Vietnameseinternational Relationorganization
  • Trang chủ
  • Văn Hóa
    • Văn Hóa

      Nguyễn Thụy Đan

      09/10/2019

      Văn Hóa

      Từ Một Đêm Trăng …

      09/10/2019

      Văn Hóa

      “THÁNGTƯ ĐAU BUỒN”

      08/10/2019

      Văn Hóa

      AI LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ ? 

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Những điều thú vị về chuột Mickey 

      04/10/2019

  • Xã Hội
    • Xã Hội

      Huy Phương, nhẹ gánh nợ đời

      22/03/2020

      Xã Hội

      30/4 : LẤY GÌ ĐỂ TỰ HÀO ?

      21/03/2020

      Xã Hội

      Bác sĩ… ngụy

      25/12/2019

      Xã Hội

      QUORA ….

      03/10/2019

      Xã Hội

      Hoa lưu ly -forget-me-not-

      02/10/2019

  • Giáo Dục
    • Giáo Dục

      NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT

      06/10/2019

      Giáo Dục

      Tướng Nguyễn Ngọc Loan

      04/10/2019

      Giáo Dục

      Một hiện tượng người Việt….

      03/10/2019

      Giáo Dục

      Hoa lưu ly -forget-me-not-

      02/10/2019

      Giáo Dục

      Long Live Vietnam!

      27/09/2019

  • Du lịch
    • Du lịch

      Setting the Record Straight …..

      15/12/2019

      Du lịch

      Vĩnh Biệt Kinh Tế Mới

      09/10/2019

      Du lịch

      DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi…

      07/10/2019

      Du lịch

      Gặp ông già Noel và những trải nghiệm…

      06/09/2019

      Du lịch

      Kiếm Viking 1200 năm tuổi

      06/09/2019

  • Kết nối
    • kết nối Tất cả
      kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Thi đố có thưởng kỳ (49)

      06/10/2019

      Kết nối

      Ms. Giao Phan

      01/10/2019

      Kết nối

      Đố Vui Có Thưởng

      27/09/2019

  • Quảng cáo & Rao vặt
    • Quảng cáo & Rao vặt

      Còn Chút Gì Để Nhớ….

      23/12/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      VẬN MẠNG bạn thế nào ? HOROSCOPE …?

      10/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Hoa hậu Han Lay

      06/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      TIN TỨC TRONG NGÀY

      06/09/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Ý NGHĨA BỘ BÀI TÂY 52 lá

      06/09/2019

  • Diễn đàn
Xu Hướng
Skrik
Huy Phương, nhẹ gánh nợ đời
30/4 : LẤY GÌ ĐỂ TỰ HÀO ?
Cười đầu năm…(mỗi ngày)
Bác sĩ… ngụy
Còn Chút Gì Để Nhớ….
Setting the Record Straight …..
TRÁI TIM BỒ TÁT.
Thống kê thế giới về Việt Nam…
ĐỌC để thấy VN là như thế nào...
Vietnameseinternational Relationorganization
Banner
  • Trang chủ
  • Văn Hóa
    • Văn Hóa

      Nguyễn Thụy Đan

      09/10/2019

      Văn Hóa

      Từ Một Đêm Trăng …

      09/10/2019

      Văn Hóa

      “THÁNGTƯ ĐAU BUỒN”

      08/10/2019

      Văn Hóa

      AI LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ ? 

      08/10/2019

      Văn Hóa

      Những điều thú vị về chuột Mickey 

      04/10/2019

  • Xã Hội
    • Xã Hội

      Huy Phương, nhẹ gánh nợ đời

      22/03/2020

      Xã Hội

      30/4 : LẤY GÌ ĐỂ TỰ HÀO ?

      21/03/2020

      Xã Hội

      Bác sĩ… ngụy

      25/12/2019

      Xã Hội

      QUORA ….

      03/10/2019

      Xã Hội

      Hoa lưu ly -forget-me-not-

      02/10/2019

  • Giáo Dục
    • Giáo Dục

      NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT

      06/10/2019

      Giáo Dục

      Tướng Nguyễn Ngọc Loan

      04/10/2019

      Giáo Dục

      Một hiện tượng người Việt….

      03/10/2019

      Giáo Dục

      Hoa lưu ly -forget-me-not-

      02/10/2019

      Giáo Dục

      Long Live Vietnam!

      27/09/2019

  • Du lịch
    • Du lịch

      Setting the Record Straight …..

      15/12/2019

      Du lịch

      Vĩnh Biệt Kinh Tế Mới

      09/10/2019

      Du lịch

      DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi…

      07/10/2019

      Du lịch

      Gặp ông già Noel và những trải nghiệm…

      06/09/2019

      Du lịch

      Kiếm Viking 1200 năm tuổi

      06/09/2019

  • Kết nối
    • kết nối Tất cả
      kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Cười đầu năm…(mỗi ngày)

      11/01/2020

      Kết nối

      Thi đố có thưởng kỳ (49)

      06/10/2019

      Kết nối

      Ms. Giao Phan

      01/10/2019

      Kết nối

      Đố Vui Có Thưởng

      27/09/2019

  • Quảng cáo & Rao vặt
    • Quảng cáo & Rao vặt

      Còn Chút Gì Để Nhớ….

      23/12/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      VẬN MẠNG bạn thế nào ? HOROSCOPE …?

      10/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Hoa hậu Han Lay

      06/10/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      TIN TỨC TRONG NGÀY

      06/09/2019

      Quảng cáo & Rao vặt

      Ý NGHĨA BỘ BÀI TÂY 52 lá

      06/09/2019

  • Diễn đàn
Du lịch

Vĩnh Biệt Kinh Tế Mới

bởi Lê Thị Trường Chinh 09/10/2019
bởi Lê Thị Trường Chinh 09/10/2019 3 comments

 

Vĩnh Biệt Kinh Tế Mới
  Giải phóng là như thế đó. Hận thù này ai có thể quên? Riêng cá nhân tôi sẽ giữ mãi cho đến ngày cuối đời.


1. Có lẽ mẹ con chúng tôi là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong những đợt đầu tiên, và cũng có thể chúng tôi là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong các đợt sau cùng.

Vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Ba mẹ và bảy anh em chúng tôi, lớn nhất là tôi mười bốn tuổi và bé nhất thì chưa đầy một tuổi, bồng bế, cột dính vào nhau hòa theo đoàn người xe hỗn loạn trên quốc lộ 1 chạy vào Sài Gòn. Đến Cam Ranh, giữa rừng người chen lấn chúng tôi leo lên được một tàu nhỏ của Nhật trong tiếng kêu la, khóc thét, trong tiếng súng gần của lính VNCH, tiếng súng xa của bộ đội Cộng Sản. Tàu này chuyển chúng tôi ra Hạm Đội 7. Vào đến Sài Gòn nhưng không được cập bến nên chuyển hướng ra đảo Phú Quốc. Từ đảo ba tôi liên lạc xin vào nhận nhiệm sở mới ở Sài Gòn qua đường Cần Thơ.

Ba tôi loay hoay chạy quanh giữa một Sài Gòn hỗn loạn. Cho đến lúc Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì gia đình chúng tôi lạc mất nhau. Phải mấy ngày sau chúng tôi mới gặp lại nhau. Chúng tôi vào tá túc nhà của một người đã chạy ra nước ngoài trong khu gia binh. Một thời gian sau, ba tôi bị đi tù “Cải Tạo” biệt tích. Mẹ và bảy anh em chúng tôi bơ vơ giữa Sài Gòn xa lạ với hai bàn tay trắng, không có một đồng bạc hay một miếng “mẻ” vàng, theo cách nói của mẹ tôi. Chúng tôi phải đi xin ăn, tôi mắc cỡ nên đi cách xa các em tôi một quãng, đợi các em tôi xin xong thì dắt các em về”. Trong thời gian này, mẹ tôi rất hoang mang lo sợ, gầy xộc hẳn đi. Mẹ con chúng tôi mang đầy ghẻ chóc “bộ đội”, sống không bữa no, chẳng biết làm gì, không tiền không biết đi đâu về đâu. Tối đến mấy mẹ con ôm nhau khóc sướt mướt. Đã vậy vào một buổi sáng, một đoàn bộ đội tiến đến tiếp thu nhà, đuổi mấy mẹ con ra đường. Chúng tôi sống lang thang, đứa xin ăn, đứa nhận bánh bán trả tiền sau.

Khi chính quyền Cộng Sản lập danh sách đi Kinh Tế Mới trong khu gia binh, chúng tôi là những người thuộc diện đi đầu tiên bởi vì chúng tôi không nhà, không hộ khẩu. Nghe Cán Bộ nói cho nhà, cho đất lại còn cấp cho sáu tháng gạo nữa. Vì vậy, chúng tôi có lẽ là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong những đợt đầu tiên của cuộc đời mới.

Ngày lên đường, một hàng xe dài chờ mọi người chất đồ đạc lên xe. Ai cũng tất bật, kẻ khiên người vác, nào là bàn ghế, giường tủ, chén bát và hàng hàng trăm thứ lỉnh kỉnh. Riêng mấy mẹ con chúng tôi chỉ vài túi vải đựng áo quần và đôi cái nồi đen đúa. Đặt biệt là có tấm ván ép mỏng bề mặt bằng khoảng một giường nhỏ, của ai vất bên đường mà mẹ tôi nhặt đem theo để làm giường ngủ.

Đoàn xe lên đến Bình Long, rời đường nhựa len vào dưới tàng cây rậm rạp của rừng cao su bạt ngàn. Qua khỏi rừng cao su đến cánh rừng tre nứa âm u. Để mấy chục gia đình xuống giữa mấy dãy nhà nhỏ lợp tôn, chung quanh không có vách, rồi đoàn xe lăn bánh chạy mất hút.

Chúng tôi được cấp dao chặt cây, cuốc cào và mấy chục ký gạo. Nhận được nhà, mẹ con đem áo quần, nồi niêu vào, đặt tấm ván ép giữa nhà. Ăn xong bữa cơm muối thì trời sập tối, sương mù bao quanh. Mấy mẹ con chùm chăn nằm sắp hàng trên tấm ván, ngủ đêm đầu tiên trên vùng Kinh Tế Mới. Càng về khuya càng nhiều sương lạnh bao phủ. Tiếng côn trùng rỉ rả, tiếng Nai Mang kêu thất thanh trong rừng, lạo xạo tiếng thú ăn đêm quanh nhà, tiếng nghiến rít của rừng tre gìa kèn kẹt. Chúng tôi lo sợ chập chờn ngủ trong tiếng thì thào của đêm đen. Sáng ra người mấy mẹ con loang lổ ướt lạnh, phần vì sương đêm, phần vì các em nhỏ của tôi đái dầm chảy dài trên tấm ván ép.

Những ngày sau, mẹ và tôi dùng cuốc và dao để phát quang những đám cây khoai Mài, khoai Nần, cỏ dại loang lỗ hố quanh nhà. Chúng tôi phát hiện nhiều rào que thấp cắm chung quanh một cái cọc, có tấm ván nhỏ vẽ hình sọ người với một chữ “Mìn” lẫn lộn trong cây cỏ dại. Có nhiều nơi chỉ còn có cái que nhỏ cắm bên cạnh một khối thép hoen rỉ nửa chìm nửa nổi. Mẹ tôi vội kêu tất cả anh em chúng tôi lại, cấm chúng tôi bước ra các đám cây cỏ, chỉ được đi trên những đường mòn nhỏ.Những ngày kế tiếp mấy mẹ con ở trong nhà không dám bước ra ngoài. Mẹ tôi ngồi hàng giờ, ngày qua ngày nhìn sâu vào rừng không nói năng, đôi lúc nước mắt mẹ chảy dài. Anh em chúng tôi ít cười nói ồn ào vì sợ mẹ la, đôi lúc chúng tôi cũng khóc theo mẹ.

Vài người gan dạ vào rừng hái măng rau về ăn, rồi càng lúc càng đông người đi. Chúng tôi thì chỉ cơm canh muối, rồi cũng không chịu nỗi mẹ gởi tôi và em gái kế cho một người nhà bên cạnh theo họ đi lấy măng, hái rau. Sáng sớm tôi cầm dao, em gái tôi cầm 1 cái bao tời nhỏ, đi theo người đàn ông hàng xóm vào rừng. Trong rừng có rất nhiều măng, mọc giữa những bụi tre, Lồ-Ô to lớn san sát che kín mặt trời. Có những cây tre cao vút, lại có nhiều cây nghiêng ngả ngang dọc la đà đủ các tầm cao thấp. Nhiều cây nằm dài trên mặt đất, cho nên rất khó đi đứng và khó mà lấy được măng. Chúng tôi chui bò vào những bụi tre rậm rạp cố len lỏi để gai tre khỏi cào vào tay vào mặt bẻ những búp măng to dài. Có lẽ người hàng xóm và anh em tôi qúa mải mê tìm măng, nên đã thất lạc nhau. Hai anh em tôi sợ qúa, kêu la vang rừng nhưng không có ai trả lời. Chúng tôi vừa đi vừa khóc, phần sợ thú dữ phần sợ trời sắp tối. Tôi quyết định bỏ bớt măng lại cho nhẹ và đi như chạy về hướng ngược lại của mặt trời lặn, vì buổi sáng chúng tôi vào rừng với mặt trời mọc sau lưng. Hai anh em vừa chạy vừa khóc, chạy riết không biết bao lâu. Trời nhá nhem tối thì chúng tôi nghe tiếng mẹ tôi xa xa. Chúng tôi chạy đến gần thì thấy mẹ đứng sau nhà, day mặt lên trời hướng về đám rừng khóc la, kêu hú như điên dại. Gặp chúng tôi mẹ đánh hai anh em tôi túi bụi, khóc cười nước mắt ướt dầm dề.

Tối đó chúng tôi được ăn một bữa cơm ngon gồm có canh măng và măng kho. Mẹ gầy nhỏ, tóc tai rối bời ngồi suốt đêm nhìn chúng tôi ngủ. Sáng ra khi mặt trời chưa mọc, ánh sáng lẫn lộn sương mai. Mẹ thức chúng tôi dậy, tôi thấy áo quần và gạo đã được chia đều ra từng bao nhỏ, những cái nồi cũng đã được bỏ vào bao cẩn thận. Mẹ phân công tôi dắt ba em, hai trai một gái đi trước. Còn mẹ thì dắt ba em gái nhỏ đi sau, cách chúng tôi một quãng độ hai ba trăm mét. Mẹ dặn nếu có ai hỏi thì bảo rằng về thăm ngoại, và cho một em chạy lui báo cho mẹ biết, để mẹ trốn vào ven rừng hai bên đường.

Hồi hộp, sợ hãi chúng tôi bước những bước nhanh trên thảm lá ẩm ướt. Nhiều thú nhỏ ăn đêm nhìn chúng tôi một thoáng, rồi lủi nhanh vào bóng tối. Mỗi lần mệt, chúng tôi trốn vào những bụi cây để nghỉ. Chúng tôi nghỉ rất nhiều lần bởi vì phải thay phiên nhau cõng các em nhỏ. Với nhiều lần nghỉ như vậy, chúng tôi vượt qua rừng dày, rừng thưa và rừng cao su. Thỉnh thoảng vài người bắt gặp chúng tôi, họ ngạc nhiên khi thấy bầy trẻ chúng tôi nhớn nhác đi như chạy.

Nhưng họ cũng không kêu gọi hay hỏi han gì. Chiều đến chúng tôi ra đến đường lộ. Một xe tải cho qúa giang về thị trấn và đêm đó chúng tôi ngủ ở bến xe.Trời sáng, mẹ bán ít gạo đón xe về Sài Gòn. Lang thang ở Sài Gòn mấy ngày, mẹ tôi gặp người quen cho biết cả ông bà nội, ông bà ngoại đều đã về mua đất ở hai làng quê hẻo lánh nằm giữa Cam Ranh và Nha Trang để làm nông.

Mẹ xin một xe khách trả ít tiền để về Cam Ranh. Trên xe chỉ có mẹ tôi là được ngồi trên ghế bồng em gái út, còn chúng tôi thì ngồi dưới sàn xe. Đứa đằng trước, đứa đằng sau, ngồi lẫn lộn với hàng hóa, vịt gà rồi ngủ gà ngủ gật. Đến Cam Ranh, chúng tôi thức giấc lục tục xuống xe. Khi xe đã chạy xa, mẹ phát hiện thấy thiếu mất một đứa em trai. Mẹ khóc thét lên, rồi bỏ chúng tôi ngơ ngác chạy về hướng xe đã khuất, vừa chạy vừa vò đầu bức áo khóc la thảm thiết. Chúng tôi tay dắt nhau, tay xách đồ, bồng bế lếch thếch chạy theo mẹ và cũng đua nhau khóc la thảm thiết không kém. Trời xập tối không một bóng người, không còn thấy bóng dáng mẹ, chúng tôi chạy mệt, khóc khản tiếng đành ngồi bệt bên vệ đường. Một lúc sau mẹ quay lại không nói năng, mắt đỏ hoe bồng bé út dắt chúng tôi bỏ đường quốc lộ đi về hướng ngọn núi xa mờ.Vượt qua mười mấy cây số đường đất dưới trời đêm, mẹ con tìm đến được nhà ông bà ngoại.

Ông bà ngoại tôi có tới mười sáu người con, mẹ tôi là con gái đầu và rất nhiều cậu dì nhỏ tuổi hơn cả chúng tôi. Có điều đặt biệt là cả mười sáu người con đều không mất người nào. Gặp lại ông bà ngoại cùng các cậu dì, mẹ tôi khóc òa kể lể về chuyện lạc mất một đứa con trong khi về đây và cứ nhắc đi nhắc lại rằng sợ khi ba tôi về sẽ trách mẹ. Những ngày kế mẹ tôi cứ khóc ngày khóc đêm, hết nắm tay người này lại đấm lưng người khác trong nhà van xin hãy đi tìm dùm em tôi. Ông bà ngoại cùng các cậu dì rất là khổ sở vì biết bao nhiêu là mối lo. Nào là vấn đề hộ khẩu, công an, du kích hết rình mò lại hạch hỏi tạm trú tạm vắng, nào là không biết lấy gì để ăn. Nhà ông bà ngoại đã đông nay lại thêm bảy tám mẹ con chúng tôi nữa. Cơm gạo đối với chúng tôi hầu như chỉ còn thấy trong cơn mơ những lúc ngủ. Chúng tôi ăn hết Sắn khoai trong nhà ăn ra Sắn khoai ngoài vườn. Ăn cả rễ lá khoai Sắn, rồi ăn luôn rễ chuối, thân cây chuối. Món thường ăn nhất là canh lá khoai Lang cắt nhỏ hòa với bột Sắn. Ông bà ngoại buồn lo, đâm gắt gỏng khi thấy mẹ tôi khóc suốt ngày suốt đêm. Còn các cậu dì thấy mẹ tôi đâu thì tránh đó, vì sợ mẹ tôi bắt đi tìm kiếm em tôi. Nếu mà nắm được ai, mẹ khóc lóc van xin đi kiếm em tôi, người đó cứ đi một vòng ra khỏi nhà, rồi về nói là không tìm thấy.

Trong nhà ông bà ngoại lúc đó, có một ông Dượng chồng của dì tôi là một lính Không Quân VNCH rất cao lớn, cũng về tá túc ở đây. Dượng thấy mẹ tôi ngày nào cũng khóc lóc thẫn thờ, bèn khăn gói áo quần, khoai sắn làm lương thực, dắt xe đạp đi kiếm em tôi. Dượng đạp xe theo quốc lộ 1 dọ hỏi dọc đường. Vượt mấy chục cây số ra tới Nha Trang, mà vẫn không có tin tức gì về đứa em thất lạc.

Dượng la cà ở bến xe Nha Trang thì có người cho hay rằng, trước đây có thấy một bé trai độ bảy tám tuổi ngủ quên trên xe đò, khóc dữ lắm. Chủ xe bèn giao cho một đoàn bộ đội đang trên đường đi, nghe đâu đóng quân ở Tuy Hòa chuẩn bị ra Bắc. Biết đúng là cháu mình, dượng tức tốc đạp xe ra Tuy Hòa cách Nha Trang mấy chục cây số. Đến Tuy Hòa, lần tìm được chỗ bộ đội đóng quân, dượng vào trình bày hoàn cảnh của mẹ con chúng tôi. Bộ đội xác nhận là có nuôi một đứa trẻ thất lạc và cho em tôi ra nhận diện. Sau khi em tôi được hỏi và nhận đúng là người nhà thì bộ đội cho dượng đem em về. Sau mấy ngày tìm kiếm, dượng và em tôi về đến nhà khi mấy mẹ con đang mót khoai ngoài vườn. Nghe tin đã tìm lại được em về, mẹ tung rổ rễ khoai chạy băng băng như cắt qua các luống đất gập ghềnh, vừa chạy lại vừa khóc.

Từ khi tìm được em tôi mẹ hết khóc, cả nhà ai cũng mừng. Nhưng chỉ được một hôm cả nhà lại buồn lo cho miếng ăn hàng ngày. Mẹ hết suy lại tính, không muốn dành ăn của các em nhỏ. Nên mẹ quyết định chúng tôi sẽ ra đi, dù rằng không biết đi đâu. Lần lừa mãi rồi cũng phải khăn áo ra đi. Ngày chia tay, ông bà ngoại cùng các cậu dì cho mẹ con chúng một bịch khoai khô, kèm theo thật nhiều nước mắt.

Ra khỏi nhà ông bà ngoại, chúng tôi lếch thếch cùng mẹ dọc theo đường đất bụi bặm. Trời nắng gắt, mồ hôi nhớt nhác, ghẻ lở ngứa ngáy, gãi đến chảy máu đỏ dính loang lổ áo quần như là có hoa. Chân bỏng rát, đầu thì ghẻ chí ngứa ran, các em gái tôi phải cạo đầu cho hết chí Chúng tôi ngồi nghỉ bên vệ đường như kẻ ăn xin. Hết mệt lại đi, chúng tôi tìm về được nhà ông bà nội trời vừa tối. Dưới ngọn đèn dầu tù mù, mẹ khóc lóc kể lể trước vẻ mặt cố dửng dưng của ông bà nội. Còn cô tôi thì tránh xa chúng tôi, ngồi khuất lờ mờ trên giường, hình như sợ đám ghẻ trên người chúng tôi vậy. Tối đó mấy mẹ con ngủ dưới đất một giấc say sưa vì mệt. Hôm sau chúng tôi được ăn một bữa no, ông bà nội cho mẹ con ít tiền. Ông nói ông không nuôi nổi thân ông làm sao nuôi một mẹ bảy con chúng tôi được. Ông bà nội tôi có sáu người con, bốn trai hai gái, ba tôi là con trai đầu. Ba tôi và chú kế là sĩ quan An Ninh Quân Đội VNCH, còn hai chú sau là Cảnh Sát. Có điều lạ là bốn người con trai của ông bà nội tôi không ai có một căn nhà riêng cả. Mẹ tôi nhiều lần nhắc ba tôi kiếm một căn nhà để ở và cũng là để dành cho con cái, nhưng ba tôi luôn phất tay nói “Đời còn dài”. Hai chú nhỏ sau là cảnh sát nhưng làm việc đâu ở Dakto, Dakbek gì đó. Ba tôi và chú kế thì hết việc trong sở, lại lo điều tra chống tham nhũng. Chống tham nhũng được gì đâu không biết, chứ mỗi lần moi ra một vụ là mỗi lần gia đình tôi lại theo ba tôi bị chuyển đi Tỉnh khác, Vùng khác. Có lần còn ở tù, có lần sém chết phải tự xin thuyên chuyển đi nơi khác. Vì vậy gia đình tôi hết ở khu gia binh, khu sĩ quan hay ở hẳn trong sở, nhưng nhiều nhất là ở nhà thuê. Ba năm cuối trước ngày 30 tháng 4 ba tôi bị chuyển về Ninh Hòa, nhưng ở nhà thuê gần một chợ quê.

Từ giã nhà ông bà nội, mẹ con chúng tôi ra đi mà chẳng biết đi đâu. Lang thang mấy ngày, mẹ con về đến nhà ông bà ngoại. Lần này gặp lại nhau ai cũng khóc, nhưng ít nước mắt hơn. Được ít hôm ông bà ngoại lại cho khoai sắn khô, để làm luơng thực đi đường. Và lần chia tay ra đi này, mẹ con chúng tôi biết rằng sẽ khó quay trở lại.

Mẹ tôi quyết định trở về vùng Kinh Tế Mới Bình Long. Chúng tôi đi ra ga xe lửa, vô tới Sài Gòn mẹ đổi ý. Chúng tôi không đi đâu chỉ ở trong sân ga, rồi lên tàu về Nha Trang. Tàu đến Nha Trang không có nơi để về, nên lại đi vô Sài Gòn. Cứ thế, hết đón tàu đi vô rồi lại đón tàu đi ra. Chúng tôi như những người sống trên tàu vậy. Một hai lần đầu nhân viên trên tàu còn hỏi vé đuổi xuống. Sau thấy hoàn cảnh của mẹ con chúng tôi, lại thấy mẹ con ngồi lì dưới sàn tàu, đói rách ghẻ lở nên họ lơ đi. Thỉnh thoảng có người cho đồ ăn, có người cho tiền. Không như các em tôi ôm nhau ngủ trong tiếng sập sình như bầy chó con. Tôi ngồi cách xa mẹ và các em làm như một người xa lạ. Nhưng nhìn cách ăn mặc, bộ dạng tôi ai cũng biết tôi ở trong đám ăn xin đó.

Có một lần mẹ con xuống ga Tháp Chàm ở Phan Rang, đi vào trong thành phố xin ăn. Đi suốt ngày không được gì, anh em chúng tôi đói lả khóc rinh rích. Bụng tôi đau âm ỉ từng cơn, bao tử lép kẹp như dính vào xương. Nhưng tôi vẫn phải cõng em trên lưng, chân ê ẩm bỏng rát chỉ mong được nằm lăn ra đất. Trời đêm nhiều sao, mấy mẹ con nằm trên một sạp gỗ trong chợ vắng vẻ. Các em tôi đói, khóc mệt, ngủ vùi miệng nhai nhóp nhép. Kê một cục gạch trên đầu, nghe tiếng lạch bạch của một mái tôn, tiếng ồng ộc trong bụng, mấy ngụm nước lạnh không làm no, tôi không ngủ được. Một người đàn ông trung niên áo quần lôi thôi lếch thếch, tò mò nhìn mấy mẹ con rồi tiến đến hỏi chuyện mẹ tôi. Nghe mẹ kể hoàn cảnh, ông ta bảo mẹ thức anh em tôi dậy theo ông đi đến một gánh cháo gà. Ông ta mua cho mỗi người một tô cháo trắng. Tuy không có thịt gà, nhưng mùi thịt và mỡ gà làm chúng tôi không thể ăn chậm được, vèo một cái là hết sạch. Mẹ tôi thì vẫn ăn cái cách chậm rãi của mẹ, thấy các em ăn xong mẹ chia cho các em mỗi đứa một ít. Trả tiền xong, người đàn ông nọ dắt mẹ con tôi về lại sạp chợ ban nãy. Ông ta nói mẹ theo ông vào trong này chút xíu để ông ta cho tiền. Vào sâu giữa chợ hoang vắng, mù mờ, tôi thấy ông ta tay ôm, tay cầm lấy tay mẹ dằng co. Tôi vội chạy vào, đến gần tôi nghe tiếng mẹ tôi khóc năn nỉ, lưng gập lại dật tay ra, miệng nói “không! không! xin ông”. Còn ông ta nói rít nho nhỏ trong cổ họng “trả tiền cháo lại”. Tôi chạy đến đứng giữa nhìn thẳng vào mặt ông ta, sợ qúa hai tay hai chân tôi cứ run lên bần bật không nói được gì. Ông ta cũng không nói, nhìn tôi trừng trừng như đánh gía một cái gì đó. Mẹ tôi nói trong nước mắt “Cám ơn bác đã cho ăn cháo đi con”. Tôi lí nhí cám ơn. Rồi hai mẹ con đi như chạy về thức các em dậy, chúng tôi dắt díu chạy vội ra ga xe lửa. Tim đập thình thịch tôi quay lại, vẫn thấy bóng đen của người đàn ông nhìn theo chúng tôi.

Không thể cứ lang thang hoài được. Mẹ đem chúng tôi về cái làng nơi ở trước ngày chạy giặc. Ở đây hầu như mọi người đều biết mặt nhau. Nên nhiều người vừa ngạc nhiên vừa tò mò nhìn bà vợ sĩ quan và đoàn con tàn tạ đi qua đi lại nơi ở cũ. Nuốt tủi nhục mẹ con đi vào căn nhà thuê thủa nào, gặp một người đàn bà lạ từ trong nhà đi ra. Bà ta cho biết là đang mướn căn nhà này. Nhìn vào trong, tôi thấy đôi ba vật dụng của nhà tôi xưa kia. Mẹ tôi muốn xin lại ít vật dụng, nhưng bà ta lắc đầu không biết chúng tôi là ai rồi đóng cửa lại. Chúng tôi sang nhà bà cô họ của ba tôi xin ở nhờ vài hôm, nhưng vợ chồng con cái bà cô họ không cho. Năn nỉ thật lâu, họ chỉ cho ở trước hiên nhà. Tất cả đồ đạc của nhà tôi trước kia hầu như là đã được khuân về đây. Mẹ xin họ thương tình cho lại ít đồ đạc để bán nuôi con, nhưng hai vợ chồng lắc đầu nói gì tôi không muốn nhớ. Nhìn vào trong nhà họ, tôi thấy hàng giầy dép của ba mẹ, của chúng tôi sắp thẳng tắp, trong khi chúng tôi đi chân đất. Mẹ xin cô dượng cho mỗi đứa chúng tôi một đôi nhưng họ cũng không cho. Trước đây cô dượng vẫn cậy quyền của ba tôi, vừa được ba tôi giúp thật nhiều, đổi đời lòng người cũng đổi thay. Mẹ giận qúa không thèm ở nhờ trước hiên nhà họ, đem chúng tôi ra ngủ ngoài các sạp chợ. Chợ làng này nhóm vào mờ mờ sáng và tan vào lúc một hai giờ chiều. Lúc đó chợ vắng, chỉ còn người quét chợ và chúng tôi. Tất cả các sạp ở chợ này chỉ có mái lợp bằng tôn hoặc bằng tranh. Riêng ở giữa chợ có một cái Ki-ôt bàn hàng vuông vít mỗi bề ba mét là có vách tường, không cửa sổ, chỉ độc một cái cửa nhỏ ra vào. Người chủ không dùng tới, thấy mẹ con tôi đêm đêm ngủ trống trải nên cho mấy mẹ con vào ở nhờ.

Nơi ở đã có, nhưng lấy gì để sống. Mẹ tôi đi mua chịu chuối xanh về dấu chín đem bán, hoặc luộc lên cắt thành từng chùm ba hoặc bốn qủa mà bán. Rồi mẹ lại còn mua thêm mía cắt thành từng khúc ngắn bán cho con nít. Thật là kỳ lạ, đây là thôn quê vậy mà bán rất chạy. Sau buổi chợ, mẹ quay lại nghề mà mười mấy năm trước khi lấy ba tôi, là đi đến các tiệm may nhận may thuê. Tôi và các em đi lượm mót củi ở trong một nghĩa địa gần đó để nấu ăn. Tối đến trên chiếc chiếu lớn lấm tấm cáu và máu, chúng tôi nằm ngủ ngang dọc. Cánh cửa luôn mở rộng vì hơi người chật chội, vì mùi chuối ủ rơm bốc lên hầm hập, mùi máu ghẻ tanh tanh, mùi nước tiểu đái dầm khai nồng của các em nhỏ, mùi cá thịt. Tôi không ngủ được, vì vậy tôi hay ôm tấm chăn ra ngủ ngoài các sạp gỗ. Trời mờ sáng, khi bắt đầu họp chợ là tôi lẩn ra nghĩa địa. Chờ cho đến khi chợ tan tôi mới về, vì tôi sợ những người đi chợ, sợ đám trẻ con sàng sàng ngang tuổi anh em chúng tôi, tò mò nhìn vào đám rách rưới bên trong Ki-ốt. Nhất là sợ những thằng bạn, những đứa con gái học cùng lớp với tôi trước đây. Thoáng một cái tôi không còn là tôi.

Mẹ thấy tôi cứ ngoài nghĩa địa, ngoài rừng Đước bờ sông, bắt ốc, hái củi trốn tránh người quen. Nên mới nhờ hai vợ chồng dì dượng em mẹ tôi, cho tôi theo làm than trên núi. Kể từ đó, tôi mới biết thế nào là lao động vất vả để kiếm miếng ăn. Dì dượng và tôi ở một cái chòi trên núi. Suốt ngày cưa chặt cây củi, khiêng vác, đào lò đốt than, gánh xuống núi bán. Cả người, tay chân tôi lúc nào cũng ê ẩm. Không ngày nào là không có thương tích, nhiều khi vết thương tay làm độc cương mủ cầm chén cơm, đôi đũa không nổi.

Mấy tháng sau, mẹ nhắn tôi về để đi Kinh Tế Mới. Dân địa phương ở đây đã mấy đợt đi Kinh Tế Mới. Chính quyền thôn xã đã nhiều lần động viên, đe dọa nhiều tháng trời nhưng mẹ tôi cứ lì ra không chịu đi. Họ phải đưa mẹ và một số người ngoan cố lên xem thử vùng Kinh Tế Mới. Thấy vùng này gần, người đông cũng không có đạn mìn thời chiến tranh còn sót lại, nên mẹ và mười mấy gia đình cuối cùng chấp nhận lên vùng Kinh Tế Mới này.

Một con đường đất mới ủi chui sâu vào rừng rậm, là con đường bộ đội dùng để khai thác và chuyên chở gỗ về đồng bằng. Phái đoàn cán bộ bỏ mười mấy gia đình chúng tôi xuống giữa đường rừng. Họ đo bề ngang mỗi quãng 25 mét và chỉ vào rừng gìa âm u nói “Đây là đất thổ cư, đất trồng trọt hoa màu của đồng bào”. Và họ lên xe đi về. Mọi người chỉ còn biết lắc đầu kêu trời.

Hồi trước đi Kinh Tế Mới ở Bình Long chúng tôi còn được cấp dao rựa, cào cuốc còn lần này họ chỉ phát gạo tùy theo đầu người mỗi tháng. Không biết mẹ tôi mua lại của ai được một cái rựa cùn. Hai mẹ con thay phiên nhau cực lực phát quang rừng gìa mà phải làm thật nhanh cho kịp với bà con hàng xóm để cùng đốt rẫy một lần. Nói sao cho siết nỗi cực nhọc của hai mẹ con chân tay yếu ớt, cả đời chưa bao giờ biết khai hoang phát rẫy. Mười lăm ngày vớì nhiều mồ hôi nước mắt trộn lẫn máu mủ, tay chân phồng dộp. Sau khi ngọn lửa ngút trời thêu rụi rừng cây đổ nghiêng đổ ngã, chúng tôi có một mảnh đất. Mảnh đất phủ một màu tro than, ngoằn nghèo rễ cây, ngổn ngang cây đá, cùng những thân cây to đen không cháy hết.

Tôi vẫn nhớ như in ngày mùa hè hôm đó. Giữa nắng trời gay gắt, mẹ và tôi chặt cây, gom củi chân bước ngập tro than hầm nóng, mặt mũi da thịt ướp dày tro đen. Gần chiều bỗng một cơn mưa dông bất thần, những hạt mưa rơi lụp bụp trên mặt thảm tro. Chung quanh bốc lên khói hơi của đất hoang, của rừng gìa, của tro than nồng nồng bịnh hoạn. Mẹ và tôi vội chạy về với các em, đang ở nhà một người lên đây trước, cho chúng tôi ở nhờ trong khi khai hoang làm nhà. Tối đó, mẹ tôi sốt nặng phải đem ra trạm xá. Trạm xá Kinh Tế Mới chỉ là một cái chòi lá vách ván, vài ba lọ thuốc đếm được, một cái giường và một bà mụ gìa được gọi là y tá. Sau khi chích thuốc, cho mẹ tôi uống thuốc, bà y tá nói mẹ tôi bị sốt rét vài ngày sẽ khỏi. Rồi bà ta đi về nhà ngủ. Chúng ngồi ngủ quanh mẹ trên giường. Người mẹ hết nóng lại lạnh, nằm co quắp run cầm cập suốt đêm. Đó là hình ảnh cuối cùng mà tôi được nhìn thấy mẹ còn sống. Không như lời bà y tá đoán, mấy ngày sau bịnh tình mẹ tôi càng nặng phải chuyển lên bịnh viện Huyện. Tôi phải ở nhà giữ các em nhỏ, đứa em gái kế tôi đi theo chăm sóc mẹ. Ở bịnh viện Huyện mấy ngày, mẹ tôi được chuyển lên bịnh viện Tỉnh. Hai ngày sau, mẹ tôi cô đơn chết trong khi em gái tôi chạy ra ngoài pha nước sôi. Tính ra mẹ tôi đi Kinh Tế Mới lần này được một tháng.

Được tin, ông bà nội ngoại vội mướn xe chở xác mẹ tôi về lo đám tang chôn cất vùng nhà ông bà ngoại, vì vùng Kinh Tế Mới ở đây chưa có nghĩa địa. Chúng tôi nheo nhóc về nhà ông bà ngoại, khóc lóc, bu quanh xác mẹ. Đám tang mẹ tôi không có gì cho người ta ăn uống. Trái lại bà con chòm xóm của ông bà ngoại người cho khoai, người cho sắn. Không có hòm, người ta cho mẹ tôi một tấm ván ép mỏng khoảng một phân, cưa ra đóng thành hòm.

Ngày đưa xác mẹ ra nghĩa trang, chúng tôi đứa nào đứa nấy khăn tang trắng ố vàng dài qúa mông. Người ta khiêng hòm trên vai đi trên con đường gập ghềnh, quanh co ra nghĩa địa nằm cao trên một đồi núi cỏ cây lấp sấp cách xa mấy cây số. Chúng tôi đứa đằng trước, đứa đằng sau, có đứa đi cả dưới hòm của mẹ. Xác mẹ được đem chôn vào lòng đất lẫn hàng ngàn tiếng khóc, hàng ngàn nước mắt của anh em chúng tôi và cũng chôn luôn niềm an toàn được mẹ chở che. Ngay lúc mộ mẹ vừa đắp xong, thì sự cô đơn, nỗi lo sợ bất an bắt đầu lảng vảng chung quanh hay đâu đó trong lòng tôi.

Lo xong cho người chết, nội ngoại hai bên họp bàn lo cho người sống là chúng tôi. Nội ngoại bàn chia anh em chúng tôi ra làm hai, một nửa sống với nội một nửa sống với ngoại. Hỏi ý tôi thế nào, tôi xin nội ngoại hai bên nuôi các em tôi, còn tôi xin được lên lại vùng đất Kinh Tế Mới. Nơi mảnh đất mà mẹ tôi đã bỏ mạng sống. Các em đều đòi đi theo tôi, cuối cùng anh em tôi đành phải chia ba.

Tôi cùng hai em, một trai một gái lên lại vùng Kinh Tế Mới. Chúng tôi vào rừng đào củ, hái rau để ăn. Vào rừng chặt cây, chặt củi. Vào rừng cắt Tranh để dành làm nhà. Nói là nhà chứ thật ra ngày ông nội, ông ngoại lên giúp chúng dựng nhà mấy ngày, chỉ dựng được cái chòi Tranh cao vuông vứt bốn mét xoay lưng về hướng núi rừng. Và nhà chỉ có một vách mặt trước, vì hết Tranh. Xong việc hai ông nội ngoại ra về.

Đêm đầu tiên trong căn nhà đầu tiên của anh em mồ côi chúng tôi, ba anh em tôi ngủ không được yên giấc. Trời tối đen dày đặc. Mưa không buồn nhưng mưa ầm nước ào, trĩu nặng mái Tranh như muốn đè bẹp căn nhà. Gío hú, gío thốc từ sau hướng không có vách che, mang theo mưa bay vào làm tắt đống lửa giữa nhà. Ba anh em ôm nilon, chăn mền chạy ra đứng trước mái hiên ngủ gật gà. Như trêu ngươi, gío trở chiều, anh em lại vội khăn gói chạy vào trong nhà. Và cứ chạy ra hàng hiên ngủ một chốc, lại chạy vào nhà mơ một lát. Vài lần như vậy người cả ba anh em nửa ướt nửa khô.

Đến nửa đêm, mưa tạnh gío êm. Tiếng côn trùng chui ra từ sũng đất râm ran. Đom đóm xanh xao vật vờ quanh quẩn. Xa xa ngọn núi sau nhà, ẩn hiện những cặp mắt lúc xanh biếc, lúc rực đỏ. Tiếng con gì bay ngang quẹt phải mái Tranh, luống cuống một chốc rồi bay mất hút vào bóng đêm. Hai em lăn ra ngủ vùi, tôi bó gối nhìn vào rừng đêm mịt mùng, lo lắng sợ hãi. Nỗi sợ lúc mơ hồ, lúc hiển hiện bao quanh. Suy nghĩ mung lung, bỗng nhiên thấy thời gian, không gian như lập lại. Cũng tiếng Nai Mang thất thanh trong đêm tối, tiếng côn trùng ỉ ôi, tiếng sột soạt thú rừng kiếm ăn, tiếng tranh giành sự sống của đêm nào trên vùng Kinh Tế Mới Bình Long. Nhưng cuộc sống và con người thì đã đổi thay.

Qua mấy mùa mưa nắng. Chúng tôi kiếm ăn như thú rừng, chân tay mọc thêm u nần. Dân số của vùng Kinh Tế Mới vơi dần. Riêng xóm chúng tôi, có đêm ngủ thức dậy thấy biến mất cả một gia đình. Có gia đình mười người, bỗng một hôm nhân khẩu chỉ còn có năm, rồi hai, cuối cùng không còn ai. Có nhà thì ban ngày ban mặt, mướn xe tải rộn ràng dọn đồ đạc lên xe, chưa hết lời chia tay, quay qua ngoảnh lại thì thấy nhà đã thành nhà hoang. Những căn nhà dọc theo hai bên con đường xưa rộn tiếng người, gìơ vắng vẻ, chỉ còn mỗi túp lều của ba anh em chúng tôi. Những căn nhà không người chăm sóc, mưa nắng, gíó bão sụp đổ mau lẹ. Có căn mục nát, rồi đổ ầm xuống một cái thế là xong. Có căn tung vách, tróc nốc chỉa những cái cột siêu vẹo lên trời. Có căn chỉ còn chơ vơ bốn vách để bầy sóc, bầy thỏ đôi lúc chạy đùa bên trong.

Qua mấy mùa nắng mưa. Chúng tôi sống như Kinh như Thượng, áo quần mục dần theo thời gian. Màu xanh của cây rừng phủ chụp, lan nhanh trên những vườn tược, trên những căn nhà sụp đổ hoang tàn. Con đường đất rộng lớn xưa nhiều xe cộ qua lại, thưa dần rồi dứt hẳn. Cây cỏ đua chen mọc lên, biến nó trở nên con đường mòn nhỏ cho người dân tộc đi qua. Anh em chúng tôi cố gắng giữ mảnh đất của mẹ cho khỏi rừng xanh bao phủ. Chúng tôi đã gĩư được mảnh đất khỏi màu xanh rừng rú, nhưng đã lạc mất tuổi thơ, tuổi xuân xanh nơi núi rừng vùng Kinh Tế Mới này.

2. Anh em chúng tôi ít khi nghĩ đến ngày, tháng, năm. Nhưng thời gian vẫn vun vút trôi qua. Chúng tôi thêm tuổi, cây rừng thêm lá, kinh tế mới thêm nhà hoang.

Các em thêm tuổi thì chỉ muốn về sống chung với tôi, anh em xum vầy dù đói khổ. Thêm tuổi nhưng chúng tôi vẫn khù khờ hơn những đứa cùng trang lứa. Thỉnh thoảng chúng tôi đốn củi, chẻ tre vác xuống phố bán để mua thực phẩm. Một tuần đôi lần, chúng tôi cầm đèn dầu xuống trường học của kinh tế mới để học bổ túc văn hóa vào ban đêm. Hoặc xuống họp nông hội, tuy nhỏ nhưng tôi không vào đoàn thể thanh thiếu niên của “Bác”, bởi vì tôi là chủ hộ. Những lần đi học như vậy, bọn trẻ tuy có đứa cũng làm bạn với chúng tôi, nhưng đa số là chọc ghẹo, ăn hiếp chúng tôi. Người lớn thì nhìn chúng tôi vừa tò mò vừa thương hại. Tôi thường tránh né những lời thương hại của họ, chúng làm tôi mặc cảm và thấy mình nhỏ bé. Mà mọi người cũng không thể nhìn khác được, bởi vì áo quần chúng tôi mặc không thể gọi là áo quần được. Chúng được vá víu vụng về, bất kể màu sắc, cũ hay mới, quần hay áo. Có khi tay áo vá vào ống quần, hay ngược lại ống quần bóp nhỏ biến thành tay áo. Ði đứng phải cẩn thận, nếu không muốn chúng rách tung ngoài đường.

Ðặc biệt đôi dép của tôi là khó làm cho mọì người nín cười được. Đó là một đôi dép nhựa đứt quai màu nâu, ai vất bỏ trong rừng. Nó to rộng quá nên tôi cắt gọt cho vừa. Vì dùng dao và bị gọt mất lớp nhựa láng bên ngoài nên trông rất nham nhở. Sau đó tôi khoét lỗ, lấy dây rừng sỏ làm quai dép, mỗi lần đứt quai lại lấy dây rừng xỏ lại. Vậy mà nó cũng theo tôi được mấy năm. Cũng vì áo, vì quần mà tôi bị mất mối tình đầu.

Ba nàng chết trận đã lâu, mẹ con nàng đơn chiếc đi kinh tế mới. Một hôm ba mẹ con nàng đi đốn củi, ghé vào nhà tôi xin nước uống. Thấy hoàn cảnh chúng tôi cũng đơn chiếc như nhà bà, nên mẹ nàng nói rảnh thì xuống nhà bà chơi cho đỡ buồn. Mới gặp nàng lần đầu, trong lòng tôi rộn ràng, vu vơ cảm giác thân quen như tìm lại được hạnh phúc thủa gia đình còn đông đủ. Cảm giác khó tả đó cứ dâng lên mỗi lần gặp nàng. Thường sau một ngày lao động, đám con trai, con gái mới lớn hay tụ tập lại nhà nàng chơi. Lần đầu mới tới nhà nàng tôi rất ngượng, sau cũng quen. Bọn con trai đàn ca, chọc cười, tán gái. Con gái thì viết thơ, coi bói, làm duyên. Tôi không nói gì với nàng nhiều, chỉ biết nhìn nàng và giúp mẹ nàng làm hết việc nhà. Mẹ nàng thường thưởng công và đãi chúng tôi món bánh tráng chấm mật đường. Từ đó tôi mê cả món mật đường của mẹ nàng và nàng. Tôi thường đến chơi, giúp cuốc đất trồng khoai, nhổ mì gọt sắn, việc lớn việc nhỏ trong nhà nàng đều có tay tôi dính vào. Tụi bạn có đứa chọc tôi “Việc nhà thì nhác việc cô bác thì siêng”. Ai cũng xem như tôi làm rể nhà nàng. Nhờ lì, ít nói, siêng làm nên nàng yêu tôi. Bọn con trai hết còn dám tán tỉnh nàng. Ði đâu tôi cũng hãnh diện, khoe khoang nàng là người yêu của tôi.

Mùa hè năm đó, chúng bạn rủ nhau đi tắm suối. Quần đùi bên trong của tôi rách quá, nên tôi về nhà lôi cái váy đầm học trò, đồ viện trợ duy nhất còn sót lại, mới như chưa mặc một lần. Cái váy xếp ly đó, ngắn cách đầu gối một gang tay, bằng vải ca-tê mỏng màu xanh lá non, sọc trắng. Không biết tại sao chúng tôi có nó lâu rồi nhưng không mặc. Có lẽ kiểu cách của chiếc váy không phù hợp với dân lao động chúng tôi. Tôi xòe nó ra, đặt xếp đôi trên bàn, cắt một miếng hình tam giác dưới vạt, khâu lại thành cái đáy quần đùi. Xỏ hai chân vào cái quần đùi mới may, mang quần dài vào, tôi chạy lại nhà nàng cùng đám bạn đi tắm suối. Tới suối bọn con gái mặc luôn quần dài và cả áo mà tắm. Con trai chúng tôi thì ở trần, mặc quần đùi. Khi tôi cởi áo, quần dài ra thì cả bọn, trai lẫn gái đều sửng sốt, trợn mắt nhìn tôi chằm chằm. Tôi nhìn xuống chân. Trời ơi! Không như tôi nghĩ, nó không biến thành cái quần đùi, mà vẫn là cái váy xếp, xòe rộng lất phất trong gió. Ngượng quá tôi nhảy ùm xuống nước trong tiếng cười rộ của tụi bạn. Họa vô đơn chí. Nhảy xuống nước cái quần đùi của tôi bọc không khí vào trong, nổi phùng lên như một cái phao dù màu xanh bao bọc quanh tôi. Lũ bạn bò lăn ra cười. Ðiên tiết tôi đè cái “dù” xanh của tôi xuống, lặn một hơi thật xa không thèm tắm gần bọn chúng. Bơi mệt tụi nó lên bờ nằm nghỉ. Lò dò đi lên, nhìn xuống chân, tôi giật thót cả người. Cái quần đùi của tôi ướt, mỏng dính, bó sát lấy thịt da như không mặc gì. Tôi vội ngồi thụp xuống nước. May quá chưa có đứa nào thấy. Nguyên ngày cho đến chiều, tôi ngâm mình dưới nước, không một lần lên bờ. Mặc cho tụi bạn kêu réo, xin lỗi, mặc cho nàng năn nỉ, tôi nhất định ngâm mình dưới nước. Trời chiều, không kiên nhẫn với tôi nữa, mấy đứa bạn bỏ về hết. Chỉ còn mình nàng, nàng năn nỉ tôi đưa nàng về. Tôi vẫn không chịu lên bờ, giận tôi nàng đi về một mình. Cẩn thận nhìn quanh không còn ai, tôi đi lên bờ, chui vào bụi rậm vắt quần đùi cho khô, mặc quần dài vào rồi chạy một mạch về nhà.

Về nhà buồn, mặc cảm. Nghĩ thân phận mồ côi nghèo hèn, thân mình còn lo còn không nổi, làm sao nghĩ đến lo cho nàng. Không thể giải thích cho nàng những điều khó nói, từ đó tôi không đến nhà nàng nữa. Gặp nàng xa xa, tôi tránh đi đường khác. Nếu không tránh được nàng, tôi làm mặt xa lạ như chưa bao giờ biết nhau. Năm sau, một gã thanh niên từ thành phố lên cưới nàng, đem cả gia đình nàng về thành phố. Từ đó không bao giờ tôi còn được găp lại nàng nữa.

Cuộc sống niềm vui thì ít, sự buồn thì nhiều. Cũng may, chúng tôi còn trẻ và không có nhiều giờ rãnh để buồn. Nhưng điều phiền phức thì khó có thể tránh né. Một trong những điều phiền phức đó là tôi không nhận ra được các em gái tôi đã lớn, đã thành thiếu nữ. Cho đến lúc thấy bọn con trai trong làng kéo đến nhà tôi chơi càng lúc càng đông, tôi mới biết. Ðó cũng là lúc tôi thấy trách nhiệm “Quyền huynh thế phụ” của mình nặng hơn cả trách nhiệm cơm gạo.

Ðiều phiền của tôi lúc đó là bọn công an, xã đội, du kích thôn xã. Mỗi tối chúng chia nhau đi tuần khắp làng, rồi trở về điểm hẹn tập trung là nhà tôi. Chắc vì nhà tôi không có người lớn. Chúng cứ gõ cửa xét nhà bất kể giờ giấc, bắt tôi thức dậy thắp đèn lên, chúng soi dọi đèn pin lên trần, dưới gầm, vào giường các em, bới móc thúng rỗ, nồi nêu, áo quần kể cả những miếng vải vụn của các em gái tôi chúng cũng không từ. Vừa lục soát như nhà không người, chúng vừa nói cười hô hố. Có nhiều đêm chúng ngồi trước sân nhà tôi, ăn uống cười nói oang oang, nồng nặc mùi rượu, hứng lên lại gõ cửa xét nhà.

Sợ nhất là mấy thằng say xỉn, phá làng phá xóm. Băng quậy phá toàn những đứa xưa chăn trâu xứ này. Lợi dụng chăn trâu, chúng bới cơm, đem thuốc nuôi cha ông, bà con của chúng là cán bộ, du kích trốn trong rừng. Bây giờ cha ông, bà con của chúng là Tỉnh Ủy, Huyện Ủy, Chủ Tịch, Công An, nhỏ nhất cũng Bí Thư Xã. Bọn chúng một chữ cũng không biết, không làm gì được, chỉ làm biếng nên suốt ngày rượu chè say sưa. Chuyện ăn hiếp người dân, phá làng phá xóm, muốn đánh ai thì đánh của chúng thì không sao kể hết được. Những ai không biết, nghe một hai chuyện của chúng thì đã khiếp, thấy đâu tránh đó. Một bận có nhóm bộ đội đóng quân khai thác gỗ gần làng, xuống làm quen con gái trong xóm. Nhóm bộ đội và tụi nó kình nhau, thấy bộ đội có súng nên chúng nhịn. Ðêm sau phục kích hai bộ đội trên đường về trại, chúng xông ra thủ sẵn tre vót nhọn đâm hai bộ đội chết tại chỗ. Cán bộ ở trên xuống bắt chúng về điều tra, mấy ngày sau thấy chúng về nhà phây phây, lại có thêm tiền nhậu lớn nữa. Từ đó chúng càng phá làng phá xóm hơn. Có lần sau khi nhậu say, chúng ra lịnh làm lễ “Tắt Ðèn”. Chẳng ai hiểu gì hết, sau mới biết là khi chúng đi đến xóm nào thì xóm đó phải tắt hết đèn, nếu nhà nào không tắt đèn, chúng sẽ xông vào đập phá nhà đó. Nhiều khi làm lụng ngoài nương rẩy về, vừa mới dọn cơm tối ra ăn, chưa kịp ăn mà nghe chúng đi ngoài đường gào lên “Tắt Ðèn!” thì phải tắt đèn ngay. Cũng may chúng chỉ làm lễ “Tắt Ðèn!”có vài lần thì chán không muốn chơi nữa.

