CỘNG:
2. Chính phủ TT Trump đã viết lại chính sách của Hoa Kỳ đối với hiểm họa Trung Cộng
3. Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ Đài Loan sau khi Bắc Kinh đe dọa gây chiến
4. Trung Cộng đấu đá mạnh hơn, ai thực sự chống Tập?
5. Bộ Ngoại giao Trung Cộng để lộ tin tức về dịch bệnh thời kỳ đầu, Tập Cận Bình khó xử
6. Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 31 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
7. Bình luận: Nhân loại trước nguy cơ chiến tranh nguyên tử – Đại Dương
HOA KỲ – VIỆT NAM – THẾ GIỚI
1. Lòng dân – phóng viên cánh tả nhận ra sự ủng hộ quá lớn với ông Trump
2. Bộ Tư Pháp có bằng chứng ông Trump vô can trong cuộc bạo loạn ngày 6/1/21
————————————————————–
NEWS
Thư mời tham dự Hội Thảo “Trung Cộng Cưỡng Chiếm Nội Tạng”
Bấm để xem thư mời: https://stopexpansionism.org/wp-content/uploads/2020/05/Hoi-thao-DCSTQ-Cuong-Chiem-Noi-Tang.pdf
Bấm đường dẫn để ghi danh tham dự: https://attendee.gotowebinar.com/register/7310088076264056077
1. Bắc Kinh lại tiếp tục đổ lỗi cho Hoa Kỳ về Đại dịch viêm phổi Vũ Hán
2. Nhân loại đang bị kiểm soát thông qua dữ liệu như thế nào? – Hương Thảo
3. Đại diện Thương mại Mỹ dưới thời Biden sẽ quả quyết với Trung Quốc
4. Tân Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken: Tương lai chính sách của Mỹ đối với Trung Cộng – Lê Thành Nhân
5. Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 30 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
6. Epoch Times: Trở về với truyền thống để hàn gắn nước Mỹ và chống Trung Cộng
7. Western Journal: 5 bước khởi đầu tai hại của TT Joe Biden
8. Chủ tịch Giám sát Tư pháp: Mỹ cần biết sự thật về các giao dịch hủ bại của gia đình Biden
9. Vũ Linh – Dấu ấn Donald Trump
10. Thị trường chứng khoán New York rớt thê thảm sau một tuần lễ nhậm chức của Biden
11. Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa – Kịch bản đen tối tháng 3 năm 2020 đang lặp lại?
12. Bình luận: Nhân loại trướng nguy cơ chiến tranh nguyên tử – Đại Dương
Điểm tin thế giới
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, Jake Sullivan.
Cố vấn an ninh quốc gia: Mỹ phải chuẩn bị buộc Trung Quốc trả giá
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, Jake Sullivan, ngày 29/1 tuyên bố Mỹ phải chuẩn bị bắt Trung Quốc trả giá đắt vì những hành động chống lại người Hồi Giáo Uighur tại Tân Cương, đàn áp tại Hong Kong và đe dọa Đài Loan.
Phát biểu tại một sự kiện ở Viện Hòa bình Hoa Kỳ, ông Sullivan nhấn mạnh Washington cần lên tiếng rõ ràng và nhất quán về những vấn đề này.
Ông kêu gọi nước Mỹ cần phải “chuẩn bị hành động, cũng như buộc Trung Quốc phải trả giá, về những điều Trung Quốc đang làm tại Tân Cương, Hong Kong, về những hung hăng và đe dọa đối với Đài Loan.”
Ông Sullivan không nêu rõ chi tiết những bước mà Washington có thể thi hành.
Ông khẳng định vấn đề Trung Quốc đứng đầu trong các vấn đề được bàn thảo giữa Mỹ và đồng minh tại Châu Âu.
Ông nhấn mạnh cần phải nhất trí đáp ứng chung với Châu Âu về các vi phạm thương mại và công nghệ của Trung Quốc.
Chính quyền ông Biden, nhậm chức tuần trước, đã có những chỉ dấu cho thấy sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc mà cựu Tổng thống Donald Trump theo đuổi, nhưng muốn Bắc Kinh hợp tác về các ưu tiên chính sách như biến đổi khí hậu.
Tân Ngoại trưởng Antony Blinken ủng hộ tuyên bố của người tiền nhiệm Mike Pompeo rằng Trung Quốc phạm tội diệt chủng tại Tân Cương. Động thái này tăng thêm áp lực về chế tài hơn nữa từ Mỹ vốn đã được cựu chính quyền Trump ban hành đáp lại việc Bắc Kinh đàn áp dân chủ tại Hong Kong.
Chính quyền Biden đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ Đài Loan giữa những hành động quân sự gia tăng của Trung Quốc gần Đài Loan, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng cam kết của Mỹ đối với Đài Bắc “vững như thạch.”
‘Khiêu vũ với bầy sói’
Thủ tướng Canada Trudeau và Tập Cận Bình (ảnh: twitter.com/MercedesGlobal).
Đảng Bảo thủ Canada và các chuyên gia đã chỉ trích rằng, chính quyền của Justin Trudeau chọn hợp tác với ĐCSTQ, giống như đang “khiêu vũ với bầy Sói”, nó thực sự quá ngu ngốc, theo Vision Times.
Theo một báo cáo do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada đệ trình, vào ngày 12/5 năm ngoái, Bộ Y tế Liên bang Canada đã phê duyệt hợp tác nghiên cứu vắc xin của nước này với Công ty sản xuất vắc xin CanSino Biologics của Trung Quốc. Tuy nhiên, một tuần sau khi hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác, Hải quan Trung Quốc đã tạm giữ các mẫu vắc xin Cansino dự định gửi đến Canada tại sân bay Bắc Kinh. Cùng ngày, chính phủ Canada đã thông báo hai bên có “thay đổi trong hợp tác”, nhưng không giải thích lý do cụ thể. Cho đến cuối tháng 8, việc hợp tác giữa hai bên đã chính thức thất bại.
Đáp lại điều này, Ông Erin O’Toole, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada, người luôn phản đối sự hợp tác này đã lên tiếng chỉ trích rằng, chính quyền Trudeau đặt hạnh phúc của người dân vào tay chế độ ĐCSTQ hoàn toàn là một sai lầm.
Ông O’Toole cho biết, để thu được lợi ích từ Canada, chính quyền Bắc Kinh đã cấm xuất khẩu các mẫu vắc xin sang Canada, điều này đã làm ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Canada . Ông nói rất nhiều chuyên gia đang đặt câu hỏi tại sao chính phủ lại đặt sức khỏe và kinh tế của người dân vào tay một chế độ sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như vậy.
Khâu Lệ Liên giáo sư điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Langara, đại diện của Hiệp hội Y tế và Sức khỏe Đài Loan chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa Canada và Trung Quốc đã đi vào bế tắc kể từ sau vụ Mạnh Vãn Chu, nhưng làm sao chính quyền Trudeau lại ngu ngốc đến mức khiêu vũ với bầy sói như vậy? Đừng ngây thơ nghĩ rằng hợp tác vắc xin chỉ là một hoạt động kinh doanh thuần túy? Ngoài ra, CanSino Biologics có quan hệ rất mật thiết với quân đội ĐCSTQ, làm sao chính quyền Bắc Kinh lại không nhân cơ hội này để trả đũa Canada?
Phong trào ‘Black Lives Matter’ được đề cử Nobel Hòa bình sau mùa hè bạo loạn
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Phong trào Người da đen danh quý (Black Lives Matter – BLM) đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Nghị sĩ người Na-Uy Petter Eide đưa ra đề cử sau khi các vụ bạo loạn BLM ở Mỹ đã dẫn đến cái chết của ít nhất 25 người.
Cơ sở lý luận của Eide cho việc đề cử là phong trào BLM ở Mỹ đã khiến các quốc gia khác nhận thấy sự phân biệt chủng tộc của chính họ, theo The Guardian.
Vào tháng 8, trong cuộc bạo loạn ở Kenosha, tiểu bang Wisconsin, kênh truyền thông CNN đã mô tả bằng một câu “hừng hực nhưng chủ yếu là hòa bình” liên quan đến hoạt động đốt phá ở thành phố nhỏ đó. Một báo cáo được công bố vào tháng 9 cho thấy trong số “2.400 địa điểm khác nhau trên khắp đất nước” đã xảy ra các cuộc biểu tình và bạo loạn, có khoảng 220 địa điểm trong số đó là xảy ra bạo lực. Portland, một trong những địa điểm có bạo lực, đã chứng kiến hơn 100 đêm bạo loạn liên tiếp“.
BLM được lãnh đạo bởi ba nhà hoạt động cánh tả cấp tiến, Patrisse Cullors, Alicia Garza và Opal Tometi.
Mặc dù có rất nhiều vụ bắt giữ được thực hiện trong các cuộc bạo loạn BLM kéo dài suốt mùa hè năm ngoái, những người ủng hộ đã thành công trong việc thuyết phục các công tố viên thả những kẻ bạo loạn khỏi nơi giam giữ và trong nhiều trường hợp đã bác bỏ cáo buộc.
Hạn chót cho các đề cử Giải Hòa bình là ngày 1/2. Năm ngoái, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ Donald Trump đã được đề cử cho Giải Hòa bình vì đã có đóng góp rất to lớn cho hòa bình giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập ở Trung Đông. Giải thưởng đó cuối cùng đã thuộc về Chương trình Lương thực Thế giới, một chi nhánh của Liên Hợp Quốc.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kết thúc sớm hơn một ngày
Công an mang khẩu trang đứng gác trước Trung tâm Hội Nghị Quốc gia, Hà Nội, nơi đang diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13. REUTERS – KHAM
Theo tin từ báo chí trong nước hôm nay, 30/01/2021, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 sẽ kết thúc sớm hơn một ngày, tức là 01/02 thay vì 02/02, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại ở Việt Nam.
Tờ Pháp Luật cho biết, thay vì làm việc tại đoàn, hôm nay, các đại biểu đã tới Hội trường lớn nơi tổ chức phiên họp toàn thể để biểu quyết rút ngắn thời gian làm việc của Đại hội Đảng và như vậy là Đại hội sẽ bế mạc sớm hơn một ngày. Cũng theo tờ Pháp Luật, hôm nay các đại biểu sẽ bỏ phiếu thông qua danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa 13, thay vì ngày mai mới bỏ phiếu theo dự kiến ban đầu. Ngày mai, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu tổng bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,…
Các báo trong nước không giải thích lý do vì sao Đại hội phải kết thúc sớm hơn một ngày, nhưng thông tin này được đưa ra vào lúc dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại ở Việt Nam. Từ hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, dịch đã lan sang một số tỉnh thành khác, kể cả Hà Nội, nơi đang diễn ra Đại hội Đảng.
Sáng nay, Giám đốc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh vừa công bố ca dương tính đầu tiên liên quan ổ dịch ở Hải Dương. Theo vnExpress, ngoài ca nhiễm ở Sài Gòn, trong ba ngày qua Bộ Y Tế đã ghi nhận tổng cộng 180 ca nhiễm tại 5 tỉnh thành Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh (2 ca), Hà Nội (2 ca), Hải Phòng (1 ca), tất cả đều liên quan hai cụm dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh.
EU rút lại ‘lệnh cấm xuất khẩu vaccine’ sau tranh cãi với Anh
Đêm 29/01/2020, Chủ tịch Ủy ban châu Âu bà Ursula von der Leyen nói khẳng định EU sẽ không cấm xuất khẩu vaccine chống Covid-19.
EU nói việc “kiểm soát nguồn vaccine” chỉ là kế hoạch tạm thời, không phải “lệnh cấm xuất khẩu”.
Tuy thế, tuyên bố mới nhất của bà von der Leyen chỉ được đưa ra sau cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh, Boris Johnson.
Hai người đồng ý là về nguyên tắc sẽ không có “hạn chế xuất nhập khẩu” vì quyền lợi của người dân.
Vấn đề giữa Anh và EU về nguồn vaccine xem ra tạm được giải quyết nhưng các nước thành viên EU vẫn có thể ngăn xuất khẩu vaccine khỏi nước họ nếu bị thiếu.
Khảo sát: Người Mỹ lưỡng đảng đồng lòng chống phá thai
Áp phích của tổ chức ủng hộ sự sống, Chiến dịch Save America, ở Milwaukee trong cuộc đối đầu với những người ủng hộ phá thai (Ảnh chụp màn hình / TMJ4 NEWS / YouTube).
Hai cuộc thăm dò có uy tín ở Mỹ cho thấy đa số người Hoa Kỳ phản đối việc dùng tiền thuế tài trợ cho hoạt động phá thai, cả ở Hoa Kỳ và nước ngoài, cũng như cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ các hạn chế đối với hành vi hủy hoại sự sống, theo The BL.
Cuộc thăm dò ý kiến hàng năm của Knights of Columbus / Marist được công bố vào thứ Tư (27/1) và cuộc thăm dò của Sinh viên vì Cuộc sống Hoa Kỳ (SFLA) đều cho kết quả là: đa số người Mỹ ủng hộ các hạn chế về phá thai và phản đối chính phủ chi tiền thuế của họ vào việc này.
Kết quả của cả hai cuộc thăm dò ý kiến này được công bố đúng vào lúc Tổng thống Joe Biden chuẩn bị thực hiện chương trình nghị sự phá thai triệt để nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nghị sự ‘phá thai’ của Dân chủ
Chương trình nghị sự “cấp tiến” của Đảng Dân chủ được cho là bao gồm việc bãi bỏ ngay lập tức Chính sách Thành phố Mexico, đạo luật do cựu Tổng thống Trump mở rộng nhằm ngăn chặn việc Mỹ tài trợ cho các hiệp hội nước ngoài tham gia vào hoạt động phá thai.
Chương trình nghị sự này cũng bao gồm việc bãi bỏ Tu chính án Hyde, một điều khoản lâu đời được bổ sung vào các dự luật tài trợ, cấm sử dụng tiền người dân đóng thuế để tài trợ cho hoạt động phá thai ở Mỹ.
Số đông người Mỹ hướng về truyền thống
Cuộc thăm dò của Marist cho thấy 77% người Mỹ “phản đối” hoặc “phản đối mạnh mẽ” việc sử dụng tiền thuế để tài trợ cho các tổ chức phá thai ở nước ngoài.
Trong số những người ủng hộ Đảng Dân chủ tham gia cuộc khảo sát, 55% nói rằng họ phản đối việc tài trợ cho việc phá thai ở nước ngoài, trong khi 95% người ủng hộ Đảng Cộng hòa và 85% những người phi đảng phái được hỏi có cùng trả lời như vậy.
Ấn Độ điều thêm quân lên biên giới với Trung Quốc
Ảnh minh họa từ Reuters.
Trang SCMP đưa tin, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind ngày 29/1 nói rằng sẽ tăng viện cho lực lượng đang canh phòng biên giới với Trung Quốc nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia.
“Chính phủ của tôi cam kết đầy đủ việc bảo vệ lợi ích quốc gia và rất cảnh giác. Các lực lượng bổ sung đã được khai triển để bảo vệ chủ quyền của Ấn Độ dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC)”, Tổng thống Kovind tuyên bố trong phiên họp của quốc hội Ấn Độ:
Tuy nhiên, ông Kovind không cho biết thông tin chi tiết về quy mô của lực lượng tăng viện. Đường Kiểm soát Thực tế mà Tổng thống Ấn Độ đề cập là đường biên giới chưa phân định dài 3.488 km giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Động thái điều quân của Ấn Độ diễn ra bất chấp việc nước này và Trung Quốc nhất trí thúc đẩy sớm rút bớt lực lượng sau vòng đàm phán thứ 9 của các quan chức quân đội cấp cao giữa hai bên hôm 25/1.
Ngoại trưởng Ấn Độ ngày 28/1 đã chỉ trích chính quyền Trung Quốc vì tập trung binh sĩ và xây dựng thêm cơ sở ở biên giới, nói vụ đụng độ chết người hồi tháng 6/2020 “làm xáo trộn sâu sắc” quan hệ giữa hai nước.
Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa mời ông Trump diễn thuyết
Cựu Tổng thống Donald Trump (ảnh: Epoch Times)
Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ có kế hoạch mời cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại cuộc họp các nhà tài trợ vào mùa xuân năm nay trong tháng 4, Politico đưa tin.
Ông Trump dự kiến sẽ tham gia với một số ứng cử viên tiềm năng năm 2024 và các nhà lãnh đạo Cộng hòa trong ba ngày ở Palm Beach, Florida, nơi Trump đã đang nghỉ dưỡng tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của mình. Đây sẽ là một trong những lần xuất hiện công khai đầu tiên của cựu tổng thống kể từ khi rời nhiệm sở hồi đầu tháng.
Cựu tổng thống gần đây đã gặp gỡ lãnh đạo phe thiểu số ở Hạ viện, ông Kevin McCarthy, thuộc Đảng Cộng hòa tiểu bảng California trong một cuộc họp ở Florida được cho là đã hàn gắn mối quan hệ của họ sau khi nghị sĩ chỉ trích Trump về cuộc bạo động ở Capitol.
Võ Thái Hà tóm lược
———————————————
NEWS
TIN TỨC
1. Nhật ký Bắc Kinh : Trung Quốc, Đài Loan và Tôn Trung Sơn – Tetsushi Takahashi
2. Điểm Tin Thế Giới Ngày Thứ Tư 27 Tháng 1 Năm 2021 – Võ Thái Hà Tóm Lược
3. Ý kiến chuyên gia: Quyết định của TT Biden chống ngành dầu khí của Mỹ có thể xóa bỏ 1 triệu việc làm
4. 45 thượng nghị sĩ Cộng Hòa gọi vụ đàn hạch (luận tội) cựu TT Trump là vi hiến
5. Tâm tình của một người trẻ tham dự biểu tình ngày 6 tháng 1, 2021 tại Hoa Thịnh Đốn – Ngô Kim Chi
6. Ý kiến chuyên gia: Quyết định của TT Biden chống ngành dầu khí của Mỹ có thể xóa bỏ 1 triệu việc làm
7. 45 thượng nghị sĩ Cộng Hòa gọi vụ đàn hạch (luận tội) cựu TT Trump là vi hiến
Điểm Tin Thế Giới
Ông Mike Pompeo Gia Nhập Viện Hudson, Dọn Đường Tranh Cử Tổng Thống Năm 2024?
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (ảnh: Reuters).
Theo Axios đưa tin hôm 27/1, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ gia nhập Viện Hudson. Động thái này được trang Axios đánh giá có thể là bước đi dọn đường cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 và đảm bảo mối liên hệ với Đảng Cộng hòa.
Trang Axios nhận định việc cựu Ngoại trưởng Pompeo đầu quân cho một viện nghiên cứu tên tuổi như Viện Hudson là một động thái dọn đường. “Điều này sẽ cho phép ông Pompeo tham gia tích cực các cuộc thảo luận chính sách, thậm chí có thể là chuẩn bị cho việc tranh cử tổng thống năm 2024”.
“Tôi rất vui mừng khi gia nhập Viện Hudson và trông chờ được đóng góp sức mình vào sứ mệnh thúc đẩy sự lãnh đạo và can dự của Mỹ trên toàn cầu”, ông Pompeo nhấn mạnh trong một tuyên bố.
Trước đó, hôm 21/1, một ngày sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống, ông Pompeo đăng Twitter với nội dung đầy ẩn ý: “1.384 ngày”, bởi thời gian trùng khớp với bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, nó cũng làm dấy lên nhiều đồn đoán của cư dân mạng.
Viện Hudson tự nhận là một diễn đàn nơi các thành viên lưỡng đảng có thể trao đổi quan điểm, dù vậy nó vẫn được cho là gắn kết với đảng Cộng hòa nhiều hơn.
Gần 70 Nghị Sĩ Thuộc Các Nước G7 Kêu Gọi Chính Phủ Đoàn Kết Chống Lại ĐCS Trung Quốc
Hôm 25/1, lần đầu tiên 69 nghị sĩ đến từ các nước G7 cùng ký vào một bức thư chung, kêu gọi chính phủ các nước G7 lập kế hoạch chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc. (DON MACKINNON / AFP qua Getty)
Vào ngày 25/1, lần đầu tiên 69 nghị sĩ đến từ các nước G7 cùng ký vào một bức thư chung, kêu gọi chính phủ các nước G7 lập kế hoạch để cùng chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Những người đề xuất sáng kiến bức thư chung này bao gồm: Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Đức Norbert Röttgen và Dân biểu của Đảng Cộng hòa Mỹ Anthony Gonzalez. Các đại diện của Đức tham gia ký vào bức thư chung gồm Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (CDU)/Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern (CSU), Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Dân chủ Tự do, Đảng Xanh, và thành viên của Nghị viện châu Âu.
Vào ngày 25/1, ông Röttgen đã công khai đăng tải một bức thư cùng danh sách những người đã ký tên vào bức thư chung đến từ các nước G7 và và Nghị viện châu Âu trên Twitter. Bức thư viết: “Những gì Trung Quốc (ĐCSTQ) đã và đang làm có ảnh hưởng chưa từng có đến nền chính trị toàn cầu và xã hội của chúng ta, các nước G7 phải bảo vệ nguyên tắc dân chủ – niềm tin chung của chúng ta”.
Trong thư cũng liệt kê 5 lĩnh vực lớn mà các nước G7 cần chủ động để chống lại ĐCSTQ, bao gồm cải cách tổ chức quốc tế, tiêu chuẩn khoa học và công nghệ, nhân quyền, tình thế căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và việc hợp tác trong cuộc khủng hoảng của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Đây là lần đầu tiên các nghị sĩ của các nước G7 cùng gửi thư chung, kêu gọi các chính phủ chống lại ĐCSTQ. G7 là một tổ chức quốc tế gồm 7 nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, bao gồm: Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia và Nhật Bản.
Miến Điện : Quân Đội Tố Cáo Gian Lận Bầu Cử, Không Loại Trừ Khả Năng Đảo Chính
Ngày 26/01/2021, Quân đội Miến Điện dọa không loại trừ khả năng đảo chính nếu không được phép kiểm tra lại kết quả bầu cử Quốc Hội. Theo phía quân đội, cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 « không tự do và không công bằng ».
Trong một cuộc họp báo, được AFP trích dẫn, thiếu tướng Zaw Min Tun, người phát ngôn của Quân đội Miến Điện, khẳng định có ít nhất 8,6 triệu trường hợp gian lận, trong đó có hàng chục nghìn cử tri trăm tuổi hoặc trẻ vị thành niên.
Khi được hỏi về khả năng đảo chính, thiếu tướng Zaw Min Tun úp mở về việc « quân đội sẽ nắm quyền », đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng vũ trang là « bảo vệ Hiến Pháp trước các tổ chức, nước ngoài hay quốc tế, không tôn trọng Hiến Pháp » của Miến Điện.
Phía Quân đội tiếp tục tố cáo gian lận bầu cử, kèm theo đe dọa đảo chính, trong bối cảnh Quốc Hội, nơi đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi chiếm 396 trên tổng số 476 ghế, đã từ chối triệu tập một phiên họp bất thường để bàn về những cáo buộc được phía Quân đội đưa ra trước đó một tháng.
Quân đội vẫn giữ ba bộ quan trọng, Quốc Phòng, Nội Vụ, Biên giới, trong chính phủ Miến Điện. Theo ông Myo Nyunt, phát ngôn viên của đảng NLD cầm quyền, khi đưa ra các cáo buộc trên, quân đội « muốn cho thấy vẫn giữ vai trò trên tuyến đầu » tại Miến Điện.
TT Biden Lập ‘Kỷ Lục’ Ký 33 Sắc Lệnh Trong Một Tuần
Ông Joe Biden (ảnh: Reuters).
Tân tổng thống Joe Biden đã lập nên “kỷ lục” khi ký 33 sắc lệnh chỉ trong một tuần. Trong đó có 12 sắc lệnh trực tiếp đảo ngược các chính sách cốt lõi của Tổng thống Trump.