Bọn chúng cũng đến nhà tán tỉnh, chọc ghẹo các em gái tôi thường. Chúng xin đưa em gái tôi đi chơi, tôi không chịu, tụi nó tức lắm nhưng vì đang tán em gái tôi nên chúng nhịn. Theo hoài không được, chúng nó rình sáng sớm em tôi gánh rau Lang ra chợ bán. Bọn nó bao vây định cưỡng ép, em tôi vất gánh rau chạy về được. Tôi làm đơn kiện ra xã, thì ủy ban xã chỉ gọi hai bên lên giải hòa rồi thôi. Từ đó chúng hay tới nhà tôi quậy phá luôn, có lần đập phá đồ đạc, còn hăm dọa đốt nhà. Ði trình báo công an, công an cũng không tới giải quyết. Một hôm chúng đến bao vây nhà, đòi tôi đi mua rượu cho chúng uống. Tôi ngồi trên giường trả lời không có tiền, thì tên đầu đàn cung tay đánh một cùi chỏ vào giữa mặt tôi. Tôi té lật ngang, tay ôm mặt, không đau nhưng tôi choáng váng không thấy gì một thoáng. Ðịnh thần trở lại, tôi thấy máu từ trong mũi mình chảy ra đỏ cả mặt cả áo. Các em tôi khóc la kêu cứu xóm làng. Tay ôm mặt tôi gượng ngồi dậy trên giường như không có gì xảy ra. Thằng đầu đàn lại hỏi “Mày có chịu đi mua rượu không?” Tôi lắc đầu. Nó nắm tay lại giơ lên cao đấm vào đầu tôi, tôi bật ngửa, trong đầu máu như sôi lên nóng ran. Lồm cồm ngồi dậy, máu trong mũi tôi lại chảy ra. Thấy tôi ngồi lên, nó lại hất hàm hỏi tiền, tôi lại trả lời không có tiền. Thực sự là chúng tôi không có tiền, nhưng nó tưởng tôi ngoan cố. Nó vung chân đạp thẳng vào bụng tôi, tôi nghe miệng tôi thoát ra một tiếng “Hự” khô khan, ruột như rách ra. Tôi đứng dậy, cố giữ hai chân cho vững, tay vịn vào thành giường. Nó bước lui một bước, trợn mắt nhìn, tôi nói, Nếu các anh không muốn chúng tôi sống ở đây, ngày mai chúng tôi sẽ khăn gói ra đi. Chúng nó chửi tôi thêm mấy câu tục tỉu nữa, rồi kéo nhau đi. Tôi nằm vật ra giường, thấy mình mẩy đau quá, nhất là cái mũi. Nhìn lên trần nhà, vừa đau vừa ức, nước mắt tôi chảy ra ròng ròng không cầm được. Tôi khóc như một đứa con nít. Không biết sao, từ đó chúng không quậy phá nhà tôi nữa.

Một trong những niềm vui hiếm hoi, nhưng to lớn của chúng tôi là nhận được thư của ba tôi báo tin còn sống. Ba tôi hiện đang “cải tạo” tại trại tù thuộc tỉnh Thanh Hóa tận ngoài Bắc. Trong thư ba viết vẫn khỏe, khuyên chúng tôi cố gắng sống chờ ba về, và nếu có thể thì đi thăm ba một chuyến, hoặc gởi ít quà cho ba. Ðọc thư ba chúng tôi mừng quá, cứ như người bơi kiệt sức thấy bến bờ. Chúng tôi liền viết thư cho ba, tha hồ trút hết buồn đau, côi cút. Tôi quyết định phải đi thăm ba tôi một lần, nhưng tiền đâu, quà thăm nuôi đâu mà đi. Chúng tôi trở lại nghề ăn xin. Ông bà ngoại cho một bao cát (loại bao dùng đựng cát, làm hầm chống bom đạn) khoai lang luộc, xắt lát phơi khô. Ông bà nội cho con chó giữ nhà, làm thịt, đem kho mặn để ăn cho được lâu. Ông nội cũng còn cho một xị rượu đế, bỏ ít rể cây vào rồi ghi bên ngoài chai là rượu thuốc trị đau lưng. Chúng tôi đi đến các nhà bà con, người quen hay các bạn cũ của ba tôi mà chúng tôi biết để xin tiền. Cuối cùng cũng gom được ba bao cát quà nhỏ và một ít tiền. Quà thì chỉ khoai khô, sắn bột, gạo rang, bánh tráng và ít đường cát. Nói chung chỉ toàn sản phẩm của thôn quê. Tôi gánh hai bao, em gái tôi vác một bao cùng lên đường.

Ðường đi ra Bắc thăm cha thật gian nan không kể xiết. Trời lạnh, áo không đủ ấm, chúng tôi phải luôn quấn tấm nylon quanh mình, lúc đi cũng như khi ngủ. Chúng tôi hết đi tàu lửa, rồi đi xe hàng trăm cây số. Ði ghe qua sông, qua suối, lại đi bộ hằng mấy chục cây số mới đến được trại tù heo hút. Dọc đường gặp những người cũng đi thăm tù, thuê người gánh hàng bao tải thực phẩm. Hai anh em tôi nhìn lại ba bao quà tí xíu của mình mà buồn. Cán bộ nói sẽ cho cha con ăn chung một bữa cơm. Chúng tôi vội thổi cơm, nấu đồ ăn dọn sẵn chờ ba chúng tôi ra ăn. Ba tôi mặc bộ đồ tù đi ra, phải một lúc chúng tôi mới nhận ra nhau, rồi cứ ngồi nghẹn ngào khóc suốt cả buổi thăm nuôi. Nói chuyện không được bao nhiêu thì hết giờ. Tôi rút hết tiền ra trao cho ba tôi, chỉ chừa lại chút ít đủ để ăn trên đường về. Ba tôi tháo gỡ quà ra cho cán bộ xét, rồi cất gánh đi vào, đi vài bước lại quay nhìn chúng tôi. Ðợi ba tôi khuất bóng, chúng tôi chuẩn bị đi về. Trên đường ra khỏi trại tù “cải tạo”, tôi thấy nhiều người tù ăn mặc phong phanh cuốc đất trong cái rét kinh hồn của miền Bắc, cái rét mà người ta nói là cá cũng phải chết nổi lên mặt nước. Một người tù gìa đứng gần lề đường, nháy mắt với tôi chỉ vào một bụi rậm. Nhìn vào trong bụi cây, thấy một bó thư, tôi vội lượm nhét vào bụng. Nhìn quanh thấy yên, tôi cởi áo ấm và lấy tấm ni-lon dùng để che mưa gió của tôi nhét vào bụi rậm. Ði một đoạn tôi cúi xuống tháo đôi giầy vải ném vào lề đường. Mấy người tù gần đó thấy vậy vẫy tay chào cám ơn. Trên đường về chúng tôi nhẹ nhàng quá, không còn gì. Nhưng càng đi càng lạnh, máu ở bàn chân như đông cứng lại. Chân tôi từ từ sưng đỏ lên, không còn cảm giác. Ðường về càng dài hơn, phần không có tiền đi xe đành đi bộ, phần chân đau cứ đi vài cây số lại phải nghĩ. Chúng tôi quá giang xe, đi tàu chui (không vé) về tới thành phố Vinh thì may sao gặp một chiếc tàu chở than đá vào Huế. Chúng tôi nằm lăn trên than ngủ vùi. Ðến Huế chúng tôi nhảy xuống sông Hương, tắm rữa cho sạch bụi than. Rồi lại đi tàu chui mà về Nam . Về đến nhà hai bàn chân tôi sưng đỏ, căng bóng lên hết mấy tuần. Cứ mỗi lần nhìn vào hai bàn chân sưng húp, đỏ như hai bắp chuối sứ, là tôi lại chảy nước mắt vì sợ và nhớ ba tôi. Gần mười năm ba tôi ở tù “cải tạo”, chúng tôi chỉ đi thăm được hai lần như vậy.

Kinh tế mới này ruộng thì ít, rừng rẫy thì nhiều vậy mà cũng bị đưa vào hợp tác xã nên đời sống ở đây càng tệ hại hơn. Người làm lụng trực tiếp thì ít, người lao động gián tiếp thì nhiều. Nông dân chỉ làm lấy lệ, vì làm điểm nhiều nhưng lúa gạo chẳng bao nhiêu. Nhân số cán bộ sấp sỉ nhân số xã viên. Từ tổ trưởng, tổ phó lên đội trưởng, đội phó. Từ thôn trưởng, thôn phó lên xã trưởng, xã phó. Rồi còn kiểm soát tổ, đội, thư ký, kế toán, thủ trưởng (chủ nhiệm hợp tác xã), thủ phó, thủ qủy, thủ kho v.v.. Nói chung đi đâu cũng đụng cán bộ. Cán bộ chẳng làm gì, ôm cặp sách chỉ tay năm ngón. Cán bộ chỉ đi bắt bớ, đi tán dóc, tán gái, la cà uống cà phê. Vậy mà cuối vụ, lãnh lúa gạo vẫn nhiều hơn xã viên. Mấy năm sau hợp tác xã giải tán, cán bộ chia nhau đất ruộng tốt, dành cho nông dân xã viên phần ruộng xa đất xấu.

Phần anh em chúng tôi cũng vậy, sống nhờ rừng nhờ suối. Sống trong rừng riết, chúng tôi biết nhìn cây, nhìn rong rêu đoán hướng đi. Biết bẫy thú rừng để ăn. Biết phân biệt rau qủa rừng nào ăn được, cái nào không. Nấm nào độc, nấm nào lành. Vào rừng không có nước biết chặt cây lấy nước uống. Hái trái rừng làm xà phòng giặc áo quần… Tóm lại chúng tôi cứ như là sinh trưởng trong rừng vậy, chẳng còn chút hơi hướng thành phố. Thế mà anh em chúng tôi cũng có vài lần suýt chết vì rắn rết chui vào gầm giường, vì ăn trúng độc. Có một lần đào được mấy củ nần, đem ngâm dưới suối chưa tan hết chất độc, đói quá luộc lên ăn. Trưa hôm ấy cả mấy anh em đều lăn ra hôn mê không còn biết gì. May có người đi rừng ngang qua, báo bà con dưới xóm lên cứu chữa. Cũng có lần ăn hột đậu rựa, vì không làm kỹ, anh em tôi chóng mặt, nhức đầu, ói mửa nằm la liệt. May bữa đó tôi ăn ít, tuy có say sẫm nhưng cũng còn sức đi xuống kêu cứu với xóm làng.

Cuối cùng ba tôi cũng được thả về. Ba tôi đi thăm ông bà nội ngoại, rồi gom các em nhỏ cùng về xum họp một nhà. Chúng tôi mừng lắm, nhất là tôi, như trút bỏ được gánh nặng, thấy từ đây cuộc sống sẽ khá hơn. Ba tôi vừa làm cha vừa đóng vai mẹ. Sắp xếp việc trong việc ngoài, nấu nướng bữa ăn hằng ngày cho chúng tôi đi rừng kiếm gạo, kiếm tiền. Tưởng rằng cuộc sống sẽ tốt hơn, nhưng không nó cũng vậy mà còn tệ hơn. Ở vùng kinh tế mới này ba tôi là người có cấp bực lớn nhất của chế độ cũ đi tù về, nên du kích, công an hay rình mò, mời lên mời xuống hoài. Nhà thì nhỏ, người thì đông, ba tôi lấy tre làm thêm giường. Nhà thêm người nhưng gạo tiền, khoai sắn chẳng thêm ra. Ba tôi gần mười năm trong tù đã quen nếp sống đói khổ một mình. Nay ra ngoài thấy cuộc sống khó khăn hơn, đói khổ một nhà nên đâm ra khó tính, gắt gỏng la mắng anh em tôi suốt ngày. Chúng tôi cứ nghĩ dại, chắc ba bị tiêm thuốc tẩy não nên tính tình mới thay đổi như vậy. Cuộc sống cha con, anh em chúng tôi cứ trôi qua trong căng cứng phiền muộn, no đầy tủi cực.

Mấy năm sau, nhiều người lo thủ tục giấy tờ đi Mỹ diện H.O. Ba tôi sợ, không tin cộng sản nên không chịu làm giấy tờ ra đi. Bởi vì có mấy người bạn cùng tù “cải tạo”của ba tôi, loan báo tin tức chương trình H.O. trước khi nhà nước công bố nên bị bắt đi tù trở lại. Sau này nhiều người đã đi Mỹ rồi, ba tôi cũng không nhúc nhích gì. Cho đến lúc ông bác họ của ba tôi qua Mỹ gởi thư về nhiều lần khuyên bảo, ba tôi mới muộn màng đi tìm hiểu lo thủ tục giấy tờ xuất cảnh. Cái khó khăn bấy giờ của cha con chúng tôi là tiền đâu để lo thủ tục. Ba cùng tôi chạy đến anh em, bà con họ hàng xin xỏ vay mượn. Ðược chừng nào thì lo chừng đó, thiếu lại chạy đi xin, đi mượn nữa. Thật tình cha con chúng tôi cũng không hy vọng gì mấy. Làm hồ sơ thì làm chứ không có đủ tiền để lo lót đến nơi đến chốn làm sao đi được, chỉ cầu may. Chúng tôi cứ nghĩ rằng, kiếp chúng tôi không thể nào thoát khỏi cảnh rừng rú này.

Chờ đợi mấy năm, nhận được giấy báo, rồi giấy phỏng vấn, gia đình chúng tôi vẫn không tin là thật. Cứ như mơ chúng tôi chạy vay tiền bạc, vào Sài Gòn phỏng vấn, khám sức khỏe. Lòng luôn phập phồng lo lắng trục trặc hay có sự gì đổi thay. Số chúng tôi luôn không được suông sẽ, phải ở lại thêm sáu tháng để tôi uống thuốc chữa bịnh phổi. Cái khó của chúng tôi là không tiền và ở ngoài Trung quá xa Sài Gòn. Ðành chấp nhận, chạy ra chạy vô, chắp vá tiền bạc. Cuối cùng chúng tôi cũng bò lết tới được ngày ra đi.

Dù không biết ngày mai ra sao, không nghề nghiệp, học vấn, tiếng Anh không có gì, chúng tôi cũng có lo lắng qua Mỹ làm gì để sống. Nhưng chắc một điều là sẽ sung sướng, tự do hơn ở đây rất nhiều, nên chúng tôi thấp thỏm chờ đợi ngày đi. Ngày đi Mỹ đã tới, chúng tôi bỏ nguyên lại nhà cửa, vật dụng, bỏ lại những thứ rách rưới đã bao năm cùng chúng tôi. Vài bộ áo quần vào Sài Gòn, như là hành trang bước vào một giấc mơ. Chỉ sợ khi tỉnh giấc, lại phải quay về vùng Kinh Tế Mới sống nốt đời hoang dã.

Ðiều may mắn hiếm hoi đến trong cuộc sống mọn hèn của chúng tôi, làm chúng tôi không dám tin rằng, đời mình mà cũng có ngày hôm nay. Ngồi trên máy bay rồi, tôi cũng chưa chắc sẽ được đi Mỹ. Cho đến lúc máy bay rời khỏi mặt đất, tôi mới dám nói lời: Vĩnh biệt Kinh Tế Mới
.

Phước An

——————————————————————–

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ra đi, để lại nhiều cảm xúc trân trọng

20 tháng 3 2021

Nhà văn Nguyễn Huy ThiệpNguồn hình ảnh, Nhã Nam

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp, một trong những nhà văn được đánh giá cao nhất trong lịch sử Việt Nam sau 1975, đã qua đời.

Ông nổi tiếng lần đầu với truyện ngắn Tướng về hưu, viết năm 1987 khi 37 tuổi trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu đổi mới.

Truyện ngắn này ngay lập tức gây “chấn động” giai đoạn đó.

Nhà phê bình Vương Trí Nhàn từng nhận xét về Tướng về hưu: “Bằng một lối kể thâm trầm của một kẻ vừa trải đời, vừa chán đời và không còn những hy vọng dễ dãi vào đời,

trong Tướng về hưu, tác giả vẽ ra một khung cảnh ở đó, nếp sống thực dụng lan tràn, trở thành một thói quen; con người lì lợm lâu ngày đến mức mất hết cảm giác về sự lì lợm của chính mình; cái tốt bé nhỏ như một cái gì trớ trêu rơi rớt lại không được việc gì; lương tri vẫn còn trong mỗi người nhưng nó chỉ đủ sức làm cho người ta nghẹn ngào khi phải đối mặt với những cảnh tha hóa, bần cùng…”

Sau đó, ông Nguyễn Huy Thiệp tiếp tục vang danh với các truyện Không có vua, Con gái thủy thần.

Bộ ba truyện giả lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, cũng gây chấn động một thời.

Bản dịch tiếng Đức truyện ngắn 'Vàng Lửa' đăng ở Berlin năm 1991

Nguồn hình ảnh, Đối Thoại

Bản dịch tiếng Đức truyện ngắn ‘Vàng Lửa’ đăng ở Berlin năm 1991

Kỷ niệm với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ nước Đức

BBC phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

‘Văn học như là sự tu thân’

Năm 2008, trả lời Nguyễn Giang của BBC News Tiếng Việt tại London, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói khi ông viết các tác phẩm trong giai đoạn 1987-1992, chúng ‘mang tính bản năng, điều gì trào ra từ trong lòng thì viết’.

Vẫn theo ông, đó là “giai đoạn có cái hay của nó, đẹp và vô tư. Chưa có nhiều người ghét, chưa nhiều người hâm mộ.”

“Từ 1992 trở đi, sự xuất xử của tôi có khác. Có lúc tôi im, có lúc tôi đưa tác phẩm ra.”

Ông giải thích rằng:

“Trong quá trình tìm chính mình này, văn học là công việc như là sự tu thân, một phương tiện để khám phá bản thân, và khám phá xã hội,”

“Từ 1992, sau khi tôi gặp gỡ đạo Phật, cách viết của tôi có khác. Có lúc như bông đùa, có lúc nghiêm nghị.”

Trước câu hỏi có phải một số truyện ngắn của ông cay nghiệt với con người, và nói về chính trị xấu quá, nhà văn trả lời:

“Một số truyện của tôi không cay nghiệt. Điều cốt yếu chính là lòng nhân ái.”

Giai đoạn đầu ông chịu ảnh hưởng của dòng văn học trước đó, hơi hướng ra bên ngoài.

Còn giai đoạn sau là hướng vào bên trong, “quán âm hơn”, để lắng nghe tiếng nói trong lòng mình, và để sau đó là “những tiếng cười”.

Về dịch bệnh thời vua Gia Long và cái chết của thi hào Nguyễn Du

Giáo sư Võ Tòng Xuân: ‘Việt Nam không hề thiếu gạo’

Một trong các nhà văn quan trọng sau 1975

Sinh năm 1950, ông Nguyễn Huy Thiệp quê quán Thanh Trì, Hà Nội, tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970.

Theo tiểu sử, ông dạy học ở Tây Bắc đến năm 1980, rồi công tác ở Cục xuất bản của Bộ Giáo dục & Đào tạo, sang làm công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ rồi nghỉ việc để chuyên viết văn.

Ông được đánh giá là nhà văn có nhiều cách tân trong văn học Việt Nam giai đoạn Đổi mới.

Chùm ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết đăng trên báo Văn nghệ năm 1988, gây ra tranh cãi lớn vì tác giả đưa ra cái nhìn khác hẳn về các nhân vật lịch sử như Vua Gia Long và Vua Quang Trung.

Hình do Đỗ Quang Nghĩa cung cấp

Nguồn hình ảnh, Đỗ Quang Nghĩa

Nguyễn Huy Thiệp ở Đức, Limburg, mùa xuân năm 2000, 50 tuổi, cùng kỹ sư Đỗ Quang Nghĩa (đeo kính) và con trai kỹ sư Nghĩa

Cho đến giữa thập niên 1990, Nguyễn Huy Thiệp còn bị một số người xem là nhà văn “có vấn đề”.

Tuy vậy, theo thời gian đến nay, ông được nhìn nhận là một trong số ít các nhà văn quan trọng nhất của Việt Nam giai đoạn sau 1975.

Từ hơn một năm qua, báo chí cho biết sức khỏe của ông không tốt, gặp tai biến vài lần và phải nằm trên giường bệnh.

Truyền thông tại Việt Nam hôm thứ Bảy 20/3 cho biết nhà văn qua đời vào khoảng lúc 16h45 tại nhà riêng.

Một trong các bài thơ cuối cùng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp gửi lại cuộc đời có đoạn:

“Sinh lão bệnh tử/ Luật trời đã ban/ Thì đành chấp nhận/ Với nụ cười thôi… Nói chỉ nói vậy thôi/ Lòng buồn không tả nổi…”.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở tuổi 71

20/03/2021

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong một buổi nói chuyện về tiểu thuyết "Tuổi 20 yêu dấu" của ông xuất bản vào năm 2018.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong một buổi nói chuyện về tiểu thuyết “Tuổi 20 yêu dấu” của ông xuất bản vào năm 2018.

Xem bình luận

Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn đương đại Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm phơi bày trần trụi những mặt tối của con người, qua đời ngày 20 tháng 3 tại Hà Nội, hưởng thọ 71 tuổi, truyền thông trong nước đưa tin.

Các bản tin dẫn lời con trai Nguyễn Phan Khoa của ông cho biết ông qua đời tại nhà riêng sau một thời gian chống chọi với bệnh đột quỵ.

Hội Nhà văn Việt Nam sẽ đứng ra cùng gia đình tổ chức tang lễ cho ông, dự kiến tại Nhà tang lễ quốc gia, báo Tuổi Trẻ cho biết.

Ông là một trong 50 tác giả mới đây được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, Nghệ thuật, được nói là giải thưởng cấp quốc gia quan trọng thứ hai của Việt Nam vinh danh những tác phẩm xuất sắc “có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội.”

Ông không còn sáng tác trong những năm gần đây. Tác phẩm gần nhất của ông là vở chèo cổ “Vong bướm” sáng tác năm 2012. Năm 2018, ông ra mắt tiểu thuyết “Tuổi 20 yêu dấu, ”hoàn thành từ năm 2003, theo trang tin VnExpress.

Ông nổi lên trên văn đàn Việt Nam với những truyện ngắn đăng trên báo Văn Nghệ từ nửa sau thập niên 1980. Bằng giọng văn “phũ” phơi bày tận cùng cái ác của con người để mà tiêu trừ nó, ông khơi lên những cuộc tranh luận văn chương sôi nổi về cái nhìn táo bạo và về những trăn trở của ông về đạo làm người trong bối cảnh một xã hội đang chuyển mình sau nhiều năm bị cô lập.

“Nếu có một thứ ‘quả bóng vàng’ (hay là ‘cây bút vàng’) dành để tặng cho các cây bút xuất sắc hằng năm, thì trong năm 1987 – và cả nửa đầu năm 1988 – người xứng đáng được giải trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp,” nhà nghiên cứu và phê bình văn học Vương Trí Nhàn nhận định, theo Tuổi Trẻ.

Tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp gắn liền với các truyện ngắn với những tác phẩm như “Tướng về hưu”, “Muối của rừng”, “Không có vua”, “Con gái thủy thần”, “Những người thợ xẻ”, “Thương nhớ đồng quê”, “Sang sông”, và bộ ba truyện ngắn lịch sử “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Phẩm tiết.” Ngoài ra, ông còn viết tiểu thuyết, kịch bản, thơ, tiểu luận.

Ông sinh vào tháng 4 năm 1950 tại Thái Nguyên như quê gốc ở Hà Nội, theo các bản tin của truyền thông trong nước. Ông tốt nghiệp Khoa sử Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ông từng nhận huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp vào năm 2007, giải thưởng Premio Nonino của Ý năm 2008.

Truyện ngắn “Tướng về hưu” của ông được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên năm 1988.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời

Đăng ngày: 20/03/2021 – 14:47

Bìa cuốn "Tội ác, tình yêu và trừng phạt" của Nguyễn Huy Thiệp được dịch sang tiếng Pháp.

Bìa cuốn “Tội ác, tình yêu và trừng phạt” của Nguyễn Huy Thiệp được dịch sang tiếng Pháp. @éditions de l’Aube

Thanh Phương

 

 

2 phút

Theo báo chí trong nước, trích dẫn nguồn tin từ gia đình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa qua đời vào chiều nay, 20/03/2021, tại nhà riêng, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật sau cơn đột quỵ, hưởng thọ 72 tuổi.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 20/04/1950 ở Thái Nguyên ( thật ra quê quán của ông là Thanh Trì, Hà Nội ), nguyên là một thầy giáo ở miền núi phía Bắc.

Ông được coi là một trong những nhà văn lớn của Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh, với tên tuổi gắn liền với các truyện ngắn như Tướng về hưu, Muối của rừng, Không có vua, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Thương nhớ đồng quê, Sang sông. Ngoài ra, ông còn viết bộ ba truyện ngắn lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa,

Phẩm tiết… 

Gây xôn xao dư luận nhiều nhất vẫn là tác phẩm Tướng về hưu, lần đầu được in trên tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1987 đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học vào thời ấy.

Nguyễn Huy Thiệp  còn là tác giả nhiều tiểu thuyết, kịch bản, thơ, tiểu luận. Ba cuốn tiểu thuyết đã xuất bản gồm: Tiểu long nữ, Gạ tình lấy điểm, Tuổi 20 yêu dấu. 

Nhưng từ khoảng hơn 10 năm nay, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã hầu như không sáng tác gì mới, chỉ vui hưởng tuổi già với con cháu.

Một số tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Pháp như “Un général à la retraite” ( Tướng về hưu ), éditions de l’Aube, 1990, hay “À nos vingt ans” ( Tuổi 20 yêu dấu ),

éditions de l’Aube, 2005.  

 

 

 



Sơ lược về cách xưng hô của người Việt

Lời Giới Thiệu:

Hiện nay, số người Việt sinh sống ở hải ngoại cũng khá đông -có đến 4 triệu người (?) – Có nhiều gia đình đã có 3-4 thế hệ sống bên ngoài Việt Nam.  Vấn đề là các thế hệ trẻ ở hải ngoại rất lúng túng trong cách xưng hô khi phải cố gắng dùng tiếng Việt trong các giao tiếp gia đình và xã hội.

Nếu đã nói tiếng Việt trôi chảy, chúng ta thấy ngay trong cách xưng hô tiếng Việt, chẳng hạn qua sự đối thoại trò chuyện giữa hai người, chúng ta có thể biết qua mối quan hệ, sự tôn trọng, thái độ, giới tính và tình cảm giữa họ; trong khi trong Anh ngữ, sự hiêu biết về các tương quan như vậy rất khó mà biết ngay được!

Bài sưu tập nhỏ này có hai mục đích:

1- Nêu nên vài cách xưng hô cần thiết, đã được chấp nhận và dùng rộng rãi bởi số đông.

2- Người viết mạo muội đề nghị một vài phương cách đơn giản hóa và dân chủ hóa sự xưng hô với mục đích giảm thiểu sự lầm lẫn, khinh miệt vô cớ…

Người viết, ở tuổi 68, trông cậy vào sự chỉ giáo và sửa sai của các độc giả uyên bác về vấn đề “văn hóa” nặng ký này.

TVG

Gần đây, trong một buổi họp báo tại thành phố Westminster, Orange County, California của Ông Tạ Đức Trí, đương kim Thị trưởng Mỹ gốc Việt, 44 tuổi sinh năm 1973 (?) có một ông người Việt trung niên muốn nếu lên một câu hỏi và gọi Ông Tạ Đức Trí là “Anh Thị Trưởng (?)” Dù là vô tình hay cố ý, đây là một sự xưng hô cẩu thả rất đáng trách; nhất là khi chúng ta luôn miệng nói rằng Việt cộng (v-xi) là “vô văn hóa / kém văn hóa v..v..” Theo tôi, Ông Tạ Đức Trí là một người đáng kính, với chức vụ Thị Trương dân cử của một thành phố khá lớn (Thành phố Westminster có 92,000 dân, trong đó 47.5% là gốc Á châu), không thể “được” một công dân thành phố gọi là một cách hỗn hào là “Anh” – ngoại trừ em trai của Ông Trí có thể làm như vậy thôi…

Tương tự, chúng ta không thể đứng ngay giữa công đường (không phải bàn nhậu) mà gọi “Anh Tổng thống này” hay “Anh Thống đốc nọ…” nghe chẳng những rất kỳ cục mà còn chứng tỏ người nói có một tư cách thiếu hẳn giáo dục tối thiểu.  Nên biết vi-xi thường gọi “Thằng Diệm,” “Thằng Thiệu,” “Thằng Kỳ,” “Thằng Ních-xơn,” “Thằng Dơn-sơn…” đồng thời vi-xi gọi “Bác Hồ,” “Bác Tôn,” “Bác Mao…” Nhưng bây giờ, vì gió đã đổi chiều, vi-xi lại quay đầu 180 độ khúm núm trơ trẽn gọi Ông Ted Osius dù chỉ là Đại sứ Hoa kỳ ở Việt Nam là “Ngài Đại sứ?!” (Người viết xin nhắc là “Ngài Đại sứ” còn bé / rất nhỏ bé so với “Thằng Tổng Thống” đấy các “bác vi-xi” à!)

Một vài thí dụ nho nhỏ được nêu ra ở trên để cho chúng ta thấy vấn đề xưng hô bằng tiếng Việt hôm nay cần phải được nhắc nhở sao cho đúng cách, không thể gọi tùy hứng bừa bãi; cũng có nghĩa là xưng hô vừa phải không cao quá đáng kịch cỡm; mà cũng không quá thấp đến mức độ thiếu giáo dục.

Đây là cả vấn đề văn hóa Việt chứ không riêng cho tiếng Việt.  Đã đề cập đến văn hóa thì rất tinh tế.  Xưng hô cho đúng không phải là chuyện dễ dàng, không cần học hỏi, bởi vì tiếng Việt dùng nhiều danh từ (nouns) khác nhau tùy theo quan hệ quen biết, tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp, tôn giáo, và tình trạng hôn nhân để gọi nhau thay vì chỉ dùng một số “đại danh từ” (pronouns) như trong tiếng Anh (You/me – Mày / Tao; Bạn / Tôi) và tương tự trong tiếng Pháp (Je/moi/tu/toi)…  Ngoài ra, trong văn viết, đơn từ, thư tín v..v.. vấn đề xưng hô còn phức tạp hơn nhiều; không thể nói hết ra ở bài viết ngắn này.

Tôi đã đọc qua nhiều bài khảo cứu khá công phu của nhiều học giả khác nhau về vấn đề xưng hô.  Tôi xin phép được trích ra từ một số tài liệu đã có sẵn rồi thu gọn lại cộng với một ít kinh nghiệm bản thân để đem đến cùng quý vị quan tâm suy gẫm, khuyên bảo nếu cần.

I- Danh xưng và cách xưng hô trong gia đình Việt nam

Khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình, tốt hơn là phải luôn luôn dùng cách “thưa gửi” và “gọi dạ bảo vâng” chứ không bao giờ nói trống không với người trên, lớn tuổi, cao cấp hơn. Người Việt chúng ta thường dùng tiếng “thưa” trước khi xưng hô với người ở vai trên mình, chẳng hạn như: “Thưa mẹ con đi học…”  Đồng thời khi trả lời hoặc thưa điều gì với người lớn hơn mình bắt đều với chữ “Dạ, Vâng, Ạ” ” để tỏ vẻ kính trọng và lễ phép. Thí dụ: “Chào Cô ạ!” “Vâng ạ!”

Trong cách xưng hô với người ở vai trên, chúng ta tránh không gọi tên tục (tên cha mẹ đặt cho) của ông bà, cha mẹ, cô cậu, dì dượng, và chú bác. Chúng ta chỉ xưng hô bằng danh xưng ngôi thứ trong gia đình mà thôi. Chẳng hạn, ta chỉ nói đơn giản là: “Mời Chú ăn cơm…”  mà không  gọi tên tục của Chú ra trong lời mời.

Trong cách xưng hô với anh chị em, chúng ta có thể dùng chữ Anh, Chị hay Em trước tên hay ngôi thứ. Thí dụ: “Anh Tuấn đi vắng… “ v..v.. Các em nhỏ không được phép gọi anh chị bằng tên trống không. Tuy nhiên, anh chị có thể gọi các em bằng tên trống không hoặc tên có thêm chữ ngôi thứ vào.  Thí dụ “Em An đi lấy cho anh cây viết” hay “An lấy cho anh cây viết” đều được cả.

Những người con trong gia đình gọi nhau bằng “mày” và xưng “tao” là do lỗi của bố mẹ không dạy bảo các con ngay từ khi chúng còn nhỏ. Các con gọi nhau bằng mày xưng tao mãi rồi thành thói quen. Khi đã thành thói quen thì chúng không thể đổi cách xưng hô cho đúng phép được.

Cha mẹ nên dạy con cái về cách xưng hô ngay từ khi con trẻ còn nhỏ. Muốn chúng chào ai, cha mẹ phải nói cho chúng biết cách chào và bắt chúng lập lại nhiều lần khi bắt đầu.

A- Bậc Trên Cấp Cha Mẹ

Người sinh ra ta được gọi là Cha Mẹ. Cha mẹ của Cha mẹ, Cô, Dì, Chú, và Bác của chúng ta được gọi là Ông Bà. Cha mẹ của Ông bà được gọi là Cụ. Cha mẹ của Cụ được gọi là Kỵ. Các Ông cha đời trước nữa được gọi là Tổ Tiên. Cha Mẹ sinh ra Các Con.

– Bậc bề trên trên cha mẹ nói chung:  Ông bà tổ tiên.

– Theo thứ tự thời gian:  Ông-Bà-Cố-Tổ, Tằng tổ, Cao tổ.

– Cha mẹ của Cha hoặc của Mẹ:  Ông, Bà (nội hoặc ngoại).                                 

Xưng hô với các bậc trên cấp Cha Mẹ này thì dùng chữ Cháu.

Ở ngôi thứ ba, tương quan với bậc từ Cố trở lên thì gọi là Chắt.

Ở một vài tỉnh miền Trung Ông Bà còn được gọi là “Ông Mệ.”

B- Cha Mẹ, Con Cái, Anh Chị Em, Vợ Chồng

1) Cha Mẹ Ruột

Cha Mẹ ruột được gọi rộng rãi qua nhiều danh từ như:

Bố mẹ, Cha mẹ, Ba má, Tía Má, Thầy U, Song thân…

Trong trò chuyện thân mật ở ngôi thứ ba thì gọi là “Ông Bà già tôi,” Các Cụ chúng tôi, Ông Bà Nội các cháu (hoặc Ông Bà Ngoại các cháu) v..v..

   – Cha: Cả 3 miền Bắc Trung Nam đều gọi là Cha, Ba.  Ttrong văn chương và ngôi thứ ba còn gọi là Thân phụ, ông Cụ Thân sinh… trong trò chuyện thân mật ở ngôi thứ ba thì gọi là “Ông già”;

Bắc: Bố, Thầy, Cậu.  Ngôi thứ ba thì gọi “Ông Cụ nhà tôi”;

Nam: Tía;

Trung: một vài nơi gọi Cha bằng Chú.

  – Mẹ: Cả 3 miền gọi là Mẹ.  Trong văn chương và ngôi thứ ba còn gọi là Thân mẫu, Bà Cụ Thân sinh, Bà Cụ chúng tôi… “Bà già”;

        Bắc: Me, Mẹ, U, Bu, Đẻ, Cái, Mợ;

        Nam: Má; Vú, Bầm.

        Trung: Mạ, Mệ

Trước đây trong chế độ đa thê, người con ruột gọi mẹ mình bằng Chị (?) nhưng gọi bà vợ chính của cha mình bằng Mẹ.

–  Cha mẹ gọi con ruột mình là Con. Nhưng người Bắc thường xưng hô với con trai và con gái đã lớn tuổi, hay có gia đình rồi, của mình bằng Anh và Chị.

2) Cha Kế / Mẹ Kế

– Chồng của Mẹ (mà không phải cha ruột mình) gọi là Dượng; người Trung còn gọi là Trượng.

– Vợ của Cha (mà không phải mẹ ruột mình) gọi là Dì (ghẻ); Nếu là vợ chính của cha, trong chế độ gia đình xưa thì gọi là Mẹ.

3) Cha Mẹ Vợ

Cha mẹ vợ gồm có: Ông Bà Nhạc, Ông Nhạc, Bà Nhạc, Cha Mẹ vợ, Cha vợ, và Mẹ vợ, v.v.

Tiếng gọi Cha Vợ khi nói chuyện với bạn bè thân gồm có: Nhạc Phụ, Nhạc Gia, Bố Vợ, Ông Nhạc, Ông Ngoại các cháu, v.v.

Tiếng gọi Mẹ Vợ khi nói chuyện với bạn bè gồm có: Bà Nhạc, Bà Ngoại các cháu, Nhạc mẫu, v.v

 

4) Anh Chị Em Ruột

– Anh:  Cả 3 miền đều gọi Anh.  Trong văn chương ở ngôi thứ ba là Bào huynh.

        Trung: một vài nơi gọi là “Eng” (?)

Người anh đầu lòng người Bắc gọi là Anh Cả, người Nam gọi là Anh Hai.

– Chị:  Cả 3 miền gọi là Chị.

        Trung: một vài vùng gọi là Ả.

 

– Em trai, Em gái:  Cả 3 miền gọi là Em.  Trong văn chương gọi là bào đệ, bào muội.

        Trung: Út.  Nếu người Trung gọi em là Út, thì chữ Út nầy được người Nam và người Bắc hiểu là người em cuối trong gia đình. Người Trung dùng chữ “Tui” (là chữ Tôi nhưng âm hưởng là Em) để xưng hô với anh chị mình.

 

5) Anh Chị Con Cháu Qua Hôn Phối (in-laws)

– Chồng Chị và Chồng Em gái gọi là Anh Rể và Em Rể. Vợ anh và Vợ em trai gọi là Chị Dâu và Em Dâu.

– Vợ con trai mình gọi là Con Dâu, chồng con gái mình gọi là Con Rể.

– Cha, mẹ, anh, chị, em (của) chồng gọi là Cha chồng, Mẹ chồng, Chị chồng, Anh chồng, Em chồng. Cha, mẹ, anh, chị, em (của) vợ gọi là Cha Vợ, Mẹ Vợ, Anh Vợ, Chị Vợ, Em Vợ.

 

Nên biết thêm:  Khi xưng hô với nhau giữa hai người thì các chữ Rể, Dâu, Chồng, Vợ sẽ mất đi (Ví dụ Con Dâu nói với Mẹ Chồng: ” Con xin phép Mẹ”; hoặc Cha Vợ với con Rể: “Cha nhờ con việc nầy”) – Khi nói với người thứ ba thì thêm “Rể… tôi”: Con Rể tôi, Con Dâu tôi, Cha Chồng (vợ) tôi, Mẹ Chồng (vợ) tôi.

 

6) Vợ Chồng

Tình vợ chồng người Việt rất đằm thắm, chân tình.  Họ đối đãi với nhau rất lịch sự và tương kính.

 

Tiếng xưng hô của Chồng với Vợ trong gia đình gồm có: Em, Cưng, Mình, Bu nó, Má mày, Má nó, Má thằng cu, Mẹ nó, Bà, Bà nó, Mợ, Mợ nó, Mình, Bậu, v.v.

 

Tiếng Chồng gọi Vợ trong khi nói chuyện với người khác gồm có: Nhà tôi, Bà nhà tôi, Má tụi nhỏ, Má sắp nhỏ, Má bày trẻ, Tiện nội, Nội tướng tôi, Bà xã, Bà xã tôi, Vợ tôi, v..v..

 

Tiếng xưng hô của Vợ với Chồng trong gia đình gồm có: Anh, Cưng, Anh nó, Ba, Ba nó, Bố, Bố nó, Bố mày, Bố thằng cu, Ông xã, Cậu, Cậu nó, Ông, Ông nó, Mình, v.v.

 

Tiếng Vợ gọi Chồng trong khi nói chuyện với người khác gồm: Nhà tôi, Ông nhà tôi, Ba tụi nhỏ, Ba sắp nhỏ, Phu quân tôi, Ông Xã, Ông Xã tôi, Ông Chồng tôi, Anh ấy, v.v.

 

Nên biết thêm: Tại một vài nơi ở miền Trung người ta gọi Cha hoặc Mạ và thêm tên đứa con đầu: chẳng hạn đứa con đầu tên Long thì vợ gọi chồng là “Cha thằng Long”; chồng gọi vợ là “Mạ thằng Long”; và người ngoài xung hô là “ông Long,” “Mụ Long” chứ không gọi tên thật (còn gọi là tên tục).

Những cặp vợ chồng đứng đắn, có giáo dục không bao giờ gọi nhau bằng “Mày,” “Thằng đó,” “Con đó” và xưng “Tao.”  Họ tìm những lời lẽ dịu dàng đầy tình cảm yêu thương để gọi nhau. Chính vì thế mà tiếng xưng hô giữa vợ chồng người Việt có rất nhiều, hơn xa tiếng xưng hô của vợ chồng người Tây phương.

C- Anh Chị Em của Cha Mẹ, Anh Chị Em Họ

– Anh của cha: Cả 3 miền gọi là Bác.

– Vợ của anh cha:  Cả 3 miền gọi là Bác.

– Em trai của cha:  Cả 3 miền gọi là Chú.

– Vợ em trai của cha:  Cả 3 miền gọi là Thím.

– Chị của cha: Bắc gọi là Bác; Trung, Nam gọi Cô (hoặc O)

– Chồng chị của cha:   Bắc gọi là Bác; Trung, Nam: Dượng (hoặc Trượng)

– Em gái của cha: Bắc, Nam gọi Cô; Trung gọi O.

– Chồng em gái của cha: Bắc gọi Chú; Nam, Trung gọi Dượng (hay Trượng)

– Anh trai của mẹ: Bắc gọi Bác; Nam, Trung gọi Cậu  – người Trung còn gọi “Cụ” (?)

– Vợ anh trai của mẹ: Bắc gọi Bác; Trung, Nam gọi Mợ – người Trung còn gọi là Mự (?)

– Em trai của mẹ: Cả 3 miền gọi là Cậu – người Trung còn gọi là Cụ.

– Vợ em trai của mẹ:  Cả 3 miền gọi là Mợ – người Trung còn gọi là “Mự.”

– Chị của mẹ: Bắc gọi Bác; Trung, Nam gọi Dì.

– Chồng chị của mẹ: Bắc gọi Bác; Trung, Nam gọi Dượng (Trượng).

– Em gái của mẹ: Cả 3 miền gọi là Dì.

– Chồng em gái của mẹ:  Bắc gọi Chú; Trung, Nam gọi Dượng (Trượng)

– Anh chị em họ: Cả 3 miền vẫn gọi là Anh, Chị, Em như anh chị em ruột. Nhưng cấp bậc anh chị họ có nơi dựa trên tuổi tác cá nhân, có nơi, đặc biệt ở miền Trung, thì tùy vị thế trên dưới của các bậc cha mẹ. Chẳng hạn người con của chú mình dầu lớn hơn mình cả 20 tuổi nhưng vẫn gọi mình bằng Anh và mình gọi lại bằng Chú (tức là Chú em).

– Bác, chú cô dì… gọi các con anh em mình bằng Cháu.

Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là Bác, và cấp nhỏ là Chú Cậu Cô Mợ và chứ không dùng chữ “Dượng.”

Nên biết thêm: Người Nam và Trung ưu tiên về nội ngoại, thân sơ. Dì thì luôn bên ngoại dù tuổi cao hay thấp, Cô (hoặc O) thì luôn bên nội dù là chị hay em của cha. Chú thì chỉ dùng cho em cha, thuộc bên nội thôi. Người không thuộc dòng máu cha mẹ thi gọi là Dượng (hay Trượng), Mợ, Thím để phân biệt với Bác Trai, Chú, Cô, Cậu là anh em ruột thịt. Chỉ có cách gọi Bác Gái (vợ anh trai của cha) là một ngoại lệ.

II- Xưng Hô ngoài xã hội

Ngoài xã hội, cách xưng hô từ trường học, cơ quan chính phủ, sở làm cho đến chợ búa thực ra không có một quy tắc, nguyên tắc hay định luật nào nhất định viết trên giấy tờ.  Cách tốt (và an toàn) nhất là dù ở hoàn cảnh nào, vị trí nào, mình luôn luôn khiêm tốn, lịch sự, lễ phép, tình cảm và tế nhị; tránh làm phật lòng, xúc phạm người khác.  Kết quả của sự cẩu thả, tủy tiện có thể gây đổ vỡ thiệt hại cho bản thân mình và người khác.  Nên nhớ là “Golden Rules” (“So in everything, do to others what you would have them do to you” – Matthew 7:12” – Đừng làm cho người khác những gì mình không muốn người khác làm cho mình”) sẽ là chân lý cần thiết muôn đời: Tôn trọng người thì người sẽ tôn trọng mình là vậy.

1) Xưng hô ở nơi công cộng, chợ búa

Đây là hoàn cảnh dễ gây lúng túng nhất cho chúng ta bởi vì đối tượng là người xa lạ.  Trường hợp này chúng ta phải tùy thuộc vào sự quan sát và ước đoán về tuổi tác và giới tính mà xưng hô.  Điều cần nhất vẫn là phải khiêm tốn lễ phép và tế nhị. Tôi đề nghị một điều “Nếu mình ở thế kẹt, không biết phải xưng hô như thế nào cho phải phép, cho thỏa đáng thì cứ mạnh dạn hỏi người mình đang phải nói chuyện là mình nên gọi họ như thế nào?”  Người Mỹ họ hay làm như vậy (“What should I call you?”); rất an toàn.

2) Xưng hô ở Trường Học

Văn hóa Việt Nam đề cao việc học hành và sự giáo dục; đồng thời kính trọng người dạy dỗ; xếp hạng và nâng cao bậc “Thầy, Cô” lên trên cả cấp sinh thành (bậc cha mẹ).  Thành ra, lễ phép trong việc xưng hô với Thầy Cô là chuyện phải làm.  Kể ra, xưng hô với Thầy Cô cũng đơn giản: “Thưa Thầy,” “Thưa Cô…” không gọi Thầy Cô bằng tên tục.  Chúng ta có thể xưng Em (hay Con) là đủ.  Ngay cả trường hợp ở dưới quê, học trò đi học trễ tuổi nên tuổi tác gần như suýt soát với Thầy Cô nhưng vẫn phải xưng hô với Thầy Cô như các học trò nhỏ khác.  Ở bậc Đại học thì có vẻ thông thoáng hơn.  Sinh viên còn có thêm thông lệ xưng hô với Thầy Cô qua học hiệu như “Thưa Giáo Sư,” Thưa Tiến sĩ…”  Sinh viên lớn tuổi có thể xưng “Tôi” thay vì “Em” hay “Con.”

3) Xưng hô ở sở làm, tại các cơ quan chính quyền

Sở làm, nhất là công sở, không phải là gia đình do đó các nhân viên nam hay nữ phải thẳng thắn dùng đại danh từ cho ngôi thứ nhất là “Tôi” – không có ngoại lệ.  Ngôi thứ hai (đối tượng được gọi) có thể được gọi là Ông, Bà hay Ông, Bà cộng thêm chức vị (Thí dụ: Ông Giám đốc, Bà Chủ Tịch Ban Quản Trị…).  Tuyệt đối không dùng các danh xưng có tính cách thân mật quen thuộc của gia đình như Chú, Bác, Cô, Dì, Cậu Mợ, Thím, Anh, Em, Con, Cháu v.v..  Chuyện đáng buồn là ngày nay cách gọi thiếu dân chủ, thiếu đứng đắn, thiếu chuyên nghiệp loại này đã lan tràn qua mọi ngõ ngách lớn nhỏ của công sở đến cả các cấp cao nhất của chính phủ cộng sản và cả ngoài xã hội dân sự.

Tôi xin trích một đoạn đối thoại trong một cuộc họp báo tầm quốc gia về vấn đề lớn (đó là “cá chết / môi trường”)  có tính cách quốc tế giữa ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường của vi-xi và một phóng viên báo chí trong nước như sau:

Phóng viên:

– Không.  Không.  Em chỉ hỏi là mình nên đưa ra một cái mốc thời gian…

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Võ Tuấn Nhân ngắt lời:

– Không. Không. Để cho anh nói hết.  Nói riêng với em…

Trới đất! “Anh-Anh/Em-Em” cái nỗi gì ở chỗ đang nói chuyện đứng đắn và chuyên nghiệp này…  Đây đâu có phải là lúc nói chuyện thường tình mà cứ phải dùng cái “văn hóa du kích” khi còn đắp mô đặt mìn chặn xe đò trong sự nghiệp “chống mĩ cứu nước,” hay lúc tình cờ gặp nhau khi đang khiêng tải đạn dược, chuyển quân dụng ở trên “đường mòn hồ chí minh” dưới “địa đạo củ chi?!”  Tương tự, một vấn đề đã nêu ở trên của một ông người Việt tị nạn gọi Thị Trưởng Tạ Đức Trí là “Anh Thị trưởng” cũng sai trái y hệt như vậy thôi:  Hoàn toàn thiếu đứng đắn và rất chướng…  Nghe rất bịnh.

III- Vài đề nghị thay đổi cách xưng hô

Qua sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật, nhất là kỹ thuật tin học, chúng ta có cơ hội tiếp  xúc với các văn hóa lớn ngoài Việt Nam chỉ qua vài cái “bấm” trên “con chuột điện tử.” Có nhiều cái hay của họ mình nên học hỏi; đồng thời những cái gì tốt, những cái có tính cách cá biệt bản sắc dân tộc Việt Nam, chúng ta cần phải duy trì và phổ biến đến họ.  Chúng ta sẵn sàng hòa nhập và hội nhập nhưng nhất định không chịu (để) văn hóa 400 ngàn năm của mình hòa tan (melting) vào những văn hóa lớn rồi bị tiềm thực.  Tuy vậy, không nên quá bảo thủ: Cái hay cần học hỏi; cái dỡ nên bỏ bớt đi.  Chúng ta không cần một cuộc cách mạng văn hóa mà chỉ cần một sự thay đổi thận trọng để thích hợp; nhất là cần một sự dân chủ hóa các lối gọi, xưng hô ở cơ quan chính quyền và ngoài xã hội.  Người dân đen yếu nhỏ bé thiếu quyền lực, cũng như giới trẻ thiếu kinh nghiệm không thể bị gọi người lớn, cấp trên một cách thấp cấp khinh miệt như “Mày, “Chúng mày,” “Em,” “Cháu…”

“.. còn trời còn đất còn non nước,

có lẽ ta đâu mãi thế này.”

(NCT)

“… lời nói không mất tiền mua,

lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

(Ca dao)

Trần Văn GiangOrange County, ngày 24 thàng 2 năm 2017

———————————————————–

TỨ HÀNH XUNG !!

Tôi nhất định đòi Thầy Bu tôi phải cưới Hương cho tôi. Tôi thích nàng, tôi yêu nàng và tôi phải lấy nàng cho bằng được. 


Nếu Thầy Bu tôi không hỏi cưới nàng cho tôi thì tôi sẽ bỏ nhà ra đi, đi giang hồ hay đi theo Việt Minh cho Tây nó bắn tôi lòi ruột ra. 
Chẳng thà thế chứ sống mà thiếu Hương tôi sống không được. Tôi cũng đã ngỏ ý ấy với nàng và nàng bảo hễ cứ có mai mối bên nhà tôi tới là bên nhà nàng bằng lòng ngay.


Tình yêu của tôi đối với Hương nó vĩ đại và mãnh liệt như thế có lẽ cả làng ai cũng biết. Biết nhưng có ai giúp gì được cho tôi đâu, có khi họ còn nói ra nói vô khiến Bu tôi càng quyết liệt không cho tôi lấy Hương, và khi nghe tôi doạ đi theo Việt Minh cho Tây nó bắn tôi lòi ruột ra, Bu tôi còn bảo :

– Chẳng thà Tây nó bắn mày chứ Bu giết mày không được con ạ – Bu tôi rơm rớm nước mắt – Ðẻ mày ra, nuôi mày tới bây lớn sao tự dưng mày lại không muốn sống nữa hở con ? Gái làng này thiếu gì sao mày không lấy mà mày lại đòi lấy cái con tuổi Cọp ấy ? Mày tuổi Lợn mà Bu lại cưới vợ tuổi Cọp cho mày thì có khác nào Bu giết mày không ? !

 Thầy Bu tôi hiếm muộn chỉ sanh được có 8 người con, 5 trai 3 gái. Các chú các bác tôi người nào cũng từ 10 đến 12 con cơ. 


Chỉ cái việc có 5 thằng con trai thôi mà đã gây ra một sự xì xèo rồi. Người ta bảo sanh 5 đứa con gái là sanh được “Ngũ Long Công Chúa” quý lắm, cha mẹ thế nào cũng được nhờ, tha hồ ngồi rung đùi mà hưởng. Chả thế mà ca dao Việt Nam ta đã có những câu :

Mẹ sinh con trai làm chi 
Ðầu gà má lợn đem đi cho người ! 
Mẹ sinh con gái như tôi 
Ðầu gà má lợn mẹ ngồi mẹ xơi !

Lúc đầu Bu tôi làm liền tù tì một lèo 3 đứa con gái, thầy tôi khoái chí bảo : “Bu mày ráng thêm 2 con tèo nữa cho đủ Ngũ Long Công Chúa, sau đó làm thêm vài thằng cu tí nữa là tha hồ mà sướng !” Nhưng Bu tôi chỉ sanh có 3 đứa con gái, kế đó lại làm một lèo 5 thằng con trai rồi thôi luôn.

Chơi tam cúc có 4 con tốt cùng loại đỏ hay đen thì gọi là tứ tử, có 5 tốt là ngũ tử. Tứ tử trình làng, ngũ tử cướp cái, khéo chơi một chút là ăn trùm làng. 
Còn đẻ mà 5 thằng con trai thì người ta lại bảo là “ngũ quỷ “, thế nào trong 5 thằng cũng có một, hai thằng chẳng ra gì. 