CNN đưa tin, ông Biden đã “ban hành [tổng cộng] 33 lệnh hành pháp, hành động, tuyên bố, ghi nhớ và chỉ thị cơ quan” trong vòng 6 ngày đầu tiên nhậm chức.
Như vậy, cho đến nay, ông Biden đã ký số sắc lệnh nhiều hơn so với bốn tổng thống trước đó gộp lại. Trong những tuần đầu tiên nhậm chức, ông Trump đã ký 4 sắc lệnh, ông Obama ký 5 sắc lệnh, ông George W. Bush không ký sắc lệnh nào, và ông Bill Clinton ký một sắc lệnh.
Tờ Infowar đã tổng hợp một số sắc lệnh chính của ông Biden:
Tái gia nhập và tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Tái gia nhập Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris
Thu hồi giấy phép của đường ống dẫn dầu Keystone XL, tạm dừng cấp phép khoan dầu khí và cho thuê đất liên bang mới trong vòng 60 ngày
Cho phép người chuyển giới tham gia quân đội
Gia hạn tạm dừng trục xuất và tịch thu nhà
Đóng băng các khoản nợ sinh viên
Dừng xây tường biên giới
Khởi động một sáng kiến để thúc đẩy bình đẳng chủng tộc, chấm dứt Ủy ban 1776 thúc đẩy giáo dục yêu nước của ông Trump
Thu hồi sắc lệnh loại trừ những người nhập cư bất hợp pháp khỏi các cuộc điều tra dân số của TT Trump
Yêu cầu đeo khẩu trang/ duy trì gián cách trên các cơ sở liên bang
Yêu cầu đeo khẩu trang tại sân bay và các phương tiện giao thông khác
Chấm dứt lệnh cấm đi lại đối với một số quốc gia theo đạo Hồi
Ngăn chặn sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc dựa trên khuynh hướng tình dục hoặc bản dạng giới
Thượng Nghị Sĩ Chủ Trì Luận Tội Ông Trump Phải Nhập Viện
Thượng nghị sĩ Patrick Leahy (ảnh: Youtube/PBS NewsHour).
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Patrick Leahy, người dự kiến sẽ chủ trì phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Trump vào tháng Hai tới, vừa phải nhập viện vào hôm 26/1 vì lí do sức khỏe.
Thượng nghị sĩ Patrick Leahy năm nay 80 tuổi, là nhà lập pháp cao tuổi nhất ở Thượng viện nói riêng và tại Quốc hội Mỹ nói chung. Ông mới được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Thượng viện lâm thời, đảm trách việc giám sát các hoạt động của cơ quan lập pháp này khi Phó Tổng thống Kamala Harris vắng mặt, trang Walls Street Journal thông tin.
“Buổi tối, Thượng nghị sĩ Leahy đang ở trong văn phòng của ông trên Đồi Capitol thì cảm thấy không khỏe. Ông đã được bác sĩ trực tại Tòa nhà Quốc hội thă khám. Để tránh các rủi ro, bác sĩ trực đề xuất ông Leahy nên nhập viện để theo dõi”, phát ngôn viên của ông Leahy thông tin.
Walls Street Journal dẫn lời một trợ lý của ông Leahy cho biết thêm, chủ tịch Thượng viện tạm quyền đã rời khỏi Bệnh viện Đại học George Washington vài giờ sau khi được khám bệnh. Hiện vẫn chưa rõ ông Leahy có quay trở lại làm việc ngay hay không.
Hôm 25/1, Leahy xác nhận rằng ông sẽ chủ trì phiên tòa luận tội ông Trump tại Thượng viện vào ngày 8/2 với cáo buộc “kích động loạn”.
Theo hiến pháp, phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Trump phải do Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts chủ trì, tuy nhiên, vì ông Trump đã hết nhiệm kỳ, nên ông Roberts khước từ trách nhiệm đối với phiên tòa bị lên án này.
Indonesia Bắt Giữ Tàu Trung Quốc Và Iran Vì Nghi Ngờ Chở Dầu Lậu
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (ảnh: Reuters)
Mới đây, cảnh sát biển Indonesia đã bắt giữ hai tàu siêu cấp chở dầu của Trung Quốc và Iran với cáo buộc chuyển dầu bất hợp pháp trong vùng biển của nước này, Reuters đưa tin.
Hôm Chủ nhật (24/1), lực lượng cảnh sát biển Indonesia đã bắt giữ các tàu chở dầu hiệu MT Horse mang cờ của Iran và tàu chở dầu hiệu Freya mang cờ Panama tại vùng biển gần tỉnh Tây Kalimantan và đưa chúng đến đảo Batam thuộc quần đảo Riau để điều tra. Các tàu chở dầu này đến bến trong khoảng từ 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều (0600GMT).
Phát ngôn viên cảnh sát biển – Wisnu Pramadita nói rằng, các tàu “bị bắt quả tang” khi chuyển dầu từ MT Horse sang MT Freya. Lực lượng cảnh sát biển tố cáo hai tàu chở dầu này đã cố gắng che giấu danh tính, không treo cờ quốc gia, tắt hệ thống nhận dạng tàu, đậu trái phép và không trả lời các cuộc gọi vô tuyến.
Theo Reuters, 61 thuyền viên của cả hai tàu đã bị bắt giữ, những người trên tàu chủ yếu là công dân Trung Quốc và Iran. Cảnh sát biển Pramadita cho biết thêm, việc bắt giữ tàu và nhân viên không liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ.
NATO Họp Các Lãnh Đạo Quân Sự1
Các lãnh đạo quân sự NATO hôm nay sẽ dự cuộc họp đầu tiên trong năm tại Brussels. Ủy ban Quân sự, do cựu tổng tham mưu trưởng quân đội Anh làm chủ tịch, sẽ thảo luận về các chiến dịch đang diễn ra và những thách thức trong tương lai. Vấn đề cấp bách nhất là Afghanistan, nơi NATO đang dẫn đầu một phái đoàn cố vấn gồm 12.000 quân từ 38 quốc gia đồng minh và đối tác. Tổng thống Joe Biden đang xem xét lại một thỏa thuận hòa bình do người tiền nhiệm của ông ký với Taliban, theo đó giảm quân số của Mỹ xuống chỉ còn 2.500 người – thấp nhất trong 20 năm.
Các nhiệm vụ khác bao gồm nhiệm vụ huấn luyện ở Baghdad và lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kosovo. Chương trình nghị sự cũng sẽ bao gồm tương lai của chiến tranh. Trong năm qua, NATO đã phát triển một chiến lược quân sự mới và một “khái niệm chiến tranh” nhằm thích ứng với sự thay đổi công nghệ và các mối đe dọa mới. Đáng mừng cho liên minh, các dòng tweet từ Tổng thống Mỹ không còn là một mối đe dọa nữa.
Quốc Hội Philippines Xem Xét Sửa Hiến Pháp, Cơ Hội Nào Cho Duterte?
Hôm nay Thượng viện Philippines sẽ xem xét các đề xuất thay đổi hiến pháp từ hạ viện. Hạ viện đang tranh luận về việc loại bỏ các yếu tố ngăn cản đầu tư nước ngoài. Nhưng một khi Quốc hội có được thẩm quyền sửa đổi hiến pháp, thì sẽ khó có thể ngăn nó tiến hành những thay đổi đáng ngại hơn, chẳng hạn như sửa đổi các quy tắc vốn được thiết kế đặc biệt để ngăn tổng thống bấu víu quyền lực và trở thành một nhà độc tài, như Ferdinand Marcos đã làm trong thế kỷ trước.
Điều lo ngại là Quốc hội có thể đề nghị để ông Rodrigo Duterte tiếp tục tại vị sau khi nhiệm kỳ được phép duy nhất của ông kết thúc vào năm 2022. Hiện những người ủng hộ ông Duterte kiểm soát cả hai viện, nhưng Thượng viện vẫn có khả năng ngăn cản mọi tham vọng thái quá. Nhiều thượng nghị sĩ muốn ra tranh cử tổng thống trong năm tới. Nền tảng ủng hộ ông Duterte ở thượng viện có thể lung lay nếu các nghị sĩ cho rằng ông muốn giành mất cơ hội lên thay thế ông của người khác trong cuộc bầu cử tiếp theo.
Thổ Nhĩ Kỳ Tiếp Tục Mua S-400
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để các lệnh trừng phạt của Mỹ cản trở công việc với Nga. Recep Tayyip Erdogan gần đây cho biết các quan chức của ông sẽ thảo luận về việc mua lô hệ thống phòng không S-400 thứ hai từ Nga vào cuối tháng này. Mỹ đã đáp trả lần mua đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ bằng các lệnh trừng phạt lên cơ quan mua sắm quốc phòng của họ, dù trễ ba năm sau thương vụ. Mỹ cũng gạch tên nước đồng minh NATO khỏi chương trình hợp tác phát triển máy bay chiến đấu F-35.
Một thỏa thuận mới có thể gây ra nhiều rắc rối hơn. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cảnh báo về các biện pháp trừng phạt bổ sung. Mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga có thể đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc chiến ở Libya, Syria và Nagorno-Karabakh, nhưng ông Erdogan có vẻ muốn giữ ấm nó. Ông xem mình là một nhà đấu tranh cho những người bị áp bức, nhưng ông không nói gì về cuộc đàn áp người biểu tình ở Nga, hay vụ đầu độc và bắt giữ Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo đối lập.
Pháp Có Thể Lại Phong Tỏa
Hôm nay, người Pháp sẽ được biết liệu nước họ có đang tiến vào đợt phong tỏa covid-19 lần ba hay không. Tổng thống Emmanuel Macron sẽ tổ chức một cuộc họp hội đồng y tế-quốc phòng để quyết định xem có nên thắt chặt các hạn chế. Sau khi phong tỏa đợt hai kết thúc vào ngày 15 tháng 12, ông đã áp dụng lệnh giới nghiêm. Song số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn đang giữ ở mức trung bình bảy ngày là khoảng 20.000 ca. Các biến thể mới, từ Anh và Nam Phi, cũng đang bắt đầu lây lan.
Có thể ông Macron sẽ đợi thêm một tuần trước khi cho phong tỏa trở lại. Sự không chắc chắn đó đến đúng vào lúc công chúng đang ngày càng mất kiên nhẫn trước tiến độ triển khai vắc-xin chậm chạp của chính phủ. Mặc dù đã nhanh hơn, nhưng khởi đầu chậm khiến Pháp chỉ mới tiêm được 1,1 triệu liều, ít hơn so với Đức, Ý hoặc Tây Ban Nha – và thua xa Anh. Sự thiếu hụt vắc-xin dường như khiến người Pháp sốt ruột hơn. Hồi tháng 12, chỉ 42% nói họ muốn được tiêm vắc-xin; con số đó đã tăng lên thành 56%.
Một Năm Đáng Quên Của Boeing
Hai cuộc khủng hoảng đã khiến năm 2020 trở thành năm tồi tệ nhất của Boeing trong gần bốn thập niên qua trong việc giao máy bay mới. Hai vụ tai nạn chết người ở Ethiopia và Indonesia của chiếc 737 MAX khiến dòng máy bay này phải ngừng bay trên toàn thế giới từ tháng 3 năm 2019 cho đến tháng 11 năm 2020. Nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không suy giảm trong đại dịch cũng khiến nhiều hãng hàng không gặp khó khăn phải hủy đơn hàng. Tất cả những điều này khiến số lượng giao máy bay mới của Boeing giảm xuống chỉ còn 157 chiếc, chưa bằng 1/5 so với kỷ lục 806 chiếc chỉ hai năm trước đó.
Thiệt hại tài chính nặng nề đến đâu sẽ được tiết lộ trong kết quả kinh doanh cả năm công bố hôm nay. Có thể đoán Boeing sẽ xoáy vào tin dòng 737 MAX đang được các cơ quan quản lý hàng không trên thế giới tái cấp phép. Nhưng công ty phải tiếp tục xây dựng lại uy tín của mình sau một vụ tai nạn chết người khác ở Indonesia vào đầu tháng này, lần này là một mẫu cũ hơn. Các nhà đầu tư không mặn mà: kể từ khi 737 MAX bị cấm bay, cổ phiếu Boeing đã mất gần một nửa giá trị.
Cựu Giám Đốc Tình Báo: ‘Chính Sách Khoan Nhượng’ Bắc Kinh Của Biden Đi Chệch Thực Tế
Ông John Ratcliffe, Giám đốc Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ (ảnh: Reuters).
Trang web của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai (25/1) tuyên bố Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đặt ra một thách thức rõ ràng đối với Mỹ, và chính quyền TT Biden đang tìm kiếm một “sự nhẫn nại mang tính chiến lược” để phản hồi. Về điểm này, John Ratcliffe, cựu giám đốc tình báo quốc gia, đã phản bác lại rằng các cơ quan tình báo không hề kiến nghị Mỹ áp dụng một chính sách nhẫn nại với ĐCSTQ như vậy, mà cần đáp trả một cách mạnh mẽ. Ông Ratcliffe cũng nhấn mạnh rằng không có cơ sở nào cho “chính sách xoa dịu” trong việc tiếp cận Trung Quốc, theo Epoch Times.
Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Jen Psaki hôm thứ Hai (25/1) cho biết, Mỹ và Trung Quốc đang ở trong trạng thái đối đầu gay gắt. Bắc Kinh rõ ràng đang đe dọa an ninh, thịnh vượng và các giá trị sống của Hoa Kỳ. Điều này đòi hỏi Hoa Kỳ phải áp dụng các biện pháp mới, và Tổng thống Biden sẽ áp dụng phương thức “nhẫn nại” trong việc xử lý vấn đề này.
“Chúng tôi dự định viện đến sự nhẫn nại mang tính chiến lược để xử lý vấn đề này”, bà Psaki nói, đồng thời cho biết thêm rằng Tòa Bạch Ốc sẽ thảo luận với lưỡng đảng trong Quốc hội, các đồng minh và đối tác quốc tế về vấn đề này.
Bà Psaki cũng tuyên bố rằng Tổng thống Biden sẽ “áp dụng một phương thức đa phương để tiếp cận Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Khi được hỏi về liệu TT Biden có giữ nguyên mức thuế quan trị giá hàng trăm tỷ USD được cựu Tổng thống Trump áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc hay không, bà Psaki cho biết ông Biden sẽ đang xem xét và chưa có quyết định.
·
—
Võ Thái Hà Tóm Lược
—————————————————
NEWS
1. Nhân chứng tiết lộ quy trình cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc
2. Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 26 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
3. Biển Đông nóng lên từ đầu năm – Trương Công Hùng
4. Tương lai mơ hồ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ – Đại Dương (nghe âm thanh và bài viết)
5. Số lượng Thượng nghị sĩ phản đối Phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Trump tiếp tục tăng
6. Hạ viện đưa cáo buộc luận tội ông Trump trước Thượng viện
7. Thành tựu đột phá của chính quyền Trump là lột mặt nạ ĐCSTQ – Mộc Thông
Điểm tin thế giới
Trung Quốc vẽ bản đồ đáy biển để tàu ngầm nguyên tử hoạt động
Chiếc tàu Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 03 những ngày gần đây đã bị vệ tinh nhận ra tại lãnh hải của Indonesia, tuy đã tắt tín hiệu nhận diện. Phát ngôn viên Hải quân Pháp Eric Lavault lưu ý : « Trung Quốc đang vẽ bản đồ đáy biển để các tàu ngầm nguyên tử của họ có thể đi qua ».
Nguy cơ phong tỏa lần thứ ba đang hiển hiện tại Pháp, cuộc biểu tình trên khắp nước Nga vào cuối tuần qua theo lời kêu gọi của nhà đối lập Navalny là hai đề tài chính của báo chí Pháp hôm nay 25/01/2021. Liên quan đến châu Á, Le Monde tố cáo « Chính quyền Trung Quốc tiến hành các hoạt động thu thập thông tin quy mô tại Ấn Độ Dương ». Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách vẽ bản đồ đáy biển.
Chiếc tàu Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 03 những ngày gần đây đã bị vệ tinh nhận ra tại phía tây đảo Sumatra, trong lãnh hải của Indonesia. Tuy là tàu nghiên cứu đại dương của chính phủ Trung Quốc, chiếc tàu này lại di chuyển mà không bật tín hiệu nhận diện. Tờ báo chuyên ngành The Print hôm 22/01 cho biết Hướng Dương Hồng 03 đã bị tuần duyên Indonesia chận lại vì lý do trên.
Chuyên gia H.I. Sutton của trang Covert Shores chuyên giám sát khu vực này khẳng định Bắc Kinh « tiến hành một chiến dịch quy mô ở đông Ấn Độ Dương ». Chính phủ các nước ven biển cũng như các nhà quan sát cho rằng mục đích là chuẩn bị cho các hoạt động quân sự của đội tàu ngầm Trung Quốc.
Cùng với Hướng Dương Hồng 03, ba chiếc tương tự cũng đang ngang dọc để vẽ bản đồ đáy biển từ hai năm qua. Riêng chiếc Hướng Dương Hồng 06 đặc trách các thiết bị không người lái (drone) dưới đáy biển. Indonesia từ 2019 đến 2020 khám phá khoảng hơn một chục drone sục sạo lãnh hải của mình. Theo ông Sutton, một số hoạt động gần Indonesia, quần đảo Andaman và Nicobar nhằm tìm tòi về mạng lưới cảm biến của Mỹ trong khu vực, những thiết bị này theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc.
Phát ngôn viên Hải quân Pháp Eric Lavault lưu ý : « Trung Quốc đang vẽ bản đồ đáy biển để các tàu ngầm nguyên tử của họ có thể đi qua ».
Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Trên toàn hành tinh chỉ mới có 6% diện tích đáy biển được biết rõ. Tại Ấn Độ Dương, Hải quân Ấn, Mỹ, Pháp, Úc ngày càng tập dượt chung nhiều hơn, và muốn tăng trao đổi thông tin tình báo. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 19/01 khi chúc Tết quân đội đã nhấn mạnh : « Ngay trong lúc này đây, một tàu ngầm Pháp chứng tỏ sự gắn bó của nước Pháp đối với nguyên tắc về quyền (hải hành) trên biển khơi xa, ở châu Á ».
Le Monde cho biết để hỗ trợ chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Paris từ nhiều tháng qua, khác với thông lệ, đã thông báo về sự hiện diện của một trong những tàu ngầm nguyên tử tấn công Pháp trong khu vực. Chiếc Emeraude (ngọc bích) đã quá cảnh tại Perth (Úc) hồi tháng 10, rồi thăm căn cứ Guam của Mỹ vào tháng 11. Tàu ngầm hiện đại này được triển khai ở châu Á trong thời gian đặc biệt dài, đang trên đường trở về cảng Toulon, và không hiếm những dịp đi gần các chiến hạm Trung Quốc.
Tổng thống Trump chính thức mở ‘Văn phòng cựu Tổng thống’ ở Florida
Tổng thống mãn nhiệm của Hoa Kỳ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump bước xuống Air Force One khi họ đến Sân bay Quốc tế Palm Beach ở West Palm Beach, Florida, vào ngày 20/1/2021. (Ảnh của ALEX EDELMAN / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Trump đã thành lập “Văn phòng Cựu Tổng thống” để “thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ và… thực hiện chương trình nghị sự của Chính quyền ông Trump thông qua vận động, tổ chức và hoạt động công khai”.
Ngày 25/1, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là ông Donald John Trump chính thức tuyên bố mở một văn phòng tại tiểu bang Florida để tiếp tục thúc đẩy các chương trình nghị sự chính trị của ông, báo New York Post đưa tin.
Cựu Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố này trong chưa đầy một tuần kể từ khi ông mãn nhiệm sở, cùng ngày ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1.
Theo một thông báo chính thức từ văn phòng của ông Trump, văn phòng này sẽ có tên là “Văn phòng Cựu Tổng thống” và sẽ phụ trách các phần “thư từ, tuyên bố, những lần xuất hiện công khai, cũng như các hoạt động chính thức” của Tổng thống Trump.
Triển vọng kinh tế thế giới từ góc nhìn IMF
Triển vọng kinh tế công bố hồi tháng 10 của IMF dự đoán mức tăng trưởng toàn cầu mạnh 5,2% trong năm 2021. Song kể từ đó, các nước giàu đã áp đặt các hạn chế chặt chẽ hơn nhằm chống lại các biến thể mới của coronavirus. Hôm nay IMF công bố dự đoán mới nhất của họ. Hy vọng về sự phục hồi mạnh mẽ vào đầu năm nay đã tan biến, nhưng các nền kinh tế đã làm tốt hơn trong việc giảm thiểu thiệt hại của phong tỏa.
Công chúng bớt lo ngại cho cuộc sống của họ trong khi thực hiện các biện pháp phòng chống virus, và các chính phủ đã tìm ra được công thức ít thiệt hại kinh tế nhất — không nên đóng cửa trường học, nhưng nên có nhiều hơn các lệnh đeo khẩu trang và xét nghiệm khách quốc tế. Các doanh nghiệp cũng đã thích nghi, đầu tư vào những cách thức làm việc mới để biến mình trở nên cạnh tranh hơn trong một thế giới giãn cách xã hội và làm việc từ xa. Phục hồi có thể sẽ không đến sớm với nhiều nền kinh tế, nhưng những đợt suy thoái gần đây nhất ít nhất cũng đỡ nặng nề hơn mùa xuân năm ngoái.
Nông dân Ấn Độ sắp biểu tình trong nội đô New Delhi
Ngày Cộng hòa, được tổ chức vào ngày 26 tháng 1 hàng năm, đồng nghĩa với một cuộc diễu hành quân sự qua trung tâm thủ đô New Delhi, tạo cơ hội cho thủ tướng Ấn Độ phô diễn sức mạnh quốc gia. Năm nay, có một sự kiện sẽ cạnh tranh với show diễn của Narendra Modi. Hàng trăm nghìn nông dân vốn vây quanh thủ đô dự định kỉ niệm hai tháng cuộc bao vây ôn hòa của họ bằng cách lái xe vào trong New Delhi.
Những cột khói xe máy cày đang đổ về từ khắp Bắc Ấn Độ để đưa họ và các biểu ngữ đi một vòng quanh thành phố. Các liên đoàn nông dân đang yêu cầu bãi bỏ các cải cách mà ông Modi gấp rút thông qua quốc hội hồi tháng 9. Họ tin rằng các luật được cho là loại bỏ các thương lái trung gian sẽ khiến họ bị các công ty nông nghiệp lớn nuốt chửng. Tuần trước, họ đã từ chối lời đề nghị hoãn ban hành 18 tháng. Hôm nay có thể là cơ hội tốt cuối cùng của họ để trình diễn trên sân khấu quốc gia.
Biểu tình lan rộng ở Nga vì vụ bắt giữ Navalny
“Ai quan tâm đến anh ta?”, tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã cười nhạo như vậy khi nhắc đến Alexei Navalny. Rất nhiều người Nga quan tâm. Các cuộc biểu tình chống Điện Kremlin hồi cuối tuần trước, lớn nhất trong nhiều năm qua, được châm ngòi bởi vụ bắt giữ vị chính trị gia đối lập với các cáo buộc đáng ngờ khi ông vừa trở về Moskva sau khi bị đầu độc (mà ông nói là theo lệnh của tổng thống). Ngay cả khi đang ngồi tù, ông Navalny vẫn tạo ra những tình huống khó xử.
Ông Putin đã phải phủ nhận rằng một cung điện xa hoa trên bờ Biển Đen không thuộc về ông hay gia đình ông, sau khi một đoạn video do ông Navalny công bố cáo buộc tổng thống tham nhũng được lan truyền trên mạng. Hôm qua, các bộ trưởng ngoại giao EU quyết định không áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với bất kỳ người Nga nào về vụ bắt giữ, nhưng Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối, sẽ đến Moskva để yêu cầu trả tự do cho ông Navalny và những người biểu tình. Sẽ có nhiều cuộc biểu tình hơn được lên kế hoạch vào cuối tuần này. Ông Putin có thể từ chối nêu tên ông Navalny, nhưng những người khác sẽ tiếp tục nói về ông ấy.