Trong 5 anh em trai thì tôi là thằng thứ 3, nếu tính cả 3 người con gái thì tôi là thằng thứ 6.

Hai ông anh trước tôi đã lập gia đình rồi, các ông ấy củ mỉ cù mì, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Lấy vợ xong là chí thú làm ăn, chỉ mong sao nói được nghiệp nhà, cầy ruộng cấy lúa. Nói một cách giản dị là làm một anh nông dân chứ không có cao vọng gì cả. Hai đứa em trai thì còn đi học, chúng chưa biết gì, có muốn vợ cũng phải chờ vài năm nữa.

“Nữ thập tam, nam thập lục” các cụ ta đã bảo như thế nên dù tôi mới 16 tuổi đã đòi vợ cũng không ai nói gì được. Cái điều ồn ào nhất là tôi tuổi Heo mà lại đòi lấy vợ tuổi Cọp. Hương kém tôi 3 tuổi, mới 13 thôi mà trông cứ mơn mởn ra, mỗi lần gặp nàng là tôi chỉ muốn cắn cho một cái. Trai làng tôi nhiều thằng nhìn nàng đôi mắt cứ hau háu, thèm nhỏ dãi, nhưng chúng chỉ dám đứng xa xa mà nhìn thôi chứ không dám xáp lại gần. 


Lấy vợ tuổi Cọp để về chầu ông bà ông vải sớm à ? ! 

Con gái tuổi Dần khó lấy chồng lắm, chả biết đã có bao nhiêu bà bị ở giá suốt đời vì sanh nhằm năm Dần và đã có bao nhiêu ông sớm ngỏm củ tỏi vì lấy phải vợ tuổi Cọp, thế nên người ta vẫn cứ kiêng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” mà lị !

Thầy tôi ngày trước có đi lính Pháp, dù gì thì cũng đã có tiếp xúc với Tây học một tí nên không đến nỗi nào. Thấy tôi tuyên bố nhất định phải lấy Hương, dù hôm trước cưới, hôm sau có đi ngủ với giun ngay cũng cứ lấy, thầy tôi bảo :
– Nó đã nhất định như thế thì mình cứ đi nói con đó cho nó. Biết đâu thằng này chẳng đặc biệt hơn người ta, tôi nghe kể heo rừng mà thuộc loại “lăn chai” thì Cọp cũng chả làm gì được !
Nghe thầy tôi nói, tôi đã mừng mừng nhưng Bu tôi lại gắt lên :
– Ông có đẻ đâu mà ông đau, đã không cản nó thì chớ lại còn “nối giáo cho giặc”, không nghe cụ Lý Ngọ bảo “Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung” đấy à ? Ai lại đi cưới con gái tuổi Dần về cho con mình, có mà điên !
Thầy tôi cười khà khà :
– Gớm, cái lão Lý Ngọ ấy nói đã chắc gì đúng. Lão để mồ, để mả, coi hướng nhà hướng cửa, bói toán cho người khác thì được thế mà chính lão lại nghèo rớt mồng tơi !

Cụ Lý Ngọ người làng bên, làm thầy địa lý và coi bói, cũng phét lác khiếp lắm. Nhờ cụ coi thế đất hoặc sửa hướng cửa, hướng nhà cho thì chỉ một bữa rượu với vài đồng bạc. Cụ khoe là đã để mồ để mả cho nhiều người, có người nhờ Cụ mà ăn nên làm ra hoặc con cái học hành đỗ đạt làm đến tri phủ, tri huyện, còn những hạng như lý trưởng, chánh tổng thì khối. Có điều Cụ làm cho người ta được, còn làm cho chính mình lại không được, hoặc giả là Cụ quên chưa làm cho mình nên lúc nào Cụ cũng chỉ có một cái quần cháo lòng với cái áo the thâm rách và cái khăn xếp gián nhấm tứ tung. 

Một hôm đi qua trước cửa nhà tôi, cụ đứng ngắm nghía một lát rồi lững thững bước vào. Nghe chó sủa, thầy tôi chạy ra, may mà đúng lúc, nếu không thì Cụ đã bị mấy con chó cắn cho te tua rồi, “chó cắn áo rách” mà lị !
Sau một tuần trà nước, Cụ bảo :
– Tại căn nhà này quay về hướng Nam , chứ nếu mà hướng Bắc thì ông đã có 5 đứa con gái thay vì 5 thằng con trai rồi !
Chắc ý Cụ muốn nói thay vì “Ngũ Quỷ” là “Ngũ Long” chứ gì. Thấy tôi ngồi học ở bàn, Cụ gọi đến cho Cụ coi, ngắm nghía một lát, Cụ phán :
– Thằng này tướng mạo coi cũng tạm được, nhưng mặt này là mặt “bán Trời không mời Thiên Lôi” đây !

Khi Cụ đi rồi, tôi nghe thầy tôi lẩm bẩm :
– Làm cửa về hướng Bắc để mùa Ðông gió Bấc thổi vào cho mà chết rét, còn nhà có nhiều con gái chỉ tổ lo ngay ngáy chứ nước mẹ gì, dốt thế mà cũng bàn !
Riêng tôi, chỉ nhìn hình dáng cụ là đã chán rồi, tôi hỏi Thầy tôi :
– Chắc nhà ông thầy Ðịa Lý này ngon lành lắm hở Thầy ?
– Không bằng cái bếp nhà mình !

Có tin vào thầy bói cũng chỉ nên tin một phần nào cho nó vui thôi chứ chẳng nên tin nhiều làm gì. Những vị có chân tài, đọc nhiều, hiểu rộng và có nhiều kinh nghiệm chả nói làm gì, còn phần đông là những tay ấm ớ, nghèo rớt mồng tơi lại chỉ cách cho người khác làm giầu mới tiếu lâm chứ ? ! 


Cứ tin vào những điều các vị ấy tán hươu tán vượn thì có ngày đổ thóc giống ra mà ăn ! Làm cái gì cũng phải coi ngày, coi giờ, hạp với không hạp, kiêng cái này cữ cái kia … 


Cứ như việc lấy vợ của hai ông anh tôi thì rõ. Trước khi cưới dâu, Bu tôi đã nhờ thầy so tuổi, coi ngày đủ thứ, thế nên 2 ông anh tôi mới dinh về được hai bà vợ, một bà thì như cái hột mít, còn một bà lại gầy đét như con cá hố ! Hai người con dâu này đều do Bu tôi chọn cả. Tôi ấy à, nếu không lấy được người tôi yêu chẳng thà tôi ở giá cho đến già hoặc đi theo Việt Minh cho Tây nó bắn lòi phèo ra chứ nhất định không chịu bắt chước mấy ông anh tôi.

Thầy tôi xem chừng đã ngả hẳn về phía tôi, chỉ riêng Bu tôi là còn găng lắm, có lúc bà nổi cơn tam bành chửi tôi thậm tệ, bà nhiếc :
– Cho mày đi học ngậm bút sắt hay ngậm cái gì mà mày ngu thế ? Tử tế không muốn lại muốn rước cái của nợ vào mình.
Có lần Bu tôi lại dùng tình cảm để lung lạc tôi, bà mếu máo :
– Mày có chọc phá đền miếu nào không hở con, để đến nỗi những người khuất mày khuất mặt nổi giận mà phạt mày trở nên dở dở ương ương thế ? 
Có thì bảo cho Bu biết để Bu sửa lễ tạ lỗi cho, kẻo càng ngày nó càng lậm vào thì khổ đấy con ạ, chứ cưới vợ đẹp về rồi lăn đùng ra chết thì cưới làm gì ? ! Mày nghe lời Bu đi, chọn con khác, hễ Bu nhờ thầy coi tuổi mà thấy hạp là Bu cưới ngay cho !

Mặc Bu tôi nói gì thì nói, tôi vẫn khăng khăng chỉ lấy Hương của tôi thôi. Nói mãi mỏi mồm, Bu tôi bèn đổi chiến thuật là không thèm nói gì đến tôi nữa. 
Trong làng tôi lại có tiếng xì xèo : “Ðã bảo là đẻ 5 thằng con trai, Ngũ Quỷ thì thế nào chả có một, hai thằng chẳng ra gì mà” !  Ngoài ra họ còn đồn tôi là thằng dở hơi hoặc điên điên khùng khùng …

Một lần Dì Năm, em gái của Bu tôi tới chơi, lấy tay sờ trán tôi như mấy bà mẹ thường khám xem con mình có ấm đầu không, rồi Dì hỏi :
– Mày có bị làm sao không thế hở con ?
Tôi hỏi lại :
– Làm sao là làm sao hả Dì ?
– Nghĩa là mày có ốm đau, bệnh tật gì không mà mày lại kỳ cục thế ?
– Con có làm gì đâu mà Dì bảo là kỳ cục ?
– Không kỳ cục làm sao mày tuổi Hợi lại đòi cưới con vợ tuổi Dần ?
– Thế tuổi nào mới lấy vợ tuổi Dần được ?
– Không tuổi nào lấy vợ tuổi Dần được !
Tôi ngập ngừng :
-Thế nếu Dì cũng tuổi Dần thì Dì có bảo là không tuổi nào lấy vợ tuổi Dần được không ?

Bu tôi đứng bên cạnh, cho là tôi hỗn với Dì, sẵn tay cầm cái chổi, bà đập lên đầu tôi cái cốp làm tôi giật mình bỏ chạy. Thế mới biết ở đời làm chuyện gì cũng phải có quyết tâm mới được. Việc càng khó thì quyết tâm càng phải cao, chứ nếu cứ xìu xìu ển ển, đến đâu hay đến đó thì còn lâu mới thành công được. 

Thầy tôi tuy đã ngả hẳn về phía tôi nhưng là theo kiểu thụ động thôi, chứ Thầy tôi cũng không thể bênh vực tôi một cách tích cực được, dù gì thì cụ ông cũng phải nể cụ bà chứ ! 


Riêng tôi, đã “chót đành phải chết”, làm một phát tháu cáy. Nếu Bu tôi theo ván bài này tới cùng có lẽ tôi phải đổi chiến thuật khác. Thú thật, bỏ Hương để lấy người khác thì tôi không bỏ được, còn bỏ nhà đi theo Việt Minh cho Tây nó bắn lòi phèo ra tôi cũng teo lắm, thế nhưng tôi vẫn phải tố một cú chót xem sao.

Một hôm tôi giả vờ sắp xếp quần áo bỏ vào một cái rương nhỏ, như đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa.  Tôi cố làm dềnh dang cho Bu tôi thấy. Quả nhiên, tưởng tôi sắp bỏ nhà đi xa thật, Bu tôi khóc bù lu bù loa :
– Ối giời ơi, con ơi ! Mày tính bỏ Thầy bỏ Bu mày đi thật đấy à ? Mày muốn lấy vợ thì Bu lấy cho mày chứ Bu có cấm cản gì mày đâu ? 
Chẳng qua là Bu chỉ không bằng lòng cho mày lấy cái con tuổi Dần ấy thôi. Ðẻ mày ra, nuôi mày từ lúc một bàn tay không hết, hai bàn tay không đầy cho tới bây lớn để mày giả nghĩa Thầy, nghĩa Bu như thế đấy hở con ? !

Dù chỉ mới dàn giáo thế thôi chứ tôi đã định đi ngay đâu, nhưng thấy Bu tôi khóc thảm thiết quá, tôi cũng mủi lòng nước mắt, nước mũi chảy lã chã, nói không nên lời :
– Bu không thương con thì Bu cứ để con đi chết trận chết mạc, chết Đông chết Tây cho rồi ! …
Quả thật là tiến thoái lưỡng nan. Làm cho Bu tôi tưởng là tôi sắp đi, bây giờ không đi cũng kỳ, còn đi thật thì biết đi đâu ? 

Ðang lúng túng không biết phải làm sao, thì may quá, cậu Út tôi tới. Bên Ngoại tôi chỉ có cậu Út là người danh giá và có uy tín với chúng tôi hơn cả. Chẳng những cậu có uy tín với đám trẻ mà còn uy tín cả với người lớn nữa. 
Cậu có bằng “Ðíp lôm” lại đang làm Nhật Trình ở trên Hà Nội. Ngày đó ở quê tôi, các vị làm văn, làm báo được coi là danh giá lắm. Cậu Út làm Nhật Trình tức là làm báo. 


Thỉnh thoảng cậu mới về thăm nhà một lần, đầu cậu chải “bi-dăng-tin” bóng loáng, tóc để cánh gà úp sát vào tai, chân đi giày “đơ-cu-lơ,” quần tây trắng, áo sơ mi trắng bỏ trong quần, túi áo cài chiếc bút máy hiệu “Kaolo,” thứ bút mà mỗi khi viết phải mở nắp rồi xoay xoay cho cái ngòi bút trồi lên, viết xong lại vặn cho cái ngòi bút tụt xuống rồi đậy nắp lại.

Ngày ấy bọn trẻ chúng tôi thì thào chỉ mấy ông làm Nhật trình mới có loại bút đó. Mỗi lần cậu Út về, cậu kể chuyện Hà Nội tưng bừng, cậu nói gì người lớn cũng như đám trẻ chúng tôi đều tin hết. Bước vào nhà, thấy Bu tôi đang bù lu bù loa, còn tôi thì mếu máo, cậu mới hỏi đầu đuôi sự việc. 


Bu tôi kể câu chuyện tôi đòi lấy vợ tuổi Dần cho cậu nghe. Ðợi Bu tôi nói xong, tôi cũng bày tỏ nỗi lòng để cậu hiểu.
Nghe xong, Cậu cười cười hỏi tôi :
– Cháu định lấy cái con Hương, con ông Chánh Ðoàn ở xóm Giữa chứ gì ? Vừa rồi đi đường cậu cũng có gặp nó, con này được, đã thắt đáy lưng ong lại mảnh mày hay hạt …

Quay về phía Bu tôi, cậu tiếp :
– Chị mà được đứa con dâu như thế là quý lắm rồi còn đòi chi nữa. Còn cái vụ tuổi tác, hạp với không hạp, nó xưa quá rồi chị ơi. Cứ tin vào mấy ông thầy bói thì có ngày đổ thóc giống ra mà ăn rồi hoa hồng không chưng đi chưng hoa cứt lợn ! …


Thật cậu là người ăn học có khác, Cậu nói câu nào cứ chắc nình nịch câu ấy. Chiều hôm đó, Cậu ở lại dùng cơm với gia đình tôi và cũng nhờ sự dẫn giải của Cậu mà Bu tôi nghe ra.

Cuối năm đó, tôi rước được con Cọp yêu quý của tôi về nhà. Cậu Út tôi lại còn bảo :
– Cưới vợ rồi, nếu mày không muốn ở nhà quê thì lên Hà Nội làm Nhật Trình với Cậu. Cũng phải ra ngoài để mở mắt ra với người ta, chứ cứ lúi húi thế này mãi đến bao giờ mới khôn được ? !

Người xưa có câu “Không vào hang hùm sao bắt được Cọp con” thật đúng quá sức. Tôi không chỉ vào “hang hùm” một lần, mà đã mò mẫm vào nhiều lần, có thể nói là rất nhiều lần …


Cứ thế rỉ rả tôi đã khều ra được gần một tá Cọp con, con nào con nấy đều rất dễ thương, còn con Cọp mẹ thì càng ngày càng hiền khô à. Nghe đến đây có lẽ quý vị thầy bói cảm thấy ngứa tai, “nghịch nhĩ” lắm đấy : “Ừ, ba hoa cho lắm vào, đến khi lăn đùng ra chết nhăn răng mới không kịp hối !” Quý vị rủa tôi như thế cũng chẳng sao.

Tôi sinh năm 1935, tuổi Ất Hợi, còn con Cọp cưng của tôi sinh năm 1938, tuổi Mậu Dần. Con Heo 74, con Cọp 71 … Hai con ôm nhau ngủ đã gần 60 năm nay mà chẳng có chuyện gì xẩy ra cả. Giả như bây giờ tôi có nhắm mắt xuôi tay mà về chầu ông bà ông vải đi chăng nữa thì cái câu “Tứ Hành Xung” của quý vị thầy bói cũng là sai rồi ! …

 

Hưng Yên

————————————————-

Lá Số Vượt Biên

Phạm Hoàng Chương

Tôi lần đầu nghe nói về Tử vi năm 16 tuổi, học đệ nhị ở Saigon. Trong nhà có ông bác họ giải tử vi cho bà con trong gia đình, nghe bàn luận như vịt nghe sấm. Năm 23 tuổi đi dạy, 24 đi lính, mãi 26 tuổi được biệt phái về dạy lại mới được bác Hương, một bạn cũ của ba tôi, chấm giải giùm cho lá số tử vi. Còn nhớ mãi bác lập đi lập lại:

– Mệnh mày có Sát Phá Liêm Tham, hội Song Lộc, suốt đời không túng thiếu. 

Nghe thì nghe vậy chứ không khoái chí mấy, vì đinh ninh mình sẽ làm giàu nhiều hơn là chỉ “ không túng thiếu” như bác nói. Năm 1973, tôi 29 tuổi, mở một tiệm sách và tạp hóa lớn ở Phanrang, tiền vào như nước.

Đang khấp khởi mừng thầm vì “tam thập nhi lập”, thì đùng một cái, hơn 1 năm sau , Cọng sản vào, sự nghiệp sụp đổ, hết dạy học, đi tù cải tạo. Những năm sau đó, gian nan lao động vất vã, làm lò gạch, thợ mộc, đạp xích lô…

Cảm thấy tương lai bắt đầu đen tối, tôi cố gắng tìm câu giải đáp cho tương lai bằng cách tự nghiên cứu học hỏi tử vi, nhờ có dấu được một số sách về tử vi tướng pháp khi dẹp tiệm sách.

 Năm 1977, phong trào vượt biên bắt đầu nhen nhúm khắp nơi trên toàn quốc,tôi tự chấm lấy cho mình lá số và chạy qua tham khảo ý kiến bác Hương, người con trai bác, và mấy người bạn giỏi về tử vi.

Tuổi Giáp thân, sinh giờ Mẹo ngày 23 tháng 4 âm lịch, mệnh Thủy, tôi được cách Tham lang và Trường sinh đóng ở cung Dần ( sống lâu như ông Bành tổ), có Lộc tồn, Thiên mã ( học cao, tháo vát, kinh doanh giàu có), Phượng các, Bác sĩ, được Hóa Lộc ở Thiên Di và Hóa Quyền ở Tài xung và hợp chiếu.

Đó là số văn chương học giỏi, năng động, tài ba, kinh doanh giàu có, phú quí trường thọ. Cung Nô bộc có Tả hữu, Xương Khúc, Khôi Việt nên số làm giáo sư có đông học trò giỏi và bạn bè sang quí. Ngặt nỗi bị cách “Mệnh Kiếp Thân Không “ và cung Quan Lộc có Tướng quân, Phục binh, bị TUẦN nên tuy sắc xảo khôn ngoan mà cuộc đời thăng trầm lên voi xuống chó, công danh lận đận, nghề nghiệp thay đổi liên miên.

Thân cư cung Thiên Di là số xuất ngoại, nhưng bị Triệt chận, nên tôi hoang mang không biết có vượt biên ra nước ngoài bình yên hay không. Bấy giờ là chế độ bao cấp, đời sống cực kỳ khó khăn bi đát, tương lai của sĩ quan, trí thức chế độ cũ và con cái rất là tôi tăm, thê thảm, tôi thấy chỉ có con đường vượt biển là lối thoát duy nhứt cho gia đình.

Em gái tôi theo chồng ra Qui nhơn làm giấy giả đi bán chính thức năm 79, tới Hongkong. Nhiều người trong tỉnh cũng đi vượt biên lọt, bắn tin về, tôi náo nức đứng ngồi không yên, nhờ bác Hương coi kỹ xem có hy vọng ra đi không. Bác cứ chỉ sao Địa Không ờ cung Di, có Địa kiếp ở cung Mệnh chiếu lên, lắc đầu lia lịa:

– Đi vượt biên coi chừng “mạt”…. 

Tôi cãi: 

– Nhưng mà Thân cư Di là số sống tha hương, Mệnh có Thiên Mã, Tràng sinh…là may mắn hanh thông , được đi nhiều nơi. Thiên mã ở Dần là Mã trạng nguyên, rất đắc lực. Không Kiếp tuy là sát tinh, nhưng Đắc địa, đâu phải hãm địa. 

– Mã này chỉ đi loanh quanh trong nước thôi. Ông già tao cũng Thân cư Di mà chết ở nhà.

Tôi không tin tưởng bác Hương nữa, hay đúng ra không muốn tin, vì sau cuộc đổi đời, bác đoán sai cho mấy người , và họ đến kể tôi nghe chuyện thằng Hàng, con bác, mà người ta đồn là chính bác chấm tử vi đoán nó đi lọt, rốt cuộc bị công an bắt nhốt một năm tù mới được thả về.

Tôi có linh tính kỳ lạ, biết trước sau thế nào cũng đi được, chỉ có điều trễ nãi thôi, vì bị sao Triệt chận ở cung Di. Địa không là sao ác, chuyên mang xui xẻo, nhưng lại nhờ Triệt mà giải được nguy hiểm, chuyển Hung thành An, hơn nữa cung Phúc đức tôi có Tử Phủ Vũ Tướng, Khoa Quyền Lộc, Quang Quí (Ơn Trên che chở), quá sức tốt, làm sao có chuyện xui xẻo mạt vận xảy ra.

Trong 12 cung, sách nào cũng nói cung Phúc quan trọng nhất. Số tuyệt tự mà Cung Phúc tốt vẫn có thể có con . Mệnh xấu mà Phúc tốt vẫn có may mắn vào hậu vận.

Nghiên cứu đạo Phật từ năm 20 tuổi, tin ở nhân quả, nghiệp chướng, nên tuy gian nan lao động vất vã 7 tám năm trời, tôi vẫn lạc quan nuôi hy vọng bằng cách tụng kinh Pháp hoa, lạy Kinh Vạn Phật sám hối, bố thí phóng sanh làm phước, và tự hành hạ thân xác trong lao động nhọc nhằn để trả nghiệp.

Biết mình có cách “Mệnh Kiếp Thân Không”nên cuộc đời lao đao lận đận, lại Tham Kiếp đồng cung ở Mệnh , “như người ngồi thuyền lênh đênh trên sóng lớn” (theo Thái thứ Lang), tôi chấp nhận thương đau và thường xuyên niệm Phật xin gia hộ. 

Năm 1982, tôi đã 39 tuổi, bị cấm đạp xích lô (ở tỉnh nhỏ giáo sư mà đi đạp xich lô bị coi là cố ý bêu riếu chế độ), nên bán rẽ xích lô, xoay ra xin môn bài cho vợ buôn bán lặt vặt ở nhà sống qua ngày chờ thời.

Một hôm có bà X, một người bạn quen mẹ tôi từ Saigon dẫn ra một anh chàng nhà giàu tổ chức ghe đi tại Hải chữ, biển Phanrang. Anh hứa cho con cháu bà X và cha con tôi đi không trả tiền, nhưng chuyến đó bị mấy người chủ ghe gạt nên không thành.

Anh bỏ về Saigon gầy lại, hứa sẽ gọi tôi vào đi khi chuẩn bị xong. Một tháng sau anh gọi vào thật, dấu 2 cha con tôi ở một căn nhà ở làng quê mấy hôm. Nóng ruột,tôi lên Saigon chơi, có người khuyên tôi đi coi ông thầy nổi tiếng coi đúng về vượt biên ở chùa Pháp Hoa, thầy bấm quẻ nói :

– Có phải người đàn bà móc nối, người đàn ông tổ chức, họ hẹn vài hôm nữa đi , phải không?

 – “Dạ đúng”, tôi lạnh toát cả người.

 – Chuyến này không có đi được , về nhà đi. Anh chắc chắn sẽ đi, nhưng chưa đi bây giờ, về nhà buôn bán tạm một thời gian nữa. Mà sao đi bỏ vợ ở lại,không đi cùng?

 – Đi cả nhà nguy hiểm lắm thày ơi,lỡ có gì mất nhà,ở tù,chết cà gia đình.

Thày cho một lá bùa để bỏ vô ngăn tủ kính bán hàng. Quả nhiên một tuần sau, thấy con gái bà X. lủi thủi dẫn hai đứa con nhỏ trở về Phanrang đi học lại, vì chuyến đi ở Saigon bể.

Lúc đó, tình cờ tôi quen với Thành, con trai út cụ Thiên Lương ( thày tử vi nổi tiếng ở Saigon trước 75), bấy giờ đang làm công nhân viên ở Phanrang. Thành nói, ”Năm nay tiểu hạn anh vô cung Tý có Tử Phủ Vũ Tướng, có Khoa, Lộc, anh buôn bán có tiền.

Số anh trước sau gì cũng phải đi, bỏ nhà cửa lại, vì cung Điền trạch có Đại tiểu hao và Thân cư Thiên di. 

Tôi nghe lời, bán ra mấy chỉ vàng mua hàng giao vợ ở nhà mở mang buôn bán, tiền vô áo ạt, quanh năm thoải mái rong chơi, tụ họp bè bạn tính chuyện vượt biên. Thành không rành về coi chi tiết nên giới thiệu tôi cho Đông, mới 30 tuổi,ở ngoại ô, theo công giáo,nhưng lại có nhiều kinh nghiệm tử vi chính xác.

Đông rât bình dân, giản dị, tử tế. Đông giữ được nhiều sách tử vi và mấy chục tập Khoa học Huyền bí cho tôi mượn về đọc mở mang kiến thức. Sau 75, tôi chưa bao giờ có một người bạn tâm đầu ý hợp và tốt bụng như thế. Hai đứa đạp xe lang thang đó đây, say mê nói chuyện về Tử vi, trao đổi kinh nghiệm, dẫn chứng sự kiện. ..

Tôi đưa Đông coi lá số của đứa em trai đi du học Nhật trước 75, làm kỹ sư , bằng tuổi Đông. Đông coi kỹ, phát giác ra cách “Minh Lộc Ám Lộc”, trầm trồ tấm tắc khen ngợi mãi. Sau đó, Đông có vẻ trầm ngâm buồn bã: 

-Không ngờ tuổi Tỵ mà lại có người được cách này. Trong 1 vạn người mới có 1 người được cách này đó anh. Em cũng tuổi Tỵ mà không ra chi. Ăn học lên đại học, chạy trốn lính, tốn hết bao nhiêu tiền của mẹ em, đi vượt biên mấy lần trần ai gian khổ, rốt cục chẳng ra gì, bây giờ an phận đi cuốc đất, trồng bậy bạ trong vườn sống qua ngày.

Tôi thấy tôi có Phượng các ở Mệnh, là cách xuất ngoại, như con chim tung cánh bay đi. Cụ Phan thanh Giản lá số cũng có Phượng Các mà đi qua Pháp một dạo. Thiên mã là cách dời đổi, đi xa. Thân cư Thiên di,có Song lộc,Tứ linh, đều là cách làm ăn thành công ở nước ngoài.

Trong sách lại nói: ” người có Liêm trinh đóng Thiên Di, cả đời chỉ muốn đi”, đúng y chang, mà sao Đông và cả bác Hương đều không tin tưởng lắm. Bác Hương cứ lập đi lập lại:

 – Số mày có Song Lộc, Thiên Mã, hưởng di sản cha mẹ, làm ăn có tiền,chế độ nào cũng no ấm suốt đời, không sợ đói, nghe tao ở lại đừng có đi mà mang họa.

 Đông cũng nói:

 – Anh mạng Thủy, mà cung Thiên Di toàn sao Hỏa. THủy khắc Hỏa, lại bị Triệt Kim, ngũ hành xung khắc chọi nhau chan chát, không xuôi chèo mát mái chút nào, đi sợ có rắc rối…

Tôi hoang mang, buồn nản. Sau nhà, có bà bói bài Tây hồi xưa coi nổi tiếng, lâu lâu tôi lén chui vô coi, hỏi có thấy gì thay đổi mới lạ không. Bà ta nói,” Không, tôi chỉ thấy trên đầu anh toàn là chư Phật ngồi” , rồi lấy tay chỉ một hàng 5 sáu lá bài “đầm, già,và rô” màu sắc vàng đỏ sặc sỡ nằm trên lá bài bản mệnh mang số 7 do tôi bốc.

Tôi ngẫm nghĩ ,”bà này nói vớ vẩn”, nhưng rồi sau đó, sực nhớ lại mấy tháng nay tối nào cũng kính cẩn lạy sám hối mấy trăm vị Phật và tụng kinh Pháp hoa trường kỳ, nên chắc là chuyện Ơn Trên che chở ứng hiện vô bài, tự nhiên thấy rùng mình, ớn lạnh,vừa mừng vừa sợ.

Chương trình kêu gọi ngụy quân ngụy quyền đi “Kinh tế mới” phường xã ra rã thúc hối hàng tuần hàng tháng bên đít mà chưa thấy hy vọng ra đi nào le lói cả, tôi quay ra coi tử vi 2 đứa con, đứa nào cũng rõ ràng có số bỏ quê cha đất tổ, tha hương lập nghiệp vinh hoa phú quí .

Số bà xã cũng có Hữu bật đơn thủ cư Mệnh, là số chắc chắn ly hương. Nếu tôi không đi được, làm sao vợ con sống tha hương được. Trừ phi có phép mầu. Cung con cái tôi có Đại tiểu hao và Cô Quả, sách giải chỉ có 2 con và sau này con cái phiêu bạt ly tán. Tôi đã chết 1 đứa con trai đầu mới 13 tháng tuổi vì bệnh rồi (vì có Đại tiểu hao và 3 Sát tinh Kình, Linh, Hoả chiếu vào cung Tử tức), chỉ còn lại 1 trai 1 gái.

Đi vượt biên kỳ này cũng định bụng chỉ đem theo đứa con trai mà thôi. Đi cả gia đình lỡ bị bắt hết thì mất nhà, ở tù, lên kinh tế mới chết cả lũ. Chuyện ấy mà xảy ra thì tiêu hủy cả tương lai con cái, thà chết còn hơn. Lỗi ấy chắc chắn tôi sẽ ân hận suốt đời không bao giờ nguôi. Nhưng cung con cái có nhiều sao phú quí,phúc đức,may mắn, tại sao không thử một chuyến.

Vượt biên ngày càng khó khăn nguy hiểm, thương đứa con gái 5 tuổi mềm mại, hiền lành bé bỏng, không nỡ đày nó vào cảnh sóng gió, súng đạn, thập tử nhất sinh ngoài biển khơi. Mỗi lần đạp xe chở 2 con xuống biển tắm, bé Quỳnh thường ngồi chùn lại trên cát không dám xuống nước, khâm phục nhìn thằng anh 10 tuổi can đảm vùng vẫy dưới sóng, cười đùa ầm ỹ.

Cu Mẫn tuổi Quí Sửu, Mệnh đóng cung Sửu , có Hóa Quyền, Kình dương, Khôi Việt, có Tứ Linh, mắt sáng, phương phi, thông minh, khỏe mạnh, chuyên môn chỉ huy bắt nạt con nít hàng xóm. Một đứa như vậy mà khom lưng sống trong chế độ Cọng sản kỳ thị lý lịch thì còn gì là tương lai..

Bởi vậy vợ tôi đồng ý cho 2 cha con đi trước rồi tìm cách đưa 2 mẹ con sang sau. Năm đó là năm 83, tình cờ một hôm cùng tôi đi tắm biển và kiếm mấy người bạn đánh cá trong làng gần đó, Đông buột miệng bảo:

– Năm nay tiểu hạn anh có Nhựt Nguyệt sáng, lại thêm Đào Hồng Hỉ chiếu gia tăng sức sáng, rất may mắn. Đại hạn lại có Song Hao, chủ về đi xa, dời đổi, anh có nhiều hy vọng đi lọt. Em đã từng chấm cho mấy người có Nhựt Nguyệt sáng và họ đều đi lọt hết. Anh nên thử thời vận 1 chuyến. Tin em đi.

Tôi không bao giờ quên ơn Đông vì câu nói đó. Nó thúc đẩy tôi hơn bao giờ hết phải cương quyết ra đi, vì càng lớn tuổi càng khó xoay sở mưu sinh ở xứ người. Tôi coi lại tiểu hạn ở cung Sửu, có Âm Dương Xương khúc,Tả hữu,Khôi Việt. Trong sách nói, “Âm Dương Xương khúc nhi đắc lực”.

Tự nhiên, tháng ba năm đó, một người anh họ của bà xã tôi, cựu đại úy Chiến tranh chính trị đi tù cải tạo 8 năm ngoài Bắc được thả về, tìm gặp vợ chồng tôi rủ đi vượt biên do anh móc nối và tổ chức ngoài Nhatrang. Người anh gầy gò, nhỏ thó, nhưng 2 con mắt sáng quắc và nét mặt cương quyết.

Theo tướng pháp Trung hoa, người có cặp mắt sáng không bao giờ chết yểu. Tôi tin anh có thể làm được việc, vì Nhatrang là quê hương thơ ấu của anh, và bà chị vợ tôi , có sạp vải lớn ở Chợ Đầm, rộng rãi chi tiền cho anh lo.

Cứ vài tuần tôi lại đi xe đò ra Nhatrang hỏi thăm tin tức rồi về lại trong ngày để láng giềng khỏi nghi ngờ. Thỉnh thoảng anh hay chị vợ cũng vào Phanrang ghé chơi, báo cáo tiến trình tổ chức.

Trước đó hơn 1 năm, 2 em gái tôi vượt biên lọt qua Thụy sĩ, nên công an, tổ trưởng, láng giềng hay để ý dò la theo dõi, đoán thế nào cũng có ngày tôi sẽ đi. Tôi phải mua xi măng, mướn thợ hồ đổ 1 đống cát trước nhà để xây cầu tiêu buồng tắm mới trong nhà, đánh lạc mọi sự nghi ngờ.

Trong 3 tháng, 2 lần tôi dẫn con ra theo tin nhắn của anh, 2 lần phải quay về cùng ngày vì tổ chức bể. Thời gian đó, bác sĩ Khương (cũng tính đi vượt biên) rủ tôi xuống làng Hộ diêm coi 1 thày chỉ tay nổi tiềng, ông nói tôi không có đi kinh tế mới, mà lại có 80% hy vọng đi xuất ngoại.

Ông nói ở trong đám đông, tôi thường hay nắm chức vụ chỉ huy. Lên Đà lạt tìm gặp thày Hoàng Chiêm cầu xin một quẻ, thày coi rất kỹ, xác định có Quan thế Âm bồ tát che chở, cam đoan đi lọt.

Thời còn đi lính năm 69, tình cờ gặp thày ở đảo Cam ranh có mươi phút, nhìn qua mà thày đã nói “ anh sắp mặc áo trắng về lại dân sự”. Quả nhiên, sau đó được biệt phái về đi dạy lại.

Một cô bói bài nổi tiếng gần nhà cũng cho hay, từ năm 84 về sau, cuộc đời tôi bắt đầu lên hương. Cô chỉ cái đường “Voyage” trên bàn tay trái tôi mà nheo mắt cười nói: “Tương lai anh ở trong cái đường này, tin tôi đi”.

Lần thứ ba, tôi nhận được giấy báo của ông anh họ, dặn kéo thêm anh bạn trung úy Hải quân ở chung tù cải tạo để lái ghe cho chắc ăn. Không hiểu sao lần này tự dưng tôi buồn não ruột, linh tính chắc phải xa vĩnh viễn vợ con, có lúc suy tính tới lui căng thẳng đầu óc, đổi ý muốn ở lại cho xong. Nhưng có một sức mạnh thiêng liêng nào đó, của lý trí, hay của Nghiệp lực (?) bắt buộc tôi phải dấn thân.

Giờ ra đi, nhìn đứa con gái ngây thơ ngồi chơi với mẹ trên bộ ván mà 2 chân như muốn khuỵu xuống, xót xa không nỡ bước ra khỏi nhà. Y như thái tử Tất đạt Đa nhìn vợ con lấn cuối trước giờ bỏ nhà đi tu. Phải chi nó đòi theo thì tôi đã thuyết phục bà xã cho nó đi luôn, nhưng nó chỉ hỏi; “Má, ba với anh Mẫn đi đâu vậy má?”.

Lý trí và tình cảm dằng co rất mãnh liệt trong đầu óc tôi lúc bấy giờ, nhưng câu châm ngôn “Lòng mẹ là nơi trú ẩn chắc chắn nhứt trên đời” ngày xưa tôi đọc, hiện ra an ủi tôi , làm tôi nghẹn ngào, âm thầm gạt lệ ra đi.

Lần đó, chúng tôi xuống ghe, đi lọt tại bãi Lương Sơn, gần đèo Rù Rì. Ghe có 1 “bloc”, mà trai trẻ trong làng nghe tin kéo theo đi hôi, đông tới 84 người vừa già vưa trẻ chen chúc trên ghe, mực nước xăm xắp mạn thuyền.

Trời tháng 7 âm lịch, đêm tối mưa gió sụt sùi, như có quỷ thần che mắt, công an tuần tra không thấy, mọi sự đều may mắn êm xuôi. Ngày thứ nhì, ra tới hải phận quốc tế, mưa bão ầm ầm kéo tới, nước phủ chụp đầu nhiều phen, có mấy lần ngọn sóng cao như nóc nhà lấu hai tầng, từ xa ào ào kéo tới ai nấy nhắm mắt chờ chết.

Rồi hải bàn hư, mất hết phương hướng, con thuyền đi lạc lõng như người mù. Ngày thứ ba, ghe tắt máy, mấy chàng con ông già chủ ghe loay hoay sửa máy, tháo bù lon, con ốc ra bỏ một đống, ghe lềnh bềnh trên sóng, ai nấy xanh mặt , lo sợ thì thầm cầu nguyện.

Ông anh họ hô hào mọi người xé áo quần ra cột lại làm thuyền buồm, theo gió mà đi. May sao mấy tiếng đồng hồ sau máy xình xịch nổ lại. Ôi chao là mừng. Nói sao cho hết nỗi sung sướng, sống đi chết lại, lúc đó.Từ đó ghe cứ rề rề nương theo phía Bắc mà đi. Sáng ra thấy mặt trời mọc bên tay mặt, chiều thấy lặn bên tay trái, cứ thế mà đi.

Tới đảo Hải nam sau 10 ngày, chức sắc Trung quốc và dân chúng kéo nhau ra đón, chụp hình, cho ăn, cho ngủ lại 1 đêm, mua dầu và gạo nước đi tiếp 3 ngày nữa tới HongKong thì mưa như trút nước. Cha con ôm nhau quấn tấm nylon nằm chịu trận trong thuyền dưới cơn mưa lạnh.

Còn nhớ mãi đêm ấy là đúng rằm tháng 7, nằm êm ấm trong ngôi nhà lầu do cảnh sát đưa vào tạm trú, nghe cơn bão dữ ngoài khơi hoành hành, gió thổi ào ào ngoài cửa sổ, cây gãy răng rắc, cửa kính bể loảng xoảng, sáng ra nghe cảnh sát kể chuyện có cả mấy trăm chiếc ghe đánh cá xấu số bất hạnh bị sóng đánh chìm mất tích.

Mủi lòng thương xót cho những ngư phủ thân xác vật vờ đáy biển, bỏ lại vợ con, làm mồi cho cá. Cảm ơn Trời Phật che chở cho ghe con vừa kịp đến bờ bình yên, thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Ơn này biết đến bao giờ con mới trả được.

Trên đảo Hong Kong, suốt mấy tháng trời, tôi vẫn còn ngơ ngẩn trong đầu với tiếng sóng vỗ mạn thuyền róc rách và câu nói tiên tri định mệnh văng vẳng của Đông: ”Năm nay tiểu hạn anh có Nhật Nguyệt sáng, Đào hồng Hỉ, anh đi lọt.”… Vĩnh biệt Đông, vĩnh biệt,,…với những tháng ngày êm đềm đàm luận tử vi , đã đưa đến kết quả thành công ngày hôm nay, biết bao giờ mới được gặp lại nhau… .

Suốt 8 tháng ở trại cấm Chimawan, tôi tiếp tục xem tử vi cho nhiều người, và có 1 lần giảng pháp cho các em Gia đình Phật tử rất thành công nên các anh em huynh trưởng mời tôi mỗi tuần 1 đêm tới giảng giáo lý, đa số là người Huế.

Mồng 6 Tết năm Tý, tiểu hạn tôi bắt đầu chuyển qua cung Mệnh ở Dần, Lưu Lộc, Lưu Mã chạy vào nhập với Lộc Mã cố định. Lộc tồn chủ cho tiền bạc, nên tôi nhận được mấy trăm “đô” Mỹ em gái ở Thụy sĩ gửi cho.

Lại có Quyền Lộc,Tướng Ấn , Mã khốc Khách tập trung, làm vận hội tôi bốc lên như diều, đang buồn bã thương nhớ vợ con nơi quê nhà mà bị ép đứng ra nắm chức lãnh đạo đoàn thể ngoài ý muốn .

Dân tỵ nạn lúc đó từ trại Heilingchau chuyển qua nhập với Chimawan làm một, anh em Huynh trưởng GDPT 2 trại mở 1 phiên họp khoáng đại, bầu tôi lên làm Chánh Đại diện giáo hội Phật giáo trại tỵ nạn Hongkong.

Tôi từ chối vì có 1 thầy đại đức ở trại, xứng đáng hơn tôi. Tôi nói tôi không nắm vững hạ tầng bên dưới, anh em cứ nài ép, nói, “thày chỉ làm cố vấn, còn anh hồi ở Việt Nam có tham gia GDPT, rành giáo lý, lại trình độ giáo sư, sĩ quan VNCH, biết tiếng Pháp tiếng Anh, đủ uy tín và tư cách làm Đại diện hơn”.

May mà toàn thể các anh trưởng ban trong Hội quí mến và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ nên phong trào Phật giáo ở trại lên ào ào, mặt chìm có lễ tụng kinh cúng Phật hàng tuần, mặt nổi có sinh hoạt gia đình Phật tử ngoài sân, lôi cuốn dân tỵ nạn Việt Hoa tham gia đông đảo, ban giám đốc Trại rất nể mặt.

Chúng tôi đều đặn hàng tháng tổ chức tổng lao động vệ sinh trại một lần, hay giúp đỡ nhân lực cho ban giám đốc trại trong nhiều công tác phục vụ đồng bào tỵ nạn.

Một hòa thượng người Anh đến thăm trại, thuyết pháp trước gần ngàn người tham dự, được các anh em kính cẩn dàn chào tiếp đón, tổ chức chu đáo trang nghiêm. Khắp trại đêm đêm chỗ nào cũng nghe tiếng tụng kinh niệm Phật, khói nhang nghi ngút, tạo nên một môi trường đạo đức tốt cho cộng đồng tỵ nạn, không còn cảnh trộm cướp, đánh lộn, chửi mắng nhau hỗn loạn như trước.

Phong trào càng lên cao với sự chuẩn bị tổ chức Lễ Phật đản rằm tháng tư, vô số Phật tử (có thân nhân tỵ nạn làm việc ngoài trại gửi tiền cho) tiếp tế tiền bạc, cúng tiền rộng rãi. Anh em dự định tổ chức 1 đêm văn nghệ thật lớn và dựng Lễ đài thật cao.

Tôi vô cùng bận rộn trong trách nhiệm, quyền hạn, hội họp , thuyết pháp, viết kịch, tập kịch, và liên lạc Ban giám đốc trại. Gia đình nào có cúng giỗ cũng mởi “chánh đại diện” tới dự cho kỳ được.

Một tuần trước ngày Phật đản, đột ngột tôi được chuyển ra Trại 3 khám sức khỏe đi Mỹ, không kịp thấy cái kết quả rực rỡ của buổi văn nghệ và lễ đài mà nhiều người sau này ra gặp tôi kể lại.

Ngày Phật đản ở trại 3 tôi cũng cùng 1 số anh em lên xin phép Trại trưởng cho tổ chức Lễ Phật đản cấp tốc cho đồng bào tại đây. Sau đó, vì saoThiên mã cố định và Lưu thiên mã đồng cung mà tôi di chuyển liên miên, bay từ Hongkong ghé Tokyo, qua Manila ở Phi, từ Phi qua Mỹ, từ phi trường Los Angeles xuống San Diego, và từ San Diego lên Santa Ana chơi nhiều lần bằng xe hơi.

Vi có Lộc Mã và Lưu Lộc Mã đồng cung, thêm Hóa lộc chiếu mà tôi mang 2 túi xách tay đầy nhóc hàng T-shirt Trung quốc từ Hongkong qua Phi bán, vốn một lời hai mươi, sống thong thả suốt mấy tháng trời ở Phi.

Chưa hết, qua Mỹ ở nhà cô em họ bảo trợ ăn ở free, còn được trợ cấp xã hội AFDC hơn 500 “đô” và 250$ food stamps 1 tháng, lúc đó là một số tiền rất lớn đối với những người lìa bỏ quê hương tay trắng qua Mỹ tỵ nạn như tôi.

Sự bộc phát danh tài hưng vượng năm Tý, với những sao phú quí tốt đẹp hội tụ, làm tôi bắt đầu chú ý tới tầm quan trọng của tiểu hạn mỗi năm trong Tử vi, cũng như sức mạnh của tiền định , bởi vì từ đây, tứ cố vô thân, mất hết nhà cửa tiệm buôn, rơi khỏi vòng tay thương yêu che chở của đại gia đình ở Việt nam, phải nuôi một đứa con với hai bàn tay trắng bơ vơ và một kiến thức lam nham trên xứ người xa lạ, tôi cần biết trước vận hạn từng năm một để TIẾN hay THOÁI cho đúng lúc.

Là Phật tử, tin vào số mạng, tôi vẫn quan niệm không phải cứ ỳ ra mặc cho số mạng lôi kéo, mà phải dùng trí tuệ (TRÍ), đạo đức ( BI), và nghị lực (DŨNG) của chính mình để hành động đúng đắn trong cuộc mưu sinh, nương theo những chuyển động, phối hợp mầu nhiệm của các sao trong Tử vi trong từng tiểu hạn một năm và từng đại hạn 10 năm…

Tử vi như kim chỉ nam, người bạn thân, giáo sư cố vấn, hướng dẫn tôi xoay sở trong những năm đầu ở Mỹ, và nhiều năm về sau… Trời đã cho tôi một cái khiếu đặc biệt, tại sao tôi lại không biết khai thác nó, để tự lái đời mình, giúp mình, gia đình mình, và giúp những người xung quanh tiến bước an toàn trên con đường đời gai góc bí mật ..

Ở Việt nam, tuy gò bó như trong một cái nhà tù lớn, nhưng tôi còn nhà cửa ,tiền bạc , buôn bán thoải mái, đâu phải lâm vào con đường cùng mà liều mạng vượt biên ra đi vào mùa biển động không tính toán cân nhắc lợi hại.

Tôi cũng biết quí mạng sống, cũng biết sợ chết như mọi người. Bỏ nước ra đi là một quyết định sống chết, một mất một còn, phải nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng. Máy móc tốt, xăng nhớt lương thực đủ, bãi tốt, ngưởi chỉ huy giỏi là một chuyện, mà may mắn hay không là một chuyện khác. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Nếu chẳng may thất bại, nhà cửa sẽ bị tịch thu, tôi vào tù ngồi lại,vợ con sẽ mất hộ khẩu, ra đường ở, hay đi kinh tế mới.

Tôi yêu Tự do, nhưng nếu không có Ơn Trời che chở,không có Tử vi bảo đảm một chuyến đi an toàn, một tương lai sáng sủa hơn, thì giờ này ngồi đây, nghĩ lại, …có lẽ chưa chắc ngày đó tôi đã đủ can đảm liều lĩnh ra đi, nông nỗi đánh đổi tánh mạng 2 cha con lấy 2 chữ Tự do ở phương trời góc biển ngàn dậm xa xôi .

Tử vi ơi,Tử vi …xin cám ơn!

 

Phạm Hồng Chương

——————————————————-

To do or not to do politics for Homeland ?

 

Tiếp theo bài” Làm chính trị hay không làm chính trị cho quê hương” vừa phổ biến lại,

nhiều độc giả yêu cầu cho đăng lại hai văn bản Anh ngữ và Pháp ngữ cho các cháu không

thông thao Việt ngữ đọc. Bài này gồm có lời kêu gọi thiết tha các cháu sinh trưởng ở hải ngoại

góp phần tranh đấu và xây dựng Việt Nam tương lai tự do, dân chủ,

LTQ

To do or not to do politics for Homeland?

– What is politics ?

– To do or not to do, to participate or not to participate in politics?

– Politics with overseas Vietnamese

– We can’t ignore it anymore

– Tell the younger generation, the Lac Hong descendants

« I don’t do politics ». The short answer was once upon the lips of some Vietnamese when invited or called to participate in an activity, a task related to the fight for the freedom protection of South Vietnam before May 1975.

The same short answer was repeated by that number or used by some people of another generation, long after 1975, when they were called to support or participate in the fight to democratize and modernize Vietnam, bringing freedom and social justice to everyone, and to build a bright new opportunity for their homeland.

In both the periods before and after 1975, this brief answer implies a great meaning, has great consequences, and therefore needs to be dealt with seriously, commensurate with its importance.

What is « I don’t do politics ?», and vice versa, « Why am I in politics ? » as many others assert.  Here, I would like to understand political participation as a form of politics and to some extent, without any significant distinction between these two terms.

I – What is politics?

First and foremost, politics is about what people like or don’t like.( The word politics, although well defined in many countries, even in highly developed ones, people still have different perceptions about the word).

 

Although well defined, even people in highly developed countries people still have different perceptions about the word.

 We will not spend too much time defining the words but focusing on the choice of an attitude, of Vietnamese living in the country or abroad: political or non-political.

Politics covers a very vast field as many people understand it and the dictionaries of east and west have almost the same definition.

Politics is everything related to the work of ruling the people. To a broader extent, politics is the relationship between nations and international institutions, and among many nations themselves.

Politics is also civil service-related activities in a country. The theories of organizing a nation, the institutions, the doctrines, the credo of the political parties are at the front line of the political realm.

Politics is also a science, an art specializing in the governance of a country, joining or controlling a government; politics is also summarizing the incidents of a country: the political situation, political activities, political context, politics etc.

In Marxist terms, politics is the main part of superstructure (1), including the doctrines and politburo  structures of a nation built on infrastructure, as well as the forces and correlation of production that constitute the basic material of society. Apart from the class struggle language confrontation, the infrastructure was a system of roads, bridges, airports, ports, etc. all the means of vehicles and structures used for transportation and other purposes for the functioning of a national economy.

In short, few words are more meaningful than political ones, covering many important areas related to a nation, international institutions and the world at large.

II – Doing or not doing, participating or not participating in politics.

Extensive and clear definitions of political terms are commonly and universally accepted.  To clarify the issue of participation or non-participation, doing or not doing politics, is important for every one especially for us, the Vietnamese living in the country or the Vietnamese living abroad for any reason.  Such a clarification is more compelling given the fact that our unfortunate people had experienced violence and hardship during a fierce war for thirty years, and

 

when the gunfire was silent, over one million people had fled the country and thousands had perished during their journey for freedom while millions of others have been enduring an oppressive and corrupt regime controlled by the Vietnamese Communist Party (VCP) since 1975.  It is time to change now.

Before talking about our own level of political participation, let us look at this issue at some other countries. Humans have long been dubbed the “political animals”.
Indeed, with the definition just stated, more or less, in every country, everyone participates in politics, directly or indirectly, in one form or another, through actions in daily activities. Everyone has relationships that bind him / her to society, to his country, and to the exercise of civic rights in a democratic country such as elections, running for elected office is the most obvious manifestation of political participation. The vast majority of the people of democratic nations participate in politics through this popular form.

 Fighting against electoral fraud, demanding the right to stand for election, openly campaigning for one or more candidates means being political, committed to politics, serving and defending the nation’s democracy. Without these dynamic and courageous components, many underdeveloped countries would have been able to fall victim to dictatorship or not escape military regimes. The important change in the trend of democratization in Latin America in the past three decades is an indisputable evidence of this historic event.

Expressing an opinion, determining a position on an issue related to the interests of the country, the people, the world community is to participate in politics with the expression of ideas, a view of a people in a democratic free country.
Operating in an organization, a union, a political party means doing politics with the level of commitment to implement and serve an ideal, an ambition, a purpose beyond personal interests. The creation of a true democracy originates here because democratic learning and practice has taken place largely in the region, in this core environment.

Maintaining an important role in civil services, or participating in a government is making politics by sharing power and assuming responsibility before National Assembly. In general, when people have moved to the period of organizing to live as a community, a nation, most of them participate

 

in politics to contribute to the existence and development of their country.  Active participation, participation with deep awareness or in many times participating without knowing you participate because in many cases an agreement or disagreement, or even keeping silence before an action,  an incident that occurred within the country or in the world, was a political attitude, a certain level of political participation, open or silent, quietly.

Besides the political participation of the majority, of course, there are people who do not want to “get involved”, do not want to involve anything other than “earning” their living and advocating to close the door to the outside world. They just need to live with them in what they believe to be solid, despite the social and political “atmosphere” that changes behind the fragile, artificially insulated wall. In today’s interdependence of nations, the more a country cannot separate itself to exist alone, the less an individual can confine himself in his tiny universe. Reaching out of his limited scope, associating with the society around him, sharing common concerns, common hopes, implementing projects, common interests, sharing the sweet things in general, it is political participation. And it is the political capacity to organize society into a nation that makes a great distinction between human beings and animals even though both are creatures with no big difference from each other in a prehistoric ancient time.

Over the ages, from the primitive political consciousness to the heightened development, the creation of laws to rule the people was undertaken by good politicians with idealism, the capacity and morality that have contributed to the construction of national prosperity and the well-being of the world.  Unfortunately, a number of bad politicians have taken advantage of people’s trust by using violence to fight for power, and use evil to deceive the people.  These corrupt evildoers cooperate with accomplices who “do not do politics” but know how to make money with every means including cheap sale of conscience and honor.
There is no shortage of bad politicians as mentioned above throughout the ages across the globe, in dictatorial as well as democratic countries. There is a “worm that makes the soup spoiled”, but the more the worm in the political soup grows, the more harmful the consequences are for a society and a nation. The negative prejudice of some people for politicians and for politics in this context has stemmed largely from this pest.