Từ hôm nay người nhập cảnh Mỹ phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính covid-19
Các chính sách đi lại tiềm ẩn nguy cơ đại dịch của Mỹ minh họa cho những khó khăn trong việc kiểm soát covid-19. Ngay cả khi nước này cấm hầu hết người nước ngoài nhập cảnh từ Trung Quốc vào tháng 1 năm ngoái, virus vẫn lặng lẽ xâm nhập vào New York, chủ yếu từ châu Âu, nơi vẫn được phép nhập cảnh đến cho tới tận tháng 3. Các biến thể lây lan nhanh hơn của coronavirus từ Anh, Nam Phi và Brazil đã khiến Mỹ một lần nữa phải thắt chặt các hạn chế đi lại.
Kể từ hôm nay, tất cả du khách nhập cảnh, kể cả người Mỹ, phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính covid-19 trước khi lên máy bay hoặc sẽ bị từ chối. Chính sách này sẽ giúp ích, nhưng không thể ngăn chặn căn bệnh hoàn toàn. Vào tháng 9, hai du khách đến New Zealand đã lây bệnh cho ít nhất 5 hành khách khác mặc dù đã tuân thủ yêu cầu xét nghiệm âm tính của nước này trước khi lên máy bay. Nếu không có biện pháp cách ly khách sạn bắt buộc đối với người nhập cảnh như cách làm của Úc, các biến thể mới có thể sẽ tiếp tục lây lan qua các sân bay ở Mỹ – có lẽ với số lượng ít hơn.
Thượng đỉnh về Thích nghi Khí hậu
Các lãnh đạo thế giới hôm nay sẽ họp trực tuyến trong ngày thứ hai của sự kiện có mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu. Một chủ đề nóng bỏng là làm thế nào các nhà hoạch định chính sách có thể dung hòa yêu cầu dài hạn của việc giải quyết biến đổi khí hậu với những yêu cầu trước mắt của nền kinh tế đang bị covid tàn phá. Các quốc gia đang có cơ hội hiếm hoi để chuyển dòng tiền kích thích kinh tế liên quan đại dịch vào các biện pháp vừa hạn chế sự nóng lên toàn cầu (như năng lượng sạch) vừa giúp giải quyết hậu quả của nó (chẳng hạn như phòng chống lũ lụt).
Nước Mỹ đã trở lại: John Kerry vừa phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ngày hôm qua, trong chuyến đi quan trọng đầu tiên của ông với tư cách tân đặc phái viên về khí hậu của Tổng thống Joe Biden. Ông cho biết “lấy làm tiếc” về việc nước Mỹ thiếu hành động chống biến đổi khí hậu dưới thời chính quyền Trump và cam kết “chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để bù đắp cho điều đó”. Một trong những hành động đầu tiên của ông Biden trên cương vị tổng thống là đưa Mỹ tái gia nhập Hiệp định Paris. Ông sẽ công bố một số chính sách khí hậu mới trong tuần này.
Ấn Độ cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm Tiktok
Ảnh minh họa (nguồn: Reuters).
Truyền thông Ấn Độ hôm thứ 2 vừa qua đưa tin, Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ (MeitY) đã ra lệnh cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng di động đến từ Trung Quốc, theo Economic Times.
Trước đó vào tháng 6 năm ngoái, chính phủ Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng di động của Trung Quốc này với tuyên bố chúng “gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, quốc phòng của Ấn Độ, an ninh của nhà nước và trật tự công cộng.”
Danh sách bao gồm TikTok, Helo, We Chat, UC Browser của Alibaba và UC News, Shein, Club Factory, Likee, Bigo Live, Kwai, Clash of Kings và Cam Scanner và nhiều ứng dụng khác.
Sau đó, trong một thông báo vào tuần trước, Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ cho biết các công ty sở những hữu ứng dụng này đã không đưa ra được câu trả lời và giải thích thỏa đáng. Do đó, 59 ứng dụng Trung Quốc sẽ bị cấm vĩnh viễn tại tại nước này.
Diễn đàn Kinh tế Davos : Oxfam tố cáo « virus bất bình đẳng »
Ảnh trích từ video khai mạc Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, ngày 25/01/2021 : Người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, Klaus Schwab (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. © AFP
Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, hôm nay, 25/01/2021, lần đầu tiên phải tổ chức dưới hình thức trực tuyến do dịch bệnh. Như thông lệ, một ngày trước khi diễn đàn khai mạc, tổ chức Oxfam công bố báo cáo về tình trạng bất bình đẳng trên thế giới.
Trong báo cáo năm nay, Oxfam một lần nữa tỏ ra gay gắt khi tố cáo « virus của sự bất bình đẳng ». Bất chấp dịch bệnh Covid-19, vốn đã làm cho hơn 99 triệu người nhiễm bệnh và hơn 2 triệu người chết, 1.000 người giầu nhất thế giới, trong vòng 9 tháng, vẫn tìm lại được mức độ giầu có như trước khi có dịch bệnh. Trong khi đó, những người nghèo nhất phải mất ít nhất 10 năm để có thể vực dậy sau cuộc khủng hoảng dịch tễ này.
Oxfam dẫn chứng con số cụ thể : tài sản của 10 nhà tỷ phú hàng đầu theo bảng xếp hạng của Forbes tăng tổng cộng lên tới 540 tỷ đô la, tính từ đầu mùa dịch đến nay. Một số tiền lớn đủ để tài trợ mua vắc-xin ngừa Covid-19 cho tất cả mọi người và có thể tránh cho bất kỳ ai rơi vào cảnh bần hàn do đại dịch gây ra.
Nhiều nghị sĩ Mỹ đề xuất giới hạn nhiệm kỳ thành viên Quốc hội để thanh lọc bộ máy
Ảnh chụp màn hình Youtube/KVUE
‘Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chính trị trong Quốc hội ngày nay là một sự khác biệt rõ ràng so với những gì các Tổ phụ mong muốn’
Thượng nghị sĩ Ted Cruz từ tiểu bang Texas hôm thứ Hai (25/1) đã tham gia cùng 5 đảng viên Cộng hòa khác đề xuất dự luật hạn chế số lượng nhiệm kỳ tối đa đối với các nghị sĩ Quốc hội (tương tự 2 nhiệm kỳ tối đa đối với vị trí Tổng thống), theo Fox News.
Đạo luật làm sống lại đề xuất trước đây của TNS Cruz về việc sửa đổi hiến pháp đối với giới hạn nhiệm kỳ. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ ngăn chặn các thượng nghị sĩ phục vụ hơn hai nhiệm kỳ sáu năm và các thành viên Hạ viện phục vụ hơn ba nhiệm kỳ hai năm.
Ông Cruz cho biết trong một thông cáo báo chí: “Mỗi năm, Quốc hội chi hàng tỷ đô la cho các hoạt động tặng quà cho những người có quan hệ tốt: những người trong nội bộ Washington nhận tiền đóng thuế và các thành viên của Quốc hội được bầu lại, tất cả điều này diễn ra trong khi hệ thống [chính trị] này thất bại trong việc phục vụ người dân Mỹ”.
Ông viết: “Không có gì ngạc nhiên khi đại đa số người dân Mỹ từ mọi khuynh hướng chính trị – Đảng Cộng hòa, Dân chủ và Độc lập – đều ủng hộ áp đảo đối với dự luật giới hạn nhiệm kỳ của Quốc hội. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chính trị trong Quốc hội ngày nay là một sự khác biệt rõ ràng so với những gì Những người cha lập quốc mong muốn cho các cơ quan quản lý liên bang của chúng ta. Từ lâu tôi đã kêu gọi giải pháp này cho tình trạng tan vỡ của Washington, DC và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để buộc các chính trị gia nhà nghề phải chịu trách nhiệm cho việc này. Như tôi từng làm trước đây, tôi kêu gọi các đồng nghiệp của mình đệ trình bản sửa đổi hiến pháp này để các tiểu bang nhanh chóng phê chuẩn”.
Các thượng nghị sĩ Marco Rubio, Pat Toomey, Todd Young, Rick Scott và Mike Braun đã tham gia cùng ông Cruz trong nỗ lực này vào thứ Hai.
Công ty Modena: vắc-xin Covid không hiệu quả với biến thể Nam Phi
vắc xin Covid của Moderna (ảnh: Reuters)
Công ty cho biết hiện đang phát triển loại vắc-xin mới thay thế để chống lại chủng virus biến thể mới, Epoch Time đưa tin.
Công ty Modena Biotech hôm thứ Hai (25/1) cho biết, vắc-xin Modena đã được phê duyệt để sử dụng ở Canada. Tuy nhiên, theo nghiên cứu do công ty thực hiện, vắc-xin này có thể kém hiệu quả hơn đối với virus biến thể B1351 được tìm thấy ở Nam Phi. Theo đó, công ty hiện đang phát triển các phiên bản thay thế cho các liều vắc-xin tăng cường.
Theo báo cáo của CBC, “đây rõ ràng là một tin tốt”, tiến sĩ Isaac Bogoch, thành viên của nhóm công tác phân phối vắc-xin ở Ontario và là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Toronto cho biết.
Ông nói thêm rằng, để đảm bảo khả năng miễn dịch đối với virus viêm phổi Vũ Hán đột biến liên tục (bao gồm cả biến thể B1351), không có gì đáng ngạc nhiên khi thay đổi vắc-xin.
Mặc dù vậy, những phát hiện mới nhất của Modena vẫn chưa được công bố rộng rãi. Trước mắt, công ty cho biết bản thảo nghiên cứu đã được gửi dưới dạng bản in cho nền tảng tự lưu trữ bioRxiv và sẽ được gửi đến cho người cùng ngành đánh giá để xuất bản.
Võ Thái Hà tóm lược
———————————————-
NEWS
Vệ binh Quốc Gia nằm ngủ trên nền nhà của garage xe lạnh buốt
1. Biển Đông nóng lên từ đầu năm – Trương Công Hùng
2. Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 25 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
· Hàng ngàn Vệ binh Quốc Gia phải ngủ trong hầm đậu xe lạnh buốt sau khi làm nhiệm vụ an ninh
3. Vệ binh Quốc gia trả lời cáo buộc các binh sĩ cố tình quay lưng với đoàn mô-tô của Biden
4. Tương lai mơ hồ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ – Đại Dương (nghe âm thanh và bài viết)
5. Nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù, 3 năm quản chế – VNTB
———————————————-
NEWS
TIN TỨC
Hội Đồng Giám Mục Mỹ lên án gay gắt ông Biden và bà Harris vì ca ngợi hợp pháp phá thai
1. Twitter khóa tài khoản của Đại sứ Quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ
2. Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 24 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
3. Nhận định: Những Sắc Lệnh Gây Tranh Cãi Của TTT Joe Biden – Kim Nguyễn
5. Những tiểu bang bầu cho ông Biden gặp khủng hoảng kinh tế do chính sách của ông
6. Luật sư Powell thành lập tổ chức chính trị để khôi phục nền Cộng hòa
7. Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố công khai đầu tiên kể từ khi rời nhiệm sở
8. LẬT TẨY âm mưu BLM & ANTIFA trà trộn xông vào Điện Capitol
9. Twitter không ngăn chặn kế hoạch của Antifa, mà còn thúc đẩy bạo loạn ở Portland, Seattle
10. Dù đã mãn nhiệm nhưng Tổng thống Trump vẫn không ‘bỏ rơi’ các Vệ binh Hoa Kỳ
11. TNS Hoa Kỳ: Hủy bỏ dự án Keystone XL có nghĩa là dầu thô sẽ đến Hoa Kỳ bằng con đường kém an toàn
————————————————————
NEWS
TIN TỨC
1. Ứng viên ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken: có nền tảng vững chắc cho chính sách chống Bắc Kinh của lưỡng đảng – Chính sách của TT Trump là đúng
2. Ai kỳ thị ai? Đại Dương (Bình luận)
3. Vũ Linh – Tin tức Hoa Kỳ trong tuần
4. Thấy gì qua kết quả bầu cử Tống Thống Mỹ năm 2020 – LÊ PHÚ KHẢI
5. Cựu Cố vấn Bạch Ốc Navarro: ‘Hãy quên đi sự đoàn kết’ nếu mở phiên tòa luận tội cựu TT Trump
6. Lượt tải ứng dụng mạng xã hội ‘chống Facebook’ tăng đột biến
7. Vệ binh Quốc gia rời khỏi Điện Capitol, phải nghỉ ở hầm chứa xe
8. Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 23 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
Điểm tin thế giới
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng do Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki thực hiện tại Phòng Báo chí James Brady của Nhà Trắng ở Washington vào ngày 21/1/2021. (Alex Wong / Getty Images)
Ông Fauci phản bác lại tin tức của CNN: Việc phân phối vắc xin của TT Biden không phải “bắt đầu từ sơ khởi”
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Anthony Fauci ngày 21/1 cho biết, chính quyền TT Biden đang tiếp tục kế hoạch phân phối vắc xin COVID-19 của chính quyền tiền nhiệm, chứ không phải là không được chuyển giao kế hoạch như CNN đưa tin.