 

Political corruption in certain circles should not diminish the desire in participating in politics.  Political participation requires commitment to serving the public and the common good. By accepting and enforcing rigorous professional and moral demands, by giving material and spiritual contributions and sacrifices, by accepting indispensable dangers, all for the success of a great mission, this is how one would experience the aura of public service. To participate in politics is to accept challenge against adversity, go beyond the small self of your individuality, mingle with people to work together for the community, for your country, for the world that we and our country must be a worthy and helpful component capable of delivering a contribution, not just begging for a lifetime.

 

Participating in politics is voluntarily taking part of the responsibility for the nation, opposing the attitude of being an outsider playing the role of an “impartial observer” while the country, our homeland is in a tribulation that urgently needs us to rise up now.

Long before 1975, in the fifties, the “blanket boss” component was disguised in various forms to cover up the fear of some people, reducing the ability of our effort against the expansion of the Communist Party to protect our freedom at that time. They did not like communism, they feared that the Communists would take over the North (before the Geneva Treaty of July, 1954, the Communist forces also called the Viet Minh occupied only part of the territory in the countryside and a few provinces in North and Central Vietnam) and South Vietnam, but they did not participate in politics for fear of wearing anti-Communist colors, and might one day get revenge. Unfortunately for them, the wisdom and thoughtful attitude did not help them avoid the plight of the entire people, when the country was split in 1954, one million people migrated from the North to the South and in the black April of 1975, millions including those who left the North in 1954, had to leave their homeland, turn and go all over the world.
III – Politics with overseas Vietnamese.

When speaking to overseas Vietnamese about this issue, I would like to refer to all people of Vietnamese descent who are currently outside of Vietnam, regardless of their nationality, as long as they still remember their homeland and cherish our fellow compatriots in their heart.  Within the expanded scope of the “what to do for the homeland” issue, I will not distinguish between those  who left before or after 1975 for reasons that may be the same, that may vary depending on the circumstances, according to the case of every person, every family, and depending on the changing situation of the country during more than half a century of suffering with so many changes.

Sometimes in life, people do not control their destiny. The important thing is to try our best, not to be discouraged by difficulties and obstacles, not to worry about ourselves but to share the common concern of the nation.
I would like to take a few short lines to briefly recall a small but meaningful thing similar to the story today, in this section dealing with politics with overseas Vietnamese. The situation is different and many years have passed but the story seems like it happens every day because many of the insiders are still here like Law Professor Lê Mộng Nguyên and the meeting place is still there, intact on Monge Street, District 5, City of Paris. I arrived in the French capital the first day of the autumn of 1959, only by myself after the delegation of the National Assembly of the Republic of Vietnam, of which I was a member, had left Athens, the capital of Greece and the International Parliamentary Union Conference just closing. The only purpose was to talk, rather than debate, with Vietnamese students, a significant number of whom were pro-Communist or Communist members of the United Việt Kiều Association.

At that time, these students were the most aggressive at a national security law just enacted in the South to punish criminal destruction and terrorism. The National Liberation Front was formed afterwards. This work was just an initiative of mine, a voluntary act and approved by President Ngo Dinh Diem.

 I wanted to make a direct contact between Vietnamese people at home and abroad, especially between the young people committed on this side and the other side of the battle line, with wishes, perhaps ambition to bring back young intellectuals who were leaning toward the other side to the national cause, to the ideal of democracy and freedom.     

As a young man nearly thirty years, I was doing many jobs (professor, lawyer, editor etc.) and also went through many challenges and imprisonment, exile, hardship. Perhaps because of that, I have been used to and still want to face adversity instead of avoiding difficulties provided that I can serve my ideals.
After being elected Deputy to the National Assembly  and then being elected to the position of Vice President of the Social Democrat Alliance Group , I became

 

from the second year of my mandate, President of the Group and Chairman of the Labor-Welfare-Health Committee . From the following years, I was elected successively Chairman of the Interior and National Defense Committees. I realized that it was necessary to go straight to Paris to perform an overseas “detoxification”.  It was certainly not easy because everyone knew that this place was the most powerful center of Vietnamese Communists m in Europe, especially for Vietnamese students and workers in the organization of the Việt Kiều Association at that time.

 I discussed openly, directly with students from all backgrounds, nationalists, communists, pro communists, discussed all issues related to the situation of the country, students’ life on the basis that I proposed: the common interests of the country and the patriotic spirit. Due to the limitations of this article and because it was not appropriate, I could not recount the details here but it could be summed up to be a very lively meeting, “the pro-Communist and communist ” factions were not as overwhelming as they used to be in conferences that they ended up silently listening.

The Ambassador of the Republic of Vietnam, Dr. Phạm Khắc Hy, invited me to stay in France for some time to organize similar discussions in the provinces but I had to return home because many jobs were waiting for me.

So much water has flowed under the bridge since then.  A life change has taken place. In the country, the guerilla fighter in the jungle and the underground communist cadre in Saigon became the traffic police in Ho Chi Minh city. On the contrary, Vietnamese communist, all over the world, the “descendants of uncle Ho” disappeared, including the diplomatic representatives also lurking in entrenched offices.

These Communist officials were careful to avoid visibility abroad because the three million overseas Vietnamese living across the globe did not like them, many were still hated, the risk that could befall them if someone blew hard the red charcoal cherished under the fragile ash. Losing the government, losing sovereignty in the country by a flagrant invasion, whereas overseas, the Vietnamese people have been having great success at both spiritual and material levels.

From the Americas, Australia to Europe, Asia, the national Vietnamese community has been openly revealing the public opinion, the cause of the previously misunderstood and misrepresented struggle by the fifth army of the international communism, by leftist intellectuals and many intellectuals in the West, especially the mass media, newspapers and television of the United States, of Western Europe, meaning of what was called the Free World (!) at the time.

In the United States, nearly seventy cities in all regions of the Union, officially recognized the Republic of Vietnam national flag with yellow and three red stripes as the symbol of the Vietnamese community, while several important cities that house a large number of Vietnamese in Southern California decided not to guarantee the security for Hanoi government officials who are advised not to visit the area. This act is of great significance and indeed rare in the history of international relations; it indicates that the United States wants to show their respect for the Vietnamese residents’ political choice.

The Vietnamese diaspora, the vast majority of which are refugees from the Communist dictatorship and their descendants, who have grown up abroad, have been hugely successful in this country away from Vietnam. The status and talent of the Vietnamese people are recognized everywhere. The rate of good Vietnamese students at high schools and universities in the United States as well as in Europe is equal to or higher than that of native people while the crime rate is less than all other ethnic groups. About three hundred thousand professionals are working in all industries, making the profit equivalent to the local people at the same level.

But one thing that is appalling and as a matter of reconsideration – is that in the past year Vietnamese overseas have sent or brought home three billion US dollars, equal to the total number of foreign aids and more importantly in cash. Particularly the area of ​​Saigon city accounted for more than one billion eight hundred million. A question to reconsider, apart from cases of humanitarian assistance or relatives, friends in need, is that we should not provide a financial means to foster a dictatorship, one-party regime embedded in corruption, oppression, and injustice.  It’s an oligarchy that has been practicing blatant human rights violations without impunity.

No financial aid should be given to a regime that is being condemned by the civilized world, a regime that even its conscious partners, intellectuals, former senior Communist Party members have awakened, poor farmers in the Red River Delta, ethnic minorities in the Highlands even the fighters who sacrificed for the regime for a lifetime, have all opposed publicly, fearlessly, not backing down. People have expressed outrage and have cried for help because they all have reached the ultimate limit of endurance, of patience and above all, because all are aware of the risk of a degrading nation with the traditional moral values being debased for the coronation of money that has been illegally and dishonestly acquired by the powerful to the detriment of the poor.

How can our people in foreign countries turn a blind eye to the flesh-and-blood compatriots in the country who are under the grip of an oppressive regime?  Our relatives, friends, and all other people in Vietnam have been dreaming of a life like ours.  They wish they could live a life like other people in democratic countries where they would be free to vote, to worship, and to love whomever they want.

 

The United States, the richest country in the world, has a gross domestic product per capita (GDP) of $ 44,469 or 34,207 euros in purchasing power parity. In Europe, the GDP is 31,035 US dollars or 23,874 euros according to official figures in January 2005 of best developed powers At the same time Vietnamese citizens have at most an average income of less than US $ 500 a year, (1) which is much lower than the income or those of the people of Korea, Taiwan, and Thailand.  Being the same “yellow-skinned nose” people, living in East Asia, they have surpassed Vietnam today too far in all fields, culture, politics, science, technology, economy, social welfare.. and none of them wanted to compete for the “pinnacle of human intelligence” that the North Vietnamese Communist leaders had, not laughing and very seriously, assigned to themselves in the late seventies when they completed the great revolutionary cause of bringing the Vietnamese people back to the Stone Age!

From this deep hole far from the bottom of incomes, we are no longer surprised by the destitute situation of the majority of the people in the countryside and in the alleys of the cities. A situation that cannot be hidden by the glamorous and massive appearance of international hotels, luxurious restaurants with delicious flavors, colorful dance fields and colorful lights, all for foreigners, a small number of rich overseas Vietnamese visiting the homeland (the majority cannot reach these places because it is too expensive for them right now) and especially for the “red capitalists”, the senior officials of “our party” and those who do business with them. On the sidewalk in front of them, babies are scrambling for money and begging for some leftovers! Further, more discreetly, the other children are selling themselves to support themselves and their parents who have not found a job to raise them and must eat a bowl of rice with tears of shame

In neighboring Cambodia, Vietnamese babies who are only eight years old or older but still adolescents have been sold or brought here by their parents to sell their virginity and then work as prostitutes to support their family.  Further afield, in the Middle East, in Eastern Europe, as far as Korea, Taiwan, etc., many Vietnamese mothers have been sent to work there as domestic servants, some even being sexually abused, in extreme pain and shame, missing her husband and children but they have no choice but to leave their home to earn a living.

A number of poor Vietnamese women were forced to get married to foreigners to get a small sum (several hundreds of dollars) of money for their family.

 Many of them ended up to being used as servants or sexual slaves when they

 followed their husband to China, Taiwan or some other countries.

The political, economic, and social situation has been summarized not to stigmatize a regime because the communist regime in Vietnam has been unable to hide anything anymore but only to reach out to overseas Vietnamese to help people at our homeland.

IV – We can’t ignore it anymore.

Together we must exercise our utmost power to fight for the restoration of freedom, democracy, respect for human rights, respect for the freedom of belief and religion of the believers, and the unconditional return of the properties belonging to the Buddhist, Catholic, Protestant, Hòa Hảo, Cao Đài, Bà -La -Môn churches…

We must fight abroad in the most effective, explicit or implicit way, directly or indirectly, both breadth and depth, for the public opinion of the world to openly recognize the fact that a country of eighty million people has been controlled and oppressed by a dictatorship, a one-party regime built with violence since the day the North Vietnamese Communist annexed South Vietnam without knowing a free and honest election.  An international recognition with a strong monitoring program would pave the way for an effective intervention that would restore democracy in Vietnam

We must fully support the movements of the people in the country that demand freedom, democracy, especially those of the intellectuals, the old communists who are frustrated and resentful of the regime that betrayed them, farmers in the North stood up to the officers who robbed their fields and their lands and drove the police to disperse them.

Faced with the admirable atmosphere of the people rising against the present political tyranny, we must not take any unintentional or indirect actions to support a regime that has been driven by greed and corruption to enrich the members of the Communist Party that has stolen property from and impoverished its own people and degraded the environment with the worst marine pollution caused by the Chinese company Formosa.

We do not let the Hanoi Communists turn us into a hostage just because we want to visit our homeland. If one must return in a short time for a family reason, one must find the most effective way to notify our compatriots that many international organizations have denounced that Hanoi government’s harsh policies and actions violating civil rights and human rights, strict control and suppression of religions will lead to international sanctions. The democratic forces, led by the United States, will not hesitate to assist people to stand up for their democratic freedom as President Georges W. Bush has made a solemn declaration at the opening of his second term.

More than ever, overseas Vietnamese must contribute their ability and talent to build a new opportunity for freedom, democracy, peace and progress for our Homeland. Most of all, we must stay alert to the manipulation and tactics of the Vietnamese Communist Party to shake our morale and divide our ranks.

It was the indiscreet resolution No. 36 of the Hanoi Politburo that exposed these conspiracies itself when it came to cheap propaganda to flatter and at the same time to scare overseas Vietnamese who opposed them abroad. And it is very strange that they proposed to help them, mostly in Europe and America, where people have an average income of about a dozen times more than those of our compatriots back home that the Communist Party and State disregarded frostily.

V – Talk to the younger generation, the descendants of Lac Hong

In the overseas Vietnamese community, in addition to their parents’ success, the young generation in their thirties has made a reputation for themselves in Europe as well as in the Americas and Australia in terms of education and

integration.

I would like to say a few more words to those young people and to the generation that grew up abroad.  They might not know much or only know their homeland through the news of the press and other media, and the retellings of certain people, thus might be lacking objectivity.  They have not visited Vietnam or if they have, they might have gone only to big cities like Hanoi, Hue and Saigon.  They might not have the guidance and/or the time to visit the less known places where people are living a life of hardship and poverty, a far cry from the glamorous and ostentatious life in big cities.  This artificial prosperous façade represents an unbridled and arrogant challenge to the humble destiny of the vast majority of the population making up more than seventy million people, an 87% of the total population of eighty million in the country.

The ten million lucky people are mostly in the city, some in the countryside, including at the peak, the “red capitalists” who are rich having from several

tens of millions to hundreds of millions of US dollars. These capitalists are the leaders of the Communist Party and the State, officials having power and position throughout the vertical and horizontal systems of government and in state-owned enterprises. In addition to the red capitalist, the “outside” capitalist circles have showed the way of cooperating to do business and share, and have become as rich as the red capitalist.

Red capitalists’ children sent to study at a high school in Europe and America, have gotten to spend unlimited funds, even surpassing the local rich children as if they wanted to revenge for the time when their parents were real proletarians, a time when they did not dare to mention it again because they were afraid of being accused by their comrades for abandoning the band.

 

Unlike the pretentious life style of the red capitalists’ children studying abroad, the average Vietnamese student who wants to study abroad must apply for subsidies, scholarships, borrow money, and sometimes have to work more to have enough money to “study” at the university level.

Meanwhile, in Thai Binh, the North, Quang Nam in the Central, Ca Mau at the end of the South and everywhere else, tens of thousands of children who were still in primary school had to drop out in the 2004- 2005 school year because their parents could not afford their educational expenses.

You are in Paris, the City of Light, you are working in a splendid skyscraper in New York or Chicago, how can you forget these poor children and other children begging in front of hotels, running after tourists or selling themselves to support elderly parents as mentioned above. Like you and other overseas Vietnamese, these unfortunate children came from the Lac Hong lineage, but

were born under the socialist regime.

It is the duty of all of us, seniors, middle-aged women and men, and young people like you, to contribute actively and effectively to the search and implementation of a possible solution to bring freedom to and paving the way for a bright new opportunity for Vietnam.

The myths about Ho Chi Minh, the war against America and imperial capitalism, the Party’s promised heaven, etc … have collapsed and vanished like a breeze. The truth of history has been revealed and verified, and especially now that the peace movement strategy is moving strongly, it will lead to the ultimate goal: democratization of Vietnam.

There is no better opportunity, no greater honor than dedicating all our efforts and abilities to this great cause, at this moment, when at home and all over the world, people have recognized that a democratic Vietnam is the only acceptable reality by all stakeholders.

In addition to taking care of personal and family life, each of us can always stand up to pursue and fulfill an ideal for our life.  To serve our homeland is among our top priorities. To work to bring democracy to Vietnam will offer the Vietnamese diaspora and their descendants an opportunity to get closer to their roots thus alleviating their anxiety in losing their identity and culture.

Furthermore, they could use the lessons learned in their adopted country to enrich the life of their brothers and sisters in Vietnam.

Vietnam’s population has started to exceed eighty million. If it is democratized, modernized, reformed, and led by virtuous and competent patriots who are primarily driven by the love of the country and its people, Vietnam will win a worthy position in modern history.

You must embark for the journey to your roots and would reach a glorious destination after your commitment to devote your attention and can-do attitude to this mission full of hope and excitement.

You continue your career as usual in the country where you live until the day you decide to take the future according to your new personal situation. For the present time, you can contribute your talent and your enthusiasm to those who are now determined to transform today’s Vietnam through a courageous and democratic struggle transparent to the outside world which is ready to help us when  needs arise.

Young overseas’ Vietnamese ! please don‘t lock up your life in your small shells to be satisfied with some comfort. Please don’t bury it in the anonymity of your host country. It is time for you to choose between a monotonous life, a real mess, and an exalting useful one in the service of your country of origin of which you can be proud and which would bring you a glory worthy of you.

Participate or not to participate in politics while the homeland is waiting for us,

we have clearly address the issue.

 

An answer to overseas Vietnamese whose minds are always directed towards their mother country and ancestral land, with the undying belief in a bright future of free, democratic, peaceful and fully modernized Vietnam, resurrecting with the traditions of humanism, national harmony, moral values, and determination to move forward on the path of total renewal after the vicious cycle of history is definitely clos.

 

Paris, Ất Dậu Spring 2005

 Lê Trọng Quát

 

  • The data presented on GDP and incomes must be updated while the article remains strikingly carried on.

———————————————————-

Làm hay không làm chính trị cho Quê Hương ?

Bản tiếng Việt

Làm hay không làm chính trị cho Quê Hương ?

– Chính trị là gì ?
– Làm hay không làm, tham gia hay không tham gia chính trị
– Chính trị với người Việt ở hải ngoại
– Chúng ta không thể làm ngơ được nữa
– Nói với thế hệ trẻ, con cháu Lạc Hồng

« Tôi không làm chính trị ». Câu trả lời ngắn gọn đã một thời ở đầu môi của một số người iệt khi được mời hay được kêu gọi tham gia một hoạt động, một công tác liên quan đến cuộc hiến đấu bảo vệ tự do của Miền Nam Việt Nam trước tháng 05 năm 1975.Cũng câu trả lời ngắn gọn y được lặp lại bởi số người ấy hay được xử dụng bởi một số người của một thế hệ khác, lâu sau 1975,khi họ được gọi hổ trợ hay tham gia cuộc tranh đấu nhằm dân chủ hóa và hiện đại hóa nước Việt Nam, mang lại tự do cho mọi người, công bằng trong xã hội, để xây dựng một vận hội mới tươi sáng cho quê hương của họ.

Cả trong hai giai đoạn trước và sau 1975, câu trả lời cô đọng này hàm súc một ý nghĩa lớn, mang lại những hậu quả lớn và vì vậy cần được bàn đến một cách nghiêm chỉnh, tương xứng với tầm quan trọng của nó.

«Tôi không làm chính trị» là gì ? Và ngược lại, « Vì sao tôi làm chính trị, tôi tham gia chính trị ?» như nhiều người khác quả quyết. Ở đây, tôi muốn hiểu tham gia chính trị là làm chính trị dưới một hình thức và trong một phạm vi nào đấy, chứ không có môt sự phân biệt nào đáng kể giữa hai cụm từ này.

I – Chính trị là gì ?
Nhưng trước hết, chính trị là gì mà người thích kẻ không như vậy. Được định nghĩa khá rõ ràng ở các quốc gia nhưng ngay ở những nước có văn hóa cao, người ta vẫn có những nhận thức đôi lúc khác nhau về từ ngữ này. Chúng ta sẽ không để mất quá nhiều thì giờ cho việc định nghĩa từ ngữ mà chú trọng đến sự lựa chọn một thái độ, của người Việt ở trong nước hay đang ở nước ngoài : làm chính trị hay không làm chính trị.

Chính trị bao gồm một lãnh vực hết sức rộng lớn như nhiều người hiểu và các tự điển đông tây đều gần cùng một định nghĩa

Trước hết, chính trị là mọi việc liên quan đến công cuộc trị nước an dân. Trong một phạm vi rộng hơn, chính trị là các tương quan giữa nhiều quốc gia, giữa các quốc gia và các định chế quốc tế.
Chính trị cũng là các hoạt động liên quan đến công vụ trong một nước. Các lý thuyết tổ chức một quốc gia, các thể chế, các chủ nghĩa, các cương lĩnh của các chính đảng đều ở tuyến đầu của địa hạt chính trị.

Nhưng chưa hết, chính trị còn là một khoa học, một nghệ thuật chuyên về việc quản trị một quốc gia, tham gia hay điều khiển một chính phủ, chính trị cũng là tổng hợp những sự cố của một nước : tình hình chính trị, sinh hoạt chính trị, bối cảnh chính trị, nền chính trị v.v….

Theo ngôn từ mác-xít, chính trị là phần chính của thượng tầng kiến trúc(superstructure) (1), gồm những chủ thuyết và cơ cấu đầu não của một quốc gia xây dựng trên hạ tầng cơ sở (infrastructure) qui tụ những lực lượng và tương quan sản xuất tạo thành căn bản vật chất của xã hội. Tách khỏi cái ngôn từ sặc mùi đối đầu giai cấp này, hạ tầng cơ sở là hệ thống đường sá, cầu cống, phi trường, hải cảng….tất cả những phương tiện và cấu trúc dùng cho việc giao thông vận tải và rộng hơn cho sự hoạt động của một nền kinh tế quốc gia.

Tóm lại, ít có một từ ngữ nào rộng nghĩa hơn từ ngữ chính trị, bao trùm nhiều lãnh vực quan trọng liên quan đến một quốc gia, các định chế quốc tế và cả thế giới nói chung.

II – Làm hay không làm, tham gia hay không tham gia chính trị
Định nghĩa rộng rải và rõ ràng của từ ngữ chính trị được thông dụng và chấp nhận khắp nơi, làm sáng tỏ vấn đề tham gia hay không tham gia, làm hay không làm chính trị, đối với môt người trong cộng đồng, trong quốc gia của họ, trong thế giới (chính trị quốc tế), và đặc biệt đối với chúng ta, người Việt ở trong nước hay người Việt đang ở hải ngoại vì bất cứ môt lý do gì. Đặc biệt vì chúng ta là một trong vài dân tộc bất hạnh nhất trên địa cầu, đã phải chịu đựng một cuộc chiến tranh lúc ác liệt, lúc tạm ngưng, ròng rã ba mươi năm trời rồi , tiếng súng lặng im, chịu đựng tiếp một chế độ hà khắc từ ba mươi năm nay và giờ đây thiết tưởng đã đến lúc cần phải thay đổi.

Thế nhưng, trước khi đề cập đến chuyện của chính chúng ta, hãy tìm hiểu vì sao vấn đề làm hay không làm chính trị, tham gia hay không tham gia chính trị cũng được đặt ra ở khắp nơi trên thế giới. Tìm hiểu vì, ngoài những lý do riêng của chúng ta, các lý do khác đều chung chung giống nhau, loài người vẫn được mệnh danh từ lâu là những “con vật chính trị“.

Thật vậy, với định nghĩa vừa trình bày, không ít thì nhiều, ở nước nào cũng vậy, ai cũng tham gia chính trị, trực tiếp hay gián tiếp, dưới hình thức này hay hình thức khác, qua những hành động trong cuộc sinh hoạt hằng ngày. Ai cũng có những quan hệ ràng buộc mình với xã hội, với quốc gia của mình, những bổn phận cũng như những nhiệm vụ

Hành sử những quyền công dân trong một nước dân chủ như bầu cử , ứng cử vào các chức vụ dân cử là một thể hiện rõ rệt nhất của sự tham gia chính trị. Đại đa số dân chúng các quốc gia dân chủ tham gia việc nước qua hình thức thông dụng này.

Tranh đấu chống lại gian lận bầu cử, đòi hỏi quyền ứng cử, công khai vận động cho một hay nhiều ứng cử viên tức là làm chính trị, dấn thân chính trị, phục vụ và bảo vệ nền dân chủ của quốc gia. Không có những thành phần năng động và can đảm này, nhiều nước kém mở mang đã có thể trở thành nạn nhân của những chế độ độc tài hay không thoát khỏi được các chế độ quân phiệt. Sự biến đổi quan trọng trong chiều hướng dân chủ hóa ở Châu Mỹ la-tinh trong ba thập niên vừa qua là một bằng chứng không chối cải được của sự kiện lịch sử này.

Phát biểu một ý kiến, xác định một lập trưòng về một vấn đề liên quan đến quyền lợi của xứ sở, của dân tộc, của cộng đồng thế giới là tham gia chính trị bằng sự bày tỏ một tư tưởng, một quan điểm của một người dân trong một nước dân chủ, tự do.

Hoạt động trong một tổ chức, một đoàn thể, một đảng phái chính trị tức là làm chính trị với mức độ dấn thân (engagement, commitment) để thực hiện và phục vụ một lý tưởng, một hoài bảo, một mục đích vượt lên trên quyền lợi cá nhân của mình.Sự cấu tạo một nền dân chủ đích thực bắt nguồn từ đây vì sự học hỏi và thực tập dân chủ đã được diển ra phần lớn trong khu vực, trong môi trường chủ yếu này.

Giữ một trọng trách trong chính quyền, tham dự chính phủ, là làm chính trị bởi sự san sẻ quyền hành và thụ lãnh trách nhiệm trước những cơ cấu đại diện quốc dân. Nói chung, khi con người đã tiến đến thời kỳ tổ chức sinh sống thành một cộng đồng một xã hội, một quốc gia thì hầu hết đều tham gia chính trị để góp phần của mình vào sự tồn tại và phát triển của quốc gia mình. Tham gia tích cực, tham gia với ý thức sâu xa hay nhiều lúc tham gia mà không biết hay không cần biết mình tham gia vì trong nhiều trường hợp một sự tán đồng hay bất đồng, hay ngay cả sự giử im lặng trước một hành vi một sự cố xảy ra trong nước hay trong thế giới đã là một thái độ chính trị, nghĩa là một sự tham gia ở một mức độ nào đấy, công khai hay âm thầm, lặng lẽ.

Bên cạnh sự tham gia chính trị của đại đa số, cố nhiên còn lại những người không muốn “dính” đến, không muốn liên hệ đến bất cứ việc gì ngoài chuyện “làm ăn” sinh sống của họ và chủ trương đóng kín cửa với thế giới bên ngoài. Họ chỉ cần sống với họ trong cái võ ốc mà họ tin là kiên cố, mặc cho “thời tiết“ xã hội, chính trị bên ngoài đổi thay sau bức tường cách nhiệt mong manh, giả tạo. Trong cái thế liên lập (interdépendance, interdependence) của các quốc gia ngày nay, một nước không thể tự tách riêng ra để tồn tại một mình được thì một cá nhân càng không thể tự giam mình trong cái vũ trụ tí hon của mình được. Vươn ra khỏi cái phạm vi hạn hẹp của mình, kết hợp với xã hội chung quanh mình, san sẻ những mối lo chung, những hy vọng chung, thực hiện những dự án, những công cuộc lợi ích chung, chia xẻ những ngọt bùi chung, đấy là tham gia chính trị, làm chính trị. Và chính cái năng lực chính trị tổ chức được thành xã hội, thành quốc gia đã tạo nên sự phân biệt lớn lao giữa con người và con vật dù cả hai đều là những sinh vật, một thời xa xưa trong tiền sử không khác gì nhau mấy.

Thế nhưng, qua bao nhiêu thời đại, từ khi ý thức chính trị còn sơ đẳng cho đến khi phát triển đến cao độ, sáng tạo nên những qui luật trị nước an dân thì bên cạnh những người làm chính trị tốt có lý tưởng, năng lực và đạo đức đã góp phần vào những công trình xây dựng nên sự hưng thịnh của quốc gia, phúc lợi cho thế giới thì cũng không thiếu những chính trị gia hoạt đầu, những kẻ lợi dụng lòng tin của dân chúng gởi gắm nơi mình, những kẻ dùng bạo lực tranh đoạt quyền thế hảm hại đồng bào, những kẻ dùng tà thuyết lường gạt nhân dân, những kẻ bất lương tham nhũng hợp tác với những kẻ tòng phạm “không làm chính trị“ nhưng biết làm tiền bằng mọi cách kể cả bán rẻ lương tâm và danh dự.

Từ xưa đến nay, từ Âu sang Á, ở các nước độc tài cũng như ở các nước dân chủ, phường chính trị gia kể trên không thiếu. Đành rằng trong nghề nào và ở bất cứ đâu cũng có “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng con sâu trong nồi canh chính trị càng lớn mạnh, hậu quả càng tai hại cho một xã hội, một quốc gia. Thành kiến bất lợi của một số người dành cho người làm chính trị và cho cả việc chính trị theo nghĩa họ hiểu, bắt nguồn một phần lớn từ loài sâu bọ này

Nhưng không phải vì hiện tượng sâu bọ này mà sự tham gia chính trị, sự dấn thân chính trị giảm bớt hào quang, một vầng hào quang kết hợp bằng lý tưởng phục vụ công ích, bằng sự chấp nhận và thực thi những dòi hỏi khắt khe về đạo đức, bằng những nỗ lực làm việc và phục vụ một chính nghĩa, bằng những đóng góp và hy sinh vật chất và tinh thần, bằng sự chấp nhận những hiểm nguy không thiếu, tất cả cho sự thành công của một đại cuộc. Tham gia chính trị, làm chính trị là chấp nhận một thách đố chống nghịch cảnh, vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé của cá nhân mình, hoà mình với mọi người để cùng nhau phục vụ cho cộng đồng, cho xứ sở của mình, cho thế giới mà mình và đất nước của mình phải là một thành phần xứng đáng và hửu ích có khả năng mang lại phần đóng góp chứ không chỉ ngửa tay xin xỏ suốt đời.

Tham gia chính trị, làm chính trị là tự ý gánh lấy một phần trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, chống lại thái độ đứng ngoài cuộc, đóng vai trò “quan sát viên vô tư “ trong lúc đối tượng được quan sát chính là xứ sở, quê hương mình đang ở trong cơn hoạn nạn và đang khẩn thiết cần đến mình để vượt thoát và vươn lên.

Lâu trước 1975, trong thập niên năm mươi, thành phần“trùm chăn này“ đã được ngụy trang dưới nhiều hình thức để che đậy sự nhát sợ của một số người, làm giảm thiểu phần nào khả năng chống Cọng để bảo vệ tự do lúc bấy giờ. Họ không thích cộng sản, họ lo sợ cộng sản chiếm hết Miền Bắc (trước hiệp định Genève tháng 07, 1954 lực lượng Cộng sản còn được gọi là Việt Minh chỉ chiếm giữ một phần lãnh thổ ở thôn quê và một số ít tỉnh ở Miền Bắc và Miền Trung) và Miền Nam Việt Nam nhưng họ không tham gia chính trị vì sợ mang màu sắc chống Cộng, có thể bịết đâu một ngày nào đấy bị trả thù. Tiếc thay cho họ, sự khôn ngoan và phòng xa chu đáo không giúp họ tránh khỏi cảnh ngộ chung của toàn dân, năm 1954 đất nước phân đôi, một triệu người di cư từ Bắc vào Nam và từ tháng tư đen năm 1975 hàng triệu người kể cả họ phải rời bỏ quê hương, lần lượt ra đi khắp bốn phương trời …

III – Chính trị với người Việt ở hải ngoại.
Khi nói với người Việt ở hải ngoại về vấn đề này, tôi muốn ám chỉ tất cả những người gốc Việt hiện ở ngoài Việt Nam, dù họ mang quốc tịch nào, miễn là họ còn tưởng nhớ đến quê hương, trung thành với nguồn gốc và còn ấp ủ trong lòng tình đồng bào Việt Nam ruột thịt. Và cũng trong phạm vi mở rộng của vấn đề “ làm gì cho quê hương“, tôi sẽ không phân biệt những người ra đi trước hay sau 1975 vì những lý do có thể giống nhau , có thể khác nhau tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp của mổi người, mổi gia đình, và tùy theo tình thế biến chuyển không ngừng của đất nước trong hơn nửa thế kỷ khổ nạn với mấy lần vật đổi sao dời.

Lắm lúc trong một cuộc đời, người ta không làm chủ được số phận của mình. Nhưng điều quan trọng là cố gắng tối đa, không vội nản lòng trước khó khăn trở ngại, không chỉ biết lo cho mình mà còn phải san sẻ nổi lo chung của dân tộc.

Tôi muốn dành vài hàng ngắn ngủi để nhắc lại sơ qua một việc nhỏ nhưng có ý nghĩa tương tự như câu chuyện ngày hôm nay, tại mục này: chính trị với người Việt ở hải ngoại. Hoàn cảnh có khác nhau và nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng câu chuyện như mới diễn ra ngày nào vì nhiều người trong cuộc vẫn còn đây như giáo sư Lê Mộng Nguyên và nơi hội họp vẫn còn đó, nguyên vẹn ở đường Monge, quận 5 thành phố Paris. Tôi đến thủ đô nước Pháp một ngày đầu thu 1959, chỉ một mình sau khi phái đoàn Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa mà tôi là một thành viên rời Nhã Điển (Athènes) thủ đô của Hy Lạp và hội nghị Liên Hiệp Quốc Tế Nghị Sĩ vừa bế mạc. Mục đích duy nhất là nói chuyện, đúng hơn là tranh luận, với sinh viên Việt Nam mà một số đáng kể là thân Cộng hay đảng viên cộng sản thật sự trong tổ chức Liên Hiệp Việt kiều.

Thời ấy, các sinh viên này rất hung hãn nhất là đạo luật về an ninh quốc gia vừa được ban hành ở Miền Nam để trừng trị các hoạt động phá hoại, khủng bố. Mặt Trận giải phóng Miền Nam thành hình sau đấy. Công tác này chỉ là một sáng kiến của tôi, một hành động tự nguyện và được Tổng thống Ngô Đình Diệm chấp thuận. Tôi muốn thực hiện một cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa những người Việt ở trong nước và ngoài nước, đặc biệt giữa những người trẻ dấn thân ở bên này và bên kia chiến tuyến, với sự mong ước, có lẽ là tham vọng, thuyết phục những người trí thức trẻ tuổi đang nghiêng về phía bên kia trở về với chính nghĩa quốc gia, trở về với lý tưởng tự do dân chủ.

Còn là một thanh niên chưa đến ba mươi tuổi lớn lên giữa thời tao loạn, tôi đã và đang làm nhiều nghề (giáo sư, luật sư, chủ bút và chủ báo,….) và cũng đã trải qua nhiều thử thách, tù đày, gian khổ. Có lẽ nhờ vậy chăng mà tôi đã quen và vẫn muốn đương đầu với nghịch cảnh thay vì tránh né khó khăn miễn là phục vụ được lý tưởng của mình. Sau khi đắc cử Dân Biểu quốc hội và được bầu vào các chức vụ Phó Trưởng Khối Liên Minh Xã Hội (từ năm thứ hai của pháp nhiệm, tôi làm Trưởng Khối) và Chủ Tịch Ủy Ban Lao Động- Xã Hội-Y Tế ( từ năm sau, tôi lần lượt giử chức vụ Chủ Tịch các Ủy Ban Nội Vụ, Quốc Phòng), tôi nhận thấy cần thừa dịp phó hội ở Hy Lạp,sang thẳng Paris để thực hiện một công tác “giải độc” ở hải ngoại chắc chắn không phải là dễ dàng vì ai cũng biết nơi đây là trung tâm hoạt động mạnh nhất của Cộng sản Việt Nam ở Âu Châu, đặc biệt của giới sinh viên và thợ thuyền Việt kiều trong tổ chức Liên Hiệp Việt kiều thời ấy.

Tôi đã thảo luận công khai, trực tiếp với các sinh viên đủ mọi thành phần, quốc gia, thân Cọng, cộng sản thực sự, thảo luận mọi vấn đề liên quan đến tình hình đất nước, đời sống của sinh viên, thảo luận trên căn bản mà tôi đề nghị: quyền lợi chung của xứ sở và tình tự dân tộc. Vì giới hạn của bài này và vì không phải chổ nên tôi không thể kể lại chi tiết ở đây nhưng có thể tóm tắt là buổi họp rất sôi nổi, “phe “ thân Cộng và Cộng không áp đảo được như họ vẫn thường làm trong các vụ hội thảo mà cuối cùng họ chịu lặng im thấy rõ.

Đại Sứ VNCH, bác sĩ Phạm khắc Hy mời tôi ở lại Pháp ít lâu để tổ chức những buổi thảo luận tương tự ở các tỉnh nhưng tôi phải về nước vì nhiều công việc đang chờ đợi tôi.

Bao nhiêu nước đã chảy qua dưới cầu từ độ ấy.Một cuộc đổi đời đã diễn ra. Ngược lại với sự thay đổi vị thế trong nước mà anh bộ đội ở rừng rú và tên cán bộ công an nằm vùng ở Sài gòn đã trở thành cảnh sát chỉ đường giao thông của thành phố tạm thời mang tên “bác”, tại hải ngoại, trên toàn khắp thế giới, con cháu của “ bác” biến đâu mất, kể cả các đại diện ngoại giao cũng núp lén cố thủ trong các công ốc của nhiệm sở.
Họ cẩn thận tránh né cũng phải vì ba triệu người Việt ở khắp nơi không thích họ, nhiều người còn hận thù, chuyện rủi ro có thể xảy ra cho họ nếu ai đó thổi mạnh hòn than đỏ ấp ủ dưới lớp tro tàn mỏng manh. Mất chính quyền, mất chủ quyền ở trong nước bởi bạo lực của một cuộc xâm lăng trắng trợn, ngược lại ở ngoài nước, dân Việt Nam đã thành công lớn, đã thắng lợi lớn trong cả hai phạm vi tinh thần lẫn vật chất.

Từ Mỹ Châu, Úc Châu đến Âu Châu, Á Châu, cộng đồng người Việt quốc gia đã hiên ngang công khai làm sáng tỏ trở lại trước công luận thế giới, chính nghĩa của cuộc đấu tranh bị hiểu lầm và bị xuyên tạc trước đây bởi đạo quân thứ năm của cộng sân quốc tế, bởi những trí thức và ngụy trí thức tả khuynh ở Tây phương, đặc biệt trong giới truyền thông đại chúng, báo chí và truyền hình của Hoa kỳ, của Tây Âu, nghĩa là của cái được mệnh danh là Thế giới Tự do (!) thời bấy giờ.

Tại Hoa Kỳ, lần lượt gần bảy-mươi thành phố ở khắp các vùng trong Liên bang chính thức công nhận lá cờ quốc gia Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Việt trong lúc vài thành phố quan trọng có đông người Việt ở Nam California quyết định không bảo đảm an ninh cho các viên chức của chính quyền Hà Nội mà họ khuyến cáo không nên lai vãng đến. Hành động có ý nghĩa đặc biệt này quả thật là hiếm hoi trong lịch sử bang giao quốc tế mà Hoa Kỳ muốn dành cho người Việt định cư trên đất nước của họ để bày tỏ sự tôn trọng của họ đối với sự lựa chọn chính trị hàng đầu của người Việt bất chấp qui lệ nếu không phải là qui ước ngọai giao.

Cộng đồng người Việt mà đại đa số là đồng bào tỵ nạn cộng sản và con cháu của họ, lớn lên hoặc sinh trưởng tại hải ngoại, đã thành công rực rỡ trên đất tạm dung. Tư cách, tài năng của người Việt đều được công nhận khắp nơi.Tỷ lệ học giỏi ở trung học và đại học ở Hoa Kỳ cũng như ở Âu Châu ngang với hoặc cao hơn tỷ lệ của dân bản xứ trong lúc tỷ lệ tội phạm ít hơn hẳn so với mọi sắc dân khác.Khoảng ba trăm ngàn chuyên viên đủ ngành đang hoạt động, lợi nhuận tương đương với dân bản xứ cùng trình độ.
Nhưng một điểm đáng chú ý- và cũng là một vấn đề cần xét lại – là trong năm vừa qua người Việt ở hải ngoại đã gửi hoặc mang về nước ba tỷ đô la Mỹ, bằng tổng số ngoại viện và quan trọng hơn nữa là bằng tiền mặt. Riêng khu vực thành phố Sài – gòn củ đã chiếm hơn một tỷ tám trăm triệu. Một vấn đề cần xét lại vì ngoài những trường hợp trợ giúp nhân đạo hay bà con, bạn hữu túng thiếu cần giúp đỡ, chúng ta không thể cung ứng phương tiện nuôi dưỡng một chế độ độc tài, độc đảng, tham ô nhũng lạm, áp bức, bất công.

Một chế độ đang bị thế giới văn minh lên án, môt chế độ mà chính những người cộng sự còn lương tri, những nhà trí thức trong nước, những cựu đảng viên cộng sản cao cấp đã thức tỉnh, những nông dân nghèo khổ ở châu thổ sông Hồng, những đồng bào sắc tộc ở Cao Nguyên thậm chí đến những chiến binh đã chiến đấu hy sinh cho chế độ suốt một cuộc đời, tất cả đã chống đối công khai, không sợ hãi, không lùi bước. Vì tất cả đã đi đến giới hạn cuối cùng của khả năng chịu đựng, của sự nhẫn nhục và trên hết, vì tất cả đã nhận thức nguy cơ của một quốc gia đang thoái hóa với các giá trị tinh thần đạo đức truyền thống của dân tộc bị suy sụp trước sự đăng quang thách thức của thế lực kim tiền,, một thứ kim tiền thủ đắc một cách bất chính và bất lương trên thảm cảnh của đại đa số sống chật vật dưới rất xa mức nghèo khổ.

Đồng bào chúng ta ở hải ngoại lẽ nào làm ngơ trước đồng bào ruôt thịt trong nước đang bị gọng kềm của chế độ xiết chặc, lẽ nào im lặng trước những người bất chấp đe dọa hiểm nguy đang đứng lên tranh đấu cho tự do, dân chủ và quyền sống xứng đáng của con người.

Con người của thế kỷ hai-mươi-mốt mà đời sống đang được phát triển toàn diện, tinh thần và vật chất, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay, con người mà dân Việt đang mơ ước và có quyền mơ ước được như vậy. Chính bạn ở hải ngoại là con người ấy mà đồng bào ruột thịt của bạn ở quê hương đang mơ ước.

Bạn đang ở Hoa Kỳ, nước giàu mạnh nhất thế giới, với tổng sản lượng nội địa tính theo đầu người (produit intérieur brut par personne PIB – gross domestic product per capita GDP) là 44.469 đô-la hay 34.207 euros tinh theo mãi lực (parité du pouvoir d’achat PPA , purchasing power parity PPP), bạn đang ỏ Âu Châu, khu vực đồng euro với 31.035 đô-la Mỹ hay 23.874 euros theo những con số chính thức vào tháng giêng 2005 của những cường quốc phát triển nhất. Trong cùng lúc, bà con của bạn ở quê nhà có lợi nhuận trung bình một năm tính rộng nhất vẫn dưới 700 đô – la Mỹ, thấp khoảng năm lần lợi nhuận trung bình của người dân Thái Lan kế cận và thấp hơn nhiều lần nữa so với lợi nhuận của người dân Đại Hàn, Đài Loan, khỏi phải sánh với ngưòi dân xứ Hoa Anh Đào mà lợi nhuận (33.165 đôla Mỹ) cao gấp bảy-mươi lần lợi nhuận của dân ta ! Cùng một giống người “da vàng mũi tẹt”, cùng sinh sống trên miền Đông Á, họ đã vượt Việt Nam ngày nay quá xa trên mọi lãnh vực, văn hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội …và không một ai trong bọn họ muốn tranh dành cái “đỉnh cao của trí tuệ loài người “ mà các vị lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt đã, không cười rởn và rất nghiêm chỉnh, tự gán cho mình vào cuối thập niên bảy-mươi khi họ hoàn tất sự nghiệp cách mạng vĩ đại đưa dân tộc Việt Nam trở về thời đại đồ đá!

Từ cái hố sâu xa cách lợi nhuận thăm thẳm này, chúng ta không còn phải ngạc nhiên trước tình trạng cơ cực của đại đa số đồng bào ở khuất lấp trong nông thôn và trong xó hẻm của các đô thị. Một tình trạng không thể che đậy được bởi cái bề ngoài hào nhoáng và đồ sộ của các khách sạn quốc tế, những tiệm ăn sang trọng mùi vị thơm ngon, những khiêu vũ trưòng rực rỡ ánh đèn màu, tất cả dành cho người ngoại quốc , một số ít Việt kiều giàu có về thăm quê (số đông không đến được những nơi này vì quá đắt ngay đối với họ) và đặc biệt cho các nhà “tư bản đỏ “, cán bộ cao cấp của “đảng ta “ và những kẻ làm ăn với chúng. Trên vỉa hè trước mặt, các em bé đang tranh nhau xin tiền và xin ăn chút dư thừa! Xa hơn, kín đáo hơn, các em bé khác đang phải bán mình để nuôi thân và nuôi cha mẹ, những bậc sinh thành đã không tìm ra được việc làm để nuôi con, đành phải ăn vội bát cơm chan nước mắt tủi nhục với con, căm hờn với chế độ đã tạo nên cuộc đổi đời nhục nhã, tang thương này.

Xa hơn nữa, ở nước láng giềng Căm-Bốt, có những em bé Việt mới tám tuổi hoặc lớn hơn nhưng vẫn còn vị thành niên đã được cha mẹ bán đi hoặc đưa đến đây hiến dâng trinh tiết rồi hành nghề mãi dâm để nuôi gia đình. Và càng xa hơn nữa, ở tận Trung Đông, ở Đông Âu, ở tận Đại Hàn, Đài Loan vv….nhiều bà mẹ Việt Nam đã được xuất cảng lao động đến đấy để làm người giúp việc ở tư gia, một số còn bị lợi dụng tình dục, đau xót tủi nhục đến tột cùng, thương nhớ chồng con không kể xiết nhưng họ không còn sự lựa chọn nào hơn giữa ra đi để kiếm sống, và ở lại để cả gia đình cùng khốn đốn vì khó kiếm được việc làm. Người phụ nữ Việt lại còn phải trải qua những ngày đen tối khác khi nhiều thiếu nữ vì nghèo khổ phải chấp nhận lấy chồng để cha mẹ được một số tiền nhỏ – vài trăm đô la Mỹ- rồi theo chồng về Trung Hoa hay Đài Loan sống như tôi tớ trong nhà chồng hoặc trong một số trường hợp bị ép làm những điều đồi phong bại tục.

Tình trạng chính trị , kinh tế, xã hội, vừa được tóm lược không phải để bêu xấu một chế độ vì chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã không thể dấu diếm che đậy gì được nữa mà chỉ để nhắc nhở và kêu gọi đồng bào Việt ở hải ngoại làm một cái gì cho quê hương, cho đồng bào ruột thịt trong nước, cho tương lai của dân tộc.

IV – Chúng ta không thể làm ngơ được nữa.
Cùng nhau chúng ta phải chung sức vận dụng khả năng tối đa của mình để tranh đấu cho sự phục hồi tự do, dân chủ, cho sự tôn trọng nhân quyền, cho sự tôn trọng tự do tín ngưỡng và hành đạo của các tín đồ, hoàn trả vô điều kiện tài sản của tất cả các giáo hội Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài Giáo, Đạo BàLa Môn …

Chúng ta phải tranh đấu tại hải ngoại bằng mọi cách hửu hiệu nhất, công khai hay tiềm ẩn, trực tiếp hay gián tiếp,cả bề rộng lẫn bề sâu,để công luận thế giới công khai nhìn nhận tình trạng của một dân tộc tám-mươi triệu người bị khống chế và đàn áp bởi một chế độ độc tài, độc đảng xây dựng bằng bạo lực, một dân tộc trong suốt ba mươi năm nay, kể từ ngày Cộng sản Bắc Việt thôn tính Miền Nam Việt Nam, không được biết một cuộc bầu cử tự do và trung thực nào cả. Một sự nhìn nhận và theo dõi của thế giới, tạo áp lực mạnh trên chế độ, mở đường lúc cần thiết cho một sự can thiệp như thế giới đã từng can thiệp và sẽ can thiệp ở nhiều nơi mà dân chúng trong nước bị đàn áp bởi chính quyền của nước họ.

Chúng ta phải hổ trợ tối đa các hoạt động của đồng bào trong nước đòi hỏi tự do, dân chủ, đặc biệt của những nhà trí thức, những người cộng sản củ đang thất vọng và phẫn uất với chế độ đã phản bội họ, những nông dân ở Miền Bắc đã đứng lên chống lại cán bộ cướp ruộng, cướp đất của họ và đánh đuổi bọn Công An đến giải tán họ

Trước cái khí thế đáng khâm phục của đồng bào đang dâng lên chống lại cường quyền, chúng ta phải ngăn tránh mọi hành động vô tình hay gián tiếp tiếp tay củng cố một chế độ đã và đang tận tình khai thác cái thân thể đã héo mòn và suy nhược của Đất Nước cho cái túi tham không đáy của những kẻ cầm đầu và thừa hành của chế độ.

Chúng ta không để cho Cộng sản Hà Nội biến chúng ta thành một loại con tin chỉ vì chúng ta muốn về thăm quê hương. Nếu vì những lý do gia đình hết sức đặc biệt mà phải về trong một thời gian ngắn thì mổi một người trở về ấy phải tìm mọi cách thuận lợi và hửu hiệu nhất để thông báo cho đồng bào trong nước biết rằng nhiều cường quốc và lực lượng dân chủ trên thế giới đang tố cáo và cảnh cáo nghiêm khắc chính phủ Hà Nội về những chánh sách và hành động thô bạo vi phạm dân quyền và nhân quyền, kiểm soát chặc chẻ và đàn áp các tôn giáo. Các cường quốc và lực lựng dân chủ này đứng đầu là Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại tiếp tay hổ trợ cho các dân tộc đứng lên tranh đấu cho tự do dân chủ của họ như Tổng Thống Georges W. Bush đã tuyên bố long trọng để mở đầu nhiệm kỳ thứ hai này của ông.

Hơn bao giờ hết, đồng bào Việt ở hải ngoại phải đóng góp công của, năng lực, tài trí của mình vào sự nghiệp xây dựng một vận hội mới tự do, dân chủ, hoà bình và tiến bộ cho Quê Hương .Hơn lúc nào hết, chúng ta phải cảnh giác trước các mưu mô, các thủ đoạn của Cộng đảng nhằm lung lạc tinh thần, chia rẻ hàng ngũ chúng ta.

Chính nghị quyết hớ hênh số 36 của bộ Chính trị Cộng đảng Hà Nội đã tự vạch trần các âm mưu ấy đưa ra những luận điệu tuyên truyền nịnh bợ rẻ tiền đối với Việt kiều đồng thời xen lẫn một lời hù dọa trẻ con lỗi thời và lạc chổ với những người chống lại họ đang ở nước ngoài và là công dân của các nước ấy ! Và rất đỗi lạ lùng khi họ đòi giúp đỡ cho Việt kiều , hầu hết ở Âu Mỹ, nơi mà người dân có lợi nhuận trung bình từ sáu-mươi-lăm đến một trăm lần nhiều hơn lợi nhuận của đồng bào ta ở quê nhà, mà Đảng ta và Nhà Nước ta không hề đếm xỉa đến và đành đoạn bỏ quên.

V – Nói với thế hệ trẻ, con cháu Lạc Hồng
Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, ngoài sự thành công của các bậc cha anh, thế hệ trẻ trên dưới ba mươi đã làm rạng danh cho dân tộc Việt ở Âu Châu cũng như ở Mỹ Châu, Úc Châu trên phương diện học vấn và cũng đã hội nhập khá dễ dàng các quốc gia nơi họ trưởng thành.
Tôi muốn nói thêm vài lời với các bạn trẻ ấy, với thế hệ lớn lên hoặc sinh trưởng ở hải ngoại. Nói thêm vì các cháu chưa biết nhiều hay chỉ biết quê hương qua những tin tức của báo chí và cac phương tiện truyền thông khác, qua những lời kể lại của những người nào đấy, cố nhiên với những nhận định của họ, có thể phản ảnh đúng sự thật, có thể không vì thiếu tính khách quan. Hoặc có thể các cháu có về thăm quê hương nhưng chưa đi đến nhiều nơi trong nước mà chỉ có thì giờ thăm vài thắng cảnh, vài di tích lịch sử, thăm bà con và sống vài hôm ở vài đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn, v.v … Nhưng các cháu không có đủ thì giờ và người hướng dẫn để quan sát tận nơi và nhiều nơi, đời sống thực, kham khổ, của nhiều giới đồng bào, xa cách và tương phản với cảnh tượng phồn hoa, thịnh vượng giả tạo, bề ngoài, phô trương lố bịch như một sự thách thức không kiềm chế và kiêu căng đối với thân phận hẩm hiu của đại đa số, của quảng đại quần chúng , nghĩa là của hơn bảy-mươi triệu người tức hơn 87 % tổng số dân tám-mươi triệu người trong nước.

Mười triệu người may mắn hầu hết ở thành thị, một ít ở nông thôn, gồm ở đỉnh cao nhất, giới “tư bản đỏ “ giàu từ vài chục triệu đến nhiều trăm triệu đô la Mỹ. Các nhà tư bản này là các cấp lãnh đạo đảng Cộng sản và Nhà Nước, các cán bộ có quyền thế và đía vị trong suốt hệ thống dọc và ngang của chính quyền và trong các xí nghiệp quốc doanh. Bên cạnh tư bản đỏ là giới tư bản “vòng ngoài” chỉ đường mách nước, cộng tác làm ăn chia phần, cũng giàu có như tư bản đỏ.

Không như các cháu ở nước ngoài phải cố gắng học hành,xin trợ cấp, học bổng, vay mượn và nhiều lúc phải làm việc thêm đặng có đủ tiền “ăn học“ở bậc đại học, không thiếu các con cháu của các nhà tư bản nói trên đang ở bậc trung học phổ thông đã được gửi đi du học ở Âu Mỹ, tiêu xài không giới hạn, vượt hẳn con nhà giàu ngoại quốc, như muốn trả thù cho thời kỳ bố mẹ còn là vô sản thứ thiệt, một thời kỳ mà họ không dám nhắc đến nữa vì sợ bị các đồng chí củ lên án phản bội lý tưởng và bỏ rơi hàng ngủ !Trong lúc ấy, tại Thái Bình ổ Miền Bắc, Quảng Nam ở Miền Trung, Cà Mâu ở tận cuối Miền Nam và khắp các nơi khác, nhiều chục ngàn em bé đang còn ở bậc tiểu học đã phải bỏ học trong niên khóa 2004-2005 này vì cha mẹ các em không “ chạy “ ra tiền để đóng góp cho trường!