Tiến sĩ Fauci, người đứng đầu Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, đã lật tẩy một báo cáo của CNN vài giờ trước đó, trích dẫn tuyên bố của một quan chức chính quyền TT Biden giấu tên rằng: “Chúng tôi không có gì để làm lại. Chúng tôi sẽ phải xây dựng lại kế hoạch triển khai vắc-xin từ đầu”.
Báo cáo của phóng viên Nhà Trắng MJ Lee của CNN trích dẫn các nguồn giấu tên cáo buộc rằng chính quyền TT Biden sẽ phải bắt đầu triển khai vắc-xin COVID-19 từ “sơ khởi”.
Bà Hillary Clinton đã phản hồi các cáo buộc của báo cáo này trên Twitter rằng tuyên bố này là “kinh khủng nhưng không đáng ngạc nhiên.”
Trái ngược với báo cáo này của CNN, Tiến sĩ Fauci nói với các phóng viên tại phòng họp của Nhà Trắng: “Chúng tôi chắc chắn không bắt đầu từ đầu. Các hoạt động phân phối vẫn đang tiếp tục”. Ông cũng cho biết, các quan chức của chính quyền mới sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch và điều chỉnh trên các kế hoạch của chính quyền tiền nhiệm.
Ông Fauci tiếp tục giới thiệu kế hoạch của TT Joe Biden về việc mua thuốc, mở rộng trung tâm tiêm chủng vắc-xin và sử dụng có mục tiêu Đạo luật sản xuất quốc phòng để sản xuất vắc-xin, xét nghiệm và thiết bị bảo vệ cá nhân. Năm ngoái, cựu Tổng thống Donald Trump đã sử dụng đạo luật này để thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất máy thở và các mặt hàng bảo hộ y tế khác.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Lindsay Graham cho biết các báo cáo tuyên bố rằng chính quyền TT Biden đang bắt đầu từ đầu với kế hoạch phân phối vắc xin COVID-19 của họ là “dối trá”.
Ông Graham viết trên Twitter: “Các phương tiện truyền thông không nên đưa tin sai sự thật từ chính quyền TT Biden rằng họ đang ‘bắt đầu lại từ đầu’ với việc phân phối vắc xin. Đó là một lời nói dối. Đừng tin, hãy tin lời Tiến sĩ Fauci”.
Châu Âu phong tỏa, du lịch đóng cửa, doanh nghiệp biểu tình
Một người bán hàng đóng cửa cửa hàng của mình, ở Biarritz, tây nam nước Pháp, vào ngày 16 tháng 1 năm 2021… (Gaizka Iroz / AFP qua Getty Images)
Khắp nơi tại Châu Âu, dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ buộc chính phủ các nước phải áp dụng các biện pháp cứng rắn. Áo và Hy Lạp phong tỏa toàn quốc, Pháp áp đặt lệnh giới nghiêm, Vương quốc Anh đóng cửa tất cả hành lang du lịch. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp biểu tình…
Theo trang thống kê trên Worldometers, tính đến 18/1/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở châu Âu kể từ đầu dịch tới nay đã vượt 27,6 triệu ca, trong đó có trên 630,000 người tử vong. Với số ca nhiễm liên tục đạt đỉnh mới và các biến thể mới liên tục xuất hiện, các quốc gia châu Âu đã lần lượt đưa ra các biện pháp cứng rắn với hy vọng có thể ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Pháp: Áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc sau 18 giờ từ ngày 16/1
Virus COVID-19 đã gây ra cái chết cho hơn 70.000 người Pháp, khiến quốc gia này trở thành nước có số ca tử vong cao thứ bảy trên thế giới. Không chỉ vậy, biến thể COVID-19 tại Anh đang chiếm khoảng 1% các trường hợp mắc mới. Điều này khiến chính phủ Pháp vô cùng lo lắng.
Jean Castex, Thủ tướng Pháp nói trong một bài phát biểu, “Những biện pháp giới nghiêm là cần thiết trong tình hình hiện nay. Mặc dù dịch bệnh có vẻ tồi tệ, nhưng tình trạng nước Pháp vẫn còn tương đối tốt hơn so với nhiều quốc gia xung quanh. Nhưng tôi đã phải chọn các biện pháp này vì bối cảnh, đặc biệt là với sự đột biến của virus. Chúng ta phải cảnh giác tối đa”.
Lệnh giới nghiêm toàn quốc sẽ có hiệu lực từ 6 giờ chiều, sớm hơn 2 tiếng so với lúc trước là 20 giờ, và kéo dài đến 6 giờ sáng hôm sau. Ngoài ra, từ thứ Hai (18/01), bất kỳ ai đi du lịch đến Pháp bên ngoài Liên minh Châu Âu sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính và tự cách ly trong một tuần khi đến nơi.
Các cửa hàng và doanh nghiệp đã tìm cách giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra do lệnh giới nghiêm bằng cách mở cửa sớm – sớm nhất là 7:30 sáng. Người dân Pháp cũng đã điều chỉnh sang giờ mới để đảm bảo đường phố vắng người vào chiều tối, mặc dù có mưa tuyết xảy ra ở nhiều nơi trên nước Pháp.
Trước đó, chính phủ Pháp bị chỉ trích là chậm chạp trong việc triển khai tiêm phòng vaccine COVID-19.
Áo: Gia hạn lệnh phong tỏa COVID-19 đến tháng Hai
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Áo với 8,9 triệu dân đã thống kê được hơn 390.000 ca nhiễm COVID-19 và hơn 7.200 ca tử vong.
Hôm Chủ Nhật (17/1), Áo đã gia hạn lệnh phong tỏa COVID-19 lần thứ ba, kéo dài đến tháng Hai, với hy vọng giảm tỷ lệ lây nhiễm bất chấp một loạt các biến thể nCoV dễ lây lan hơn. Lệnh phong tỏa cho phép các cửa hàng, viện bảo tàng và dịch vụ cá nhân như tiệm làm tóc mở cửa trở lại từ ngày 8/2, nhưng lĩnh vực ăn uống và du lịch sẽ đóng cửa cho đến ít nhất là tháng Ba.
Ngày 16/1, đã có hàng nghìn người tuần hành ở Vienna để phản đối lệnh phong tỏa. Chỉ một ngày sau đó, Thủ tướng Sebastian Kurz đã phát biểu trong một cuộc họp báo với sự tham gia của các nhà lãnh đạo khu vực và các quan chức y tế nhằm thể hiện quan điểm thống nhất phong tỏa “Chúng ta có hai đến ba tháng khó khăn trước mắt”.
Hy Lạp: Gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc vô thời hạn từ ngày 18/1
Hy Lạp ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 7/11/2020 và đã gia hạn 5 lần do số ca nhiễm và tử vong mới tiếp tục gia tăng. Đến ngày 18/1/2021, chính phủ thông báo gia hạn vô thời hạn các biện pháp phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh mới.
Các biện pháp phong tỏa toàn quốc bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm, lệnh hạn chế đi lại trong nước và lệnh lưu trú tại nhà đều sẽ có hiệu lực giống như lần đầu tiên áp dụng vào đầu tháng 11/2020.
Các cửa hàng bán lẻ và trung tâm thương mại đã đóng cửa kể từ ngày 3/1 sẽ mở cửa trở lại vào ngày 18/1 với giới hạn ra vào nghiêm ngặt, và chỉ được phép đón những khách có thông báo cho phép rời khỏi nhà thông qua tin nhắn di động.
Anh: Đóng cửa tất cả các “hành lang du lịch” từ ngày 18/1
Bắt đầu từ 4 giờ sáng ngày 18/1, chính phủ Anh sẽ dỡ bỏ miễn trừ cách ly đối với tất cả các quốc gia. Những người muốn du lịch đến Anh sẽ phải cung cấp chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus Corona trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Ngay cả khi có xét nghiệm âm tính, khách du lịch cũng phải tự cách ly trong 10 ngày, trừ khi họ có kết quả xét nghiệm âm tính sau 5 ngày.
Các biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng có nhiều chủng virus đột biến hơn. Đã có ít nhất 11 người Anh xét nghiệm dương tính với chủng virus đột biến Brazil được phát hiện gần đây.
Ý, Ba Lan: Hàng ngàn nhà hàng Ý và nhiều doanh nghiệp Ba Lan vẫn hoạt động trong nỗ lực phản đối các quy tắc phong tỏa
Hôm 17/1, theo tin tức từ Breitbart, hàng ngàn nhà hàng ở Ý đã tham gia cuộc biểu tình phản đối các quy định nghiêm ngặt về ngăn chặn virus corona của ĐCSTQ. Chiến dịch bất tuân dân sự hàng loạt này – được phát động dưới hashtag #IoApro (#IOpen) – đã kéo theo sự tham gia của 50.000 nhà hàng vẫn tiếp tục mở cửa bất chấp lệnh giới nghiêm buổi tối.
Biden quay trở lại thỏa thuận hạt nhân với Iran
Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu trước khi trao tặng Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain (R-AZ) Huân chương Tự do năm 2017 tại Hội trường Độc lập ở Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 16/10/2017. (Ảnh: Charles Mostoller/ Reuters)
Chính quyền Biden đang đàm phán với Teheran để quay trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015 và đã thông báo cho Israel về kế hoạch này. Trong khi đó, Israel được cho là đang cân nhắc biện pháp quân sự để làm suy yếu các nỗ lực hạt nhân của Iran vì họ lo ngại rằng Biden có thể hủy bỏ bất cứ điều gì mà ông Trump đã xây dựng, theo Vision Times.
Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) là sản phẩm từ thời chính quyền Obama. JCPOA cấm các nhà điều tra hạt nhân Mỹ kiểm tra các địa điểm hạt nhân của Iran, nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran và cho phép Trung Quốc và Nga cung cấp vũ khí cho nước này. Chính quyền Obama thậm chí còn thừa nhận rằng một phần trong số 150 tỷ USD doanh thu mà Iran có được từ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ được chi cho việc tăng cường khả năng quân sự và thậm chí cả các hành động khủng bố.
Tổng thống Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, vì cho rằng nó chỉ làm Iran mạnh thêm. Sau đó, ông áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Teheran để khiến thế lực này phải đồng ý với một thỏa thuận mới đảm bảo Iran không phát triển vũ khí hạt nhân.
Ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Israel, đang tập hợp một nhóm để thảo luận cách đối phó sắp tới với chính quyền Biden về vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran.
“Nếu chúng ta quay trở lại JCPOA, điều sẽ xảy ra và có thể đã xảy ra là nhiều quốc gia khác ở Trung Đông sẽ vội vàng trang bị vũ khí hạt nhân cho mình. Đó là một cơn ác mộng và điều đó thật điên rồ. Nó không nên xảy ra”, ông Netanyahu cảnh báo trong một tuyên bố.