Các cháu đang ở kinh đô ánh sáng Paris, các cháu đang làm việc ở trong một toà nhà chọc trời lộng lẫy ở New York hay Chicago , làm sao các cháu quên đành đi được các em bé đáng thương này và các em bé khác đang ăn xin trước các khách sạn, đang chạy theo xin tiền các du khách hay đang bán thân để nuôi cha mẹ già như đã kể trên. Cũng như các cháu, các em bé bất hạnh này mang cùng với cháu, với tất cả cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, một giòng máu Lạc Hồng, nhưng vận số rủi ro đã để các em ra đời dưới bầu trời xã hội chủ nghĩa của quê hương

Nhiệm vụ của tất cả chúng ta, cao niên, trung niên và thanh nữ, thanh niên như các cháu là phải góp phần tích cực và đắc lực vào công cuộc tìm kiếm và thực hiện một giải pháp khả dĩ mang lại tự do, dân chủ cho đất nước, mở đường cho một vận hội mới tươi sáng cho toàn thể dân tộc.
Không có một cơ hội nào thuận lợi hơn, không có một vinh dự nào xứng đáng hơn là được cống hiến mọi nỗ lực và khả năng của chúng ta vào sự nghiệp lớn lao này, vào lúc này, khi mà trong nước cũng như ở khắp thế giới những huyền thoại về Hồ Chí Minh, về chiến tranh chống Mỹ, chống tư bản đế quốc, về thiên đàng hứa hẹn của Đảng v.v … đã sụp đổ và tan biến như một luồng gió độc thổi qua và những sự thật của lịch sử đã được phơi bày và kiểm chứng mà không còn ai chối cải được nữa , và đặc biệt hơn nữa, khi mà giờ đây diễn biến hoà bính đang chuyển động mạnh, sẽ dẫn đến mục đích cuối cùng: dân chủ hoá nước Việt Nam.

Ngoài việc lo cho đời sống cá nhân và gia đình, mổi một chúng ta vẫn có thể luôn luôn vươn mình lên để theo đuổi và thực hiện một lý tưởng cho cuộc đời , và còn lý tưởng nào cao đẹp hơn, thiết thân hơn, thiêng liêng hơn là phục vụ cho quê hương, cho giống nòi của mình. Trưởng thành xa tổ quốc, các cháu sẽ gặp được nơi môi trường phục vụ này những cơ hội gần gủi với nguồn gốc, xa tránh được nổi lo âu lạc mất căn tính (perte d’identité, loss of identity) điều mà bất cứ ai lớn lên ở xứ lạ quê người cũng có thể cảm nhận một ngày nào đó khi bơ vơ như lạc lỏng giữa những người có thể là bạn bè gần gủi nhưng màu da, chủng tộc khác nhau chưa kể phong tục tập quán nhiều lúc không giống nhau và chắc chắn không cùng một ngôn ngữ.

Tiếp đến nhưng chưa phải là lý do cuối cùng, từ phương vị một chuyên viên dù tài giỏi chăng nữa nhưng luôn luôn thúc thủ trong địa hạt chuyên môn của mình ở nước ngoài mà người tài không thiếu trong các quốc gia phát triển, các cháu có thể trở thành những thành phần quan trọng trong việc tái thiết và hiện đại hóa xứ sở, trở thành những nhân vật góp phần hoạch định các kế hoạch, các chính sách của Nhà Nước Việt Nam tương lai, và biết đâu, và tại sao không, trở thành những người lãnh đạo của một Nhà Nước mà các cháu và cha,mẹ, anh, chị, em của các cháu sẽ cùng đồng bào trong nước đứng lên xây dựng trong tiến trình dân chủ hóa quê hương, một tiến trình đang được đẩy mạnh và không một thế lực nào ngăn cản được.

Dân số Việt Nam đã bắt đầu vượt quá tám-mươi triệu. Nếu được dân chủ hoá, hiện đại hoá, canh tân hóa, lành mạnh hóa, nếu được lãnh đạo bởi những người yêu nước, thương dân, có khả năng, có đức độ, chắc chắn quê hương của chúng ta sẽ chiếm được một địa vị xứng đáng trong cộng đồng các nước văn minh tiền tiến trong thế giới.

Các cháu phải tham dự, phải dành chổ trong cuộc hành trình về nguồn và hướng tới bến vinh quang này, một cuộc hành trình đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng đầy phấn khởi và chứa chan hy vọng ở tương lai.

Hẵn nhiên, các cháu tiếp tục như thường lệ công việc nghề nghiệp của mình tại quốc gia các cháu đang cư ngụ cho đến ngày các cháu tự quyết định lấy tương lai theo tình hình mới của quê hương. Nhưng giờ đây, sự tham gia hoạt động chỉ đòi hỏi ở các cháu quyết tâm đóng góp tài trí và tâm huyết của các cháu vào công cuộc chung của những người muốn biến đổỉ hiện trạng của nước nhà bằng một đường lối tranh đấu quả cảm, kiên trì, bằng những phương thức dân chủ công khai trước thế giới đang nhìn thẳng vào Việt Nam và sẵn sàng hổ trợ khi cần thiết.

Các cháu không thể giam giữ tuổi trẻ của mình trong cái vỏ ốc nhỏ bé để hưởng thụ và tự mãn với vài tiện nghi vật chất rồi chôn vùi cả cuộc đời như một kẻ vô danh lạc lõng trong cái xã hội mà các cháu đã hội nhập.

Đã đến lúc các cháu phải lựa chọn giữa một cuộc đời tầm thường và phí phạm như vậy và một cuộc đời hào hứng, đầy ỳ nghĩa và hữu ích cho các cháu, cho quê hương của các cháu, một cuộc đời mà các cháu có quyền hãnh diện và có thể mang lại vinh quang xứng đáng cho chính các cháu.
* * * * *

Làm chính trị, tham gia chính trị hay không, giữa lúc quê hương đang chờ đợi ?
Thiết tưởng chúng ta đã trả lời minh bạch.


Câu trả lời của những người Việt ở hải ngoại mà tâm tư luôn luôn hướng về quê hương, đất tổ, với niềm tin bất diệt ở một tương lai sáng lạng của nước Việt Nam tự do, dân chủ, hòa bình, tiến bộ, nối tiếp lại với những truyền thống nhân bản, hòa ái, đạo đức, và quyết tâm mạnh tiến trên con đường canh tân toàn diện sau khi cái vòng ngoặc tai ương của lịch sử được khép lại vĩnh viễn.

Paris, đầu Xuân Ất Dậu, 2005
Lê Trọng Quát

(1) Vài danh từ có nghĩa chuyên môn được dịch kèm theo Pháp ngữ và Anh ngữ thể theo lời yêu cầu của một số độc giả không quen nhiều với các danh từ Hán Việt.

-Xin lưu ý : Nhiều năm đã trôi qua nhưng vấn đề chính yếu trình bày vẫn còn nguyên tính cách thời sự và trong hiện tình ở quê hương, sự dấn thân của mọi người yêu nước, yêu chuộng tự do, dân chủ, đặc biệt các bạn trẻ, cần phải được khẩn thiết đặt ra một cách toàn diện hơn bao giờ cả.Những số liệu ghi trong bài cần được cập nhật theo hiện tại.

Paris, tháng 7, 2013

Lê Trọng Quát

Paris, tháng 4, 2020

Lê Trọng Quát

——————————————————-

VIẾT CHO TUỔI 30

ĐỪNG SỢ HÃI – Chương # 70

 

Thomas Jefferson, vị Tổng thống thứ ba của nước Mỹ (1801-1809), ông là nhà tư tưởng, ngoại giao, luật sư, triết gia, được tôn vinh một trong những vị tổ phụ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Trước đó, từng làm Phó Tổng thống (1797-1801). Quan trọng hơn cả, Thomas Jefferson là một trong những vị khai sinh ra bản Hiến pháp Hoa Kỳ, đề xướng nguyên tắc dân chủ, cộng hoà, và quyền tự do cá nhân, khuyến khích người Mỹ sống dưới sự đô hộ của đế quốc Anh đứng lên thành lập một tân quốc gia, với bản Hiến pháp làm kim chỉ nam cho đến nay đã tròn 231 năm kể từ ngày hiệu lực 4/3/1789. Câu nói đáng ghi nhớ của Tổng thống Thomas Jefferson, “Khi bất công trở thành pháp luật, chống đối là nhiệm vụ” (If a law is unjust, a man is not only right to disobeye it, he is obligated to do so).

 Trong những ngày tháng dầu sôi lửa bỏng cuối năm 2020. Ngày 11/12/20, Tối cao Pháp viện Liên bang khước từ cứu xét đơn kiện của Tiểu bang Texas đối với: Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin vì đã không tuân theo những luật bầu cử của chính mình, họ còn vi phạm Hiến pháp Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Những người bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump thất vọng, đang khi người chọn Joe Biden vui vẻ mừng chiến thắng. Vấn đề không đơn giản như cả hai phía nghĩ, cũng chưa kết thúc ờ thời điểm này! Trận chiến thật sự đã bước vào giai đoạn cuối, sinh tử!

       Một số người đứng đầu đảng Dân chủ với các thế lực ngầm sau lưng, nếu không muốn đi tù, mất quyền lợi, không còn con đường nào khác họ phải chiến đấu, cho dù là chơi bẩn, ăn gian, trộm phiếu! Bầy quái vật đầm lầy hết nước sống, mất dưỡng khí, đang cố sức vùng vẫy trước giờ lâm tử.

       Tổng thống Donald Trump, người dũng cảm, đề xướng ra chiến dịch tát cạn đầm lầy. Chính vì vậy, ông trở thành mục tiêu của bọn quái vật sinh sống trong môi trường bùn lầy nước đọng hằng chục năm qua!

       Chúng ta, những người can đảm nhất, quy tụ từ mọi quốc gia trên thế giới! Hỡi những anh chị em thân quý, những ai từng sống sót qua trại giam khủng khiếp Sachsenhausen, Đức Quốc Xã, thoát khỏi lò thiêu sống người Do Thái mang tên Auschwitz! Hỡi những ai đào thoát khỏi ngục tù cộng sản Trung Hoa, Việt Nam, Cuba, Đông Âu! Hỡi những ai can đảm đập phá bức tường Bá Linh! Tất cả hãy kính cẩn, cúi đầu, lắng nghe lời Đức Thánh Cha, John Paul II, “Đừng sợ hãi” (Be Not Afraid). Dân chúng và đất nước Ba Lan đã nghe theo lời kêu gọi của Ngài! Bây giờ đến lượt chúng ta!

       Đất nước của những kẻ can đảm và anh hùng, không thể trở thành bãi đầm lầy thế giới! “Đừng sợ hãi” chúng ta không thể hèn hạ buông súng! Cuộc chiến này không còn là của Tổng thống Donald Trump, quên đi cụ Sleepy Joe! Đây là mặt trận bảo vệ HIẾN PHÁP HOA KỲ, sự chọn lựa giữa MINH BẠCH và GIAN DỐI! Đây chính là gia tài chúng ta để lại cho thế hệ mai sau, một niềm tin vào CÔNG BẰNG và CHÍNH TRỰC.

A

THƯỢNG ĐẾ ĐÓNG CỬA TRƯỚC, MỞ CỬA SAU.

Đường đời không bằng phẳng! Như dòng sông chảy ra biển, uốn khúc, rẽ nhánh này, chạy qua hướng kia, lên thác xuống ghềnh. Điều đau khổ nhất của mọi công dân thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, may mắn hay bất hạnh, sống trong thế giới @ hôm nay: Đa số chúng ta đã bị TẨY NÃO!

 Đau khổ và khốn nạn tận cùng, chính chúng ta lại là người nuôi sống, trả tiền, cho bọn tội phạm đầu độc bản thân mình mà không hề biết. Kẻ thù ngay trong nhà, ngay trong phòng ngủ, ngay nơi chiếc remote điều khiển TV! Mỗi khi chúng ta cầm chiếc remote, mở TV, thoải mái ngồi xem, dù là tin tức thời sự hay chương trình ca nhạc, trận đấu bóng rổ hào hứng … Đừng vội nghĩ là giải trí! Không đâu anh chị em thân quý, đó chính là những giây phút khối óc của  chúng ta không làm việc! Thay vào đó là bản tin trên TV, cô tài tử xinh đẹp, hay anh chàng lực sĩ bắp thị cuồn cuộn, họ âm thầm đi vào não bộ người xem, không gõ cửa, cũng chẳng cần xin phép. Các khoa học gia, bác sĩ, nghiên cứu về não bộ con người cho biết, khối óc chúng ta là một mảnh đất phì nhiêu, những gì con người gieo vào đó qua hình ảnh, suy nghĩ, sẽ cứ thế lớn theo thời gian. Khổ một điều, nó không làm công việc lựa chọn hạt giống, phân biệt tốt hay xấu! Tuyên truyền chính trị, hay quảng cáo thương mại, áp dụng nguyên tắc này để thay đổi suy nghĩ của con người! Ai cũng biết, hiện nay Joe Biden chưa phải là Tổng thống đắc cử, nhưng bọn (T4) cứ lải nhải, qua TV mỗi ngày đưa vào đầu chúng ta thì cuối cùng sẽ có nhiều người tin là thật. Trả lời câu hỏi sau: Joe Biden là: (1) Ứng cử viên Tổng thống / Cựu Phó Tổng thống? (2) Tổng thống đắc cử (President Elect)? Nếu chọn câu (2), tin vui là bạn đã bịTẨY NÃO!

Câu (1) đúng nhất, hiện tạiJoe Biden chỉ là một ứng cử viên Tổng thống, chức vụ Tổng thống đắc cử là do đám (T4) tự phong cho ông ta, chưa hề được Quốc hội Liên bang chính thức xác nhận.

 Quyết định ngày 11/10/20 của Tối cao Pháp viện Liên bang, từ chối cứu xét đơn kiện của Tiểu bang Texas, đúng là một thất vọng không nhỏ cho Tổng thống Donald Trump! Nhưng không phải là mọi cánh cửa đều đóng! Đám báo chí truyền thông thổ tả (T4) muốn chúng ta tin như thế. Bọn này đầu độc khán thính giả bằng cách giới hạn thời gian, tính theo ngày, thí dụ ngày 8/12 các tiểu bang chọn Đại cử tri đoàn, ngày 14/12 Đại cử tri đoàn họp. Từ đó tự cho rằng, Joe Biden đã chính thức đắc cử! Thực tế, trong Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ có một ngày được công nhận, đó là ngày tuyên thệ của tân Tổng thống 20/1/2021. TCPV Liên bang, còn vài ba vụ kiện tụng khác liên quan đến bầu cử gian lận tại bốn tiểu bang: Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin, chưa nói đến có thể chính cá nhân Tổng thống Donald Trump khởi kiện. Có ai nghe đám (T4) nói những tin trên? Làm gì có chuyện này?

       Có người lập luận đơn giản: Một Tiểu bang Texas và 17 tiểu bang khác cùng tham dự hoặc ủng hộ đơn kiện của Texas còn bị Tối cao Pháp viện Liên bang ném ra ngoài, một mình ông Trump hoặc vài tiểu bang nữa thì nghĩa lý gì?

       Chớ vội mà vấp phải đá, mà quàng phải gai! Tối cao Pháp viện Liên bang làm việc dựa trên HIẾN PHÁP, không cần biết đến số đông bao nhiêu tiểu bang! Lý do họ từ chối không cứu xét đơn kiện của Texas: “Đề nghị xin cứu xét của Tiểu bang Texas trong đơn khiếu kiện bị từ chối vì không tuân theo Điều III của Hiến pháp,Texas đã không thể hiện lợi ích có thể nhận thức được về mặt pháp lý đối với cách thức mà Tiểu bang khác tiến hành bầu cử của mình” (The State of Texas’s motion for leave to file a bill of complaint is denied for lack of standing under Article III of the Constitution, Texas has not demonstrated a judicially cognizable interest in the manner in which another State conducts its elections). Theo suy diễn nông cạn của bản thân, TCPV Liên bang cho rằng chuyện bốn tiểu bang tổ chức bầu cử theo kiểu của họ, không ảnh hưởng trực tiếp gì đến quyền lợi Texas! Điều III của Hiến pháp giúp 7 vị Thẩm phán tại TCPV Liên bang tạm thời tránh né một quyết định vô cùng khó khăn một cách hợp pháp!

Còn chuyện các vị dân cử, hoặc cử tri trong bốn tiểu bang Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin kiện chính tiểu bang của mình! Hay Tổng thống Donald Trump với tư cách cá nhân kiện bốn nơi trên, chắc chắn là ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP đến quyền lợi của họ. Tối cao Pháp viện Liên bang sẽ khó có thể dùng điều III của Hiến pháp để từ chối cứu xét!

       Đây chính là ngưỡng CỬA SAU mà Thượng Đế mở cho Tổng thống Donald Trump. Từ nay đến ngày 20/1/21 sẽ còn nhiều màn đứng tim khác! Đừng vội buồn hay chớ nhẩy cỡn lên ăn mừng!

B

NGƯỜI HÙNG GIỮA BẦY LANG SÓI

Đọc lại lịch sử Hoa Kỳ từ ngày lập quốc đến nay, Tổng thống Donald Trump là người thực hiện được nhiều nhất lời hứa khi tranh cử, trong nhiệm kỳ đầu tiên. Không những thành quả trong nước, nhưng đối ngoại ông cũng vô cùng xuất sắc: Cậu bé hung hăng Kim Jon Un, ngoan ngoãn phải phép, không dám quậy, điều mà Barrack Obama mất 8 năm không làm được! Khi Barrack Obama lén lút cho phi cơ chở hơn một tỉ USD qua hối lộ Iran để xin được bình yên. Ngày 3/1/2020, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã dùng máy bay không người lái, hạ sát viên tướng Qasem Soleimani, nhân vật số hai của Iran, đứng sau Đại Giáo chủ Ali Khamenei, vấn đề giải quyết! Các tổng thống tiền nhiệm, chưa một ai dám quyết định dời Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Tel Aviv về Jerusalem và công nhận nơi đây là thủ đô của Israel, ông Trump làm thẳng tay! Cũng chưa một tổng thống Mỹ nào đem được bốn quốc gia thù nghịch khối Á Rập, thiết lập bang giao với Israel, Tổng thống Trump cũng làm xong khi nhiệm kỳ một chưa chấm dứt! Chuyện lớn hơn, anh Tập Lục Bình, cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump tạo ra khiến Trung cộng bị bao vây khắp thế giới, lên bờ xuống ruộng, vùi mặt dưới bùn! Bây giờ thì cả nước đã biết, Trung cộng mới chính là kẻ thù của Hoa Kỳ. Trung cộng trả lương cho Joe Biden qua trung gian của cậu quý tử Hunter Biden. Trung cộng gài nữ gián điệp Fang Fang (Phương Phương) với đương kim Dân biểu đảng Dân chủ Eric Swalwell. Tài xế riêng trong 20 năm của Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ Diane Feinstein, là điệp viên của Bắc Kinh. Chồng bà Chủ tịch Quốc hội Liên bang Nancy Pelosi có những hợp đồng bạc tỷ với Trung cộng! Còn Tổng thống Donald Trump, đảng Dân chủ tố cáo ông thông đồng với Nga, trong suốt bốn năm nay vẫn chưa hề tìm ra bằng chứng!

Thế nhưng, Tổng thống Trump bị vây đánh tứ bề ngay từ ngày ông đắc cử! Chưa một vị tổng thống nào chịu khổ nạn như ông! Ngày tuyên thệ nhậm chức, rất nhiều Dân biểu, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ không đến tham dự. Đám truyền thông thổ tả (T4) kêu gào là phải bắt đầu chương trình truất phế ngay từ ngày đầu tiên. Đặc biệt, Dân biểu Al Green, Texas kêu gọi: “Tôi rất lo, nếu chúng ta không truất phế (Trump) ngay, ông ta sẽ tái đắc cử” (I’m concerned if we don’t impeach this president, he will get re-elected).

Mối lo Tổng thống Donald Trump tái đắc cử nhiệm kỳ hai là có thật, đến từ chính miệng lưỡi nhà tiên tri đảng Dân chủ, ngài Dân biểu Al Green!

C

KẾT LUẬN.

Bạn đã từng nghe bài hát “Georgia On My Mind” do người ca sĩ da đen nổi tiếng Ray Charles hát? Xin đừng quên Georgia hôm nay, “Những gì chúng tôi thấy tại Georgia là sự vi phạm pháp luật, đó là gian lận” (What we’re seeing in Georgia is a violation of the law, there’s fraud) Thượng Nghị sĩ William Ligon, Tiểu bang Georgia nói.

         Giáo sư Luật, chuyên ngành về Hiến pháp thuộc Đại học Harvard, ông Alan Dershowitz, nhận xét "Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ có thể tham gia vào việc xét xử liệu các nhà Lập pháp (Quốc hội) tiểu bang có quyền chọn đại cử tri đoàn thay thế, những người sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump nếu các cơ quan lập pháp xác định có hành vi gian lận cử tri, ngay cả sau một phương án ban đầu đại cử tri sẽ bỏ phiếu vào ngày 14/12/20" (Attorney Alan Dershowitz said on Sunday that he believes the Supreme Court may get involved in adjudicating on whether state legislators have the power to pick alternate Electoral College electors who would vote for President Donald Trump if legislatures determine there was voter fraud, even after an initial slate of electors has cast its votes on Dec. 14).

electors – The Epoch Times

Lắng nghe tiếng nói của vị dân cử Tiểu bang Georgia, và ý kiến của luật sư hàng đầu về Hiến pháp Hoa Kỳ, Giáo sư Alan Dershowitz, là điều hay nhất chúng ta có thể theo lúc này! Ngày 14/12/20 cũng không có gì phải lo âu. Sẽ là một ngày như mọi ngày!

         Chúng ta có bổn phận tôn trọng Luật pháp Hoa Kỳ! Nhưng cũng đừng quên lời khuyên của một trong những vị Tổ phụ, khai sinh ra bản Hiến pháp, Tổng thống Thomas Jefferson, "Khi bất công trở thành pháp luật, chống đối là nhiệm vụ". Khi Hiến pháp bị vi phạm, chúng ta có bổn phận chống đối. Toà án không quyết định Tổng thống, Quốc hội là đại diện của dân sẽ quyết định.

       “Đừng sợ hãi“! Lạy Cha chúng tôi ở trên trời!

Nguyễn Tường Tuấn

14/12/20

————————————————————–

Wikipedia & Nửa Phần Sự Thật

Wikipedia & Nửa Phần Sự Thật – Tưởng Năng Tiến

Truyện dài Thềm Hoang của nhà văn Nhật Tiến được trích dẫn và giảng dậy trong chương trình quốc văn (miền Nam) nên tôi có dịp “làm quen” với tác giả ngay từ khi vừa bước chân vào trung học. Cũng nhờ “quen biết” thế nên tôi đã lần lượt đọc hết những tác phẩm của ông, trừ cuốn Thưở Mơ Làm Văn Sĩ.

Bút ký này do nhà Huyền Trân xuất bản vào năm 1973, khi tôi đã rời ghế nhà trường (theo lệnh tổng động viên) nên bỏ sót. Bốn mươi năm sau, năm 2013, Thưở Mơ Làm Văn Sĩ được tái bản nhưng tôi không cảm thấy hứng thú tìm đọc nữa vì cái “thưở mơ làm văn sĩ” đã xa lắc, xa lơ tự lâu rồi.

Thời gian đã biến giấc mộng vào thưở hoa niên thành một … cơn mộng vỡ. Thay vì trở thành một người cầm bút tăm tiếng (như ước muốn và thành tựu của nhà văn Nhật Tiến) tôi hoá ra là một kẻ cầm chai, với hơi nhiều tai tiếng, rồì cuối cùng thì trở nên một thằng nát rượu.

Tôi cầm ly nhiều hơn cầm bút nên chả có được một tác phẩm nào ráo trọi. Loay hoay mãi, cho đến lúc cuối đời, tôi vẫn chỉ là một cây bút nghiệp dư. Viết ít nên nhuận bút không nhiều. Số tiền còm cõi này nếu chỉ dùng vào những bữa ăn “xuông” thì có thể thừa nhưng nếu lỡ miệng gọi thêm vài ly rượu, hoặc mấy chai bia, nữa (cho dễ nuốt) thì chắc thiếu – thiếu chắc!

Trong việc viết lách, đôi lúc, tôi vẫn dùng Wikipedia tiếng Việt để tra cứu. Do vậy, tuy lợi tức vô cùng khiêm tốn – thỉnh thoảng – tôi vẫn không quên đóng góp chút đỉnh cho tổ chức phi lợi nhuận này. Cách đây vài tháng, tôi nhận được thư cảm ơn cùng với lời nhắc nhở nhẹ nhàng của ban điều hành:

[email protected]

Oct 1, 2020, 7:21 AM

Dear Tien,

About a year ago, you donated $50 to keep Wikipedia online for hundreds of millions of readers. I’m surprised by and deeply grateful for your continued support. You are part of the 2% of readers who donated to support Wikipedia. We need your help again this year.

Will you renew your solidarity with a $50 donation?

This is awkward to admit, but I have to be honest: 98% of our readers don’t give; they simply look the other way. And without more one-time donors, we need to turn to you, our past donors, in the hope that you’ll show up again for Wikipedia, as you so generously have in the past.

Katherine Maher
Executive Director, Wikimedia Foundation

Tôi nghèo tới cỡ không thể nào nghèo hơn được nữa nên chả phải so đo, hay tính toán chi, trước những lời kêu gọi tài trợ của năm ba tổ chức công ích, có liên hệ mật thiết đến đời sống của đồng bào mình: United Nations High Commissioner for Refugees, Human Rights Watch, Amnesty International, Mạng Lưới Nhân Quyền VN, Chương Trình Tri Ân Thương Phế Binh Của Tuần Báo Trẻ Dallas … Có ít chi ít, có nhiều chi nhiều (xả láng sáng về sớm) nhưng riêng với Wikipedia thì đôi lúc cũng thấy hơi có – đôi chút – lăn tăn.

Tuy tiện ích thật nhưng nội dung của trang mạng này mỗi lúc một thêm thiên lệch, khi viết về một số những sự kiện (hay địa danh, hoặc nhân danh) khiến nhiều nhân vật phải lên tiếng phàn nàn:

Blogger Cao Đắc Tuấn: “Việc năm nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào Nam được thay đổi trong Wikipedia dường như là một nỗ lực trẻ con và tiểu nhân của NCQCS trong việc sửa lại sự thật.”
Blogger Hoàng Thanh Trúc: “Trong vài năm qua hệ thống tuyên truyền của chế độ CSVN đã rất thoải mái vận dụng ‘tài nguyên’ ngân sách và tất cả các công cụ nghiệp vụ chuyên môn để tự do sửa đổi hiệu đính thay thế tất cả các bài viết không có lợi cho chế độ CS, nhất là các bài viết như là tư liệu liên quan chiến tranh trong thời gian trước…. chúng ta lướt qua bài viết về ‘Sự kiện cuộc chiến Tết Mâu Thân 1968’ là một điển hình rất trắng trợn bôi bác sự thật dù cố sơn phết màu mè cho nó khách quan để phù hợp tiêu chí ‘bách khoa toàn thư’ …”
Nhà báo Đỗ Quân: “Trên Wikipedia, về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm, lời lẽ ở hai version tiếng Anh và tiếng Việt có một sự khác biệt thấy rõ, và các tài liệu tham khảo cũng khác nhau một trời một vực. Ở bản tiếng Anh, có cả thảy 77 cite note (ghi chú nguồn tham khảo), trong khi đó ở bản tiếng Việt có tới 125 cite note, và khi đọc xuống các nguồn tham khảo này gần 50 là tài liệu xuất bản ở Miền Bắc hay trong nước sau năm 1975. Đặc biệt, trong version tiếng Việt còn có cả phần đánh giá dài trên 2000 chữ, mở đầu bằng bình luận của báo Nhân dân!”

Theo nhận xét của tôi, Wikipedia tiếng Việt thường trộn lộn thực/giả với nhau (theo phương thức tuyên truyền “bốn/sáu” – 4 giả và 6 thực) trước những vấn đề được coi là … nhậy cảm.

Xin đan cử một trường hợp:

Tiểu sử của L.S Nguyễn Mạnh Tường được Wikipedia trình bầy khá minh bạch – với những dữ kiện tương đối khách quan – chỉ trừ đôi câu (“nhập nhèm”) thí dụ như: “Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông được chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu văn học nước ngoài tại Viện nghiên cứu phương pháp và chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục, và là cộng tác viên của nhà xuất bản Giáo dục.”

Câu văn thượng dẫn được chú thích là: “Theo Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1164-1165.” Tôi không có bộ tự điển này trong tay nhưng đã xem qua cuốn “Kẻ bị mất phép thông công – Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức” (Un Excommunité – HàNội 1954-1991: Procès d’un intellectuel) của Nguyễn Mạnh Tường, bản dịch Nguyễn Quốc Vĩ, nxb Quê Mẹ (Paris) 1992. Xin trích dẫn đôi đoạn để rộng đường dư luận:

“Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu: đó là cái đói… Tôi muốn dạy tiếng Pháp tại nhà. Nhưng vừa mới bắt đầu là đã có một đám công an, chắc chắn là đã được bọn gián điệp và điềm chỉ quanh tôi báo động cho họ, xuất hiện và bảo cho tôi là dưới chế độ cộng sản không có gì là tư nhân mà được cho phép, dù chỉ là việc dạy học của những ông thầy tận tuỵ.

Phải làm gì đây? Tôi không thể ra đạp cyclo như một số đồng nghiệp trẻ đang làm, không phải vì chuyện ‘thiên hạ xầm xì’ mà chỉ vì tôi đã không còn ở tuổi để làm chuyện đó: hoặc người ta không dám gọi tôi, hoặc nếu có, số tiền công còm cõi của một hai chuyến đi không đủ để mua thuốc cho tôi lại sức với cái thân thể đã tiều tuỵ lắm rồi.“

Wikipedia tiếng Việt cố “che bớt” sự bất nhân của Nhà Nước VN là điều có thể “thông cảm” được vì sự thực tàn nhẫn, và … kinh tởm quá. Vấn đề, tuy thế, không không chỉ giới hạn ở mức độ che đậy hay dấu diếm. RFA, nghe được vào hôm 11/05/2020, cảnh báo: “Hà Nội muốn chiếm quyền kiểm soát nội dung trang Wikipedia tiếng Việt.”

Có cái gì mà Hà Nội không muốn kiểm soát, kể cả những cái bao cao su (xem đã qua xử dụng hay chưa) trong khách sạn. Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, PTT Vũ Đức Đam, đã từng tuyên bố (không ngượng miệng) rằng: “Bộ Bách khoa toàn thư phải là tri thức cơ bản về Việt Nam đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.”

Qua tay nhồi nặn của nhà nước toàn trị hiện hành thì Wikipedia tiếng Việt – tất nhiên – cũng thế, cũng chỉ là một nơi để Ban Tuyên Giáo tha hồ … múa gậy vườn hoang!

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh phản ứng: “Đương nhiên, với những chế độ độc tài, sự thực là thứ nó rất khiếp sợ, nên sẽ tìm mọi cách can thiệp bóp méo sự thực theo ý mình để lừa dối dân chúng. Wikipedia không là ngoại lệ. Người dân yêu chuộng tự do sẽ có ý thức để chung tay làm trang thông tin này ngày càng hoàn thiện….”

Anh Ba Sàm nói không sai nhưng e chưa hết lẽ. Người dân Việt Nam cũng phải tất bật hối hả lo chạy tối tăm mặt mũi cả đời: chạy trường, chạy việc, chạy chức, chạy cơm/chạy cơm (giữa một xứ sở mà quả trứng cõng tới 14 loại thuế phí) rồi lại phải chạy đua này để giành giật sự thực với cái chế độ (thổ tả) này nữa à?

Sức người có hạn thôi (chớ bộ!) sao mà chịu đời cho thấu?
Từ Canada, bác Đỗ Quân đề nghị một giải pháp nghe “có vẻ” dễ thực hiện hơn:
“Cộng đồng Việt hải ngoại có hàng trăm ngàn vị thức giả và hàng trăm ngàn tài liệu, thậm chí hàng chục ngàn vị còn là nhân chứng của những sự kiện được viết một cách thiên lệch trên Wikipedia. Rất nhiều vị nay đang thảnh thơi, có điều kiện để dạo chơi trên net. Nhưng trong số đó, rất tiếc có một số vị dùng quá nhiều thời giờ trên mạng để chuyển qua chuyển lại những thông tin vớ vẩn, những email lên án, buộc tội, hay bôi nhọ lẫn nhau. Phải chăng đã đến lúc các vị đó nên dùng số thời giờ và năng lực quý báu ấy để nhảy vô wikipedia biên tập lại một vài bài viết thiếu sự trung thực?”

Đúng thế nhưng phải chờ cho trận chiến Trump/Biden ngã ngũ và xong xả đã, chứ hiện nay thì qúi vị “thức giả” (ngoại cũng nội) đều bận lắm. Họ còn đang bận rẩy mực lên mặt của nhau.

Hãy đợi đấy!

Tưởng Năng Tiến

—————————————————————————————————–
Hoa từ đất sét
y như thật của nữ kiến trúc sư

Nhìn những đóa hoa loa kèn vốn tháng 4 mới có lại nở giữa mùa thu, hàng xóm tò mò hỏi chị Dung làm sao mua được, vì không nghĩ nó làm từ đất sét

Tốt nghiệp đại học Xây dựng Hà Nội, nhưng thấy mình không phù hợp với nghề, chị Trương Ngọc Dung, 36 tuổi, về làm việc cho công ty gia đình ở TP Thanh Hóa. Sáu năm trước, tình cờ xem truyền hình về hoa đất sét của Nhật Bản, chị mê mẩn vì chất liệu này có thể lột tả được hết vẻ đẹp tự nhiên của đóa hoa nên đã tham gia một khóa học để thỏa mãn niềm yêu thích.

Học xong, sản phẩm làm ra không đẹp như kỳ vọng nên nữ kiến trúc sư quyết định tự mày mò. Để nắm được cấu trúc của từng bộ phận trên bông hoa, chị Dung lên mạng tìm kiếm, may mắn thì tìm được hình ảnh phân tích chi tiết của bông hoa, còn không, chị phải đặt mua hoa, “tháo tung” để xem xét từng bộ phận, đo kích thước, xem xét màu sắc, trình bày trên bản vẽ trước khi thực hiện. Trong ảnh là bản vẽ và những cánh hoa mẫu đơn được tạo hình từ đất sét trước ghép thành bông hoàn chỉnh.

Nguyên liệu làm hoa đất gồm ba thành phần chủ yếu là: đất sét; xương (kẽm; inox); màu sơn dầu. Mỗi loại hoa có những bộ phận phải đầu tư công sức khác nhau. Là một kiến trúc sư, chị đã được rèn tính kiên trì, độ nhạy cảm về màu sắc lẫn kết cấu, linh hoạt trong xử lý từng loại hoa...

Sau ba năm nghiên cứu, mày mò và khi đã có nhiều kinh nghiệm, chị Dung thay đổi toàn bộ công thức làm hoa, từ đất, màu, đến phương pháp ghép.

 

Thay vì sử dụng đất của Thái, chị nhập đất sét Nhật Bản để làm bông hoa. Một số loại hoa đòi hỏi cao về độ trắng hoặc độ trong suốt thì nhập trực tiếp từ Nga. Thân, cành hoa trước đây đều được làm từ kẽm Thái Lan, nhưng thời tiết nồm ẩm tại Việt Nam khiến hoa nhanh gỉ sét. Chị phải chuyển sang sử dụng inox – vật liệu cứng hơn nhưng có độ bền cao. Công đoạn cán mỏng, kéo thẳng inox, quấn giấy là công đoạn vất vả, tốn nhiều thời gian nhất.

Mỗi một loại hoa là một công thức khác nhau. Chùm dâu tây được chị Dung hoàn thiện trong 10 ngày. Kỳ công nhất là công đoạn đập inox thật mảnh để tạo thành thân cây.

Có những công đoạn làm hàng nghìn lần mới thành thạo, ví dụ như râu (sợi nhụy) xung quanh đài sen, mỗi một sợi phải mất tới ba công đoạn xử lý, một bông có tầm 300 sợi… Để có được những đóa sen như thế này, từ khâu phân tích chi tiết đến phối màu, lên khuôn, tạo hình và hoàn thiện sản phẩm, chị Dung mất một tháng.

Ưng ý với những sản phẩm làm ra, chị hay đăng ảnh trên trang cá nhân của mình. Nhiều người không tin hoa làm từ đất sét, có người tưởng hoa thật, hỏi mua củ giống ở đâu. “Buồn cười nhất là có người đến tận nơi, nhìn hoa vẫn thắc mắc đâu là thật, đâu là hoa từ đất sét. Hôm qua, bà hàng xóm đến nhà tôi chơi còn hỏi sao giờ là đầu tháng 9 rồi mà vẫn mua được hoa loa kèn”, chị Dung kể.

Một số người tìm đến chị Dung để học nghề, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể theo đuổi đến cùng, vì công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính kiên nhẫn cao. Trong hình là hoa mạn châu sa – những bông hoa mọc thành từng chùm lạ mắt. Tạo hình từ đất sét nhưng nhìn như thật vì thể hiện rõ đặc điểm của hoa: cánh hoa vươn dài, phía trên đài gồm từ 5 – 7 nụ, khi nở xòe ra mọi hướng.

Hoa mãn đình hồng nếu thuận theo tự nhiên chỉ nở vào mùa xuân, nhưng được làm từ đất sét nên có tuổi đời từ 10-20 năm.

Hoa mao lương với đầy đủ cành, nụ, hoa, được đặt trong lọ khiến người thưởng lãm khó phân biệt thật, giả.

“Điều khiến tôi thấy hạnh phúc là tạo ra được một sản phẩm như mình mong đợi, được thưởng thức vẻ đẹp của những bông hoa mỗi ngày và biến hoa vốn thành thứ tưởng như phù phiếm, nở nay, héo mai thành một tác phẩm nghệ thuật vĩnh cửu”, chị Dung chia sẻ.

Nhật Minh

Ảnh nhân vật cung cấp

———————————————

Những phong tục lạ ở mạn Thượng Du Bắc Việt

alt

1. Tục “coong trình” của người Dao Đỏ ở Sa Pa
Ở Sa Pa, người Dao Đỏ có dân số đứng thứ hai sau người H’Mông (Hơ Mông, hay còn gọi là người Mông). Họ cũng có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc, và là một bộ phận nhỏ của tộc người Dao di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XIII đến những năm 1940 của thế kỷ trước. Họ sống tập trung đông nhất ở các xã Tả Phìn, Nậm Cang, Thanh Kim, Suối Thầu, Trung Chải…

Theo các nhà nghiên cứu thì người Dao có quan hệ mật thiết với người H’Mông. Trước đây, hai nhóm này được cho là có cùng nguồn gốc, nhưng sau khi thiên cư từ Trung Hoa vào Việt Nam thì hai cộng đồng này đã hình thành những đặc điểm khác nhau. Ngày nay, đến Sa Pa chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa người Dao và ngươi Hơ Mông về hình dáng, trang phục, cách sinh hoạt v.v…, nhưng họ vẫn chung sống tại cùng một vùng núi mặc dầu nơi cao nơi thấp khác nhau.

Nếu người H’Mông thường chọn những nơi núi cao để ở thì người Dao lại chọn thung lũng hoặc lưng chừng núi ở để tỉa ngô, trồng lúa và thảo quả. Các lái buôn thường đến tận nhà thu mua, mang bán sang Trung Quốc nên cuộc sống của họ cũng khá. Nhiều nhà có xe máy, tivi, thậm chí là cả xe hơi, máy kéo dùng trong nông nghiệp.

alt

Tộc người Dao có nhiều nhóm, nhưng sinh sống ở Sa Pa chủ yếu là người Dao Đỏ, bởi phụ nữ thường quấn khăn đỏ hay đội mũ đỏ, áo màu xanh đen nhưng có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, ở vạt áo và tà áo. Trang phục của họ được xem là đẹp nhất ở Sa Pa. Phụ nữ Dao Đỏ còn có tục tỉa bớt chân mày và tóc phía trên trán cho đẹp. Họ cũng có chữ viết riêng dựa theo chữ Hán cổ gọi là chữ Nôm Dao, nhưng loại chữ này nay chỉ người cao tuổi mới đọc, hiểu và viết được.

Người Dao có tín ngưỡng rằng loài chó là tổ tiên của họ nên chó luôn luôn được quý trọng. Ngoài ra, đàn ông chỉ được coi là trưởng thành sau khi đã chịu lễ cấp bằng sắc của nơi thờ cúng. Họ cũng có các tục lệ khác như gia đình nào đang nấu rượu thì cắm một cành cây trước cửa, không cho người lạ vào vì quan niệm rằng hễ có người lạ vào là rượu sẽ chua và khê. Khi thấy có dấu hiệu cắm lá trước cửa nhà người Dao, người ta kiêng không vào. Trong gia đình có phụ nữ sinh nở cũng cắm cành lá trước cửa để không cho người lạ vào, sợ đứa trẻ mới sinh sẽ khóc nhiều.

Họ cũng có tục kiêng sờ đầu trẻ con. Khi cắt tóc, cạo đầu cho trẻ họ để một chỏm tóc ở đỉnh đầu vì cho rằng đó là nơi trú ngụ của hồn vía con người, để chỏm tóc như vậy trẻ sẽ không hay ốm đau. Họ cũng quan niệm là nam và nữ khi chưa kết hôn thì không được chụp hình chung. Khách du lịch muốn chụp tốt nhất là hỏi trước họ.

Mỗi năm người Dao cũng có những lễ hội đặc biệt như: “Hội tết, nhảy múa” tổ chức vào ngày Mồng một và Mồng hai tháng Giêng; “Hát hội giao duyên” vào ngày Mồng mười tháng Giêng ở bản Tả Phìn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km. Bản này nổi tiếng với các loại thổ cẩm đủ màu sắc và kiểu dáng do bàn tay khéo léo của phụ nữ H’Mông hoặc phụ nữ Dao tạo nên. Đặc biệt, họ có bài thuốc tắm bằng lá cây rừng của tổ tiên người Dao Đỏ truyền lại đến ngày nay, rất tốt cho du khách đi đường xa mệt mỏi.

alt

Thiếu nữ Dao Đỏ thoải mái ngủ với người lạ

Người Dao Đỏ không coi quan hệ “không phải vợ chồng” là vô đạo đức. Họ gọi chuyện đó là “coong trình”, thậm chí càng “coong trình” với nhiều đàn ông càng tốt.

Bản Tân Phong ở tỉnh Lào Cai là nơi có nhiều người Dao Đỏ sinh sống. Cách đây ít lâu, một sinh viên Nông Lâm ngoài hai mươi tuổi, mới ra trường, được cử về phụ trách kiểm lâm tại địa phương nên chưa hiểu gì về phong tục tập quán của người Dao Đỏ. Tới cơ sở, cậu được giới thiệu tạm thời ăn ngủ tại nhà ông trưởng bản. Đêm ấy, sau khi chủ nhà mổ gà, mời cán bộ kiểm lâm một chầu rượu say, cậu lăn ra ngủ.

Chừng nửa đêm, có hai cô gái tuổi độ 17-18 đến bên giường kéo áo cậu lôi dậy. Cậu chưa hiểu ra sao thì các cô thì thầm vào lỗ tai cậu: “Cán bộ ra rừng ngủ với chúng tao đi. Chúng tao thích cán bộ mà. Dậy đi ra rừng ‘coong trình’…”

Cậu kiểm lâm cố rụt đầu vào trong chăn thì hai cô gái càng lôi cậu mạnh hơn khiến cậu vô cùng sợ hãi. Trước khi lên vùng thượng du, người ta đã kể với cậu chuyện ma cà rồng hút máu người. Ma cà rồng hiện hình qua các cô gái xinh đẹp, đêm đêm đi tới các ngôi nhà, chờ thiên hạ ngủ say rồi cắn vào cổ, hút máu người đang ngủ. Ai bị ma cà rồng hút máu thì da vàng bủng vì mất máu rồi chết.

Trong ánh lửa từ lò nấu cám lợn và ngọn đèn đốt bằng mỡ trâu đặt trên giá của chiếc cột giữa nhà hắt tới, gương mặt hai cô gái Dao đẹp hoang dại, rực rỡ như hai đóa hoa rừng, cậu sợ quá hét lên. Nghe tiếng kêu, ông trưởng bản trở dậy. Thấy hai cô gái, ông bật cười nói gì đó với họ, họ cười rồi bỏ đi.

Sáng hôm sau, ông trưởng bản giải thích về tục “coong trình” của người Dao Đỏ cho cậu nghe rồi cười bảo cậu: “Mấy đứa con gái nó thích thanh niên miền xuôi nên muốn kéo cán bộ ra rừng ngủ với tụi nó đấy mà”. Cậu kiểm lâm trẻ tuổi bấy giờ mới tiếc hùi hụi!

Tháng 3 năm sau, hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ cúng rừng và làm thủ tục để người dân ký hợp đồng nhận khoán, bảo vệ rừng. Buổi tối, cậu kiểm lâm trẻ tuổi rủ cô gái Dao Đỏ xinh nhất trong bản vào rừng. Nhưng vừa mới ôm cô gái vào lòng thì cô ta hét toáng lên rồi vùng bỏ chạy về bản. Thì ra, cô gái không đồng ý “coong trình” với chàng kiểm lâm nên chàng bị phạt vạ.
Theo phong tục, chàng kiểm lâm phải mua hai con gà trống và hai chai rượu để gia đình cô gái cúng ma, gọi hồn cô gái lạc ngoài rừng về.

alt

Kể lại chuyện này, anh chàng kiểm lâm cười khì khì: “Hồi ấy mình còn trẻ, chưa biết gì về phong tục của họ chứ bây giờ thì cứ cô nào thích là mình “coong trình” đại, chả tốn một đồng nào cả, lỡ có bị phạt cũng… rẻ!”. “Thế lỡ cô ấy có con thì sao?”. “Thì cô ta nuôi. Cô ta “coong trình” với bao nhiêu người, đâu biết là con của ai”.

Ông Đặng Văn Tâm, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lục Yên và ông Hoàng Cửu Tung, trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tân Phong nói rằng Tân Phong là nơi có tới 96% dân chúng là người Dao Đỏ. Kể lại chuyện của mình, ông Tung cười: “Năm 2006, tôi được phân công phụ trách địa bàn xã Tân Phong. Hôm ấy đã muộn, tôi nghỉ lại tại nhà của một gia đình ở thôn Khiểng Khun. Chủ nhà mổ gà tiếp đãi tôi rất niềm nở. Cả chủ lẫn khách đều uống rượu say quá chừng. Người vợ của chủ nhà nhìn tôi với đôi mắt long lanh lạ lắm. Đêm ấy đã khuya, tôi đang ngủ thì thấy một phụ nữ chui vào trong mùng rồi ôm lấy tôi. Tôi giật mình tỉnh dậy thì thấy người ôm mình là vợ chủ nhà. Chị ta thì thầm vào lỗ tai tôi: “Mình thích cán bộ, cán bộ ‘coong trình’ mình đi!”. Tôi hoảng quá bèn mở cửa chạy ra ngoài vì sợ chủ nhà tỉnh dậy, nhưng anh ta vẫn ngủ say như chết. Anh ta uống rượu say quá! Vậy là tôi bèn quay trở lại mùng và “coong trình” cho vừa ý vợ chủ nhà…”.

alt

Chuyện quan hệ tình dục của người Dao Đỏ khá phóng khoáng. Có người giải thích rằng do cuộc sống khép kín của cộng đồng người Dao Đỏ, nên quan hệ hôn nhân cận huyết khiến nhiều cặp vợ chồng vô sinh hoặc có những đứa trẻ sanh ra dị dạng hay kém phát triển về trí tuệ cũng như thể hình. Chính vì thế nên phụ nữ Dao Đỏ có phong tục duy trì nòi giống bằng cách quan hệ với nhiều đàn ông khác có vóc dáng cao to, đẹp trai, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, xinh đẹp.

(Người Eskimo ở Bắc Cực cũng vậy, cuốn “The Eskimos” của Mục sư Peter Jergens người Mỹ nói rằng khi khách tới igloo (nhà hình vòm xếp bằng các tảng băng của người Eskimo) thì được mời ngủ chung với vợ chủ nhà. Hàng xóm đi săn trên tuyết mà vợ không đi theo được thì có thể “mượn” vợ của bạn gần đấy, và người đàn bà này sẽ phục vụ mọi chuyện kể cả việc “thay thế người vợ” một cách tự nhiên bất cứ lúc nào, không hề mặc cảm. Nếu may mắn có con, đứa trẻ sẽ thuộc về người chồng đã cho mượn vợ chứ không phải thuộc về người đi mượn).

Tập tục “coong trình” đã có từ lâu đời, chợ tình Sa Pa của người Dao Đỏ phải chăng là để giao lưu tình cảm, thỏa mãn nhu cầu tình dục hay sâu xa là cải tạo giống nòi? Điều này các nhà khoa học sẽ nghiên cứu tiếp để giải đáp. Nhiều người kinh ngạc khi nhìn thấy các cô gái Dao Đỏ xinh đẹp lạ thường, họ cho biết: “Các cô gái đó đẹp chẳng khác gì tiên sa. Không ai hiểu họ có phải là sản phẩm trong những đêm “coong trình” do mẹ của họ với những người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai ở nơi khác đến hay không?”.

Ông thợ săn tên là Bàn Phúc Châu sau khi nghe phóng viên hỏi về phong tục “coong trình” và hỏi thật rằng trong đời ông đã “coong trình” với bao nhiêu phụ nữ rồi. Ông cười, rung đùi đầy hứng khởi: “Ô, không nhớ hết đâu. Mình xấu trai, các cô gái ít cô thích. Nhưng nếu vợ người ta thích thì mình cũng “coong trình” luôn”. “Lỡ chồng họ bắt được?”. “Thì mình bị nộp phạt hai con gà và một chai rượu, rẻ thôi mà”.

Ông cười khoái trá rồi lại kể tiếp: “Vợ mình chắc nó cũng đi “coong trình” với nhiều đàn ông khác lắm nhưng mình không biết thì chịu, không được bắt phạt gà, rượu. Còn nếu nó có con với người ta thì cũng chả sao, đứa con đó gọi mình là bố chứ có gọi người kia là bố đâu. Có người không có con còn phải mua con nuôi nữa kia mà. Người Kinh bảo cá vào ao nhà ta là cá của ta, thì có gì mà phải buồn”.

Chị Triệu Thị Luyến, người hàng xóm của ông Bàn Phúc Châu, được ông mời sang chơi, uống rượu, nghe chuyện “coong trình” thì cứ cười khúc khích. Khi được hỏi ba đứa con của chị Luyến có mấy đứa là con của chồng? Chị Luyến cười, không biết nói thật hay dối: “Cả ba đứa đều là con của chồng em”…

Chị Đặng Thị Tâm, phó chủ tịch xã, cười ý nhị, bảo: “Ba đứa con của Luyến đều gọi chồng của nó bằng bố đấy. Còn em là người bên xã Tân Lĩnh, lúc còn con gái cũng hay “coong trình” nên gặp được chồng em rồi về làm dâu bên xã này”.

2. Tục “kéo vợ” của người Dao Đỏ

Chuyện quan hệ tình dục của người Dao Đỏ khá phóng khoáng. Có người giải thích rằng do cuộc sống khép kín của cộng đồng người Dao Đỏ, nên quan hệ hôn nhân cận huyết khiến nhiều cặp vợ chồng vô sinh hoặc có những đứa trẻ sanh ra dị dạng hay kém phát triển về trí tuệ cũng như thể hình. Chính vì thế nên phụ nữ Dao Đỏ có phong tục duy trì nòi giống bằng cách quan hệ với nhiều đàn ông khác có vóc dáng cao to, đẹp trai, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, xinh đẹp.

(Người Eskimo ở Bắc Cực cũng vậy, cuốn “The Eskimos” của Mục sư Peter Jergens người Mỹ nói rằng khi khách tới igloo (nhà hình vòm xếp bằng các tảng băng của người Eskimo) thì được mời ngủ chung với vợ chủ nhà. Hàng xóm đi săn trên tuyết mà vợ không đi theo được thì có thể “mượn” vợ của bạn gần đấy, và người đàn bà này sẽ phục vụ mọi chuyện kể cả việc “thay thế người vợ” một cách tự nhiên bất cứ lúc nào, không hề mặc cảm. Nếu may mắn có con, đứa trẻ sẽ thuộc về người chồng đã cho mượn vợ chứ không phải thuộc về người đi mượn).

Tập tục “coong trình” đã có từ lâu đời, chợ tình Sa Pa của người Dao Đỏ phải chăng là để giao lưu tình cảm, thỏa mãn nhu cầu tình dục hay sâu xa là cải tạo giống nòi? Điều này các nhà khoa học sẽ nghiên cứu tiếp để giải đáp. Nhiều người kinh ngạc khi nhìn thấy các cô gái Dao Đỏ xinh đẹp lạ thường, họ cho biết: “Các cô gái đó đẹp chẳng khác gì tiên sa. Không ai hiểu họ có phải là sản phẩm trong những đêm “coong trình” do mẹ của họ với những người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai ở nơi khác đến hay không?”.

Ông thợ săn tên là Bàn Phúc Châu sau khi nghe phóng viên hỏi về phong tục “coong trình” và hỏi thật rằng trong đời ông đã “coong trình” với bao nhiêu phụ nữ rồi. Ông cười, rung đùi đầy hứng khởi: “Ô, không nhớ hết đâu. Mình xấu trai, các cô gái ít cô thích. Nhưng nếu vợ người ta thích thì mình cũng “coong trình” luôn”. “Lỡ chồng họ bắt được?”. “Thì mình bị nộp phạt hai con gà và một chai rượu, rẻ thôi mà”.

Ông cười khoái trá rồi lại kể tiếp: “Vợ mình chắc nó cũng đi “coong trình” với nhiều đàn ông khác lắm nhưng mình không biết thì chịu, không được bắt phạt gà, rượu. Còn nếu nó có con với người ta thì cũng chả sao, đứa con đó gọi mình là bố chứ có gọi người kia là bố đâu. Có người không có con còn phải mua con nuôi nữa kia mà. Người Kinh bảo cá vào ao nhà ta là cá của ta, thì có gì mà phải buồn”.

Chị Triệu Thị Luyến, người hàng xóm của ông Bàn Phúc Châu, được ông mời sang chơi, uống rượu, nghe chuyện “coong trình” thì cứ cười khúc khích. Khi được hỏi ba đứa con của chị Luyến có mấy đứa là con của chồng? Chị Luyến cười, không biết nói thật hay dối: “Cả ba đứa đều là con của chồng em”…

Chị Đặng Thị Tâm, phó chủ tịch xã, cười ý nhị, bảo: “Ba đứa con của Luyến đều gọi chồng của nó bằng bố đấy. Còn em là người bên xã Tân Lĩnh, lúc còn con gái cũng hay “coong trình” nên gặp được chồng em rồi về làm dâu bên xã này”.

alt

Trời Tây Bắc vào Xuân, thiên nhiên giao hòa, cây cối nảy lộc, cũng là lúc những chàng trai Dao Đỏ hòa vào điệp khúc mùa Xuân – điệp khúc của tình yêu– đang tràn ngập trên khắp núi đồi với tục lệ riêng của người Dao Đỏ: “Kéo người mình thương về… làm vợ!”.

Từ những ngày giáp Tết đến hết tháng Giêng, khi nhà nào thóc cũng đã đầy bồ, thịt đã treo kín trên ránh bếp, người người được nghỉ ngơi chuẩn bị cho vụ mùa năm tới thì cũng là lúc trai gái đến tuổi trưởng thành hướng theo tiếng gọi của tình yêu đôi lứa, lo chuyện xây dựng mái ấm gia đình.

Nếu các dân tộc thiểu số khác thuộc vùng Tây Bắc có tục “ngủ thăm”, “chọc sàn”, “bắt vợ” v.v… để chàng trai có thể lấy được người con gái mà mình yêu về làm vợ thì dân tộc Dao Đỏ có tục kéo vợ.

Truyện kể rằng, ngày xưa có một chàng trai nhà nghèo đem lòng say mê một cô gái xinh đẹp con nhà giàu. Không đủ bạc trắng, không có trâu, dê để cưới hỏi cô, chàng chỉ biết thầm thương trộm nhớ, còn cô gái thì hoàn toàn không đoái hoài gì tới chàng.

Thế rồi một ngày kia, tấm chân tình của chàng đã thấu tới thần, Phật và đấng linh thiêng. Thần đã báo mộng cho chàng rằng hãy làm sao bắt cóc được cô gái về, nhân duyên sẽ thành. Chàng làm theo và đã bắt được người mình yêu về giữ trong nhà mình. Tính tình ương ngạnh của cô gái đã được tình cảm chân thành của chàng cảm hóa, họ yêu nhau, sống với nhau, sinh con đẻ cái và sống đến trọn đời.

Chuyện xưa thể hiện ước mơ của những người nghèo túng không có khả năng trả nổi tiền cưới để lấy được người mình yêu. Tính “hợp lý” của câu chuyện đã có từ xa xưa và được thể hiện đầy đủ trong cuộc sống của thanh niên dân tộc Dao Đỏ cho đến ngày nay.

Giữa lưng chừng những vách đá còn phủ sương sớm, các chàng trai, cô gái người Dao Đỏ dường như đã hẹn hò từ trước, ngồi bên nhau, trao nhau những lời nói yêu đương, tình tứ. Chờ đến chiều, dường như đã hiểu nhau hơn, chàng trai cùng với bè bạn của mình bắt đầu “kéo” người mình yêu về làm vợ.

Theo giải thích của người Dao Đỏ, không phải cứ thấy cô gái nào xinh xắn, giỏi giang là kéo về nhà mình làm vợ. Thật ra, trước khi “kéo vợ”, đôi nam nữ đã tìm hiểu nhau rất kỹ, rồi ưng nhau. Kéo vợ chỉ là phong tục “bắt buộc phải có” để người con gái chính thức bước chân về nhà chồng.

Sau khi bị “kéo” về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở trong nhà 3 ngày và vẫn sinh hoạt bình thường, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà.

Sau 3 ngày, nếu ưng thuận, cô gái Dao Đỏ sẽ cắt bớt tóc và trở thành người vợ chính thức trong gia đình, chờ đến khi nào kinh tế khá giả họ mới tổ chức đám cưới, còn nếu không ưng thì lại trở về nhà mình. Chính vì thế, phong tục “kéo vợ” có tính hợp lý trong sinh hoạt của người Dao Đỏ.

3. Tục “cạy cửa ngủ thăm” của người Dao Tiền

alt

Dao Đỏ là người Dao mà phụ nữ thường đội khăn hay mũ đỏ, mặc áo màu xanh đen có các nẹp cũng màu đỏ. Y phục của phụ nữ Dao Đỏ đẹp nhất trong các dân tộc thiểu số trên vùng thượng du Bắc Việt. Còn Dao Tiền là người Dao mà phụ nữ thường đeo vòng cổ hay vòng tay chân có các đồng tiền bằng đồng hay bằng bạc, khi cử động chúng kêu leng keng thánh thót rất hay. Trên đất nước Việt Nam có 54 sắc tộc (thường gọi là “dân tộc”) cùng chung sống. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán mang nét độc đáo, rất riêng. Quý bạn đã từng nghe nói đến Lễ bỏ mả ở Tây Nguyên, Chợ tình (ở Khâu Vai – Hà Giang) v.v…, chúng tôi muốn giới thiệu với quý bạn một phong tục đặc biệt của người Dao Tiền ở vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: tục “cạy cửa ngủ thăm”.

Bản Cỏi thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm dựa lưng vào núi. Một bên giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, phía bên kia giáp với huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La. Bản Cỏi được bao quanh bởi suối và các núi non hùng vĩ. Nơi đây tập trung các dân tộc Dao, Mường… sinh sống. Cả bản có 66 hộ dân với 350 nhân khẩu.

Theo sự giải thích của người dân nơi đây, “ngủ thăm” có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể “cạy cửa ngủ” để thăm nhà nhau. Tuy nhiên, theo phong tục và quy định riêng của người Dao và người Mường từ bao đời nay, chỉ con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con trai người Dao không được lấy gái Mường.

Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm công việc đồng áng, tối đến thắp một ngọn đèn, buông mùng sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến thăm nhà cô gái. Nếu thấy đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào trong nhà, nằm xuống bên cạnh cô gái, cô này sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự mà không được đụng chạm vào người nhau.

Sau một thời gian tìm hiểu, cô gái có quyền quyết định xem có nên cho chàng trai đó “ngủ thật” hay không. Nhưng trước khi đi tới “ngủ thật”, hai người phải thưa với bố mẹ để bố mẹ coi có hợp tuổi với nhau không. Nếu hợp tuổi, gia đình sẽ cho phép đôi bạn trẻ “ngủ thật” với nhau.

Sau khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô ta sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào cái địu và bảo chàng trai: “Anh cứ về thôi!”, như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi, cô gái bảo: “Hôm qua, em nằm mơ thấy không thể chung sống với anh được”, đó cũng là một cách từ chối nhẹ nhàng.

Nếu bạn là người Kinh, bạn vẫn có thể đến “ngủ thăm” ở nhà bất cứ một cô gái nào bạn thích, miễn là cô gái ấy chưa có ai đang “ngủ thăm” đêm hôm đó hoặc đã có người “ngủ thật”; và phải nhớ là bạn không được làm một điều gì… “thiếu trong sạch” khi muốn thử cái phong tục rất độc đáo này. Cũng có trường hợp cô gái để cho hai chàng trai đến “ngủ thăm” ở hai bên cạnh mình. Phong tục của họ cho phép như vậy. Trong trường hợp này, cả hai chàng trai cùng chuyện trò, tâm sự với cô gái, ai nói giỏi hơn thì người đó thắng..

alt

Cho đến thời điểm này, các hãng du lịch vẫn chưa có các tour đưa du khách đến Bản Cỏi. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều du khách tự động thuê xe đến đây để khám phá thiên nhiên hoang sơ và những phong tục tập quán kỳ lạ… có một không hai này!

Để đến được Bản Cỏi, người ta có thể mua vé xe tuyến Hà Nội – Phú Thọ ở bến xe Kim Mã Hà Nội (giá vài chục ngàn đồng/vé), xuống xe tại thị trấn của huyện Thanh Sơn.

Ở chợ của thị trấn Thanh Sơn có rất nhiều mặt hàng của đồng bào các dân tộc quanh vùng mang đến bán hoặc trao đổi hàng hóa như: thổ cẩm, đồ lưu niệm, hàng tiêu dùng, đặc biệt là các loại thuốc Nam. Giá nhà nghỉ ở đây tương đối rẻ, khoảng 50-100 ngàn đồng/phòng giường đôi, còn nhà trọ thì 10-20 ngàn đồng/người/ngày. Trung tâm thị trấn cũng có nhiều điểm vui chơi với giá cả rất rẻ và người dân ở đây hết sức thật thà, mến khách.

Từ thị trấn Thanh Sơn người ta có thể thuê xe ôm đến Bản Cỏi, khoảng 50-70 ngàn đồng/xe chở 2 người. Cánh xe ôm ở đây tay lái rất vững, khách có thể yên tâm dù cho quãng đường đồi núi gập ghềnh.

Tuy Bản Cỏi chưa có khách sạn và nhà nghỉ nhưng khách có thể đến gõ cửa bất cứ một ngôi nhà nào, bảo đảm không phải trả tiền mà còn được chủ nhà coi như thượng khách.

4. Đi “mò đêm” nhà sơn nữ người Thái

alt

Căn nhà sàn của cô gái Thái vẫn còn bật đèn, bố mẹ cô chưa đi ngủ, A Lý tiến vào khẽ gõ lên cửa một lát thì cánh cửa mở ra… Sau đây là lời kể của một phóng viên ngoài Bắc…

Tục lệ diễm tình hoang sơ
Trong chuyến công tác ở xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, sau khi tôi đã xong công việc thì cũng là lúc trời bắt đầu xâm xẩm tối. Bởi vậy tôi đành đến xin ngủ nhờ tại nhà của một người dân trong bản. May mắn là dân chúng trong làng Pưa Lai này đều là những người tốt bụng, hiếu khách. Thế nên, tôi được ngủ nhờ ở nhà anh Đinh Văn Thắng và chị Lường Thị Giang, họ là đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau chưa đầy hai năm.

Bữa cơm thết đãi khách có thịt trâu và rượu ngô thơm nồng, đối với tôi quả thật là ăn mày vớ được xôi gấc, vì sau một ngày lăn lội đường đồi, đường núi, lại chẳng có quán xá nào để tạt vào ăn lót dạ, đến giờ đã sắp đói lả, ấy vậy mà vợ chồng anh Thắng vẫn ái ngại, sợ bữa ăn đạm bạc quá, không phải lễ với khách..

Ngồi nhâm nhi chén rượu ngô, tôi hỏi anh Thắng vùng này có phong tục gì đặc biệt.. Anh Thắng cười, hỏi lại: “Anh đã nghe nói tới tục “đi mò” chưa?”

Thật tình là khi nghe anh Thắng nói thế, tôi ngỡ anh nói mò ốc, mò cua gì đó. Có lẽ đoán được sự hiểu lầm của tôi, anh cười, bảo: “Đấy là một tập tục đã có từ lâu đời của người Thái Đen ở bản này. “Đi mò” là một kiểu tìm kiếm bạn tình, cũng giống như người Thái Trắng có tập tục “chọc sàn”, người Dao có tục “cạy cửa ngủ thăm”, người Mông có tục “đánh mông” chắc anh đã nghe qua…”.
(Chú thích: người Thái còn gọi là người Tày. Thái Đen hay Tày Khao: chuyên mặc đồ đen. Thái Trắng hay Tày Đăm: chuyên mặc đồ trắng. Họ chiếm tới 55% dân số tỉnh Sơn La và có liên hệ về chủng tộc với người Thái Lan.– ĐD).

Anh cho biết, con trai ở bản Pưa Lai này cứ đến khoảng 15-16 tuổi là bắt đầu biết “đi mò” rồi, đứa nào không chịu khó đi mò thì chỉ có nước ế vợ. Họ có thể “đi mò” theo kiểu đánh lẻ hoặc từng nhóm. Nếu đi theo nhóm thì cứ việc đàng hoàng đến nhà cô gái mà mình ưa thích rồi gõ cửa, bố mẹ cô gái sẽ ra mở, mời vào nhà uống nước và trò chuyện. Vì “đi mò” là một phong tục nên dù có đến muộn bố mẹ cô gái cũng chẳng cảm thấy phiền hà. Sau khi đã chuyện trò, rào đón với “phụ huynh” dăm ba câu, đợi họ đi ngủ, cả nhóm sẽ kéo nhau về, để lại một anh chàng có tình ý với cô gái để hai người bắt đầu giai đoạn “tìm hiểu”.

Đối với những chàng trai thích “một mình xung trận” thì phải hẹn với cô gái trước. Đợi khi cả nhà đã đi ngủ, chàng trai đến gõ nhẹ vào cửa hoặc vào vách nơi cô gái ngủ làm hiệu, cô gái sẽ biết ý ra mở để chàng trai vào.

Ngược lại, đã thích một cô nào đấy nhưng nếu không hẹn trước, tối khuya chàng trai cứ tìm đến, lẳng lặng dùng dao lách vào khe cửa, bẩy cái chốt lên để vào nhà, đến buồng cô gái. May mắn được đồng ý, cô gái sẽ im lặng và cho vào giường. Còn nếu không được sự đồng ý, chàng trai vẫn cố ý chui vào giường để “tìm hiểu” rất dễ bị cô gái hô hoán cho bố mẹ đuổi về. Tuy nhiên, ở bản này chưa bao giờ xảy ra chuyện trai bản bị “muối mặt” như vậy.

Những chàng trai khi đã tìm được đối tượng để gửi gắm tình cảm, sau những lần “đi mò” rồi được cô gái ưng thuận cho ngủ lại thì sau đó sẽ về thưa chuyện và nhờ bố mẹ đến hỏi cưới. Tuy nhiên, trước khi lấy vợ, chàng trai phải đến nhà cô gái làm giúp một thời gian, nhanh thì ba tháng, chậm thì một năm. Trong lễ cưới, nhà trai phải là người lo hết mọi chi phí của đám cưới, từ của hồi môn cho đến việc cỗ bàn thết đãi khách bên nhà gái.

Kể xong anh Thắng nhìn sang vợ, chị Lường Thị Giang, và cười khì khì: “Nói đâu xa, cách đây hai năm tối nào tôi cũng cùng đám thanh niên đi mò đêm suốt ở cái bản Pưa Lai này, thậm chí là sang cả bản bên cạnh nữa. Cuối cùng là “mò” được cô ấy đấy”.

Thấy tôi háo hức muốn đi cho biết, anh Thắng giục vợ dẹp bát đũa, cùng tôi ra ngồi uống nước trà rồi bảo: “Cứ uống nước xong đi là vừa. Tí nữa mình gọi mấy thằng em ở bản, tối nào chúng nó cũng đi, cho cậu đi cùng luôn thể”.

Tôi đi “mò”

Tối hôm ấy, người em họ của anh Thắng tên là A Lý khoảng chừng 16 tuổi cùng mấy đứa bạn của nó cũng cỡ tuổi đó đến dẫn tôi đi. Đường đèo đầu mùa đông, lạnh giá. Đang đi, A Lý khẽ bảo tôi: “Tụi em dẫn anh vào nhà con bé tên Luyến xinh lắm. Nó là “hoa chưa có chủ” vì mới cỡ 16 tuổi, đẹp nhất bản. Anh xem nếu nó đồng ý thì tụi em để lại anh ở đấy, tụi em có chỗ khác. Nó mới lớn, tán nó hơi khó, tụi em không thích”.

Căn nhà sàn của gia đình cô gái tên Luyến vẫn còn sáng ánh đèn, bố mẹ cô chưa đi ngủ. A Lý khẽ gõ lên cửa, một lát thì cánh cửa mở, cả bọn kéo tôi vào. Chúng tôi ngồi uống trà với bố mẹ của Luyến, còn cô thì ngồi e ấp trên giường của mình ở góc nhà sàn.

Thấy tôi lạ mặt, bố của Luyến hỏi chuyện. Tôi không dám nói thật mình là người Kinh ở dưới xuôi lên mà trả lời rằng là bà con của anh Thắng, hôm nay đến đây được mấy cậu em dẫn đi chơi.

Sau vài ba câu chuyện, bố mẹ Luyến biết ý, đi nghỉ và bảo chúng tôi cứ ngồi chơi. Tôi đang e ngại vì chưa hiểu tình thế ra sao, không biết nên về hay nên ở thì A Lý rủ rỉ vào tai tôi: “Con bé Luyến có vẻ “kết” anh rồi đấy. Từ nãy đến giờ nó cứ nhìn anh chằm chặp”.

Nghe vậy, tôi để ý thì thấy đôi mắt tròn xoe, đen lay láy của Luyến đang nhìn tôi với gò má ửng hồng, không hiểu vì thời tiết lạnh hay vì bản năng riêng của con gái người dân tộc. Thấy tôi nhìn, cô bé mỉm cười quay đi.

Thấy vậy, cả bọn cười, vỗ nhẹ vào vai tôi ra chiều chúc mừng rồi kéo nhau đi. A Lý bảo tôi: “Tụi em cũng loăng quăng ở gần đây thôi. Nếu có gì không ổn, anh muốn về sớm thì cứ ra bên ngoài, ho lên mấy tiếng là em biết, sẽ dẫn anh về”.

Đâm lao thì phải theo lao, đợi Lý đi xong, tôi mạnh dạn đến bên chiếc giường lót rơm làm nệm của Luyến, ngồi xuống cạnh giường. Bất ngờ, Luyến thả mùng xuống, cài chung quanh rồi kéo tôi vào trong mùng, ôm chầm lấy tôi, áp mặt vào ngực tôi và cười khúc khích: “Hồi chiều em đã gặp anh rồi”. Hỏi ra mới biết, lúc chiều tôi đi loanh quanh trong bản chụp hình, thấy một đám sơn nữ đang địu ngô trên lưng từ đằng xa đi tới, tôi giơ máy ảnh ra chụp vài bức, té ra trong đám có Luyến mà tôi không biết.

Cũng nhờ “quen trước” như vậy nên tôi với Luyến nằm bên cạnh nhau, chuyện trò với nhau cởi mở hơn. Tôi thành thật kể cho Luyến nghe rằng mình là người Kinh ở dưới xuôi lên, Luyến cười: “Em biết rồi. Anh là nhà báo”. Tôi rất ngạc nhiên: “Sao em biết?”. “Tại vì anh có máy ảnh to loại chuyên nghiệp. Với lại nhà báo thì anh mới đi một mình chứ nếu là khách du lịch họ đi cả đoàn”. “Thế anh là người lạ, em không sợ à?”. “Không. Tối nào các trai bản cũng đến nhà em, có vài người quen mặt nhưng cũng có người lạ mặt, em không sợ đâu. Với lại con gái thì phải để người ta đến mới lấy được chồng, tục lệ ở đây là như vậy”.

alt

Câu nói của Luyến khiến tôi cảm thấy thương nàng. Luyến có cảm tình với tôi. Tôi biết rõ điều đó. Các cô sơn nữ thường thích những chàng trai Kinh. Cũng có người đã ở lại đây, ăn đời ở kiếp với nhau, sống cuộc sống bình dị có thể coi là hạnh phúc. Nhưng tôi thì không, tôi sẽ phải trở về Hà Nội.
Người ta bảo “ngủ thăm”, “mò đêm”, hoặc “chọc sàn” thì không được phép làm điều gì không trong sạch trước khi cô gái đồng ý và sẽ phải tính đến chuyện lâu dài. Riêng tôi thì khác, tôi là chàng trai người Kinh, tôi biết nếu tôi tiến tới, cô bé sẽ phá bỏ tục lệ, sẵn sàng chấp nhận nhưng tôi không thể làm như thế được…

Đợi cho Luyến ngủ yên, tôi rón rén trở dậy, cố gắng không gây tiếng động kẻo làm Luyến thức giấc. Trước khi chui ra khỏi mùng, dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn nhỏ đặt trên chiếc giá ở giữa nhà, tôi thấy gương mặt cô bé trông thật hiền dịu và thật dễ thương, đôi môi hé mở trong giấc ngủ như một đóa hoa rừng.
Tôi đặt nhẹ lên má nàng một chiếc hôn từ biệt. Chợt, tôi giật mình: trên hai gò má nàng có hai dòng nước mắt chảy dài nhưng Luyến vẫn giả bộ ngủ. Các cô sơn nữ là như thế, rất quý trai Kinh nhưng cũng hiểu khó có chuyện lâu dài nên đành im lặng chia tay

…

 

—————————————————————–

Vùng đất mỹ nhân

 

Trước khi về Mỹ Tho, Tiền Giang, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn (TP HCM) dặn tôi nên học một câu vọng cổ làm vốn, bởi dưới đó là đất tổ của cải lương.

Muốn hiểu về nơi nức tiếng nhiều con gái đẹp, càng phải thuộc nhiều điệu lý, câu hò. Tôi hăng hái học luôn bài

“Tiền Giang quê hương em” tới khuya.

 

***** Tân Cổ Về Thăm Tiền Giang *****

Tân Cổ Về Thăm Tiền Giang – Ân Thiên Vỹ

Tân Cổ Về Thăm Tiền Giang – Ân Thiên Vỹ

Nhưng sáng ra vội lên xe, tôi quên sạch, chỉ còn nhớ mỗi câu:

“Hồn ngẩn ngơ theo lời ca tiếng hát em gái dịu hiền trong tà áo bà ba …”.

Thế là lên đường.

Nơi có nhiều hoàng hậu nhất nước.

Thực ra, trước đó tôi cũng đã lỗ mỗ nghe câu được câu chăng về con người sông nước Tiền Giang, rằng:

“Tội gì anh phải đi xa. Mỹ Tho con gái mặn mà dễ thương”.

Và, cô giáo Trần Kim Liên ở Đại học Tiền Giang, tình cờ gặp tôi ở một hiệu sách thành phố, giải thích cái tên Mỹ Tho là bắt nguồn từ phương ngữ Khmer, có nghĩa là xứ có con gái đẹp, da trắng.

Quả nhiên, theo năm tháng, vùng đất Tiền Giang chạy dọc con sông Tiền ra biển, đã xuất hiện nhiều lớp người tài ba lừng danh và nổi tiếng có nhiều con gái đẹp.

Đặc biệt :

Tiền Giang còn là nơi có nhiều hoàng hậu nhất cả nước. Đó là những người đẹp, không những sắc nước hương trời, mà còn giỏi giang, tài đức.

Hoàng hậu đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với đời sống dân chúng chính là bà Từ Dụ (hay còn gọi là Từ Dũ).

Bà tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh ra tại đất Gò Rùa, huyện Gò Công, Tiền Giang, năm 1810. Vốn là con của một thượng thư, nên từ nhỏ bà đã ham đọc sách, thông kinh sử.

Bà trở thành vợ vua Thiệu Trị từ năm 14 tuổi và tồn tại suốt 8 đời vua nhà Nguyễn.

Từ một Nhất giai Quý phi, trở thành Hoàng hậu, rồi Hoàng Thái hậu (mẹ vua Tự Đức); sau đó được tôn lên Thái hoàng Thái hậu (thời vua Hàm Nghi – năm 1885).

Cuối cùng, bà được vua Đồng Khánh tôn vinh là Từ Dụ Bác Huệ Thái hoàng Thái hậu (1887).

Sau đó bà mất vào năm 1902, đời vua Thành Thái, thọ 92 tuổi.

Bà có công giúp nước và dạy dỗ con cháu khi bước lên ngai vàng, phải hiền hòa đức độ, đặc biệt phải trị những quan tham, thu nạp hiền tài. Bản thân bà là gương sáng về học vấn, đạo đức, thương dân và làm nhiều việc thiện.

Bệnh viện “Bà mẹ và trẻ em” ở TP HCM, lấy tên bà (Bệnh viện Từ Dũ) và đúc tượng bà như một biểu tượng đem lại phúc lành cho người đời. Đúng như lời xưa dặn lại: “Nước đẹp dâng điềm lành. Gò Rùa xây nền Phúc” (câu đối tại đền thờ bà ở Gò Công).

1 – Hình 1 – Tượng Hoàng hậu Từ Dũ trong khuôn viên Bệnh viện Từ Dũ ở Saigon – (Khi vc dùng vủ lực chiếm Saigon, gọi Bịnh Viện Từ Dũ là…. Xưởng Đẻ …. hìì…..)

Người đẹp ở Tiền Giang trở thành hoàng hậu thứ hai là Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.

Đó là người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914, cũng ở Gò Công, Tiền Giang và là con gái của một đại điền chủ giàu có. Bà được gia đình cho đi du học Pháp khi mới 12 tuổi. Tốt nghiệp tú tài trở về, cô Hữu Lan nổi tiếng có sắc đẹp “chim sa, cá lặn” và đã từng đoạt giải Hoa hậu Đông Dương.

Chân dung Hoàng hậu Nam Phương in trên tem thời kỳ Pháp thuộc.

– Hình thứ 2: Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.

Tình cờ gặp vua Bảo Đại năm 1933, sắc đẹp của cô đã làm vua Bảo Đại choáng ngợp, hút hồn. Năm sau, người đẹp Hữu Lan trở thành vợ vua, được đặc cách phong Nam Phương Hoàng hậu. Đó là một quyết định đổi đời với chính Bảo Đại, bởi ông đã thề nguyện chỉ một vợ một chồng với Nam Phương, theo luật gia đình phương Tây.

Mặc cho sự phản đối gay gắt từ nhiều thế lực trong triều đình, vua Bảo Đại không lập thêm các phi tần theo tiền lệ cũ. Bởi chính Bảo Đại cũng được đào tạo, học hành từ Pháp về nên có đầu óc tiến bộ và có ý tưởng cải cách tân tiến hơn.

Nam Phương Hoàng hậu, ngoài công việc dạy dỗ các hoàng tử, công chúa, bà còn tham gia các việc làm từ thiện cho người nghèo.

Bà còn là một công dân yêu nước và có tư tưởng kháng Pháp. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính bà là người khuyên giải vua Bảo Đại thoái vị để tránh cuộc chiến tàn khốc, tang thương cho người dân. Sau này khi Pháp phản bội hiệp ước, quay trở lại tái chiếm đất nước, bà đã gửi thông điệp đến bạn bè khắp thế giới.

Sự bày tỏ của bà đầy thuyết phục lòng người:

“… Máu của người dân Việt Nam tiếp tục chảy. Tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh, hãy bảy tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh”.

Nam Phương Hoàng hậu bị bệnh hiểm nghèo, mất tại Pháp năm 1963.

Sau này, ai cũng biết thêm nhiều người đẹp, nghệ sĩ, ca sĩ, người Tiền Giang nổi tiếng. Người đẹp lớn tuổi hơn cả là ca sĩ Thanh Tuyền (sinh năm 1949).

– Hình thứ 3: Ca Sỹ Thanh Tuyền

Sau bao năm bôn ba hải ngoại, hiện bà vẫn được coi là “Nữ hoàng dòng nhạc quê hương”, với những giai điệu Bolero ngọt ngào và đằm thắm.

Gần đây, khán giả yêu điện ảnh và ca nhạc hay trên sàn diễn thời trang, đều nhớ đến giai nhân tuyệt sắc Thân Thúy Hà (sinh năm 1978).

– Hình 4: Ca sỹ Phương Dung, nick là Con Nhạn Trắng Gò Công.

Tui đã thêm hình Thanh Tuyền và Phương Dung

Đặc biêt là tui thêm vô ” Cô Bảy Mỹ Tho “, vì trong chủ đề là ” Gái Miền Tây ”

Cô Bảy Mỹ Tho, tên thật là Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,

Người sáng lập ra Binh Viện Vì Dân trước 1975, với hình sau đây :

– Hình 5 – Lady của Tổng thống VNCH đời thứ 2 là Nguyễn Thị Mai Anh.

 

Thân mến

TQĐ

 

TQĐ, dân miệt vườn Cái Mơn , Chợ Lách , Bến Tre post bài

———————————————————————–

Fake news!

 

Những năm đầu tiên khi thế giới mới có internet, rồi sau đó các trang mạng xã hội lớn được thành lập, đây thật là những món quà tuyệt vời mà trí tuệ con người đã trao tặng cho nhân loại nói chung và người Việt Nam nói riêng.

Nhờ có internet, Facebook, Twitter…người Việt có cơ hội để truyền tải sự thật, chia sẻ ý kiến, quan điểm về chính trị-xã hội, học hỏi thêm từ kho kiến thức vô tận của nhân loại, để khai trí lẫn nhau và khai trí cho thế hệ trẻ người Việt nhận ra bản chất của chế độ độc tài độc đảng ở VN dẫn đến khao khát thay đổi vận mệnh của đất nước…

Nhưng vài năm gần đây, Facebook nói riêng và thế giới mạng xã hội nói chung càng ngày càng tràn ngập những tin giả (fake news). Hầu như công dân của quốc gia nào cũng gặp phải hiện tượng này.

Chỉ riêng trên Facebook, đã có rất nhiều tin giả từ nhiều nguồn khác nhau, do nhiều nước, tổ chức, nhóm…tạo ra, xuất phát từ những mục đích khác nhau. Các nước châu Âu chẳng hạn, thì vất vả đối phó với các nguồn tin giả từ những nhóm cực hữu, các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tân phát xít, ghét Hồi giáo ghét dân nhập cư, cho người da trắng là thượng đẳng… cho tới các nhóm cực tả, các nhóm mê chủ nghĩa cộng sản, hoặc đòi xét lại lịch sử đất nước có liên quan đến thời kỳ “thực dân đế quốc” v.v…

Ở Hoa Kỳ cũng vậy, nhưng do sự chia rẽ đang trở nên hết sức gay gắt giữa hai phe ủng hộ và phản đối TT đương nhiệm Donald Trump, phe ủng hộ đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ…nên tin giả tập trung nhiều vào điều này. Bên cạnh đó, góp phần tạo thêm sự hỗn loạn tin giả về chính trường xã hội Mỹ là những nguồn tin từ Nga và Tàu.

Điều này có thể thấy rõ từ cuộc bầu cử Mỹ 2016. Nga đã bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ bằng nhiều cách, trong đó có việc hack email của ứng viên đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton và tung tin giả (tham khảo: Russian interference in the 2016 United States elections, wikipedia).

Bên dưới bài viết trên Facebook tin giả tiếng Việt về việc 4 người da đen đang bị cảnh sát Mỹ truy lùng vì hãm hiếp và cướp bóc một tiệm nail của người Việt làm chủ (sẽ trở lại với vụ này sau) anhTran Nhat Bao, Giảng viên môn Hành chính tư pháp (Hình sự), môn Tội phạm học (Phạm pháp), nhà nghiên cứu – đồng tác giả nhiều bài báo khác nhau trên Tạp chí quốc tế về chính sách hình sự của Liên Hiệp Quốc … viết:

Foreign Intelligence Service (formerly KGB) của Nga trong thời gian giúp Trump tranh cử năm 2016, đã thực hiện rất nhiều video, hình ảnh, và cả lổng tiếng nói giả của Hillary Clinton vào nhiều đề tài và tình huống khác nhau nào là làm luật sư tham ô, giúp các thân chủ hãm hiếp chạy tội, nào là hợp tác với TQ, Saudi, Iran, Muslim, rồi cả làm lesbian, v.v. Tiếng nói giống y trang tiếng của bà nhưng không có hình mà thôi (chỉ cho hình still)… Tất cả soạn bằng tiếng Anh, đa số làm từ Sofia, Bulgaria – nơi từ sau WW2 là nơi tụ tập của KGB Nga thực thi các vụ gián điệp đánh EU, thậm chí Sofia còn có cả 1 khu phố cho người Nga… Một số video về Á Châu, Muslims làm ở Philippines… Tất cả đều được tung lên Facebook tẩy não người Mỹ, trong đó có cả đám VN bên Mỹ qua hơn 270 ngàn acct giả trà trộn vào ít nhất 80 million accts người khác (nhờ dịch vụ của Cambridge Analytica, UK) https://en.wikipedia.org/wiki/Cambridge_Analytica. Họ dùng service và cố vấn của Công An VN giúp chọn lựa các demographic groups thích hợp để tấn công hay tạo ảnh hưởng…

…thật đáng tiếc vì nhiều người vẫn còn ngây thơ về khả năng và mục đích đập tan chủ nghĩa Tự Do Dân Chủ của Khối lực CS mà sao lại hạ mình nghe theo tin xạo mà cứ cho là mình nghe lời đảng CH Mỹ chứ đâu biết mình làm tay sai cho FIS/KGB.

Trung Cộng cũng tạo tin giả với những mục đích khác. Tờ Washington Post có bài “The Chinese government fakes nearly 450 million social media comments a year. This is why.” của tác giả Henry Farrell, giáo sư môn Khoa học Chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington, đồng thời là tổng biên tập của The Monkey Cage tại The Washington Post.

Mỗi năm đội quân dư luận viên 50 xu do nhà cầm quyền Trung Cộng đào tạo, sử dụng, đã tạo ra khoảng 450 triệu bình luận, tin tức giả mạo, không chỉ nhằm tấn công những tiếng nói bất đồng chính kiến, tuyên truyền bảo vệ đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc, mà còn can thiệp vào chuyện quốc tế như can thiệp vào cuộc bầu cử của Đài Loan, tấn công phong trào dân chủ ở Hong Kong, chối cãi vai trò, trách nhiệm của Trung Quốc trong vụ COVID-19, “viết lại lịch sử” con virus Vũ Hán…Chắc chắn, cùng với Nga, Trung cộng cũng đang theo dõi sát sao tình hình chính trường Mỹ và sẽ tham gia tung tin giả để ủng hộ cho ứng cử viên nào mà cả hai nước này cảm thấy có lợi cho Nga, Tàu.

Rõ ràng đây là một cuộc chiến giữa những quốc gia độc tài đang tìm cách phá hoại các quốc gia dân chủ/các nền dân chủ trên thế giới.

Đối với người Việt trong và ngoài nước, tình trạng dính tin giả cũng rất nhiều.

FacebookerTrinh Huu Long, Tổng Biên tập tờ Luật Khoa than thở:

Quan sát tin tức trên Phây mấy tuần qua, tôi giật mình nhận ra ngay cả nhiều người bạn có học vấn cao, tiếng Anh thừa để đọc báo Tây và chắc chắn chỉ mất vài giây để kiểm chứng thông tin, cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của tin vịt. Và đó không phải là vịt quay được chế biến trong những công xưởng công nghệ cao, mà là vịt nướng cháy đen trong những bếp than tổ ong khói mù khói mịt.

Tôi không dám nói tôi không bao giờ dính phải tin vịt, nhưng tình hình đến mức như hiện nay thì tôi không giải thích được. Môi trường thông tin đang sặc khói than tổ ong và nồng nặc mùi vịt cháy. Vài tiếng nói nhỏ nhoi để kiếm chứng thông tin gần như không có ý nghĩa gì…

Chỉ nói riêng về những tin giả viết tiếng Việt (chứ không phải viết tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt), thì cũng đã phát xuất từ nhiều nguồn, khá nhiều mục đích. Tạm suy luận:

  1. Tin giả do những người/nhóm ủng hộ TT Trump, ủng hộ đảng Cộng hòa, ghét đảng Dân chủ tạo ra nhằm lôi kéo người Việt về phe mình, nhất là trong giai đoạn này khi bầu cử 2020 sắp diễn ra, những người/nhóm này muốn lôi kéo mọi người đi bầu cho Trump. (Và cũng không loại trừ chiều hướng ngược lại, nhưng ít thấy, có lẽ vì số lượng người Việt ủng hộ Trump đông đảo hơn?)
  2. Tin giả do chính nhà cầm quyền VN tạo ra với nhiều mục đích:

1/ Gây chia rẽ giữa những người Việt trong và ngoài nước, giữa những người đấu tranh dân chủ với người dân. Chiến thuật này được áp dụng từ lâu nay, không phải mới lạ gì.

2/ Chiến thuật mới hơn, xuất hiện 2, 3 năm sau này: Nhằm khai thác tối đa sự mâu thuẫn, bất hòa giữa những người Việt ủng hộ và không ủng hộ Trump. Điều này có lợi gì? Đó là khi người Việt mải lo cãi nhau, thậm chí block nhau, “từ mặt nhau” vì những chuyện chính trị Mỹ thì họ có phần nào lơi là với mục tiêu chính là tập trung tâm sức phê phán nhà cầm quyền VN và đấu tranh cho tiến trình dân chủ hóa VN. Thực tế phong trào dân chủ ở VN đã bị chững lại suốt hơn 3 năm qua vì tình trạng bất hòa này như chúng ta có thể thấy.

3/ Một số tin giả lại khai thác những nhược điểm trong tính cách chung của người Việt như thiếu tỉnh táo, thiếu cân bằng trong đánh giá sự việc, tính kỳ thị chủng tộc vv…để kích động thù hận, phân biệt chủng tộc giữa người Việt với cộng đồng người Mỹ da đen trên đất Mỹ (như tin giả về vụ cảnh sát Mỹ đang truy lùng 4 người da đen mà ở trện có đề cập, đã bị “bóc mẽ” ra sao). Đọc bài của facebooker Khoa Le

https://www.facebook.com/groups/1412783762278776/permalink/2784704808419991/

Điều này vừa nguy hiểm cho chính cuộc sống của người Việt trên đất Mỹ nếu họ tin theo những tin giả này và phát tán chúng, rồi bị người bản xứ phát hiện, báo cáo cho cảnh sát chẳng hạn; vừa khiến cho cộng đồng người Việt bị người bản xứ đánh giá như một cộng đồng thiếu văn minh, kém hiểu biết…Cuối cùng, nó khiến cho người Việt trong nước nhìn về xã hội Mỹ như một xã hội đầy bạo lực, tội ác, rối ren… và rồi “tự hào” rằng sống ở VN bình yên hơn, sướng hơn!!

4/Thêm một mục tiêu: người đọc sau nhiều lần bị dính tin giả, thậm chí từ những người có tên tuổi, sẽ đậm ra mất lòng tin vào thông tin từ mạng xã hội, mất lòng tin vào những nhà hoạt động dân chủ, từ đó nản lòng với một tương lai dân chủ tốt đẹp hơn cho VN.

Không ai có thể hoàn toàn không bị dính tin giả.

Điều duy nhất mà tất cả chúng ta nên làm đó là cẩn thận fact-check trước mọi thông tin, đừng post hay share cái gì chỉ vì nó thỏa mãn cái tâm lý yêu ghét của mình, vì tin vào điều mình muốn tin bất chấp sự đúng sai, vô lý có thể nhận ra ngay cả trước khi cần phải fact-check.

Là người có chút tên tuổi trong xã hội, là người có học, người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động dân chủ càng cần phải cẩn trọng hơn, đừng để đánh mất niềm tin và sự kính trọng đó ở người khác khi chính mình lại đi post, share tin giả.

Với những ai giỏi ngoại ngữ, giỏi IT, khi thấy tin giả, nên thông báo, phản biện công khai cho mọi người biết; khi thấy bạn bè người quen là những người có uy tín nhưng vô tình dính tin giả, hãy thông báo cho người đó biết.

Nếu như trước kia trên con đường đấu tranh vì một tương lai tự do dân chủ cho VN, chúng ta chỉ phải tập trung toàn lực chống lại chế độ độc tài ở VN, thì bây giờ chúng ta lại phải đấu tranh chống lại tin giả, chống lại sự vô tình hay cố ý gây thêm sự chia rẽ trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây chúng ta chỉ phải làm nhiệm vụ truyền tải thông tin đúng sự thật, phản biện lại những thông tin một chiều, có tình tuyên truyền, hoặc vạch trần những thông tin bóp méo, bôi bác sự thật của báo chí “lề đảng”, giải ảo những “huyền thoại” dỏm, “thần tượng” dỏm, góp phần giúp cho nhiều người Việt nhận ra bản chất của chế độ độc tài độc đảng ở VN, thì bây giờ chúng ta lại phải đấu tranh với tin giả tràn lan trên mạng, với sự mậu thuẫn, nghi kỵ và với những nhược điểm của chính người Việt chúng ta.

Cuộc đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn cho VN vì vậy càng mệt mỏi hơn, nhưng cũng chính vì thế mà những ai quan tâm đến sự thật, lẽ phải và vận mệnh đất nước, dân tộc càng không nên ngả lòng.

 

SONG CHI

June 16, 2020

————————————————————–

Vị bác sĩ từ chối 7 tỷ USD

 

Vị bác sĩ từ chối 7 tỷ USD để vắc xin phòng virus nguy hiểm được cung cấp cho cả thế giới.

Ít người từng biết rằng, mùa hè của những năm đầu thế kỷ 20 được cho là thời điểm đáng sợ đối với trẻ em toàn thế giới. Một loại virus bí ẩn lây lan và tấn công chủ yếu vào trẻ em, khiến nạn nhân nằm bất động và thậm chí không thể đi lại suốt đời.

Đó là virus bại liệt – loại virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương, dẫn đến mất cảm giác và không thể điều khiển các bộ phận của cơ thể.. Đầu những năm 1950, chỉ tính riêng nước Mỹ đã có khoảng 50.000 ca nhiễm virus bại liệt mỗi năm.

Franklin D. Roosevelt – một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã trở thành nạn nhân của bệnh bại liệt vào năm 39 tuổi. Ông Roosevelt bị liệt từ thắt lưng trở xuống và phải sử dụng xe lăn suốt quãng đời còn lại.

Vị bác sĩ từ chối 7 tỷ USD để vắc xin phòng virus nguy hiểm được cung cấp cho cả thế giới - 1

Một em nhỏ mắc bệnh bại liệt (ảnh: BBC)

Vì không muốn người khác cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như mình, Tổng thống Roosevelt đã thành lập một quỹ tài chính quốc gia cho trẻ em bị bại liệt. Quỹ này cung cấp tiền tài trợ cho tất cả những nghiên cứu về bệnh bại liệt tại Mỹ, trong đó có cả nghiên cứu vắc xin chống bại liệt của một vị bác sĩ huyền thoại – Jonas Salk.

Jonas Salk (1914 – 1995), là một chuyên gia y tế và bác sĩ người Mỹ gốc Do Thái. Jonas Salk sinh ra tại thành phố New York. Do bố mẹ là người Do Thái nhập cư nên cuộc sống từ nhỏ của ông rất khó khăn. Tuy nhiên, bố mẹ của Jonas Salk đặc biệt quan tâm đến vai trò của tri thức nên ông được cho ăn học đầy đủ.

Ở tuổi 13, Jonas Salk được vào học tại Townsend Harris High School, một trường công lập dành cho những học sinh tài năng.

Ban đầu, Jonas Salk muốn theo học ngành luật nhưng sau đó ông lại đổi sang lĩnh vực y học. Năm 19 tuổi, ông đăng ký vào Đại học Y New York và nhận bằng bác sĩ y khoa vào năm 25 tuổi.

Jonas Salk đã tiến hành những nghiên cứu về virus bại liệt từ khi còn là sinh viên y khoa. Năm 1947, ông đảm nhiệm vị trí trưởng phòng nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh (Mỹ). Năm 1948, ông nhận được tiền tại trợ của quỹ do Tổng thống Roosevelt sáng lập và đẩy mạnh nghiên cứu vắc xin chống bại liệt.

Vị bác sĩ từ chối 7 tỷ USD để vắc xin phòng virus nguy hiểm được cung cấp cho cả thế giới - 2

Bác sĩ Jonas Salk – người tìm ra vắc xin phòng chống virus bại liệt (ảnh: History)

Hướng đi của Jonas Salk rất khác so với những nhà nghiên cứu vắc xin đương thời. Trong khi hầu hết các nhà khoa học cho rằng, vắc xin chỉ có hiệu quả khi sử dụng virus còn khả năng hoạt động, Jonas Salk đã nghiên cứu vắc xin bại liệt theo cách nuôi cấy virus và thêm vào hợp chất formaldehyd khiến chúng không thể sinh sản.

Năm 1952, Jonas Salk thử nghiệm vắc xin bại liệt trên cơ thể của chính mình, vợ và các con. Mọi thử nghiệm vắc xin nhỏ của ông đều thành công.

Mùa hè năm 1954, Mỹ tiến hành “đại thử nghiệm” vắc xin phòng bại liệt của Jonas Salk với sự tham gia của 20.000 bác sĩ và nhân viên sức khỏe công cộng cùng 64.000 cán bộ trường học, 220.000 tình nguyện viên.

Hơn 1,8 triệu trẻ em Mỹ, Canada, Phần Lan từ 6 – 9 tuổi cũng tham gia và đây được xem là cuộc thử nghiệm vắc xin có quy mô lớn, phức tạp nhất lịch sử y học thế giới.

Ngày 12.4.1955, thử nghiệm vắc xin kết thúc thành công. Vắc xin của Jonas Salk được chứng minh là an toàn, hiệu quả trong phòng chống bại liệt.

Ngày công bố vắc xin chống bại liệt thành công cũng trở thành một ngày lễ lớn của nước Mỹ, Jonas Salk được ca ngợi và gọi với biệt danh “người tạo ra phép lạ”.

Vị bác sĩ từ chối 7 tỷ USD để vắc xin phòng virus nguy hiểm được cung cấp cho cả thế giới - 3

Google vinh danh bác sĩ Jonas Salk (ảnh: Google Doodles)

Tuy nhiên, bác sĩ Jonas Salk không chỉ khiến mọi người khâm phục về tài năng mà con cả về nhân cách của mình.

Jonas Salk đã không đăng ký bằng sáng chế cho vắc xin chống bại liệt mặc dù không ít người khuyên ông làm điều đó. Theo tạp chí Forbes, việc từ chối đăng ký sáng chế độc quyền cho vắc xin bại liệt đã khiến Jonas Salk không thể đem về cho bản thân 7 tỷ USD.

Khi được hỏi về nguyên nhân vì sao không đăng ký sáng chế, bác sĩ Jonas Salk chỉ trả lời: “Không có bản quyền nào cả.. Ai lại đi giữ bản quyền của mặt trời chứ?”.

Hành động cao cả của ông đã giúp cho hàng triệu người có thể tiếp cận vắc xin và thoát khỏi căn bệnh quái ác. Nhiều người cho rằng, nếu không có nghiên cứu vắc xin của Jonas Salk, virus bại liệt có thể đã trở thành đại dịch toàn cầu.

Năm 1963, Jonas Salk thành lập Viện nghiên cứu sinh học Salk. Ông đã dành cả cuộc đời còn lại của mình miệt mài nghiên cứu phương pháp điều trị cho những căn bệnh khác như ung thư, đa xơ cứng, HIV… Năm 1977, Jonas Salk đã được trao huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ.

Năm 1995, Jonas Salk qua đời tại nhà riêng. Ông được cả thế giới tôn trọng và ngưỡng mộ dù là vị bác sĩ không có bằng sáng chế nào.

 

——————————————————————–

Di sản Obama ….

Nước Mỹ suy yếu và Trung Quốc hung hăng hơn bao giờ hết tại Biển Đông

 

Trong di sản của mình, Tổng thống Barack Obama không chỉ khiến thế giới trở nên hỗn loạn hơn, mà còn làm suy giảm nghiêm trọng sức mạnh của nước Mỹ. Với chính sách thận trọng đầy thiện chí của Obama dành cho Trung Quốc – quốc gia cường bạo nhất thế giới này đã chớp lấy cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy mạnh một mạng lưới các “pháo đài” đảo nhân tạo trên Biển Đông, hòng kiểm soát tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới trong thế kỷ 21.

 

Trong cuộc tranh luận của các ứng viên Cộng hòa trên truyền hình vào tháng 2/2016, Thượng nghị sĩ Marco Rubio bị chế giễu vì ông nhắc đi nhắc lại rằng: “Hãy bỏ ngay suy nghĩ rằng Barack Obama không biết mình đang làm gì. Ông ta biết chính xác mình đang làm gì”. (1)

 

Marco Rubio được coi là một trong những Thượng nghị sĩ Cộng hòa “nhạy cảm”, thường xuyên lên án ĐCSTQ, và quan điểm của ông về Barack Obama vào thời điểm ấy chưa hẳn tất cả mọi người đều đồng ý: Đó là Tổng thống Obama đang thực hiện kế hoạch cố ý làm suy giảm, làm tổn hại, hoặc thậm chí là phá hủy hoàn toàn nước Mỹ…

 

Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng Tổng thống Obama đang thực hiện kế hoạch cố ý làm suy giảm, làm tổn hại, hoặc thậm chí là phá hủy hoàn toàn nước Mỹ…

 

Trung Quốc nắn gân, coi thường – tân Tổng thống bày tỏ thiện chí

 

Năm 2009 khi mới nhậm chức, Tổng thống Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên với sự kỳ vọng duy nhất vào lợi ích chung với Trung Quốc.

 

Chỉ trích chủ nghĩa đơn phương của Tổng thống George W Bush và hạ thấp yếu tố Cam kết của chính quyền tiền nhiệm, Tổng thống Obama đề nghị mối quan hệ PCC (Tích cực, Hợp tác và Toàn diện) thay thế CCC (Hợp tác, Xây dựng và Thẳng thắn) của Tổng thống G.Bush với Trung Quốc.

 

Phải chăng khi sử dụng từ ‘Tích cực’ thay thế ‘Thẳng thắn’, ông Obama đã phản ánh quan điểm của chính quyền ông phải miễn cưỡng khi thách thức Trung Quốc về các vấn đề bất đồng nhạy cảm? Và khi sử dụng từ “Toàn diện”, Tổng thống Obama hé lộ lập trường “bắt tay” với Trung Quốc.

 

Tháng 11/2009 – 10 tháng sau khi nhậm chức – Tổng thống Obama đã có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc. Khi đó, ông được xem là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, mang theo “làn sóng” đầy thiện chí với Trung Quốc và trong ưu thế Đảng Dân chủ của ông đang kiểm soát Quốc hội.

 

Thời điểm lần đầu tiên sang thăm Trung Quốc dưới vai trò Tổng thống Mỹ, Obama được xem là một nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ, mang theo “làn sóng” đầy thiện chí với Trung Quốc.

 

Đặt mối quan hệ lợi ích với Trung Quốc lên hàng đầu, trong bối cảnh nền kinh tế nước Mỹ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Tổng thống Obama phát biểu trên tờ The Times rằng, mục tiêu của ông là “cải cách tài chính, chứ không phải là nhà lãnh đạo của thế giới tự do”.

 

Giới lãnh đạo ĐCSTQ đã coi phát biểu này là dấu hiệu của sự yếu đuối, và nhanh chóng thực hiện cương lĩnh ngoại giao “dằn mặt” để thể hiện một lập trường mạnh mẽ hơn trên sân khấu thế giới: Đó là làm bẽ mặt nguyên thủ của cường quốc hàng đầu thế giới.

 

Trong khi các bài phát biểu của các Tổng thống tiền nhiệm Bill Clinton và George W Bush đều được Bắc Kinh cho truyền hình trực tiếp, thì bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Tòa Thị chính ở Thượng Hải lại không hề. Trong các cuộc họp báo chung với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Obama cũng bị “chặn” không cho được tiếp xúc công khai, và thậm chí không có được một cuộc họp báo có ý nghĩa.

 

ĐCSTQ đã kiểm soát gần như mọi hoạt động của Tổng thống Mỹ trên đất nước họ. Orville Schell, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho biết: “Ông ấy không được phép nói nhiều. Người Trung Quốc chỉ cho ông ấy gặp gỡ những người họ ấn định”.

 

‘Sự cố ngoại giao’ thể hiện thái độ coi thường của Trung Quốc đối với tổng thống Obama trong chuyển thăm Trung Quốc vào năm 2016. Để so sánh, Thủ tướng Angela Merkel đi trên thảm đỏ (trái), ông Obama đi lối cửa sau của máy bay bằng thang thường (phải).

 

Sự đối xử đầy khiếm nhã của Bắc Kinh chưa dừng tại đó. Trong cuộc hội kiến với Tổng thống Obama, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói thẳng với nhà lãnh đạo Mỹ rằng, Trung Quốc không đồng ý với cụm từ “G2” – ám chỉ đã soán ngôi độc quyền của nước Mỹ.

 

Khi vừa mới nhậm chức, Tổng thống Obama từng đặt hy vọng Bắc Kinh sẽ hợp tác với Mỹ – mà ông gọi là nhóm G2 – để giải quyết các vấn đề nổi cộm trên thế giới. Obama cũng chính là người đã tìm cách tiếp cận với nhà lãnh đạo ĐCSTQ, và quyết định không gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma để tránh làm Bắc Kinh nổi giận. Barack Obama cũng là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay năm đầu nhiệm kỳ. Tuy nhiên, chuyến thăm đầu tiên này của ông đã phải nhận quả đắng.

 

Chưa đầy 1 tháng sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu Copenhagen tại Đan Mạch, Trung Quốc đã có cử chỉ coi thường Tổng thống Mỹ khi chỉ cử một thứ trưởng Bộ Ngoại giao tới tham dự sự kiện dành cho các nguyên thủ quốc gia thế giới.

 

Gần 2 năm sau, ngày 12/1/2011, tờ China Daily đăng bài: Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia số 1 thế giới. Đáng chú ý là bài báo này được đăng ngay trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Washington gặp Tổng thống Obama..

 

Liệu có thể tin bài báo này xuất hiện một cách ngẫu nhiên trên tờ báo ngôn luận của ĐCSTQ, và lại còn thảo luận một cách công khai Trung Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới? Đơn giản, đó là một tín hiệu táo bạo cho thấy ĐCSTQ “bắn tin” cho ông chủ Nhà Trắng về dự định “soán ngôi” số 1 của nước Mỹ.

 

Trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc, Tổng thống Obama đã thể hiện sự khiêm nhường và đầy thiện ý, như thể để đảm bảo với lãnh đạo ĐCSTQ rằng, nước Mỹ không phải tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

 

Nhưng nhà lãnh đạo ĐCSTQ trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ – không phải để thể hiện sự khiêm nhường giống như ông Obama đã từng làm với họ – mà là để công khai cho chính quyền Obama thấy ý định rõ ràng rằng, Trung Quốc sẽ thống trị thế giới.