Người được Biden đề cử làm Giám đốc Tình báo Quốc gia muốn Mỹ ‘hợp tác’ với ĐCSTQ
Bà Avril Haines phát biểu trong buổi điều trần xác nhận trước Ủy ban Tình báo Thượng viện để trở thành giám đốc tình báo quốc gia của Tổng thống đắc cử Joe Biden tại Washington, DC, Hoa Kỳ ngày 19/1/2021 (Ảnh: Joe Raedle/Reuters)
Bà Avril Haines, người được tân Tổng thống Joe Biden đề cử cho vị trí Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI), không muốn coi ĐCSTQ là kẻ thù, theo Vision Times.
Tại Ủy ban Đặc biệt về Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 19/1, để khẳng định lập trường của mình, bà Haines đề nghị Washington nên xem xét làm việc với Bắc Kinh. Bà nói rằng tốt hơn nên gọi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chứ không phải kẻ thù. Bà đã trả lời câu hỏi của thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner về việc liệu Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ có phải là đối thủ của Hoa Kỳ hay không.
“Trung Quốc là kẻ thù và là đối thủ trong một số vấn đề nhưng trong các vấn đề khác, chúng tôi cố gắng hợp tác với họ, cho dù trong bối cảnh biến đổi khí hậu hay những thứ khác. Và cuối cùng, khuôn khổ mà tổng thống đắc cử đã xác định khi suy nghĩ về điều này là một đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Khi nói đến gián điệp hoặc nhiều lĩnh vực mà tôi sẽ tập trung vào nếu tôi được xác nhận là giám đốc tình báo quốc gia, họ là một đối thủ và chúng tôi phải giải quyết những vấn đề đó, đặc biệt, chống lại các hành động bất hợp pháp, không công bằng, hung hãn của họ trong những khu vực này”, bà Haines nói trong một tuyên bố.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Đảng Cộng hòa) và Mark Warner (Đảng Dân chủ) đã có mặt tại ủy ban và cả hai đều khẳng định rằng ĐCSTQ là mối đe dọa số một mà Mỹ phải đối mặt. Trong phát biểu của mình, bà Haines đã né tránh dùng những cụm từ mà ông Rubio và Warner nói về ĐCSTQ, thay vào đó bà ủng hộ lập trường mềm mỏng hơn của chính quyền Obama-Biden trước đây so với lập trường kiên quyết hơn của chính quyền TT Trump.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ben Sasse đã đề nghị cho bà Haines sáu tháng để phát triển một kế hoạch chiến lược bàn về cách cộng đồng tình báo nên làm gì để đối phó với ĐCSTQ .
Texas đệ đơn kiện lớn đầu tiên chống lại chính quyền Biden
Ông Joe Biden (ảnh: Reuters).
Tiểu bang Texas ngày 22/1 đã kiện chính quyền Biden vì ra lệnh ngừng trục xuất hầu hết những người nhập cư không có giấy tờ. Đây là vụ kiện lớn đầu tiên thách thức các chính sách của Tổng thống Joe Biden chỉ sau hai ngày trong nhiệm kỳ của ông.
Theo Newsmax, Tổng Chưởng lý Texas, ông Ken Paxton cho rằng chỉ thị từ Bộ An ninh Nội địa đã vi phạm luật liên bang do không hỏi ý kiến đóng góp từ tiểu bang. Ông Paxton cũng cáo buộc chính quyền đã không thực thi luật nhập cư và ban hành “lệnh ân xá toàn diện”.
“Vào ngày đầu tiên nhậm chức, chính quyền Biden đã gạt bỏ luật nhập cư do quốc hội ban hành và đình chỉ việc trục xuất những người nước ngoài bất hợp pháp”, ông Paxton cho biết trong đơn kiện được đệ trình hôm thứ Sáu (22/1 theo giờ Mỹ) lên tòa án liên bang ở Victoria, Texas. Ông cho biết thêm: “Khi làm như vậy, chính quyền đã bỏ qua các nguyên tắc hiến pháp cơ bản và vi phạm cam kết bằng văn bản của mình là hợp tác với tiểu bang Texas để giải quyết các mối quan tâm chung về nhập cư”.
Vụ kiện nêu bật mâu thuẫn giữa cam kết của ông Biden nhằm đảo ngược nỗ lực của chính quyền cựu TT Donald Trump vốn để kiềm chế những người nhập cư vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp và đảng Cộng hòa muốn tiếp tục các chính sách đó của ông Trump. Tân tổng thống Joe Biden có kế hoạch sẽ cung cơ hội trở thành công dân cho gần 11 triệu người nhập cư bất hợp ở Hoa Kỳ. Theo Newsmax, điều này có thể sẽ kích hoạt thêm các vụ kiện tụng tương tự.
3 Thống đốc sẽ đưa Vệ binh Quốc gia về lại tiểu bang vì họ không được tôn trọng
Vệ binh Quốc gia Hoa kỳ gần Điện Capitol ngày 13/1/2021 (ảnh: Reuters).
Thống đốc Florida đã nói: “Họ là những người lính, họ không phải là người hầu của Nancy Pelosi”.
Tức giận trước những thông tin cho rằng binh lính Vệ binh Quốc gia đã được chuyển đến một ga-ra để xe ở Washington DC sau khi đến bảo vệ Quốc hội, ba thống đốc cho biết họ sẽ đưa quân về tiểu bang.
Thống đốc Texas, Greg Abbott đã đưa ra một tweet ngắn gọn hôm thứ Năm (21/1 theo giờ Mỹ) sau khi các báo cáo ban đầu xuất hiện cho rằng Vệ binh Quốc gia đã bị cho ra khỏi Điện Capitol khi không làm nhiệm vụ.
“Tôi đã chỉ thị cho Tướng Norris ra lệnh đưa lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas trở lại tiểu bang của chúng tôi. @TexasGuard”, thống đốc thuộc Đảng Cộng hòa đã tweet.
Vào thứ Sáu (23/1 theo giờ Mỹ), đã có thêm 2 thống đốc khác thuộc Đảng Cộng hòa cũng đã tham gia cùng ông Abbott đưa quân về tiểu bang mình, là Thống đốc Ron DeSantis của tiểu bang Florida và Chris Sununu của tiểu bang New Hampshire.
“Họ là những người lính, họ không phải là người hầu của Nancy Pelosi”, ông DeSantis nói vào sáng thứ Sáu trên Fox & Friends . “Đây là một nhiệm vụ thất bại vào thời điểm này, và tôi nghĩ điều thích hợp là đưa họ về nhà”.
Thống đốc Ron DeSantis đã tweet bầy tỏ sự không hài lòng của mình với các báo cáo rằng những người lính từ tiểu bang của ông đã được đưa đến một nhà để xe để nghỉ ngơi khi không làm nhiệm vụ.
“Họ đã làm một công việc xuất sắc phục vụ thủ đô của quốc gia chúng ta trong thời kỳ xung đột và nên được khen ngợi một cách ân cần, chứ không phải chịu đựng những điều kiện dưới mức tiêu chuẩn như vậy”, ông ấy tweet.
ĐCSTQ cho phép hải cảnh nổ súng vào tàu, tháo dỡ công trình nước ngoài
Tàu cảnh sát biển Việt Nam (phải) trong một vụ đối đầu với tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh: Reuters).
Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc ngày 22/1 đã thông qua Luật Hải cảnh, cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài, một động thái có thể khiến các vùng biển đang tranh chấp xung quanh Trung Quốc trở nên hỗn loạn hơn, theo Reuters.
Theo dự thảo được công bố trước đó, lực lượng hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng “mọi phương tiện cần thiết” để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài. Còn theo luật hải cảnh mới, các loại vũ khi khác nhau mà lực lượng này được phép sử dụng bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không.
Luật này cũng cho phép lực lượng hải cảnh phá dỡ công trình của các quốc gia khác xây dựng trên các bãi đá ngầm và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Hải cảnh Trung Quốc đồng thời có quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển “khi cần thiết” để ngăn các tàu thuyền nước khác qua lại.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh ngày 22/1 nói luật này phù hợp với thông lệ quốc tế.
Võ Thái Hà tóm lược
———————————————
NEWS
TIN TỨC
1. Diễn Văn chia tay của TT Trump ngày 19/01/2021 từ tòa Bạch Ốc
2. Tổng thống Trump và Đệ nhất Phu nhân rời Washington
3. Bảo vật của Donald Trump – Vị tổng thống không thể bị mua chuộc
4. Cuộc đời và sự nghiệp của tân TT Joe Biden – GS Nguyễn Văn Tuấn
5. Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do
6. Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 20 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
7. Tầm quan trọng của Đài Loan tại Á Châu – Đại Dương
8. Trung Cộng: Chính quyền hàn cửa, bỏ mặc dân khi dịch bùng phát
9. Việt Nam tăng cường đàn áp “ớn lạnh” giới bất đồng chính kiến trước thềm Đại hội Đảng January 20, 2021
———————————————————-
NEWS
TIN TỨC –
Ngày 19/1/1974 cách đây 57 năm, Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của VNCH
(Xem Trần Gia Phụng ở phần dưới)
1. Trần Gia Phụng – Về cuộc hải chiến Hoàng Sa
2. 47 năm uất hận Hoàng Sa, hãy nhớ ai mới thực sự là bạn của chúng ta ! – Hoàng Hải Vân –
3. Trung Cộng: Chính quyền hàn cửa, bỏ mặc dân khi dịch bùng phát
4. PTT Pence kêu gọi ông Biden ‘đương đầu với sự hung hăng của Trung Cộng’
5. Không Chỉ Mỹ Mà Châu Âu Cũng Chống Trung Cộng
6. Báo chí Việt Nam viết gì về ngày ‘TQ chiếm Hoàng Sa’? – Hoàng Hải Vân
7. Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 19 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
8. Ngoại trưởng Pompeo đăng hàng chục bài trên Twitter tiết lộ bộ mặt thật của ĐCS Trung Quốc
9. Phe tả ép khách sạn hủy sự kiện gây quỹ của TNS Josh Hawley
10. Người phụ nữ bị buộc tội lấy cắp máy tính xách tay của Chủ tịch Hạ viện Pelosi đã bị bắt
11. Tin nhanh nước Mỹ: Lời chào tạm biệt của Đệ nhất phu nhân Melania Trump
12. Tại sao cánh tả luôn ‘trăm phương nghìn kế’ ngăn chặn tự do ngôn luận?
14. Giám đốc Tình báo Quốc gia: Trung Cộng ‘tìm cách gây ảnh hưởng’ đến cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ
15. Tòa Bạch Ốc trưng bày danh sách các thành tựu của Tổng thống Trump
16. Sự kiện tấn công Quốc hội Hoa Kỳ: Ba người đại nghĩa và ba nghi ngờ lớn
18. Trung Cộng đã ‘tìm cách can thiệp’ đến cuộc bầu cử Mỹ 2020?
——————————————————————————————-
NEWS
TIN TỨC
TT Trump tại bức tường biên giới ở Alamo Texas ngày 12/1/2021
2. NT Mike Pompeo thông báo sẽ rời khỏi chức vụ sau khi hết nhiệm kỳ
3. TT Trump: Tôi đã giữ lời hứa ‘xây tường biên giới’
4. Chuyên gia: Hành vi đe dọa luận tội TT Trump chính là một sự thú nhận thất bại
5. TT Trump: ‘Những gì tôi đã nói là hoàn toàn phù hợp,’ kêu gọi ‘không bạo lực’
7. Thế giới 2021 : Các nền dân chủ đối mặt với thách thức Trung Quốc
8. Thăm dò: 77% dân Mỹ muốn Quốc hội tập trung chống dịch bệnh thay vì luận tội TT Trump
9. ‘Cuộc chiến chống ĐCS Trung Quốc này nằm ngay trên sân nhà’, ông Pompeo cảnh báo các nghị sĩ Mỹ
11. Hoa Kỳ trừng phạt 59 tổ chức của Trung Cộng vì xâm phạm nhân quyền
12. Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 13 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
13. Mưu đồ độc chiếm Biển Đông: Liệu ĐCS Trung Quốc có vượt qua được bốn ‘bóng ma’ đầy ám ảnh?
————————————————————–
NEWS
TT Trump xuất hiện trước khi đi đến bức tương biên giới
1. TT Trump lần đầu lên tiếng chính thức sau vụ bạo loạn Quốc hội ngày 6/1
2. Dân biểu đảng Cộng hòa ngăn chặn bản nghị quyết Tu chính án 25 của Hạ viện Mỹ
3. Dân biểu Gaetz: Không từ chức, TT Trump sẽ ‘hoàn toàn không rời khỏi sân khấu quần chúng’
4. Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ: Pelosi theo đuổi luận tội vì sợ người Mỹ chọn Trump một lần nữa
5. TT Trump: Đảng Dân chủ đang tiếp tục chiến dịch săn phù thủy lớn nhất·
6. Đâu là giới hạn tự do dân chủ ở Mỹ? – Nguyễn Quang Duy
7. Mỹ: Khi quyền tự do ngôn luận đụng quyền tư hữu, quyền tư hữu thắng – Vũ Quí Hạo Nhiên
8. Twitter mất 5 tỷ đô la vốn hóa thị trường sau lệnh cấm vĩnh viễn tài khoản của TT Trump
9. TT Trump ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Washington (Hoa Thịnh Đốn)
10. Pháp, Đức, Mexico, Úc hợp cùng quốc tế phản đối việc kiểm duyệt TT Donald Trump
11. Mưu đồ độc chiếm Biển Đông: Liệu ĐCS Trung Quốc có vượt qua được bốn ‘bóng ma’ đầy ám ảnh?12. Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 12 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
13. Bác sĩ riêng của Giáo hoàng Francis qua đời vì Covid-19·
———————————————-
NEWS
TIN TỨC ĐẶC BIỆT-
1. TT Trump ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Washington (Hoa Thịnh Đốn)
2. Pháp, Đức, Mexico, Úc hợp cùng quốc tế phản đối việc kiểm duyệt TT Donald Trump
3. Twitter mất 5 tỷ đô la vốn hóa thị trường sau lệnh cấm vĩnh viễn tài khoản của TT Trump
—————————————————-
NEWS
5. Việc đòi bãi nhiệm Thống đốc California Gavin Newsom vượt quá 1 triệu chữ ký
6. Cao Trí – Vai trò thật sự của phó tổng thống Hoa Kỳ là gì?
7. Đừng giẫm lên tôi – Bông Lau –
8. Bông Lau – Hy vọng (Sau bầu cử 2020)
9. Đảng Dân chủ không thể luận tội TT Trump, kể cả sau khi ông rời nhiệm sở
10. Phế truất, luận tội TT Trump bằng Tu chính án thứ 25: Có hợp hiến?
12. Bác sĩ riêng của Giáo hoàng Francis qua đời vì Covid-19
13. Pompeo gây bất ngờ cho Trung Quốc khiến Biden rơi vào tình thế khó khăn – Phụng Minh
14. Trung Quốc: Dịch bệnh bùng phát, 7 tỉnh ban bố ‘tình trạng thời chiến’
15. Cơn bão Điện Capitol và niềm tin vào nền dân chủ Mỹ – Ts. Lê Trung Tĩnh
16. Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 11 tháng 1 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược
—————————————————
NEWS
TIN TỨC: SÁNG CHỦ NHẬT 10 TH. 01, NĂM 2021 (1)
1. Bộ ngoại giao Mỹ gỡ bỏ những hạn chế trong mối quan hệ Mỹ-Đài Loan
2. Bộ Tư Pháp Texas tuyến bố ‘chiến đấu’ với Big Tech bằng mọi cách
3. Bốn người bị cơ quan pháp luật bắt giữ vì nghi đã xâm nhập điện Capitol
—————————————————————————————
NEWS
- 1. Tổng thống Trump: Giải mật tất cả. Tất cả mọi thứ.2. Tổng Thống Trump nói chuyện sau cuộc bạo loạn tại Quốc Hội Hoa Kỳ3. Hãng Moderna cho biết vắc xin có thể bảo vệ trong ‘vài năm’4. Video: Cảnh sát bắn chết nữ cựu quân nhân – Big Tech cho phép cánh tả “ăn mừng” cái chết bi thảm của nạn nhân5. Tường thuật: Tổng thống Trump tuyên bố về chứng nhận bầu cử- Hình ảnh trong ngày 5 và 6 / 016. Nhìn lại những thành tựu phi thường của TT Trump – Ngẫm về niềm chua xót cho nước Mỹ7. Luật sư Jenna Ellis: ‘Vô cùng thất vọng’ về Phó Tổng thống Pence
Trump: I Won’t Attend Joe Biden’s Inauguration
President Donald Trump says he won’t attend President-elect Joe Biden’s Inauguration on Jan. 20.
In a tweet Friday morning, Trump announced:
“To all of those who have asked, I will not be going to the Inauguration on January 20th.”
He did not indicate what he would be doing instead on that day.
Reuters, citing unnamed sources, said he is expected to head to Florida a day before Inauguration Day.
The move would make Trump the first incumbent president since Andrew Johnson to skip his successors inauguration.
Vice President Mike Pence reportedly will make an appearance at the inauguration.
———————————————————————————————-
NEWS
TIN TỨC – BÌNH LUẬN – TIN BẦU CỬ….
HD Press – Tin quan trọng (Xem mục lục ở cuối trang
1. TT Trump: sẽ ‘chuyển giao có trật tự’ sau khi ông Biden được chứng nhận đắc cử
2. Hãng Moderna cho biết vắc xin có thể bảo vệ trong ‘vài năm’
3. Theo dõi các cuộc biểu tình “bảo vệ nước Mỹ” tại Hoa Thịnh Đốn ngày 6 th. 1, 2021
5. Tường thuật: Tổng thống Trump tuyên bố về chứng nhận bầu cử- Hình ảnh trong ngày 5 và 6 / 01
6. Nhìn lại những thành tựu phi thường của TT Trump – Ngẫm về niềm chua xót cho nước Mỹ
7. Luật sư Jenna Ellis: ‘Vô cùng thất vọng’ về Phó Tổng thống Pence
8. Mêkông: Ảnh vệ tinh Mỹ buộc Trung Quốc minh bạch hơn số liệu nước thủy điện
Điểm tin thế giới
Mỹ: Quốc hội chứng nhận các lá phiếu cử tri đoàn cho Biden– Ảnh: Reuters
Quốc hội Mỹ sáng sớm thứ Năm (7/1 theo giờ Mỹ) đã chứng nhận các lá phiếu Đại cử tri đoàn cho Joe Biden trong một cuộc bầu cử bị lấp đầy bởi hàng loạt cáo buộc về hoạt động bất thường và gian lận bầu cử. TT Trump tuyên bố sẽ chuyển giao quyền lực “một cách có trật tự”, tuy nhiên ông tái khẳng định cuộc bầu cử bị gian lận và sẽ tiếp tục cuộc chiến pháp lý để đòi lại sự công bằng.
Trong một cuộc kiểm phiếu do Phó Tổng thống Mike Pence chủ trì, Biden đã giành được 306 phiếu đại cử tri trong khi Tổng thống Donald Trump giành được 232. Phiên họp chung của Quốc hội kết thúc sau một buổi chiều thứ Tư (6/1) hỗn loạn, khi một nhóm những kẻ bạo loạn đã xông vào Điện Capitol khi các nhà lập pháp đang tranh luận về tính hợp pháp của các phiếu đại cử tri của tiểu bang Arizona.
Không rõ ai đã khởi xướng vụ đột nhập vào tòa nhà Capitol.
Ngay sau khi biết kết quả chứng nhận Đại cử tri đoàn, TT Trump đã đưa ra một tuyên bố trong đó ông cam kết sẽ có một quá trình chuyển giao quyền lực “có trật tự” vào ngày 20/1 tới.
“Mặc dù tôi hoàn toàn phản đối kết quả cuộc bầu cử, và các thực tế đã khiến tôi tin tưởng chắc điều này, tuy nhiên vẫn sẽ có một sự chuyển giao có trật tự vào ngày 20/1. Tôi vẫn luôn nói rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến để chỉ những phiếu bầu hợp pháp mới được kiểm đếm. Mặc dù việc này đánh dấu sự kết thúc của nhiệm kỳ đầu tiên vĩ đại nhất trong lịch sử tổng thống Mỹ, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu trong cuộc chiến của chúng tôi để Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại!”, ông Trump nói trong tuyên bố.
Tình trạng bất ổn dân sự buộc cả hai viện của Quốc hội phải tạm dừng các phiên họp và buộc các nhà lập pháp phải tìm nơi trú ẩn tại chỗ, khiến phiên họp bị trì hoãn trong vài giờ đồng hồ. Các nhà lập pháp chỉ bắt đầu tiếp tục quy trình kiểm phiếu đại cử tri vào khoảng 8 giờ tối.
Hàng loạt nhà dân chủ Hồng Kông bị buộc tội
Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam khẳng định tự do đang nảy nở tại lãnh thổ này. Một tuyên bố như vậy nghe thật buồn cười sau khi 53 chính trị gia và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị đưa ra tòa với cáo buộc lật đổ chính quyền, như đã xảy ra hôm qua. Điều vô lý ở chỗ tội ác của họ là cố gắng giành đủ số ghế trong cuộc bầu cử lập pháp (hiện đã bị hoãn) để nắm giữ quyền lực. Họ thực hiện điều này bằng cách tổ chức một cuộc tranh cử sơ bộ để tránh chia phiếu, với kỳ vọng cuối cùng sẽ buộc bà Lam từ chức.
Chỉ riêng việc bắt giữ họ đã có thể được coi là đàn áp. Nhưng việc chúng diễn ra dưới luật an ninh quốc gia hà khắc do Trung Quốc áp đặt vào năm ngoái là một sự leo thang đáng kể. Trước đây, những người ủng hộ dân chủ thường chỉ bị khuất phục bởi các luật có sẵn; và luật mới chủ yếu là dùng để đe dọa hơn là thi hành. Giờ đây, những người mới bị bắt có thể phải đối mặt với án chung thân hoặc bị dẫn độ để xét xử theo luật của đại lục. Tương lai của Hồng Kông — vốn đã ảm đạm — vừa trở nên ảm đạm hơn.
Nhật Bản đón năm mới với số ca covid-19 trong ngày kỷ lục
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide dự kiến sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và ba tỉnh xung quanh từ hôm nay để chống lại sự bùng phát covid-19 ngày càng nghiêm trọng. Số ca nhiễm trong ngày của đất nước đã đạt mức cao mới hơn 6.000 ca vào thứ Tư, trong đó có kỷ lục 1.591 ca chỉ ở Tokyo. Đây sẽ là lần ban bố tình trạng khẩn cấp thứ hai của Nhật Bản, sau lần trước vào mùa xuân năm ngoái.
Hiến pháp Nhật Bản không cho phép chính phủ áp đặt một lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, nhưng thời gian qua người dân phần lớn đã tuân thủ các yêu cầu ở nhà. (Ông Suga đã thúc đẩy quốc hội thông qua một dự luật cho phép chính phủ có thẩm quyền phạt tiền doanh nghiệp.) Các quan chức khả năng cao sẽ yêu cầu các nhà hàng đóng cửa và mọi người ở trong nhà sau 8 giờ tối. Các trường học được phép mở cửa. Nhưng các chuyên gia lo ngại bấy nhiêu là chưa đủ. Và vắc-xin còn rất lâu mới tới: Nhật Bản dự kiến sẽ chỉ bắt đầu tiêm chủng từ cuối tháng 2.
Hàng loạt công ty Trung Quốc bị gỡ khỏi giỏ chỉ số của FTSE Russell
Hôm nay FTSE Russell, một nhà cung cấp chỉ số có trụ sở tại London, dự kiến loại Công ty Công nghệ Kỹ thuật số và Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế Hàng Châu Hikvision ra khỏi giỏ chỉ số FTSE Trung Quốc A50. Tin này đến sau khi hãng đã loại bỏ tám cổ phiếu Trung Quốc khác hôm thứ Hai. FTSE Russell đang nỗ lực tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm ngăn đầu tư vào các công ty Trung Quốc mà chính quyền Trump tuyên bố là được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn.
Các chỉ số S&P Dow Jones và MSCI cũng đã loại bỏ các công ty Trung Quốc trong danh sách đen. Và hôm qua,