 

Là tổng thống của một cường quốc hàng đầu về quân sự và kinh tế, nhưng sự nhún nhường có phần yếu nhược của ông Obama trước Trung Quốc càng khiến quốc gia độc tài này trở nên hung hăng hơn bao giờ hết và quyết liệt giành lấy vị thế số 1 của nước Mỹ.

 

Chuyến thăm 4 ngày trên đất Mỹ của ông Hồ Cẩm Đào đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón bằng lễ nghi long trọng nhất, với thảm đỏ và yến tiệc tại Nhà Trắng. Nhưng liệu có ngẫu nhiên hay không khi ông Obama mở tiệc chiêu đãi vào tối ngày 19/1/2011, cũng đúng là ngày cách đó 37 năm về trước, Trung Quốc xua quân xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (19/1/1974).

 

Đó phải chăng là khúc dạo đầu “nhường ngôi” của Hồ Cẩm Đào cho Tập Cận Bình, để ĐCSTQ bắt đầu một cuộc viễn chinh ồ ạt tại Biển Đông…

 

Obama im lặng, Trung Quốc lấn tới

 

Bất chấp đại dịch, tình hình Biển Đông trong những ngày này lại nóng lên bởi các hành động ngỗ ngược gây hấn, chèn ép, tấn công của Trung Quốc trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã liên tiếp lên án các hoạt động khiêu khích, yêu cầu Trung Quốc dừng các hành vi bắt nạt, cũng như gửi các tín hiệu cảnh cáo mạnh mẽ tới chính quyền Bắc Kinh, đồng thời điều tàu chiến tới Biển Đông trong những ngày gần đây.

 

Trong bối cảnh này, hầu như các nhà quan sát, chuyên gia quân sự và nguyên thủ các nước có chủ quyền đang tranh chấp đều tập trung tìm cách đối phó với động thái tiếp theo của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng tất cả đều quên mất một điều rằng, tình huống phức tạp này bắt nguồn từ sự xử lý yếu đuối và bạc nhược của chính quyền tiền nhiệm Obama, đã hà hơi tiếp sức cho Trung Quốc ồ ạt xâm lấn.

 

Tình huống phức tạp trên biển Đông bắt nguồn từ sự xử lý yếu đuối và bạc nhược của chính quyền tiền nhiệm Obama, đã hà hơi tiếp sức cho Trung Quốc ồ ạt xâm lấn.

Ảnh: Thành phố Tam Sa trên một hòn đảo thuộc chuỗi quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc tuyên bố là một phần của đảo Hải Nam vào năm 2012.

(Ảnh: Getty)

Tháng 2/2009, khi vừa mới nhậm chức, Tổng thống Obama đã công bố kế hoạch cắt giảm quân số lính Mỹ đóng tại nước ngoài từ 160.000 xuống còn 50.000 quân vào tháng 8/2010, bao gồm cả việc loại bỏ tất cả các lực lượng chiến đấu. Lực lượng quân đội còn lại, sẽ được rút hết vào cuối năm 2011.

 

Từ nhiều năm nay, Bắc Kinh đã thèm muốn kiểm soát Biển Đông cả về tài nguyên thiên nhiên lẫn địa hình chiến lược. Nhưng cuộc thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc đã diễn ra “sôi động” nhất trong 8 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.

 

Năm 2010, chính quyền Obama bắt đầu vào cuộc khi Trung Quốc đe dọa, buộc Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ phải ngừng khai thác ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tại Hội nghị ASEAN tổ chức tại Hà Nội (2010), bà Ngoại trưởng Hillary Clinton khi ấy đã tuyên bố rằng, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của chính quyền Obama.

 

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tại Biển Đông thực sự bắt đầu vào tháng 4/2012 khi Tổng thống Obama bước vào nhiệm kỳ thứ hai. Chính quyền Bắc Kinh đã lùa tàu chiếm giữ toàn bộ rạn san hô có tên là Bãi cạn Scarborough, thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Đây là lần sử dụng vũ lực táo bạo nhất của Trung Quốc tại khu vực này.

 

Tháng 6/2012, một phái đoàn ngoại giao do Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell dẫn đầu đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình, nhưng Trung Quốc ngay tức thời phá vỡ. Một tháng sau, Trung Quốc tiếp tục leo thang bằng cách phong tỏa một phần Bãi cạn – nơi nhiều thế hệ người Philippines đã đánh bắt thủy sản tại đây – và ban hành lệnh cấm đánh cá 15 hải lý quanh rạn san hô.

 

Lúc này, có một điều thực sự kỳ lạ gây chú ý xảy ra: Chính quyền Obama đã hoàn toàn giữ im lặng trước cuộc khủng hoảng mới này. Đối với Bắc Kinh, đây không khác gì là một tín hiệu gợi mở khuyến khích Trung Quốc tiến sâu hơn vào vùng lãnh thổ của Philippines, và tạo ra thế tranh chấp. Một số quan chức Trung Quốc hé lộ rằng: “Chúng tôi không thể tin rằng Mỹ đã không phản ứng gì”.

 

Đối với chính quyền Obama, Tổng thống Mỹ coi đó là một tranh chấp nhỏ, và không muốn mạo hiểm sử dụng răn đe nhằm tránh đối đầu với Trung Quốc. Một cựu quan chức Mỹ tiết lộ, Tổng thống Obama không muốn có bất kỳ sự xáo trộn nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với Trung Quốc.

 

Đối với Philippines – đồng minh thân cận của Mỹ đang trong thế bị chính quyền Obama bỏ rơi, lại không có lực lượng hải quân đủ mạnh để thực thi các biện pháp chống lại Trung Quốc, đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2013.

 

Tổng thống Obama coi đó là một tranh chấp nhỏ, và không muốn mạo hiểm sử dụng răn đe nhằm tránh đối đầu với Trung Quốc, từ đó có thể làm xáo trộn, ảnh hưởng đến mối quan hệ với quốc gia này.

 

Philippines đã trở thành “cú hích” cho các quốc gia nhỏ bé trong khu vực tự tin hơn, khi nước này không chỉ giới hạn tại Bãi cạn Scarborough, mà còn kiện luôn đường 9 đoạn khét tiếng của Trung Quốc – chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông, bao trùm cả Bãi cạn Scarborough, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

 

Vụ kiện này của Philippines cùng lúc thách thức quyền lực của Trung Quốc, trong việc nước này tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý quanh các đảo Vành Khăn và Chữ Thập ở Trường Sa (Philippines gọi là Mischief Reef và Fiery Cross Reef), nơi chính quyền Bắc Kinh đang bận rộn xây dựng các tiền đồn quân sự vững chắc.

 

Câu hỏi đặt ra là, liệu một quốc gia hiếu chiến và xảo trá như Trung Quốc sẽ tuân theo các quy tắc quốc tế, hay tiếp tục kéo đội tàu đi xâm chiếm Biển Đông? Tất nhiên, vế thứ nhất sẽ khó xảy ra, và vế thứ hai lại càng khó xảy ra nếu không phải vì sự thất bại của Tổng thống Obama khi đối phó với Bãi cạn Scarborough.

 

Ngoài việc kiêng dè Trung Quốc, thất bại của Hoa Kỳ trong chính sách ngoại giao tại Bãi cạn Scarborough còn có “công” rất lớn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đối với chính sách Xoay trục Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD), cùng với việc Tổng thống Obama cắt giảm số lượng tàu chiến Mỹ xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ qua.

Obama tuyên bố Xoay trục châu Á, Trung Quốc “bắt bài”

Ngay từ thời G.W.Bush, Tổng thống thứ 43 này đã nhiều lần tuyên bố rằng không có khu vực nào quan trọng hơn đối với nước Mỹ là khu vực CA-TBD. Trong chiến lược toàn cầu, Nhà Trắng coi đây là khu vực địa-chiến lược, địa-chính trị trọng yếu, quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.

 

Tháng 10/2011, Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã lần lượt tuyên bố chiến lược “xoay trục” sang CA-TBD “để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ” với nhiều mục tiêu, trong số đó bao gồm việc đối phó với sự quyết đoán ngày một gia tăng của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông.

 

Tuy nhiên, trong khi bà Ngoại trưởng Mỹ loan rộng chiến lược Xoay trục sang châu Á, thì ở Nhà Trắng, Tổng thống Obama lại cắt giảm quân số và chi tiêu quốc phòng. Điều đó chả khác gì làm suy yếu chính lực lượng hải quân cần thiết để thực thi chiến lược Xoay trục này.

 

Với động thái của Obama-Clinton, các nhà quan sát lúc đó đã hoài nghi: Tuyên bố Xoay trục có thể chỉ là một nỗ lực “quan hệ công chúng” của chính quyền Obama, và chỉ có ý nghĩa trên mặt “giấy tờ”, nhằm làm có vẻ đây là một chính sách phù hợp, công nhận tầm quan trọng của phía Tây Thái Bình Dương, hòng lôi kéo sự chú ý của người dân Mỹ vào các sáng kiến của ​​chiến lược này.

 

Trong khi bà Ngoại trưởng Mỹ loan rộng chiến lược Xoay trục sang châu Á, thì ở Nhà Trắng, Tổng thống Obama lại cắt giảm quân và chi tiêu quốc phòng.

 

Vào thời điểm ấy, Tổng thống Obama đang phải đối mặt với các vấn đề đối nội cũng như chính sách đối ngoại bê bết, đặc biệt là sự bế tắc Nga-Ukraine và sự trỗi dậy của ISIS ở Trung Đông.

 

Kể từ khi ông Obama nhậm chức, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc mở rộng các khu đảo nhân tạo phi pháp để ngăn chặn Mỹ đến bảo vệ các nước “yêu sách” ở Biển Đông. Trung Quốc cũng ráo riết gia nhập cùng Mỹ và Nga, trở thành cường quốc hạt nhân mới với khả năng phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân từ tàu ngầm, trên không và trên bộ.

 

Việc Obama cắt giảm sâu ngân sách quốc phòng khiến quân đội Mỹ gặp khó khăn trong việc phát triển khả năng chống lại hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng Mỹ giảm dần đều, 2009 là hơn 691 tỷ đô la thì đến 2015 chỉ còn 580 tỷ đô la (2). Từ 2011 – 2015, ngân sách quốc phòng Mỹ đã giảm 21% trong khi ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 38%. (3)

Điểm yếu của chiến lược Xoay trục không phải là khái niệm mà là vật chất, không phải là những lời tuyên bố hùng hồn mà là ở hành động.

Xoay trục CA-TBD có nghĩa là khu vực này đã trở lại là trọng tâm an ninh quốc gia của nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là chính quyền Obama phải điều chuyển 60% hạm đội hải quân sang phía Tây Thái Bình Dương, nhưng ngược lại, Obama lại giảm số lượng tàu chiến xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Một quan chức Mỹ nói rằng, việc cắt giảm ngân sách này “ở mức thấp kỷ lục mọi thời đại”: Quân số giảm, nhóm tàu tác chiến thì già nua, và từng là biểu tượng của sự bất khả xâm phạm – nhóm tàu sân bay của Mỹ trông ngày càng cổ xưa.

 

Vì vậy, các đồng minh của Mỹ tại CA-TBD lo lắng đặt câu hỏi, liệu chiến lược Xoay trục châu Á chỉ đơn thuần là bài hùng biện của Obama? Giới lãnh đạo ĐCSTQ dường như “bắt ý” được mục đích Xoay trục của chính quyền Obama còn nhanh hơn thế nhiều.

 

Để “đối phó” với nước Mỹ của Obama chỉ có củ cà rốt (là tài hùng biện), và cây gậy nhỏ (cắt giảm quân số và chi tiêu quốc phòng), Trung Quốc nhanh chóng tung các hạm đội tàu chiến, tàu hải cảnh và tàu dân quân biển trá hình lấp đầy khoảng trống trên Biển Đông do thiếu vắng bóng tàu của lực lượng hải quân Mỹ.

 

Obama ngó lơ, Trung Quốc cưỡng đoạt Biển Đông

 

Trong vòng ba năm, từ 2013-2015, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động cải tạo đất trên các rạn san hô và đảo san hô trong chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi mà Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei tuyên bố có chủ quyền.

 

Từ năm 2013-2015, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động cải tạo đất trên các rạn san hô và đảo san hô trong chuỗi đảo Trường Sa ở Biển Đông. Ảnh: Đảo Gạc Ma từ năm 2012 – 2014.

 

Các tàu Trung Quốc đã làm việc với tốc độ “kinh hoàng”, nạo vét các bến cảng mới, trung bình mỗi ngày đã “xuất hiện” thêm 96,5m2 diện tích đất trên Biển Đông, trong khi đội cần cẩu hoạt động hết công suất để bồi đắp các đảo nhân tạo trên mỏm các rạn san hô chìm.

 

Tháng 9/2013, Trung Quốc bắt đầu các hoạt động nạo vét, bồi đắp, cải tạo trên diện rộng tại năm điểm đảo là Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Ken Nan mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Năm 2014, Trung Quốc ráo riết thúc đẩy các hoạt động này hơn nữa, và so với quần đảo Hoàng Sa thì Trường Sa được Trung Quốc chú trọng đẩy mạnh cải tạo hơn.

 

Năm 2014 có thể nói là năm Trung Quốc đẩy mạnh xây đảo một cách điên cuồng nhất, khởi đầu bằng việc bồi đắp trái phép 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân tạo với bến cảng, đường băng và căn cứ quân sự kiên cố, nơi Trung Quốc bố trí thường trực một số lượng lớn tàu ngầm, máy bay ném bom và chiến đấu cơ trong khu vực. Mỗi tuần, dường như lại có tin tức về một đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc đang được cải tạo gấp rút.

 

Ở sâu dưới lòng Biển Đông, tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc giành quyền kiểm soát bằng cách xây dựng một mạng lưới radar ngầm. Trên bầu trời Biển Đông, Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Bỏ qua các yêu sách của các nước láng giềng, Trung Quốc đơn phương tuyên bố sáp nhập hơn 80% diện tích Biển Đông, mà không gặp phải bất cứ rào cản nào từ phía chính quyền Obama, trong khi các nước tranh chấp chỉ có cách duy nhất là yếu ớt phản đối.

 

Chiến lược ngoại giao sai lầm, hành động bất nhất với lời nói trong 8 năm của tổng thống Obama là thời cơ vàng để Trung Quốc hiện thực hóa ý đồ chiếm trọn Biển Đông.

 

Một quan chức cấp cao của Mỹ đã mô tả mức độ của việc xây đảo trong năm 2014 là “chưa từng có từ trước đến nay”. Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8/5/2015 cũng cho biết, Trung Quốc “đã mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên gấp khoảng 400 lần”.

 

Lầu Năm Góc yêu cầu tuần tra, Nhà Trắng từ chối

 

Là đồng minh của một số quốc gia trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ họ theo hiệp ước khi bị tấn công. Bởi không một quốc gia nào ở châu Á, hay một liên minh các quốc gia châu Á có đủ sức mạnh quân sự để có thể kiềm chế Trung Quốc.

 

Sự hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông được coi là “phép thử” cho chính quyền Obama trong việc giữ gìn hiện trạng, và ngăn chặn sức mạnh của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

 

Tuy nhiên Tổng thống Obama không bao giờ chấp nhận lập luận ngăn chặn, và hoài nghi về mối đe dọa của Trung Quốc đối với lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Trước sự “án binh bất động” của ông chủ Nhà Trắng, Lầu Năm Góc đã thúc đẩy Nhà Trắng cần có lập trường mạnh mẽ và quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.

David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng khu vực CA-TBD đã lập luận rằng, việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể cho phép quốc gia độc tài này cải thiện khả năng phòng thủ và tấn công, cũng như mở rộng sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở phía nam Biển Đông.

 

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã “thuyết phục” Obama bằng một chiến dịch bền bỉ làm rõ hồ sơ “chiếm đất” của Trung Quốc, và đề xuất biện pháp răn đe mạnh không chỉ đối với cuộc diễn tập hải quân, mà còn bao gồm các chuyến bay trinh sát hàng hải để ngăn chặn cái mà ông gọi là ‘Vạn Lý Trường Thành’ trên Biển Đông của Trung Quốc.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter lúc đó đã yêu cầu xem xét các lựa chọn, bao gồm cử máy bay giám sát và điều các tàu chiến của Mỹ áp sát phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.

 

Tiếc thay, tất cả các đề xuất trên của Lầu Năm Góc đều gặp phải sự kháng cự từ Nhà Trắng, vốn chưa bao giờ sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh về mọi mặt, đặc biệt là quân sự. Chính quyền Obama luôn lo ngại sự gia tăng căng thẳng leo thang trong khu vực, sẽ làm phật lòng Bắc Kinh.

 

Một cựu sĩ quan thuộc văn phòng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phàn nàn rằng, Nhà Trắng dường như bị “tê liệt” vì lúc nào cũng phải “thận trọng” trước những rủi ro ‘kích động’ Trung Quốc, khi hạ lệnh cho các chiến hạm Mỹ “nhổ neo” thực hiện Tuần tra vì tự do lưu thông hàng hải (FONOP).

 

Theo lệnh của ông Obama, Lầu Năm Góc phải lập kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải từng bước, và kế hoạch này phải chuyển từ Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương đến Lầu Năm Góc, rồi phải qua sự “kiểm duyệt” khắt khe của Bộ Ngoại giao, rồi cuối cùng là Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng xét duyệt. Bất cứ hoạt động tuần tra nào đều phải phụ thuộc vào các ưu tiên chính trị của ông chủ Nhà Trắng Barack Obama.

 

Dưới thời Obama, Hải quân Mỹ chỉ được phép tiến hành 3 chuyến vào năm 2016, 2 chuyến năm 2015 và hoàn toàn vắng bóng trong năm 2014 – đây cũng là năm mà Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng đảo phi pháp dữ dội nhất, đồng thời ngang nhiên đặt giàn khoan dầu HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

 

Trong chính quyền Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter là một trong những người hiếm hoi thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Chính vì vậy mà ông không nhận được nhiều sự ủng hộ tại Nhà Trắng, đặc biệt là Tổng thống Obama. Ash Carter cũng là Bộ trưởng Quốc phòng duy nhất dưới thời Obama không đến thăm Trung Quốc. Năm 2018, ông đã có bài chia sẻ với tiêu đề: Những phản ảnh về chiến lược lớn của Mỹ ở châu Á. Dưới đây là một số trích đoạn (4):

 

“Ông (Obama) tin rằng các nhà tư tưởng chính sách đối ngoại truyền thống của Washington có khuynh hướng tìm đến những chiến lược đối đầu và ngăn chặn mỗi khi cần có cách tiếp cận ít mạnh mẽ hơn. Vì vậy, ông xem xét các khuyến nghị của tôi và những người khác để thách thức mạnh mẽ hơn các yêu sách hàng hải quá mức và các hành vi phản tác dụng khác của Trung Quốc. Khi tôi công du đến châu Á, mệnh lệnh của ông ấy thật ngắn gọn: “Đừng có khua xoong chảo ầm ĩ lên.” Tôi không được gây rắc rối.

 

… Và đó rốt cuộc là lý do tại sao tôi là bộ trưởng quốc phòng duy nhất trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama không đến thăm Trung Quốc.

 

Về mặt cá nhân, điều này gây thất vọng sâu sắc. Chủ tịch Tập Cận Bình thậm chí đích thân mở lời mời: Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tập vào tháng 9 năm 2015, tôi là một trong số các quan chức đã gặp ông tại Nhà Trắng trước bữa quốc yến tối hôm đó. Tập đã tìm đến tôi, dẫn theo Tổng thống Obama, và nói rằng ông ấy muốn tôi đến thăm Trung Quốc. Thượng cấp của tôi sẵn sàng đồng ý, nói rằng, “Ash, anh nên làm điều đó”.

 

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã thêm một xác nhận rằng, vị Thượng cấp của ông – Tổng thống Obama đã yếu đuối và “lấy lòng” Trung Quốc như thế nào…

 

Obama nói nhiều làm ít, Tập Cận Bình không nói mà làm

 

Tháng 9/2015, ông Tập Cận Bình có chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ với tư cách là Chủ tịch nước Trung Quốc. Thời điểm này, Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh tốc độ và cường độ cải tạo các bãi đá thành các đảo nhân tạo dành cho các mục đích quân sự, mà không hề gặp phải bất cứ sự răn đe nào từ Mỹ, ngoài những phát biểu phản đối mang tính ngoại giao vô thưởng vô phạt từ Nhà Trắng. Tại Mỹ, đã có những luồng dư luận thúc giục chính quyền Obama phải phản ứng mạnh mẽ hơn trước sự hung hăng của Trung Quốc.

 

Tại phiên điều trần của Ủy ban Quân sự của Thượng viện diễn ra trước chuyến thăm Washington của Tập Cận Bình, Thượng nghị sĩ John McCain, người đứng đầu Ủy ban đã chỉ trích chính quyền Obama: “Chính quyền đã tiếp tục hạn chế các tàu Hải quân của chúng ta hoạt động trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo. Đây là một sai lầm nguy hiểm cho phép công nhận thực tế các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc” (5)..

 

Cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề quan trọng như an ninh mạng, khí hậu, năng lượng, và đặc biệt là Biển Đông. Tuy nhiên, các thông cáo báo chí của Nhà Trắng được công bố sau cuộc gặp đã không hề đề cập tới vấn đề Biển Đông (6).

 

“Chính quyền đã tiếp tục hạn chế các tàu Hải quân của chúng ta hoạt động trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo. Đây là một sai lầm nguy hiểm cho phép công nhận thực tế các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc”

 

Ngày 25/9/2015, tại Vườn Hồng Tổng thống Obama nhắc ông Tập Cận Bình về “quyền tự do hàng hải” và khẳng định “Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”. Đáp lại, Tập Cận Bình cam kết tôn trọng và ủng hộ tự do hàng hải nhưng cho biết Trung Quốc có “quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” cũng như phủ nhận nước này đang quân sự hóa các đảo nhân tạo trên biển Đông.

 

Tổng thống Obama là nhà hùng biện, nhưng lời nói ít đi đôi với việc làm. Trong khi Obama tuyên bố sẽ cho tàu Mỹ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép thì Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear đã trả lời Thượng nghị sĩ John McCain trong phiên điều trần tại Thượng viện rằng, “các cuộc tuần tra như vậy (trong phạm vi 12 hải lý) đã không được tiến hành kể từ năm 2012”. (7)

 

Trong khi Tập Cận Bình phủ nhận Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo, thì việc cưỡng đoạt đất, xây dựng các đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông chưa bao giờ ngừng lại cho tới ngày Tổng thống Obama rời Nhà Trắng, và vẫn tiếp diễn cho tới ngày hôm nay.

 

Obama chỉ phản đối miệng về Biển Đông và kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Thay vì song song áp dụng biện pháp răn đe quân sự, Obama lại đẩy “trách nhiệm” sang trông chờ hoàn toàn vào hệ thống pháp luật quốc tế, vốn luôn bị Trung Quốc chây ì, bất hợp tác và từ chối tham dự vào các cuộc phân xử quốc tế.

 

Tổng thống Obama là nhà hùng biện, nhưng lời nói ít đi đôi với việc làm. Obama chỉ phản đối miệng về Biển Đông và kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.

 

Mục đích của ĐCSTQ là muốn tiến hành các cuộc đàm phán song phương với từng quốc gia tranh chấp tại Biển Đông để dễ bề “bắt chẹt”, biến từ khu vực có chủ quyền thành vùng tranh chấp, buộc các nước nhỏ yếu thế phải gật đầu cùng “khai thác chung”, và cuối cùng sẽ tiến tới biến thành vùng biển của Trung Quốc Đại lục.

 

Khi ấy chuyên gia phân tích vấn đề quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Mỹ là đại úy Jerry Hendrix nhận định: “Mỹ sẽ đợi cho đến khi tòa án Hague đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trước khi có thêm bất cứ động thái cứng rắn khác”. Tuy nhiên, ông Hendrix cũng cảnh báo: “Mỗi ngày trôi qua mà không có động thái thách thức đáng kể nào đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đồng nghĩa với một cơ hội đã qua đi”.

 

Trên Foreign Policy (2016), hai cố vấn của ông Trump là Alexander Gray và Peter Navarro từng nhận định về chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á dưới thời ông Obama là “nói nhiều làm ít”, và kết luận rằng “sự xoay trục yếu ớt của Obama – Clinton đã mời Trung Quốc vào xâm chiếm biển Hoa Đông và biển Đông”.

 

Vào năm 2016, trên tờ Foreign Policy, Peter Navarro – một trong những cố vấn của ông Trump đã nhận định chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á dưới thời ông Obama là “nói nhiều làm ít”.

 

Obama yếu nhược, nước Mỹ hụt hơi, đồng minh tan tác

 

Bất chấp Trung Quốc càn quét Biển Đông, Tổng thống Obama vẫn tiếp tục sách lược chủ đạo với Trung Quốc là hợp tác và đối thoại, với biện minh “ngăn chặn là không thể thực hiện được”.

 

Đối mặt với những chỉ trích rằng chính quyền Obama đang đánh giá cao những lời hứa viển vông “trấn an” của Trung Quốc mà hy sinh lợi ích của Mỹ và đồng minh, Phó Tổng thống Joe Biden nói rằng, Washington không muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc vì mối quan hệ Mỹ-Trung là “quá quan trọng. Không chỉ chúng tôi phụ thuộc vào nó, mà thế giới còn phụ thuộc vào thành công chung của chúng tôi”.

 

Đứng trước viễn cảnh đó, các đồng minh châu Á đã vỡ mộng khi trông cậy vào cái ô an ninh của Mỹ. Cuộc chiến ngân sách dẫn đến việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa vào tháng 10/2013, khiến Tổng thống Obama phải hủy liên tiếp chuyến công du châu Á dự ba hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất của khu vực là Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị ASEAN.

 

Sự vắng mặt của Tổng thống Obama do sự tê liệt chính trị tại quê nhà đã làm dấy lên những lo ngại về những hạn chế của chính sách “tái cân bằng” châu Á của Washington. Vắng bóng Mỹ tại các hội nghị thượng đỉnh tại châu Á, các quốc gia nhỏ bé đã phải “đơn thương độc mã” đối mặt với gã khổng lồ đầy mưu mô: Trung Quốc. Về cơ bản, chiến lược Xoay trục của Obama tại CA-TBD đã mất đà ngay khi nó bắt đầu.

 

Các nhà lãnh đạo châu Á lo ngại về một Obama “không thích rủi ro” hẳn sẽ là một đối tác không đáng tin cậy. Rõ ràng, chính quyền Obama không có các biện pháp ngăn chặn chương trình xây đảo gây tranh cãi của Trung Quốc ngay trên tuyến đường vận chuyển quốc tế của Biển Đông. Đây là bằng chứng cho thấy chiến lược “Xoay trục” của Obama chính thức thất bại.

 

Các tàu tuần tra của Mỹ, được sự hậu thuẫn của hải quân Nhật Bản đã ít có tác động rõ rệt tới việc ngăn cản sự hung hăng của các tàu hải giám Trung Quốc, trong khi Nhà Trắng lại luôn lo ngại gia tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp.

 

Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế của Liên Hợp Quốc trước đây về tuyên bố chủ quyền của Philippines tại Trường Sa. Bắc Kinh cũng có lập trường không khoan nhượng trong tranh chấp với Nhật Bản về quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông. (8)

 

Theo các nhà quan sát, việc Bắc Kinh đẩy mạnh xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, sẽ là bàn đạp trong cuộc đua giành lợi thế chiếm đảo Điếu Ngư  trước Nhật Bản. Từ đây, Trung Quốc có thể cô lập Đài Loan và có sẵn các tiền đồn quân sự để thống nhất Đài Loan.

Sự yếu đuối của Obama trước sự hung hăng của Tập Cận Bình khiến một số đồng minh châu Á không còn trông cậy vào nước Mỹ được nữa, đã tự thân vận động, mạnh ai nấy lo..

Ngày 21/9/2016, Bộ Quốc phòng Đài Loan yêu cầu Google làm mờ hình ảnh vệ tinh về những gì được cho là công trình quân sự của Đài Loan mới xây dựng trên đảo Ba Bình mà Đài Loan gọi là đảo Itu Aba, còn Trung Quốc gọi là đảo Thái Bình. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. (9)

 

Kinh ngạc nhất là thái độ của Philippines – một đồng minh thân thiết của Mỹ. Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ – Philippines đã cho phép Mỹ gia tăng đáng kể sự hiện diện trong khu vực Đông Nam Á và Biển Đông. Khi Rodrigo Duterte lên làm Tổng thống Philippines, ông không ngần ngại lăng mạ gọi Obama là “con trai của điếm”, tiếp theo bồi thêm một cú tuyên bố “ly khai” với Mỹ, bắt tay với Trung Quốc, hủy các cuộc tuần tra chung tại Biển Đông với Mỹ, khiến mối quan hệ Manila-Washington như bị dội cả xô nước lạnh.

 

Tuy nhiên, Thái Lan mới chính là thất bại lớn nhất trong chiến lược “Xoay trục” của Obama. Đây là quốc gia trụ cột trong chiến lược của Mỹ ở khu vực, đóng vai trò là cửa ngõ để Mỹ tiếp cận châu Á và thường được coi là đồng minh chủ chốt của Mỹ ngoài NATO. Tuy nhiên tiếng nói của Mỹ đã không còn sức ảnh hưởng với Bangkok nữa, trong khi đó Trung Quốc đang ra sức lôi kéo Thái Lan một cách khôn khéo, thông qua chiến lược ngoại giao kinh tế kết hợp với văn hóa.

Sự yếu thế của chính quyền Obama còn thể hiện rõ tại Hội nghị ASEAN tổ chức tại Lào (9/2016) khi bản Tuyên bố chung của Hội nghị đã cố tình không đề cập đến phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế Liên Hợp Quốc phủ nhận các tuyên bố của quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bất chấp một đề xuất có sự hậu thuẫn của Mỹ.

 

Giải trừ vũ khí hạt nhân là ưu tiên hàng đầu trong năm 2009 của chính quyền Obama, nhưng đã phải chịu thất bại trong việc ngăn chặn Triều Tiên đang ngày càng thách thức gia tăng việc theo đuổi vũ khí hạt nhân. Việc Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân với cường độ mạnh nhất vào tháng 9/2016, ngay khi Tổng thống Obama đang có chuyến công du tại châu Á không khác gì ngang nhiên thách nước Mỹ, đã khiến nhiều người trên thế giới phải bàng hoàng (10).

 

Sự bất lực của Obama đã làm dấy lên mối lo ngại ở Nhật Bản và Hàn Quốc về độ tin cậy của chiếc ô an ninh Mỹ, khiến một bộ phận những người theo chủ nghĩa dân tộc cho rằng Nhật Bản nên tái vũ trang một cách nghiêm túc, hoặc thậm chí triển khai vũ khí hạt nhân cho riêng mình. Mối e ngại chính của Nhật Bản và Hàn Quốc không phải là Bắc Triều Tiên, mà chính là quốc gia độc tài Trung Quốc. Tiếc thay, Mỹ lúc này trở nên bất lực và yếu nhược trước Trung Quốc.

 

Hệ quả

 

Chiến lược Xoay trục châu Á đã hoàn toàn thất bại. Một nước Mỹ suy yếu, trong khi Trung Quốc đang đà phát triển. Với chính quyền Barack Obama, Tập Cận Bình không phải lo lắng chống đỡ hay đối đầu, cũng như không cần tìm kiếm một cuộc chiến thương mại hay quân sự.

Tập Cận Bình có một “vũ khí” hiệu quả. Thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã lập các chân rết thông qua quan hệ đối tác thương mại và kinh tế mở rộng từ châu Á đến Trung Đông và châu Phi, dần dần siết chặt các quốc gia phải phụ thuộc chính trị và kinh tế với đất nước độc tài này. Thật không may, nhiều quốc gia trong số đó là đồng minh của nước Mỹ.

 

Trong suốt 8 năm ở cương vị Tổng tư lệnh của nước Mỹ, Barack Obama đã nhiều lần hứa sẽ duy trì danh tiếng cho quân đội Mỹ mãi là “lực lượng chiến đấu hùng mạnh nhất mà thế giới từng biết”. Nhưng những việc ông làm đều hoàn toàn trái ngược: Cắt giảm lực lượng vũ trang và chi tiêu quốc phòng, tránh xa sức mạnh quân sự truyền thống, và không thể bảo vệ đồng minh cũng như các lợi ích của Hoa Kỳ ở nước ngoài.

 

Khi trúng cử tổng thống nhiệm kỳ 2 năm 2012, Barack Obama hứa sẽ chuyển hướng chính sách đối ngoại của chính quyền ông về hướng Đông, đối trọng với Trung Quốc. Nhưng khi Obama rời Nhà Trắng vào đầu năm 2017, nước Mỹ ngày càng bất lực và yếu thế hơn tại khu vực này.

 

Barack Obama đã để lại một di sản nguy hại cho chính quyền kế nhiệm Donald Trump, khi “biên giới” nguy hiểm nhất giữa Mỹ và Trung Quốc ngày  hôm nay chính là địa hình đầy tranh cãi ở Thái Bình Dương: Đài Loan, Triều Tiên, Biển Đông, Hoa Đông cùng hàng loạt các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã gấp rút hoàn tất trong 8 năm cầm quyền yếu nhược của Tổng thống Barack Obama.

 

Ngày 10/1/2017, trong bài phát biểu chia tay với những người ủng hộ tại Chicago, nhà hùng biện Barack Obama tuyên bố: “Nước Mỹ đang tốt đẹp hơn, vững mạnh hơn so với khi chúng tôi bắt đầu” khi ông nói về những thành tựu trong 8 năm cầm quyền của mình…

 

Xuân Trường

********

 

Tham khảo:

 

Fact Check: Has President Obama ‘Depleted’ The Military? click vào video

 

Fact Check: Has President Obama ‘Depleted’ The Military?

Republican presidential candidates, led by Donald Trump, claim President Obama has slashed defense spending and will leave his successor with a weaker force. We break it down.

 

Russia and China Increase Defense Spending While US Continues Cutting

 

Russia and China Increase Defense Spending While US Continues Cutting

From 2011 to 2015, the U.S. defense budget went down by 21 percent while China increased its military budget by 38 percent.

 

Reflections on American Grand Strategy in Asia

 

Reflections on American Grand Strategy in Asia

To understand how I approached China during my time as Secretary, it’s important to note that I don’t see U.S. strategy in Asia as centered on China at all. I said many times: We don’t have a China policy, we have an Asia policy. The heart of that po

 

Senator McCain calls for US to challenge China claims with patrols near islands

 

Senator McCain calls for US to challenge China claims with patrols near islands

WASHINGTON – The head of the US Senate’s military committee criticized the Obama administration on Thursday for failing to challenge China’s building of artificial islands in the South China Sea by sailing within 12 nautical miles (22.2

và đọ thêm documents đính kèm

—————————————————————————————–

Phụ nữ thời cổ đại có thực sự không được coi trọng?

Có một lối nghĩ phổ biến rằng người phụ nữ xưa chịu lễ giáo phong kiến, sống cuộc đời khổ cực như nô lệ. Đó là sự thực hay những hiểu nhầm lệch lạc về lịch sử?

Đi tìm một chứng cứ, tác giả Hà Cầm, người đã hoạt động nghệ thuật lâu năm với tâm huyết khôi phục văn hóa truyền thống đã tìm thấy dấu vết trong những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa.
*****      Bức họa “Nữ sử châm đồ”      *****
Ở mảnh đất Thần Châu vào thời Tây Tấn, tương truyền, hoàng hậu Dương Diễm thê tử của Tấn Vũ Đế nhận hối lộ của Giả Sung, nên cực lực đề xuất chọn con gái của ông ta là Giả Nam Phong làm thái tử phi. Ban đầu, Tấn Vũ Đế không thích Giả Nam Phong, vì dung mạo xấu xí, tính tình hay ghen tuông.. Tuy nhiên, không thể mãi từ chối lời khẩn cầu của hoàng hậu, cuối cùng đành đáp ứng.
Sau khi trở thành thái tử phi, Giả Nam Phong dùng mưu thuật trợ giúp thái tử nhu nhược, ngu dốt chiếm được tình cảm, ưu ái của Vũ Đế nên đăng cơ lên ngôi hoàng đế một cách thuận lợi. Tuy nhiên, triều đình chuyên quyền, loạn chính sự, bại hoại cuối cùng dẫn tới loạn bát vương và sự sụp đổ của nhà Tấn.
Sau khi triều đại Đông Tấn được kiến lập, vì để nhấn mạnh tầm quan trọng về đạo đức của người phụ nữ, không muốn đất nước giẫm lên vết xe đổ cũ của lịch sử, Trương Hoa viết một bài văn chương đầy ẩn ý mang tên Nữ Sử Châm.
Bài văn nhấn mạnh đức hạnh của người phụ nữ quan trọng như thế nào với đất nước. Là một hoàng hậu, càng nên tu dưỡng đạo đức phẩm hạnh cao thượng, lấy sự hiền đức, hòa nhã gây ảnh hưởng tới quân vương, giúp vua có thể thay đổi và bình trị yên ổn thiên hạ. Cố Khải Chi, danh họa nổi tiếng thời Đông Tấn dựa theo bài văn này vẽ nên tuyệt tác nổi tiếng Nữ Sử Châm Đồ. Bài văn có 12 tiết thì bức tranh gồm 12 đoạn, mô tả tấm gương các liệt nữ trong đó bao gồm Phàn Cơ cảm trang, Phùng Tiệp Dư đáng hùng, Ban Tiệp dư từ liên…
1 – Phàn Cơ cảm Trang :
Phàn Cơ là công chúa nước Phàn, là Vương hậu của Sở Trang vương – một vị quân chủ nước Sở thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Có một giai thoại rằng, khi Sở Trang vương muốn lập chính thất, ông hạ lệnh cho các cung phi của mình chuẩn bị lễ vật trong 3 ngày, ai có lễ vật ổn thỏa và cần thiết nhất với ông, thì sẽ được chọn.
Nhưng đến ngày, trong khi các thị thiếp dâng lên nào là trân châu bảo thạch, duy chỉ có Phàn Cơ không có thứ gì. Sở vương gặng hỏi, thì bà đáp: “Xin Đại vương nghe thiếp nói một câu này, Đại vương nói lễ vật đưa đến phải là vật cần thiết nhất hiện tại đối của Đại vương. Trước mắt Đại vương cần là gì? Ngoài việc lập một chính phu nhân, chẳng lẽ còn có cái gì trọng yếu hơn nữa sao?” (ý rằng bà chính là điều Sở Trang vương cần nhất lúc này).
Sở Trang vương bèn chọn bà làm Vương hậu. Trước khi thành một vị quân chủ xuất chúng, Sở Trang vương rất thích mua vui trong việc săn bắn. Phàn Cơ không vui, vì bà biết quân chủ ưa săn bắn ca hát, thì sẽ tự hủy hoại sự nghiệp của mình. Phàn Cơ chủ động khuyên can, nhưng Trang vương vẫn chứng nào tật nấy, nên bà quyết định cự tuyệt không ăn thịt thú rừng. Điều này khiến Sở Trang vương băn khoăn, từ đó không còn lấy săn bắn làm vui. Đây là điển tích nổi tiếng, gọi là Phàn Cơ cảm Trang, nghĩa là Phàn Cơ cảm hóa Sở Trang vương rất được các học sĩ và giới sĩ phu tán thưởng.
2 – Phùng Tiệp Dư đáng hùng :
Phùng Viện còn gọi là Phùng Tiệp dư, là một phi tần của Hán Nguyên Đế Lưu Thích. Khi còn là Tiệp dư, Phùng Viện nổi tiếng trong lịch sử thông qua việc chắn gấu cứu Hán Nguyên Đế trong một lần Hoàng đế ngự xem gấu, mà con gấu lại đột nhiên xổng ra, được gọi là điển tích Tiệp dư đáng hùng nghĩa là Tiệp dư chắn gấu.
3 – Ban Tiệp Dư từ liên :
Ban Tiệp dư là một phi tần của Hán Thành Đế Lưu Ngao, vị Hoàng đế thứ 12 của triều Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ban Tiệp dư rất thích đọc Kinh Thi và các sách cổ học khác như Đức tượng, Yểu điệu hay Nữ sư, khi yết kiến Hoàng đế bà thường thực hiện những quy tắc hợp lệ, không vì được sủng ái sinh kiêu ngạo.
Bà không chỉ đa tài đa nghệ mà còn vô cùng hiền thục, không nói chuyện thị phi, không huênh hoang khoác lác, cũng không làm mất lòng ai, ngay đến cả Thái hậu Vương Chính Quân cũng rất yêu quý bà. Ban Tiệp dư được chuyên sủng hậu cung nhưng rất biết phép tắc.
Có một lần đi ra ngoài, Hán Thành Đế định cho làm một chiếc xe rộng lớn để Ban Tiệp dư có thể ngồi chung. Biết chuyện ấy, Ban Tiệp dư lễ phép tâu: “Tâu bệ hạ, xưa nay bậc Thánh vương khi xuất ngoại, chỉ có những bậc đại thần là được phép ngồi cạnh Hoàng đế mà thôi. Nay, rộng ơn bệ hạ cho phép thiếp ngồi cùng, nhưng làm vậy, chắc chắn sẽ tổn hại đến thanh danh hiền đức của bệ hạ. Cúi xin bệ hạ lượng thứ thiếp thần, xét lại việc này, miễn cho thần thiếp ngồi chung xe”.
Lời tâu của Ban Tiệp dư rất có đạo lý, nên Hán Thành Đế phải hủy bỏ ý định. Thái hậu nghe chuyện, rất lấy làm tâm đắc, cất lời khen: “Thật là hiếm có, xưa có Phàn Cơ, nay có Ban Tiệp dư”.
Đó là một vài tích truyện được thể hiện trong tác phẩm hội họa đỉnh cao. Thành tựu nghệ thuật của bức họa là không thể phủ nhận, với những nét vẽ tinh xảo, các nhân vật trong bức tranh đều vô cùng trang nhã, ăn mặc sang trọng, nhẹ nhàng nhưng vẫn lộ ra vẻ xuất thần, là một báu vật quốc gia được truyền lại.
***** Địa vị của người phụ nữ xưa *****
Rõ ràng qua các tích cổ còn được lưu lại trong sử sách và tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ có phong thái đạo đức rất được ngưỡng mộ, kính trọng. Hơn thế, họ đã góp tiếng nói có trọng lượng kịp thời can gián, giúp lang quân trong việc công việc tư. Nếu thật sự bị coi thường, liệu lời người phụ nữ có phẩm hạnh có thể được lưu tâm như vậy hay không?
Người hiện đại thường có sự hiểu nhầm, cho rằng nữ giới không được coi trọng trong thời cổ đại. Trên thực tế, xã hội truyền thống rất coi trọng nữ giới. Khổng Tử biên soạn Kinh Thi, ngay trong lời mở đầu là bài thơ Quan Thư, có nhấn mạnh về hiền đức của người phụ nữ đối với gia đình và thậm chí là với đất nước, cũng là những người đáng được yêu thương và tôn trọng. Kinh Thi viết:

“Đào chi yêu yêu,

Chước chước kỳ hoa.

Chi tử vu quy,

Nghi kỳ thất gia”.
Dịch thơ:

“Đào tơ mơn mởn xinh tươi,

Hoa hồng đơm đặc dưới trời xuân trong.

Hôm nay nàng đã theo chồng,

Nên bề gia thất ấm nồng thuận vui”.

(Dịch giả: Tạ Quang Phát)
Từ 4 câu thơ này có thể thấy trên 3.000 năm trước cổ nhân đã dùng những ca từ vô cùng chất phác và nhiệt tình để tả quang cảnh thiếu nữ xuất giá theo chồng. Phụ nữ sau khi xuất giá thì ở nhà giúp chồng dạy con trong khi người chồng thì lo gây dựng sự nghiệp bên ngoài, họ đồng cam cộng khổ tương thân tương ái một đời. Vốn dĩ đây là những hình ảnh rất đỗi bình thường và an lạc của cuộc sống trong xã hội phong kiến khi xưa. Những lời mô tả cảnh vu quy cũng cho thấy đó là việc vui của mọi nhà, nào phải cảnh u sầu khi phận liễu yếu đào tơ sắp bước vào nhà người khác mà úa cả đời hoa. Tuy nhiên, xã hội ngày nay lại diễn giải sai lệch thành bi kịch bất bình đẳng của người phụ nữ.
*****     Một xã hội trọng đạo đức, con người sẽ được trân trọng     *****
Trong hoàng thất, hoàng đế có các nhà sư học ghi lại lời nói và việc làm, có các gián quan khuyên nhủ, gián ngôn tránh cho hoàng đế có những lời nói và hành động phi đạo đức. Hoàng hậu cũng có những nữ sư gia để dạy bảo và can gián. Quốc gia từ trên xuống dưới, đối với đạo đức và giáo hóa đều cực kỳ coi trọng, cho dù là Cửu ngũ chí tôn, Mẫu nghi thiên hạ cũng không thể không tuân thủ các chuẩn mực đạo đức. Trong bầu không khí như vậy, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã xuất hiện, ra đời để duy hộ bảo tồn đạo đức, khuyến khích mọi người hành thiện tích đức, không làm điều ác.
Ngoài loại tác phẩm nghệ thuật có tác dụng giáo hóa đạo đức rõ ràng này, còn vô số tác phẩm khác ca ngợi xứ sở đào nguyên tiên cảnh, cũng nhằm giữ gìn, bảo vệ sự thuần chân thuần thiện thiên bẩm của con người.
Người xưa vô cùng sùng đạo, Khổng Tử được tôn là bậc thánh nhân thực sự cũng là người học hỏi theo tín đồ của đạo giáo là Lão tử. Đạo Đức Kinh, tác phẩm kinh điển của Đạo giáo cũng chỉ rõ, người muốn thuận theo đạo trời, cần coi trọng đạo đức. Đạo gia khuyên nhủ người dân phản phác quy chân, giải thoát khỏi sự ràng buộc của danh, cương, lợi, quay trở về bản tính vô triêm vô nhiễm.
Cổ nhân tin rằng, muốn làm được điểm này, một cách tương đối đơn giản là mai danh ẩn tích, tìm vùng tịnh thổ ở đào hoa viên trong núi sâu. Sau đó, Trung Quốc cổ đại liền xuất hiện nhiều bức tranh sơn thủy, tranh ẩn sĩ. Những bức tranh sơn thủy như vậy ẩn chứa nội hàm văn hóa đạo gia sâu sắc, phản ánh sự cao thượng, niềm hứng thú, tấm lòng ngay thẳng của các họa sĩ, khiến người xem quên đi dục vọng, ham muốn phàm tục, trào dâng tâm thái thành kính với tạo hóa trời đất, bừng tỉnh nhận ra sự nhỏ bé của bản thân, khiêm nhường, hiếu đạo.

Theo Hà Cầm, Shen Yun

Kiên Định biên dịch

———————————————————

CẬP NHẬT HÓA tình trạng dịch bệnh Corona

 

World        179 K (K: 1000), died of coronavirus, 22 April 2020.
USA            45 K.
Italy             24 K.
Spain           21 K.
France         20 K.
UK               18 K.
Belgium         6 K.
Iran                 5 K.
Germany         5 K.
China              4 K.
Netherlands    4 K.
Brazil              2 K.
Turkey            2 K.
Sweden           1 K.
Canada            1 K.
Switzerland    1 K.
70 nước có ít hơn 1 K người chết.
——————————————————–

CHLOROQUINE:

TỪ HY VỌNG ĐẾN NHỮNG HOÀI NGHI

Lời giới thiệu: Cách nay hơn tuần, nhân đọc trên Facebook của một người bạn học cũ giờ đây là bác sĩ y khoa tại La Baule có nói sơ qua về việc một cuộc thử nghiệm tại Marseille, nhưng sau đó mới được một vài người ở Mỹ bàn tán. Rồi sau đó là chuyện TT Trump hứa ẩu hứa tả rằng có loại thuốc mới dường như rất hữu hiệu, nhưng liền sau đó đã bị Bác sĩ Faucichỉnh sửa ngay. Trong lúc tò mò tìm hiểu, mới thấy tờ Le Figaro có đăng nhiều bài viết liên quan mà đa số các tờ báo Anh ngữ đề cập đến. Do vậy, lần này xin được phép kể chuyện dựa theo những tin tức từ nước Pháp.

Đó là tựa đề của một bài báo trên tờ Le Figaro, tờ nhật báo lâu đời nhất ở Pháp (xuất bản từ năm 1826) được phát hành ở thủ đô Ba Lê (Paris) và cũng là một trong những tờ báo lớn và uy tín nhất ở nước Pháp, cùng với hai tờ Le Monde và Libération.

Bài viết của ký giả Cécile Thibert (Coronavirus: la chloroquine, de l’espoir et des doutes) nói đến việc loại thuốc Chloroquine, một thứ thuốc lâu đời để chống sốt rét, giờ đây đột nhiên được nói đến nhiều nhất và có một số người đề cao như là một niềm hy vọng lớn nhất để đối phó với cơn đại dịch CoVid-19 xuyên qua một vài trường hợp chữa trị từ một bệnh viện ở thành phố Marseille, miền nam nước Pháp. Nhưng cho đến nay tuyệt đại đa số các chuyên gia khoa học cũng như các bác sĩ và viên chức y tế công cộng đều chưa chấp nhận điều này, nếu không muốn nói là vẫn tỏ ý hoài nghi.

[Đối với những người Việt lớn tuổi, ắt hẳn nhiều người còn nhớ đến cái tên “ký-ninh” là phiên âm của chữ “quinine” theo tiếng Pháp để nói về một loại thuốc được xem như là “thuốc quý” để chữa trị sốt rét của thời xa xưa, cả trăm năm về trước, cho những người phải sống ở vùng rừng sâu nước độc và thiếu thốn những phương tiện về vệ sinh công cộng. Nó được khám phá gần 400 năm về trước, và được chiết xuất từ vỏ cây cinchona.

Cũng giống như tất cả mọi loại thuốc khác, cho dù có hữu hiệu và an toàn đến mấy, nó cũng có thể dẫn đến những phản ứng phụ, nhẹ thì là nhức đầu, ù tai, mắt mờ và đổ mồ hôi, còn nặng hơn thì có thể là điếc, làm giảm tiểu cầu (platelets) trong máu và tim đập thất thường.

Đến năm 2006, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã không còn công nhận nó như là thuốc chính (first-line medicament) để chữa trị sốt rét. Trong một số trường hợp, thuốc quinine còn được dùng để chữa các chứng bệnh như lupus (một loại bệnh do hệ thống miễn nhiễm tự gây ra và khiến cơ thể bị viêm sưng và đau nhức) và bệnh thấp khớp, dĩ nhiên là phải có sự theo rõi kỹ lưỡng của bác sĩ kê toa để xem tiến triển của nó ra sao trên cơ thể bệnh nhân, vì nó có nhiều độc tố mà hai quả thận trong cơ thể cần phải sàng lọc. Quinine cũng là một chất được dùng trong nước uống loại “tonic water” hoặc nước ngọt giải khát như Diet Snapple.

Chloroquine cũng là một loại thuốc tương tự để chữa sốt rét, được khám phá từ năm 1934 bởi khoa học gia của Ý là Hans Andersag.Nó được tổ chức WHO đặt trong Danh sách Những Loại Thuốc Thiết Yếu, tức là những loại thuốc cần dùng trong hệ thống y tế được xem là an toàn và hữu hiệu nhất. Ngoài ra nó cũng rất rẻ. Vì có chứa nhiều độc tố khác, nên nó dễ khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm nếu uống quá liều lượng. Một dạng biến thể của nó là hydroxy-chloroquine tương đối nhẹ hơn về độc tố, và đang được nói đến rất nhiều hiện nay trong việc đối phó với bệnh dịch CoVid-19.]

Cái tên của thuốc Chloroquine được lan truyền tại nhiều nơi trên thế giới trong những tuần lễ vừa qua cho đến khi nó lọt đến tai của Donald Trump thì mới được mọi người chú ý đến nhiều hơn do bởi những lời ca tụng có phần quá lố mà ông đưa ra trong một cuộc họp báo vào thứ Năm tuần trước. Theo lời của TT Trump, và nhiều người ủng hộ thi nhau phát tán những lời khen ngợi này loạn xạ trên nhiều diễn đàn truyền thông sau đó, loại thuốc chữa trị sốt rét rẻ tiền đã có từ lâu đời này bỗng nhiên được xem như là một loại “thần dược” để có thể chữa trị bệnh sưng phổi gây ra từ con coronavirus, một loại dịch bệnh được đặt tên chính thức là SARS-CoV-2, nhằm phân biệt với bệnh SARS đầu tiên cũng do một loại coronavirus khác vào năm 2002-2003, và lần này được gọi tắt là CoVid-19 (do bởi nó xuất phát vào cuối năm 2019 bên Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở Trung Cộng.)

Gọi là “thần dược” vì những kết quả ban đầu của nó dường như có phần khả quan nên một số chính trị gia tên tuổi ở Pháp đã không ngần ngại ca ngợi và kêu gọi là hãy nên cho sử dụng nó một cách rộng rãi để chữa trị cho tất cả các bệnh nhân đang bị lây nhiễm tràn lan tại các nước Âu Châu như Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ v.v. Trường hợp điển hình là ông Christian Estrosi, thị trưởng của thành phố Nice nổi tiếng ở miền nam nước Pháp, là người được xác nhận có dương tính với coronavirus, đã bắn một mẩu tuýt trên mạng Twitter để ca ngợi về sự hiệu quả của loại thuốc này và còn yêu cầu là hãy nên đem ra dùng cho các bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện CHU của thành phố Nice. (Xin mở một dấu ngoặc để nói đến hai loại trung tâm y tế lớn tại Pháp, thường gọi là CHR, Centre Hospitalier Regional, tức là những bệnh viện đa khoa hàng đầu cho một thành phố lớn, thường là tỉnh lỵ của một vùng ở nước Pháp, và CHU, Centre Hospitalier Universitaire, là một bệnh viện đa khoa tương tự nhưng đi kèm với trường đại học Y khoa của vùng đó. Tại đây, vị bác sĩ trưởng một ngành nào đó trong bệnh viện cũng là vị giáo sư trưởng ban môn học tương tự tại Đại học Y Khoa.)

Nội dung mẩu tuýt của ông Estrosi nói rằng ông rất hài lòng và mong mỏi rằng bệnh viện CHU ở Nice hãy thiết lập một chương trình điều trị theo đúng quy trình của Giáo sư Bác sĩ Didier Raoult với sự đồng ý của thân nhân trong gia đình của các bệnh nhân. Rồi từ đó, chương trình điều trị kiểu này có thể được nới rộng ra sau này để áp dụng trên toàn thành phố . . .

Sau đó là đến ông Julien Aubert, dân biểu đại diện vùng Vaucluse và thuộc đảng Cộng Hoà phe bảo thủ ở Pháp, đã gửi một bức thư lên TT Emmanuel Macron để hỏi thăm về chiến lược y tế đối phó với dịch bệnh coronavirus hiện nay. Ông ca ngợi chính sách tự cô lập dân chúng Pháp hãy ở trong nhà, đừng đi ra ngoài và tụ tập đông người trên đường phố để làm giảm nguy cơ lây nhiễm rất nhanh của cơn đại dịch. Tuy nhiên ông cho rằng không ai biết hậu quả của chính sách này nếu kéo dài trong nhiều tuần lễ sẽ ảnh hưởng tệ hại ra sao trên nhiều mặt, về kinh tế cũng như quyền tự do và tâm trạng bình thường của người dân. Sau đó ông đặt 3 câu hỏi trong đó có việc điều trị dịch bệnh này bằng thuốc Chloroquine.

Trong bức thư được ký tên cùng với 6 vị dân biểu khác, ông Aubert đặt câu hỏi vì sao một bác sĩ tài giỏi nổi tiếng như Giáo sư Didier Raoult, giám đốc Viện nghiên cứu về Bệnh truyền nhiễm tại Marseille, lại không phải là người đứng đầu của một hội đồng khoa học gồm các chuyên gia để cố vấn chính phủ Pháp về vấn nạn này. (Ông Raoultthật ra có được bổ nhiệm vào hội đồng khoa học này nhưng vài ngày sau đó đã tự ý xin rút tên ra khỏi.)

Liên quan đến việc điều trị dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc chloroquine, các vị dân biểu này còn viết trong thư rằng họ không hiểu vì sao chính phủ nước Pháp còn chưa lấy quyết định sử dụng vũ khí này một cách rộng lớn? Họ cho rằng ngay cả tại hai nước Phi Châu cựu thuộc địa của Pháp là Tunisie và Maroc, chính quyền sở tại cũng vừa mới quyết định chấp nhận đem ra áp dụng. Và cuối cùng họ đã có phần cay đắng và mỉa mai để hỏi rằng “Phải chăng chúng ta (người dân Pháp) là những người cuối cùng đứng ra quyết định cách chống trả hữu hiệu đối với chứng bệnh này?”, trước khi chất vấn TT Macron rằng nước Pháp hiện nay còn dự trữ số lượng thuốc chloroquine đến mức nào để có thể chăm sóc cho mọi bệnh nhân.

Cũng trên tờ Le Figaro, một ký giả khác là Tanguy Berthemet cũng có một bài tường thuật về việc người dân và các giới chức tại các nước Phi Châu đang đổ xô đi mua thuốc chloroquine để dự trữ, tương tự như người dân tại một số thành phố lớn ở Hoa Kỳ đã đổ xô đi mua khẩu trang, thuốc rửa tay khử trùng và nhiều hàng hoá hết sạch trên các quầy của các đại siêu thị trong những tuần lễ trước đây.

Chỉ trong có vài ngày, hầu hết các tiệm thuốc tây ở Phi Châu đều hết sạch loại thuốc này. Gần như rất hiếm hoi để tìm đâu ra được một vài vỉ thuốc chloroquine tại những nước thuộc vùng phía Tây của Phi Châu, đặc biệt ở những nước như Burkina Faso, Senegal cũng như ở phía Trung của lục địa này như Cameroun.

Theo một cuộc nghiên cứu của Coraf (tức là coronavirus tại Phi Châu), rõ ràng là những thông tin phát tán trên các trang mạng xã hội lập lại những lời xác quyết của Giáo sư Didier Raoult rằng thuốc này có thể chống lại siêu vi khuẩn này, đã là động lực chính khiến cho mọi người ùn ùn đổ xô đi tìm mua nó về dự trữ. Việc chính quyền nước Maroc quyết định mua lại toàn bộ cổ phiếu của công ty Sanofi (là nơi sản xuất thuốc này) tại thành phố Casablanca, rồi sau đó là lời ca ngợi của TT Trump về sự hữu hiệu của nó lại càng đẩy mạnh hơn sự thôi thúc của nhiều người.

Tại thành phố Ouagagoudou là thủ đô của nước Burkina Faso, khi bản tin về bà Marie-Rose Compaoré là Phó Chủ tịch của Quốc hội trở thành nạn nhân đầu tiên bị tử vong vì Covid-19, sự hoảng loạn bắt đầu tràn lan trong dân chúng. Đứng trước nhu cầu gia tăng mạnh như vậy, các viện bào chế và nhà thương tại đây cũng như ở nước Senegal đang tìm đủ cách để thu mua cho đầy đủ số lượng cần thiết hầu tránh cảnh dân chúng có thể quá hoảng hốt và sẵn sàng chạy đi mua những loại thuốc này trên những thị trường chợ đen vốn thường có những loại thuốc giả cũng nguy hại không kém.

Hiện nay, tình hình lây nhiễm tại các nước vùng Phi Châu tương đối không lên cao (với đa số các nước chỉ có vài chục hoặc vài trăm người bị nhiễm) so với mức nguy hiểm như ở Âu Châu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lo ngại rằng một khi cơn dịch bệnh lan truyền sang vùng này, nó có thể tăng vọt mau lẹ như những nơi khác, và nhiều phần là sẽ dẫn đến những con số tử vong cao hơn rất nhiều do bởi nhiều yếu tố bất lợi vì đa số các nước ở Phi Châu đều nghèo đói, thiếu thốn nhiều phương tiện về vệ sinh công cộng như nước sạch, và đời sống dân chúng theo tập quán quây quần có lẽ chưa quen biết với những quy định tự cách ly.

Trong bối cảnh có phần căng thẳng và bi quan đó, người ta có thể hiểu vì sao mà nhiều người, kể cả một số các viên chức hữu trách, dễ có khuynh hướng sẵn sàng lao vào bất cứ phương pháp điều trị nào miễn là nó có vẻ hứa hẹn. Tuy nhiên, trong lãnh vực y khoa, có lẽ điều tốt nhất là đừng nên tự tin và vui mừng với kết quả chiến thắng quá sớm, bởi vì không ai biết được vận mệnh con người sẽ ra sao mỗi khi gặp phải những cơn bệnh quỷ quái hoặc hiểm nghèo. Chính vì vậy mà Bác sĩ Thierry Vial, giám đốc trung tâm giám sát về dược phẩm tại Lyon, đã đưa ra lời nhắc nhở rằng: “Hiện nay, chưa có một bằng chứng nào về tính hiệu quả của thuốc này đối với cơn dịch bệnh, trong vấn đề phòng chống hoặc ngay cả trong vấn đề điều trị.”

Với những kết quả sơ khởi được tường thuật trong những ngày qua, Bác sĩ Vial giải thích tiếp: “Chúng ta chỉ mới có được một số thông tin rất sơ khởi tuy rằng nó khiến chúng ta phấn khởi để đi tiếp bằng những cuộc thử nghiệm lâm sàng, nhưng những kết quả sơ khởi đó không đủ để có thể đem ra dùng như là phương cách điều trị chính thống đối với những người đang bệnh nặng.”

Một vị đồng nghiệp của ông là Giáo sư Bernard Bégaud thuộc Phân khoa Dược của Đại học Bordeaux cũng đưa ra lời nhận định tương tự: “Khi đứng trước nhu cầu cấp bách, bao giờ người ta cũng dễ nảy sinh những ý định muốn đốt giai đoạn. Tuy nhiên, chúng ta không thể đưa ra một phương cách chữa trị như vậy mà không dựa trên một nền tảng vững chắc, nhất là khi thuốc chloroquine không phải là một loại thuốc vô hại.”

(Theo diễn đàn truyền thông The Paper đặt trụ sở tại Shanghai (Thượng Hải), một phụ nữ cư ngụ tại Vũ Hán vì nghĩ rằng mình có thể đã bị nhiễm Covid-19 nên bèn uống một liều lượng khá cao thuốc hydroxy-chloroquine, và sau đó đã bị thiệt mạng vì tim ngừng đập.)

 Hầu như tất cả các nhà khoa học và các bác sĩ ở Pháp cũng như trên thế giới đều lựa chọn con đường cẩn thận và chắc ăn, chỉ riêng có một người. Đó là Giáo sư Didier Raoult, giám đốc viện nghiên cứu về bệnh dịch tại Marseille, một bác sĩ chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về cách trị bệnh sốt rét cũng như nhiều loại dịch bệnh khác bằng loại thuốc này. Ông thường ca ngợi về những công dụng hữu hiệu của thuốc chloroquine và một loại biến thể của nó bớt độc tố hơn là hydroxy-chloroquine, trái ngược với các viên chức chính quyền về y tế công cộng không có ý định đem ra thử nghiệm.

CUỘC NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO SƯ DIDIER RAOULT

Trong một đoạn phim video, Bác sĩ Raoult giải thích rằng ông đã điều trị cho khoảng 4,000 bệnh nhân bằng thuốc chloroquine trong vòng 25 năm qua. Đối với vấn đề làm sao kiểm soát sự tác hại của các độc tố trong thuốc này, Bác sĩ Raoult nói rằng: “Việc tìm hiểu những rủi ro về độc tố cho một loại thuốc đã được dùng từ hơn 60 năm qua chắc chắn là dễ dàng hơn việc tìm hiểu những rủi ro đối với một loại thuốc mới chưa bao giờ được thử nghiệm.”

Vào ngày 21/2 vừa qua, khi được phỏng vấn bởi đài truyền hình ở Trung Cộng, giáo sư Raoult đã đề nghị các bác sĩ của Tầu là hãy thử dùng thuốc chloroquine vì “ít ra nó sẽ hữu hiệu trong việc ngăn chặn siêu vi khuẩn không xâm nhập vào các tế bào.” Bốn ngày sau đó, ông đi khoe với các sinh viên rằng những cuộc thử nghiệm ở Trung Cộng đã xác nhận kết quả hữu hiệu của nó.

Đến ngày 27/2, ba chuyên gia của Đại học Qingdao (Thanh Đảo) đưa ra một bài viết trên trang mạng BioScience Trends để nói rằng cả hai thứ thuốc chloroquine và hydroxy-chloroquine đều đã được đem thử nghiệm với hơn 100 bệnh nhân tại 10 nhà thương. Dù không đưa ra chi tiết về kết quả, những người này xác nhận rằng các phân tử thuốc này “đều có kết quả điều trị tốt hơn những thứ khác trong việc giảm nhẹ tình trạng sưng phổi, cũng như cải thiện những hình chụp về phổi . . . và rút ngắn lại thời gian bị bệnh.”

Dĩ nhiên, cái kết luận đột ngột như vậy, nhất là không đưa ra những cuộc thử nghiệm khác mà các chuyên gia đã dựa vào đó, gây khó chịu và nghi ngờ cho các nhà khoa học khác muốn được phân tích nó một cách chi tiết hơn trước khi thẩm định về mức độ khả thi và hiệu nghiệm. Tuy nhiên, những thông tin như vậy cũng đủ cho các chuyên gia của Trung Cộng và Nam Hàn đề nghị là đem ra thử nghiệm ngay cho những bệnh nhân bị sưng phổi vì dịch bệnh Covid-19. Tại Pháp, những loại thuốc này đều không được giữ lại trong một cuộc nghiên cứu của Âu Châu áp dụng nhiều loại thuốc khác cũng có kết quả hứa hẹn.

Với Bác sĩ Raoult, ông không thèm quan tâm chuyện đó. Bởi vì ông đã xin được sự chấp thuận cho một cuộc nghiên cứu trên 24 bệnh nhân. Ông giải thích rằng cuộc nghiên cứu thử nghiệm này có 2 mục đích: thứ nhất là cải thiện tình hình những bệnh nhân đang trong tình trạng ngặt nghèo, và kế đến là thử tìm hiểu xem có thể giảm thiểu nhanh chóng thời gian mang bệnh hay không. Tại Trung Cộng, những kết quả thu lượm được cho thấy là người ta có thể rút ngắn thời gian lại còn có 4 ngày sau khi được dùng thuốc, tức là người bệnh chỉ còn mang nguy cơ lây nhiễm sang người khác trong 4 ngày, thay vì kéo dài hơn như trước kia.

Vào ngày 17/3 vừa qua, Bác sĩ Raoult đã công bố một cuộc nghiên cứu của ông được đăng trong một tập san y học mà chủ bút là một trong những chuyên gia cộng tác với ông tại Marseille với nội dung nói rằng thuốc hydroxy-chloroquine có thể làm giảm tỉ lệ những người bị nhiễm dịch bệnh chỉ sau 6 ngày điều trị. Ông tự khen mình như sau: “Chỉ sau 6 ngày điều trị, trong số những bệnh nhân nào không dùng thuốc này, có đến 80% tiếp tục mang mầm lây nhiễm, trong khi với những người dùng thuốc này, tỉ lệ đó đã tụt xuống còn có 25%.”

Chỉ vài giờ đồng hồ sau đó, bài nghiên cứu này đã được phát tán rộng rãi khắp nơi trên thế giới, tạo ra một làn sóng phấn khởi cho nhiều người. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia và bác sĩ khác đã nhanh chóng vạch ra những giới hạn của nó. Họ cho rằng con số những bệnh nhân được thử nghiệm quá nhỏ nhoi (chỉ có 36 người), lại không có những dữ liệu quan trọng và cốt yếu (chẳng hạn như người ta không rõ là nồng độ siêu vi khuẩn trong cơ thể của 12 người trong số 16 bệnh nhân không dùng thuốc), không có tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân một cách ngẫu nhiên, không có thử nghiệm so sánh với những bệnh nhân dùng thuốc placebo v.v. Có thể nói là không có một tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học nào được tôn trọng lần này. Một bác sĩ chuyên khoa về bệnh dịch truyền nhiễm đã phê bình: “Phương pháp làm việc của cuộc nghiên cứu này thật quá tệ.” Và Tổng trưởng Olivier Véran của Bộ Y Tế Pháp cũng nhận định: “Không bao giờ có một quốc gia nào trên thế giới có thể cho phép một cuộc điều trị dựa trên một cuộc nghiên cứu như kiểu này.”

Để nhắc lại chuyện thuốc chloroquine không phải là một loại thuốc vô hại, vào ngày 17/3 vừa qua sau cuộc họp của nội các Pháp, bà Sibeth Ndiaye là nữ phát ngôn viên của TT Macron đã nhắc đến “một cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với 24 bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 với những kết quả đầy hứa hẹn”. Nhưng liền sau đó bà liền đưa ra lời cảnh báo rất rõ ràng: “Tôi muốn tất cả mọi người phải lưu ý rằng, chớ có nên vội vã chạy đi mua loại thuốc hydroxy-chloroquine tại các tiệm thuốc tây. Thứ nhất là vì nếu quý vị uống quá liều lượng, quý vị sẽ gặp nhiều hậu quả tồi tệ, và sau đó là vì chúng ta hiện nay chưa có bằng chứng gì thuốc đó có công hiệu.”

Một trong những khuyết điểm quan trọng của cuộc nghiên cứu của Bác sĩ Raoult: đó là nó không cho biết chút nào về tiến trình lâm sàng của các bệnh nhân. Cuộc nghiên cứu này chỉ nhằm chú ý đo lường số lượng các siêu vi khuẩn Covid-19 đang nằm trong mũi hoặc miệng của bệnh nhân. Bởi vì theo như lời giải thích của Giáo sư Mathieu Molimard là trưởng khoa dược của Đại học Bordeaux: “Vấn đề không phải chỉ là để chứng minh rằng thuốc này có công hiệu làm giảm bớt nồng độ siêu vi khuẩn trong người, bởi vì nó còn phải chứng minh kết quả hữu hiệu của nó ra sao đối với sức khoẻ của bệnh nhân. Liệu việc làm giảm bớt nồng độ siêu vi khuẩn trong mũi có ngăn cản đà tiến mạnh của dịch bệnh hay không?”

Nói một cách đơn giản và bình dân, liệu việc đó (giảm bớt số lượng siêu vi khuẩn ở mũi có giúp cho bệnh nhân sớm khỏi bệnh hay không. Bởi vì cuộc nghiên cứu này cũng cho thấy một bệnh nhân được dùng thuốc này vào đêm trước khi chết cũng hết còn nhiễm siêu vi khuẩn nữa (nhưng rồi cũng đã chết). Vì thế nên yếu tố rút giảm bớt nồng độ siêu vi khuẩn trong mũi hay miệng có thể không nên là yếu tố quan trọng nhất để thẩm định mức độ hữu hiệu của loại thuốc này.

Để bổ túc điều này, Giáo sư Jean-Francois Timset, trưởng khoa hồi sức và bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viên Bichat ở Paris, giải thích: “Chúng ta biết rằng một số các bệnh nhân không còn có siêu vi khuẩn ở mũi và cổ họng, nhưng đồng thời họ cũng còn có siêu vi khuẩn ở trong phổi. Và toán các bác sĩ của Giáo sư Raoult đã không chịu thử nghiệm các tế bào ở trong phổi để nghiên cứu cho đầy đủ.”

Dẫu sao đi nữa, Tổng trưởng Y Tế Olivier Véran vào ngày thứ Bảy vừa qua đã tuyên bố rằng các chuyên gia sẽ cho thử nghiệm thuốc hydroxy-chloroquine ở một tầm mức rộng lớn hơn bởi nhiều đội ngũ chuyên gia tại Âu Châu. Và mọi người có thể chờ đợi những kết quả trong khoảng 2 tuần sau đó.

Trong một chừng mực nào đó, người ta có thể nói rằng việc cẩn trọng và chừng mực vẫn là điều tốt hơn là vội vã để tránh những sơ suất tai hại. Bởi vì giống như tất cả những loại thuốc trên đời, các thứ thuốc như chloroquine hoặc hydroxy-chloroquine cũng đều có những phản ứng phụ không tốt lành hoặc mong muốn.. Tại Trung Cộng, sau gần một chục cuộc nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng thuốc hydroxy-chloroquine, các giới chức y tế đã phải siết chặt hơn nữa những quy định đòi hỏi cho việc dùng nó. Các bác sĩ tại đây không được kê toa thuốc này cho những phụ nữ đang mang thai, hoặc là những người đang có bệnh tim, bệnh thận hoặc viêm gan v.v. Một loại bệnh nhân cũng có nhiểu rủi ro với loại thuốc này, đó là những người đang dùng một loại thuốc trụ sinh là azithromycine. Trớ trêu thay, đây là loại thuốc mà toán nghiên cứu của Giáo sư Raoult đang muốn thử nghiệm với những bệnh nhân để cùng uống với thuốc hydroxy-chloroquine.

Riêng tại Hoa Kỳ, có nhiều người đã tung ra những mẩu tin thuộc loại “Tin Vui Cho Người Mỹ và Nhân Loại” để ca ngợi việc TT Trump đồng ý để cho cơ quan FDA cho phép thử nghiệm dùng một vài loại thuốc như Plaquenil và Remdesivir trong việc đối phó với coronavirus.

Trong bối cảnh TT Trump bị chỉ trích là đã lơ là và xem thường nguy cơ của dịch bệnh này trong nhiều tuần qua vì nhiều lý do (quá chủ quan, thiếu hiểu biết, không chịu nghe lời khuyến cáo của các viên chức y tế cao cấp, kể cả việc lo ngại báo động có thể tác hại về kinh tế v.v.) nên giờ đây các tay nhà báo bảo thủ bèn xoay qua ca tụng việc làm và cố gắng của TT Trump bằng cách đề cao những dự định này, trong khi tất cả các bác sĩ và giới chức y tế của Hoa Kỳ cũng như của cả thế giới đều biết rõ về nó từ lâu.

Chính vì thế mà Bác sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu cơ quan y tế NIH của Hoa Kỳ và chuyên về bệnh truyền nhiễm, đã từng nhiều lần không ngần ngại “sửa lưng” TT Trump trong những cuộc họp báo lớn khi ông Trump thường nói đại theo kiểu tự ý của mình, bởi vì ông Fauci được xem như là chuyên gia số một hiện nay của Hoa Kỳ về bệnh dịch, và có lẽ ông không ngại việc mình có thể bị TT Trump quyết định sa thải sau đó. Bác sĩ Fauci giải thích rằng những kết quả được kể là “khả quan” đó (của Giáo sư Raoult tại Marseille) theo như câu hỏi của một phóng viên cũng chỉ là “anecdotal evidence”, tức là những bằng chứng lẻ tẻ được nghe kể lại, chứ chưa phải là những bằng chứng theo kiểu chính qui, tức là theo kiểu nghiên cứu lâm sàng với số lượng lớn để có thể rút ra kết luận vững chắc, vốn là tiêu chuẩn lâu đời rất đáng tin cậy của ngành y học Âu Mỹ. Ông Fauci là bác sĩ chuyên gia hàng đầu của Hoa Kỳ trong vai trò cố vấn cao cấp cho 6 đời tổng thống từ Reagan đến nay, với hơn 30 năm nghiên cứu và đối phó với đủ loại dịch bệnh hắc ám về virus như HIV, SARS, MERS, Ebola, Cúm Gia Cầm, Cúm Heo v.v. và dĩ nhiên là người dân tin tưởng vào ông hơn là cái “hunch”, cái “gut feeling”, cái cảm giác đầy lạc quan nhưng ẩu tả như TT Trump.

MAI LOAN

Houston, Texas, ngày 24 tháng 3/2020

[email protected]

———————————————————————

SỰ GIÀU CÓ CỦA TÊN BÁN MÁU 

 

Lời mở đầu : Về quê Quảng Nam đã hai tháng, buồn nhiều hơn vui, tức cảnh sinh tình viết bài này để bà con đọc cho vui và xin góp ý trao đổi thẳng thắn.

Tôi sinh ra ở một vùng duyên hải xa xôi của cái xứ “chó ăn cát gà ăn muối” – Quảng Nam. Nhà tôi ở ngay chỗ tiếp giáp giữa ba xã Tam Phú-Tam Thanh-Tam Tiến với sự giao thoa ba tập quán sinh sống của nghề biển, nghề sông và nghề nông.

Cũng như nhiều người dân vùng cát khác, dù đi xa quê nhiều ngày tháng, hương vị món canh chua xương rồng tôi không thể nào quên được. Cách đây chỉ năm năm thôi, cây xương rồng còn mọc hoang khắp nơi, muốn nấu một nồi canh chua xương rồng chỉ cần ra sau nhà hoặc đi quanh chòm xóm thì có thể tìm thấy những đọt xương rồng non mướt.

Nhưng giờ tôi trở về quê, bãi biển Tam Thanh đã khác xưa quá nhiều, các khu dân cư mới mọc lên, nhà cửa khang trang xây dựng san sát nhau, khách sạn nhà nghỉ như nấm sau mưa. Cô tôi muốn nấu cho tôi nồi canh chua ngon phải đi tìm mua xương rồng khó khăn lắm.


Sự ra đi của cây xương rồng ở vùng cát trắng này không chỉ là sự biến mất của một loài cây khi diễn ra quá trình đô thị hóa, mà còn đánh dấu sự đánh mất nhiều vùng đất đẹp đẽ ven biển mà những thế hệ ngư dân tổ tiên đã truyền lại cho con cháu hôm nay, khi chính quyền tỉnh Quảng Nam nói riêng và chính quyền trung ương nói chung quy hoạch đất đai ven biển để bán cho người Tàu.


Dân Trung Hoa hầu hết là dân lục địa, bị trói chặt trong những vùng đất xa biển cằn cỗi, thiếu mưa và thiếu hải sản nên họ thèm khát những bãi biển. Việt Nam tuy nhỏ nhưng bờ biển dài và đẹp, cộng với một chính quyền ngu dốt mang tâm thế nô lệ, người dân thì thờ ơ, đã trở thành miếng mồi ngon cho lớp người Tàu mới phất lên.

Mọi bãi biển chạy dọc từ Bắc chí Nam của Việt Nam đều đầy người Tàu, họ không những đi du lịch, họ mua cả địa ốc để ở và lập luôn những khu biệt lập sang trọng chỉ dành cho người Tàu ở các thành phố biển như Đà Nẵng.


Vùng cát Tam Thanh, Tam Tiến quê tôi từ ba năm nay, nghề cò đất cho Tàu trở nên béo bở. Nhà dân bị giải tỏa, chuyển đến những khu dân cư mới nằm cách xa bãi biển, để dành những vùng cát trắng phau (ngày xưa đầy cây dứa biển nở hoa thơm ngát vào những đêm trăng mùa hè và những rặng xương rồng xanh nõn cho những bữa canh chua) cho những khu nghỉ dưỡng sang trọng và những con đường mới rộng thênh thang.

Bên cạnh đó, hàng trăm người Tàu dưới danh nghĩa người Việt, thông qua các tay cò đất, lùng mua đất ven biển về làm tài sản tư nhân. Thế là, những vùng cát trắng bỏ hoang giờ đều nằm trong “quy hoạch”, đất nào của tư nhân đều được trả giá và mua với giá cao ngất trời. Tiền bán đất vài tỷ, cho đến chục tỷ trở thành những câu chuyện trà dư tửu hậu rộn ràng khắp vùng biển Tam Thanh (thuộc thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).


Những ngư dân nghèo, những phụ nữ cả đời chỉ biết đôi quang gánh cá bây giờ trở nên những người giàu có cầm trong tay hay gởi ngân hàng chục tỷ đồng hoặc sở hữu những mảnh đất tính theo giá thị trường là vài tỷ. Dù là đất được “giải phóng mặt bằng” bởi chính quyền hay đất bán cho Tàu qua cò đất, người dân quê tôi giờ cũng “hốt bạc”. Những ngôi nhà lụp xụp ngày xưa giờ được xây lên cao ráo,đẹp đẽ. Cha mẹ hết nghèo, con cái tiền bạc dư dả, người dân quê tôi vui mừng khôn xiết, cám ơn đảng và nhà nước vô cùng. Ai đi xa về cũng vui vì quê hương khởi sắc, sung túc.


Có lẽ tôi là một trong những số ít người buồn rầu vì cảnh quê thay đổi như vậy. Chẳng phải vì khó kiếm một bữa canh chua xương rồng mà vì nhìn thấy một tương lai bấp bênh đang được xây dựng trên một nền móng lung lay.


Nếu ai chú ý quan sát một chút sẽ thấy, từ ngày giá đất tăng ngút trời, ngày dân chài quê tôi thành những “đại gia”, các quán cà phê ở thành phố Tam Kỳ mọc lên rất nhiều. Có những đoạn đường nguyên một cây số dài mặt tiền là quán cà phê, tối thứ bảy và sáng chủ nhật mà các quán này đều vắng hoe, thế mà vẫn có nhiều mặt bằng bên cạnh đang thi công để trở thành những quán cà phê mới. Nó nói lên điều gì?

Thứ nhất, các quán này được lập ra không phải để kinh doanh, chủ nó không cần tiền, và không loại trừ khả năng nhiều trong số những người chủ này là người Trung Quốc. Thứ hai, dù nhiều tiền, cuộc sống người dân ít thay đổi, cà phê cà pháo buổi tối không phải là lựa chọn của họ. Theo tôi quan sát, ai đi biển đánh bắt cá ven bờ vẫn tiếp tục đi, ai làm thuê đa số vẫn tiếp tục làm, ai buôn gánh bán bưng vẫn tiếp tục như thế.

Nghĩa là tiền bạc đột nhiên đổ ập lên đầu không khiến người ta thay đổi nếp sống, thay đổi cách làm ăn, không tạo ra nhiều công ăn việc làm mới ngoài nghề cò đất, và tất nhiên cũng không thay đổi dân trí của vùng quê nghèo này.

Thế cái gì thay đổi? Có, tất nhiên có thứ đã thay đổi rất nhanh và vĩnh viễn. Không kể những thay đổi về văn hóa xã hội, chúng ta có thể nhìn nhận ngay trước mắt những thay đổi về kinh tế và chính trị. Việt Nam nhỏ bé nằm sát Trung Quốc khổng lồ,đã có lịch sử phụ thuộc, triều cống Trung Hoa từ mấy ngàn năm (dù là ở thời bị xâm chiếm hay thời độc lập), nay dưới thời cộng sản, Việt Nam chính thức là một loại chư hầu của nước đàn anh, không hơn không kém.

Bình sinh, đảng cộng sản Trung Quốc hắt hơi một cái, bộ sậu Ba Đình đã run như cầy sấy. Nay dân Trung Quốc qua Việt Nam sở hữu hàng loạt bất động sản, thì tiếng nói chính trị của đàn anh Trung Quốc càng áp đảo hơn, nhân danh việc bảo vệ công dân Trung Quốc và tài sản của họ ở nước ngoài. Nhiều vùng đất chiến lược của quốc gia nằm ven biển nay nằm trong tay người Trung Quốc như một loại nhượng địa.

Ngày xưa, các nước lớn mang quân sang xâm chiếm các nước nhỏ còn tốn quân nhu, đạn dược, mạng người để thu về những vùng đất béo bở, những vùng địa chiến lược, nay người Tàu chỉ cần bỏ tiền để có những bất động sản đẹp nhất, quan trọng nhất của chúng ta, thì rõ ràng họ vẫn lời chán. Nhờ sự ngu dốt và tham lam của đảng cộng sản Việt Nam, trong cuộc chiến không tiếng súng này, chúng ta thua ngay từ đầu.


Còn về mặt kinh tế, về lâu về dài, các vùng bị người tàu xâm thực này không có tương lai. Con cháu chúng ta trong tương lai gần sẽ không còn cạnh tranh cơ hội kinh tế với nhau để tạo ra động lực sáng tạo và lợi nhuận trong cộng đồng, mà phải cạnh tranh với người nước ngoài trên chính quê hương mình, cơ hội việc làm chạy về tay người tàu, lợi nhuận thì chạy về Trung Quốc. Thế giới ngày càng mở,đường biên giới quốc gia ngày càng mờ nhạt, nhưng chính sách thuế quan của các nước vẫn còn nhiều tranh cãi cũng bởi nền kinh tế nước nào cũng có những khu vực cần bảo hộ.

Nay người Tàu qua Việt Nam sở hữu địa ốc, tự do buôn bán làm ăn với sự chống lưng của chính quyền hùng mạnh của họ, dân Việt Nam với chính quyền vô năng, vô trách nhiệm quả thật như trẻ lạc giữa chợ.


Quả thật vậy, đường sá rộng lớn, nhà cửa khang trang, nhờ bán đất với giá cao ở quê tôi không khiến nền kinh tế địa phương khởi sắc. Ngoài việc bán đất, tiền không được tạo ra bởi các ngành sản xuất và dịch vụ bền vững. Không có nhiều công việc mới được tạo ra, ghe thuyền đánh cá không kiên cố hơn, sản xuất nông nghiệp không tiến bộ hơn.

Thanh niên vẫn kéo nhau đi tìm việc ở Sài Gòn, những thanh niên còn bám trụ ở tỉnh, nếu không thất nghiệp thì làm công nhân trong các khu chế xuất công nghiệp hoặc danh giá nhất vẫn là được “biên chế” vào các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các công sở để mong kiếm được chút lợi ích rót xuống từ trung ương thông qua hệ thống tham nhũng.

Nhưở trên tôi đã nói về các quán cà phê vắng tanh ở thành phố Tam Kỳ, sự phát triển ở quê tôi mấy năm trở lại đây nói riêng, cũng như của cả Việt Nam nói chung mấy chục năm nay, tạo cho người dân ảo giác về sự phồn vinh. Nhưng sự phát triển giả tạo đó thực chất chỉ giống như việc một người bán máu để mua quần áo đẹp. Một nền kinh tế bán tài nguyên quốc gia có thể thỏa mãn khao khát giàu sang trước mắt nhưng không tránh được sự suy kiệt toàn diện về lâu về dài.

Tiền bán đất lâu ngày cũng cạn, nhưng người dân quê tôi không có nhiều tri thức hơn để làm giàu, không có nhiều động lực hơn để sáng tạo các giá trị mới mà lại phải chịu thêm cái nguy cơ bị chèn ép bởi người Trung Quốc trong tương lai.


Những nồi canh xương rồng ngày càng khó kiếm trong bữa cơm của người dân quê tôi như sự ra đi dần của những làng nghề truyền thống, hay cũng chính là điềm báo đối với vận mệnh đất nước này: còn sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam là đất nước này còn chịu thân phận nô lệ trước Tàu cộng.

Huỳnh Thục Vy
Qu
ảng Nam 7/3/2020

——————————————————————-

Tìm hiểu về thành phố Vũ Hán

Vũ Hán là thành phố lịch sử nghìn năm của Trung Quốc, nằm ở

trung tâm của quốc gia đông dân nhất thế giới.

 

Vũ Hán đang nổi lên là trung tâm lịch sử, kinh tế, công nghiệp

hàng đầu Trung Quốc, nằm trong nhóm 10 thành phố giàu có

nhất cả nước…

tai sao vu han quan trong doi voi trung quoc khac tinh ncov dang cho

 Vũ Hán là trung tâm vận tải và công nghiệp của miền Trung Trung Quốc. (Nguồn: Shutterstock)

Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh phong tỏa một thành phố để chống lại một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặt ra nhiều lo ngại về sức khỏe cộng đồng.

Cùng với những động thái này là câu hỏi được đặt ra về ảnh hưởng của bệnh dịch đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, hiện đang ở mức thấp kỷ lục..

.

Chưa phải là đại đô thị nổi tiếng như Bắc Kinh hay Thượng Hải, nhưng Vũ Hán thực sự là đô thị đông đúc có kết nối với mọi nơi trên toàn Trung Quốc và toàn cầu.

Trước khi nổi lên là tâm dịch virus corona, Vũ Hán đang mang trong mình diện mạo của một khu đô thị hiện đại, kết nối giao thương của Trung Quốc với toàn thế giới. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của thành phố Vũ Hán:

thanh pho vu han sau mot tuan noi bat xuat ngoai bat nhap do virus corona

Chính quyền đã áp dụng biện pháp phong tỏa thành phố nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, người dân bị cấm ra vào Thành phố Vũ Hán trừ trường hợp khẩn cấp. (Nguồn: SCMP)

TOP 10 thành phố GDP cao nhất Trung Quốc

Với dân số khoảng 11 triệu người, Vũ Hán ngày nay được biết đến là trung tâm kinh tế và tài chính của khu vực miền trung của Trung Quốc.

Vũ Hán được giới chức Trung Quốc định hình vào danh sách “các thành phố cấp một mới”, sau bốn đại đô thị truyền thống là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.

thanh pho vu han sau mot tuan noi bat xuat ngoai bat nhap do virus corona

Đường phố Vũ Hán vắng tanh ngày 28/1 

Từ lâu Vũ Hán đã là thành phố công nghiệp và sản xuất và những năm gần đây đô thị này đang tìm cách làm mới mình để thu hút các công ty công nghệ cao. Foxconn – đối tác sản xuất chính của Apple đã đặt nhà máy tại Vũ Hán.

Chính quyền thành phố Vũ Hán cho biết khoảng gần 300 công ty hàng đầu thế giới đã đầu tư vào thành phố miền trung Trung Quốc này, trong đó có Walmart và các nhà sản xuất ôtô như Honda, Nissan và PSA Citroen-Peugeot.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Vũ Hán năm 2018 là 1,48 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 288 tỷ USD), nằm trong top 10 thành phố có GDP lớn nhất Trung Quốc. GDP của thành phố Vũ Hán tương đương với GDP của cả nước Việt Nam.

thanh pho vu han sau mot tuan noi bat xuat ngoai bat nhap do virus corona

Công dân Mỹ đang được dua ra  khỏi Vũ Hán. Hình ảnh được chụp tại Căn cứ Không quân March ở Riverside, California ngày 29/1. (Nguồn: AP)

Trung tâm giao thông chính yếu

Vũ Hán nằm trong vị trí chiến lược, thực sự là trái tim của Trung Quốc xét về yếu tố địa lý. Nằm trong ngã ba sông Trường Giang và sông Hàn, biến Vũ Hán trở thành nút giao thông quan trọng kết nối với phần còn lại của toàn Trung Quốc thông qua các tuyến đường sắt và đường cao tốc. Với vai trò này, Vũ Hán còn được ví là “Chicago của Trung Quốc”.

can canh ve dep cua vu han thanh pho cua tho duong truoc khi co dich virus corona

Một góc thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) (Ảnh: Sina)

Chẳng hạn, với sự nổi lên của đường sắt cao tốc (HSR) tại Trung Quốc trong thập kỷ qua, Vũ Hán ngày nay là giao điểm quan trọng của hai tuyến HSR chính: tuyến bắc-nam Vũ Hán – Quảng Châu và tuyến đông-tây Thượng Hải – Vũ Hán – Thành Đô.

Cảng hàng không Quốc tế Thiên Hà Vũ Hán đón hơn 20 triệu lượt khách vào năm 2016. Cảng hàng không này có các chuyến bay thẳng tới London, Paris, Dubai và nhiều thành phố lớn khác trên toàn thế giới.

Điểm đến du lịch hấp dẫn

Vũ Hán được ví là một trong “4 lò lửa” của Trung Quốc, có nhiệt độ vào mùa hè lên tới hơn 40 độ C. Nằm bên dòng sông Trường Giang, nên độ ẩm của thành phố Vũ Hán trong thời gian từ tháng 6 tới tháng 8 hàng năm là rất cao, được coi là thời điểm nóng ẩm nhất trong năm.

can canh ve dep cua vu han thanh pho cua tho duong truoc khi co dich virus corona

Hoàng Hạc Lâu, địa danh du lịch nổi tiếng của thành phố Vũ Hán

Khách du lịch thường tới Vũ Hán vào mùa xuân và mùa thu, thăm quan các thắng cảnh nổi tiếng như Lầu Hoàng Hạc, một di tích lịch sử là cảm hứng cho nhà thơ Thôi Hiệu thời Đường viết lên áng thơ kiệt tác “Hoàng Hạc Lâu” – một trong 300 bài thơ Đường nổi tiếng.

can canh ve dep cua vu han thanh pho cua tho duong truoc khi co dich virus corona

 

Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc, sông chảy qua thành phố Vũ Hán mang lại vẻ đẹp kì vĩ thu hút khách du lịch ghé thăm (Ảnh: Interasia)

Vũ Hán cũng có Đền Quy Nguyên 350 tuổi, xây dựng vào thời nhà Thanh, được cho là thờ Thần Tài. Thành phố này cũng là nơi đặt Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc – một trong những bảo tàng công cộng đẹp nhất Trung Quốc.

 

 

can canh ve dep cua vu han thanh pho cua tho duong truoc khi co dich virus corona

Vũ Hán được mệnh danh là “Chicago của Trung Quốc” bởi nhịp sống hiện đại và mức sống cao của người dân thành phố này (Ảnh: Dulichvietnam)

Ẩm thực đường phố

Với khí hậu khắc nghiệt, Vũ Hán nổi tiếng với nhiều món ăn cay như shaokao, thịt xiên nướng, cổ vịt cay hay mì cay trộn v.v… Thành phố này cũng được biết đến với những con phố ẩm thực ngoài trời, với các quầy hàng bán nhiều loại hải sản, thịt nấu chín và các món ăn đường phố khác, được phục vụ cùng với bia Trung Quốc dễ uống.

Người dân Vũ Hán đặc biệt thích ăn thịt và có nhiều khu chợ bán nhiều động vật và hải sản tươi sống như cá sấu, nhím và hươu. Một trong những chợ bán động vật như vậy – chợ Hoa Nam, đang được cho là nơi khởi phát virus corona mới.

Trung tâm giáo dục hàng đầu

Một điểm ít người biết, Vũ Hán là đô thị giáo dục lớn nhất thế giới với 53 trường đại học, trong đó riêng Đại học Vũ Hán đã có 60.000 sinh viên theo học.

Đầu mỗi kỳ học vào tháng Hai và tháng Chín, hàng trăm nghìn sinh viên di chuyển về Vũ Hán khiến giao thông tại các khu vực quanh các trường học tăng lên 15%.

Trường Đại học Vũ Hán cũng là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch. Tọa lạc trên ngọn đồi Luojia đẹp như tranh vẽ, từ vị trí này có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh Hồ Đông của thành phố Vũ Hán. Nhiều du khách cũng đổ về khuôn viên Đại học Vũ Hán trong tháng Ba và tháng Tư hàng năm để ngắm hoa Anh Đào.

Di tích lịch sử quan trọng

Những người yêu mến lịch sử Trung Quốc quan tâm đến Vũ Hán vì nơi đây đóng vai trò quan trọng xuyên suốt các triều đại Trung Quốc hàng nghìn năm.

Tại Vũ Hán có những di chỉ về thời đại Đồ Đồng, văn minh Erligang tồn tại vào khoảng giữa 1510 trước Công nguyên đến 1460 trước Công nguyên. Một phần của Vũ Hán ngày nay là một cảng quan trọng trong triều nhà Hán. Đến thời nhà Thanh, Vũ Hán trở thành một trong 4 đô thị buôn bán hàng đầu Trung Quốc.

Kiến trúc của Đại học Vũ Hán là sự kết hợp hoàn hảo giữa phương Đông và phương Tây, giữa nét cổ điển và nét hiện đại, tạo nên một quần thể phong cảnh nguy nga lộng lẫy (Ảnh: Sina)

 

Vũ Hán cũng là nơi bắt đầu cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911, khai sinh nước Trung Hoa Dân Quốc. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Vũ Xương dẫn tới sự sụp đổ của triều nhà Thanh, kết thúc thời kỳ quân chủ hàng nghìn năm tại Trung Quốc.


Vũ Hán 

Xuân Thành (T/h)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

—————————————-

Nơi tắm suối nóng Onsen ở Nhật Bản

 

BM

Nằm bên cạnh sông Kurobe ở sâu trong dãy núi Alps của Nhật, Onsen xa nhất của Nhật phải mất 2 ngày để tới được.

Nhật Bản là nơi có hơn 3000 suối nước nóng – nhưng một nơi thần kỳ đến mức những người muốn tới đó phải mất 4 ngày, đi và về, để được đắm mình trong đó.

Nằm bên cạnh dòng Sông Kurobe ở sâu trong dãy núi Alps Nhật Bản, suối nước nóng nhỏ màu xanh đục mà tôi chuẩn bị nhúng ngón chân vào là một việc cũng bình thường. Một số xô màu vàng được dùng như chỗ để đồ giặt, và quần áo được đặt trên những tảng đá gần đó. Đây không phải là trải nghiệm spa sang chảnh – nhưng đó chính là vẻ đẹp của riêng nó.

BM

Trong hơn 1000 năm, suối nước nóng tự nhiên – được gọi là Onsen – là một phần thiết yếu của cuộc sống Nhật Bản, làm sạch cả cơ thể lẫn tâm hồn. Có hơn 3000 Onsen để lựa chọn ở Nhật Bản. Giàu khoáng chất và có nguồn gốc trực tiếp từ 25.000 suối nước nóng sôi lục bục bên dưới bề mặt quần đảo địa nhiệt, nơi tắm cho trải nghiệm tĩnh tại của cá nhân và cộng đồng, khi gia đình, bạn bè và hàng xóm trút bỏ quần áo và cùng nhau bước vào nước bốc hơi nóng. Từ các spa thông minh ở nội thành đến các hang động bên bờ đại dương, mỗi nơi tắm nước nóng Onsen Nhật có nét quyến rũ nhất định – nhưng một trong số đó ở một vị trí đặc biệt khác hẳn nơi khác.

Để ngâm mình trong nước phục hồi sức khỏe của Takamagahara, những người đi bộ phải đi 40 km xuyên qua rừng, dọc theo các con sông và qua các cao nguyên rất cao.

Được cho là nơi Onsen xa xôi nhất ở Nhật, Takamagahara (nghĩa là vùng đồng bằng cao của thiên đường) phải mất hai ngày mới tới được – một cuộc hành hương cho những người tắm cực đoan nhất. Để ngâm mình trong nước có tính phục hồi của nó ở công viên quốc gia Chubu-Sangaku, những người đi bộ và sùng Onsen phải đi vất vả 40km qua các rừng và dọc theo các con sông, leo các dốc cao và ngủ trong các túp lều biệt lập trên núi. Tuyến đi không dành cho người non kinh nghiệm: một chuyến thám hiểm thực sự, đòi hỏi sức chịu đựng về thể chất cũng như sự hiểu biết sâu sắc về khí hậu thất thường của miền núi.

BM

Phần thưởng là một cụm nhà tắm khiêm tốn sâu trong một thung lũng nhiều đá. Mặc dù cảnh quan, khoáng chất và thiết kế là duy nhất đối với từng Onsen Nhật Bản, nhưng mỗi nơi đều có chung sự kết nối vô hình với thiên nhiên. Trong thế giới ngày càng đô thị hóa, không ngạc nhiên gì khi việc tắm ngoài trời, gọi là rotenburo, được tìm kiếm nhiều nhất, cho ta cái nhìn bao quát về bầu trời đầy sao và làn gió mát lạnh khi ngồi tựa trong nước giàu khoáng chất. Cách xa nền văn minh, được bao quanh bởi cây cối vùng núi và nghe róc rách nước chảy, nơi Takamagahara này là đỉnh cao của trải nghiệm tắm suối nóng ngoài trời rotenburo.

BM

Điện thoại không có sóng dọc theo đường mòn và thời tiết thường xuyên thay đổi.

Trong khi một chuyến đi bộ đường dài 4 ngày có vẻ cực đoan, nhưng truyền thống hành hương của Nhật Bản có từ nhiều thế kỷ trước- một ví dụ hoàn hảo về hành trình ngang bằng với đích đến, nếu không vượt quá. Có một lần được các người hành hương thời Edo đến đây thăm, những ngọn núi xung quanh Takamagahara đã được thần thánh hóa và được coi là sự biểu hiện của kami, tức thần linh của Thần đạo của Nhật.

BM

Tôi phải tự thú rằng mình một người thích tắm Onsen, và vì vậy đây không phải là chuyến đi tắm Onsen Nhật Bản đầu tiên, nhưng chắc chắn lần này là mãnh liệt nhất. Từ trải nghiệm Onsen đầu tiên của tôi ở giữa mùa đông ở Hokkaido, bị sa đà vào cuộc trò chuyện hàng giờ ngâm mình và thư giãn với bạn bè, tôi mê Onsen ngay. Năm năm sau, với cái nóng của mùa hè đang tan biến, một chuyến leo núi đường dài có vẻ như như sự giới thiệu hoàn hảo cho một mùa mới để đi tắm nước suối nóng. Tưởng tượng đến sườn núi xa xôi hoang dã không một bóng người – một sự tương phản nổi bật so với khu phố Tokyo sầm uất tôi ở – tôi bắt một chuyến tàu nhanh ban đêm đến Toyama và lên đường trên chuyến xe buýt đi uốn lượn 2 tiếng đến đầu tuyến đường mòn gần ngôi làng nhỏ Oritate vào sáng sớm hôm sau.

BM

Chỉ trong vài phút, việc leo ngược dốc đầy rễ cây quấn quýt và những con đường lởm chởm đá đã khẳng định danh tiếng ghê gớm của con đường mòn này. Cố gắng bắt kịp bạn đồng hành, tôi đi tiếp, hết hơi nhưng quyết tâm, theo con đường mòn hẹp đục trong đá. Nhiều người chào hỏi “Konnichiwa!” và “Hello” của 2 người phương Tây đột nhiên nhìn thấy, vậy chúng tôi không hề đơn độc.

BM

Một loạt các túp lều hẻo lánh trên núi, nơi những người đi bộ có thể ăn và ngủ, nằm rải rác trên đường mòn đến Onsen xa nhất của Nhật Bản.

Khi chúng tôi leo lên, sương mù lăn phủ ngọn đồi, biến đổi hoàn toàn cảnh quan, chúng tôi mất tín hiệu điện thoại và cảm thấy mối liên kết cuối cùng với thế giới hàng ngày biến mất. Con đường đá đi ngược dốc sớm được thay thế bằng đường ván gỗ nhằm bảo vệ thảm thực vật vùng núi cao. Những tấm ván bị phong hóa là khác thường nhưng là cảnh đẹp rất ấn tượng, chạy vòng vèo về phía xa theo những sườn dốc, thu hút mắt ta nhìn theo.. Chúng tôi bắt đầu phát hiện ra những đốm màu trên cỏ, những bông hoa cuối cùng của mùa hoa núi.

BM

Đó là một trong những ngày cuối tuần cuối cùng trước khi các túp lều trên núi, gọi là yamagoya, đóng cửa nghĩ mùa đông. Những túp lều này – được trực thăng cung cấp hàng tháng và do các nhân viên ở tại chỗ quản lý – cho phép những người đi bộ khỏi phải mang theo những dụng cụ cắm trại nặng nề bằng cách cung cấp chỗ ngủ đơn giản và bữa ăn nấu tại chỗ. Là kết nối duy nhất với thế giới bên ngoài, các túp lều này là một mạng lưới quan trọng ở các dãy núi xa xôi này, cung cấp dự báo chi tiết và đề xuất tuyến đường nên đi dựa trên mô hình thời tiết và theo dõi người đi bộ để đảm bảo không ai bị thất lạc. Khi chúng tôi đến lều yamagoya đầu tiên để nghĩ ngơi, Tarodaira, chúng tôi dừng lại để ăn món cà ri Nepal đơn giản và đổ đầy chai bằng nước núi tại vòi nước bên đường mòn. 

BM

Khái niệm hadaka no tsukiai của Nhật Bản, (khỏa thân tập thể), được cho là để xóa bỏ rào cản và gắn kết quan hệ.

Khung lều xiêu vẹo Yakushizawa để ngủ qua đêm của chúng tôi xuất hiện sau khi đi 12 Km nữa. Bị bào mòn qua nhiều năm sử dụng, túp lều còn vững chắc, chủ nhà gõ các tấm gỗ để trấn an chúng tôi trong khi đưa chúng tôi vào nơi ngủ chung. Được lót bằng chiếu rơm và có chăn được xếp gọn, nơi này đơn giản và đã thấy khách qua đêm. Khi đứng nghĩ cho lại sức ở ban công nhìn xuống sông Kurobe, tôi thấy những người đi bộ, rõ ràng không biết mệt, tháo gỡ các cần câu đơn giản trước khi đi dọc theo bờ sông.

BM

Vào bữa tối, tempura giòn tan và những bát cơm được hấp từ một nồi ở trung tâm được phân phát cho từng khách. Món súp từ một chiếc bình chung và trà là trải nghiệm hoàn hảo, rồi các khách chúc mừng nhau bữa ăn ngon. Khi chúng tôi trò chuyện với những người ngồi bên, vai sát vai, lời chúc “kanpai” (cạn chén) vang lên, các cốc bia được nâng lên và cụng nhau theo nghi thức chung để xác nhận thành công. Với địa điểm cuối cùng phải đi tới, đây là một bữa tiệc chung phù hợp.

BM

Hoa vùng núi và quả việt quất hoang dã đánh dấu con đường tới suối nước nóng ngoài trời của “đồng bằng cao của thiên đường”.

Một trong những niềm vui của nhà tắm công cộng là cơ hội kết nối chặt chẽ với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp. Ngâm mình cạnh nhau, người tắm có thể quên đi quan hệ thứ bậc của văn hóa Nhật Bản và nói chuyện cởi mở trong làn hơi nước của suối nóng. Khái niệm này, được gọi là hadaka no tsukiai, (“khỏa thân tập thể”), loại bỏ các rào cản và gắn kết quan hệ là điều không thể có được nếu không có sự thân mật khi tắm chung. Khi mọi người đều trần truồng, mọi người đều bình đẳng. Thực tế, một bầu không khí thanh bình Onsen là dựa trên sự cân bằng tinh tế của một quy tắc xã hội bất thành văn. Từ việc tháo giày đến tắm cho sạch tại các nơi tắm riêng lẻ, nghi thức này sớm trở thành bản chất thứ hai – một sự trốn thoát sạch sẽ khỏi cái buồn tẻ của cuộc sống hàng ngày với từng giai đoạn.

BM

Sáng hôm sau, chúng tôi dậy trước khi mặt trời mọc, cùng các bạn đi bộ ăn cơm với mận muối, súp và trứng bao. Chúng tôi cảm ơn chủ nhà và lên đường. Đi bộ trên các tấm ván gỗ và nhảy qua các các tấm bị sập hỏng, chúng tôi tiến dần về phía cao nguyên Kumanodaira và các cảnh quan nổi tiếng về phía các đỉnh núi ở xa xa.

Con đường mòn tiếp tục là gồ ghề mấp mô sỏi đá. Khi rẽ ở chỗ ngoặt, chúng tôi gặp hai người leo núi cao tuổi đang cẩn thận tiến sát hàng rào dọc tuyến đi. “Quả việt quất!” Họ kêu lên, chỉ vào một cành cây. Những người bạn tôi cho biết họ đi bộ trên dãy núi Alps Nhật Bản này hàng năm và cười khà khà khi tôi kêu chuyến đi là vất vả. Họ đã leo những ngọn núi này từ khi 10 tuổi và nói sau đó họ đã cùng nhau lên đỉnh K2 và Everest. Họ quả quyết rằng chúng tôi sẽ tận hưởng tốt việc tắm suối nóng Onsen, họ chúc chúng tôi khỏe mạnh khi tuyến đi của họ tách ra.

BM

Ván gỗ bảo vệ hệ thực vật núi cao và tạo lối đi dễ dàng cho người đi bộ..

Leo thang và vượt qua những cây cầu hẹp, cuối cùng chúng tôi cũng đến được túp lều Takamagahara đơn giản và trông thấy các biển báo tắm Onsen. Chúng tôi bỏ túi xuông và đi xuống một con đường đá 20 phút về phía suối nước nóng nổi tiếng, phấn chấn trước viễn cảnh được hưởng thụ việc ngâm mình mong đợi mãi.

Mùi lưu huỳnh nóng – một mùi không thể thoát được nhưng là dễ chịu với những người đam mê Onsen – là dấu hiệu đầu tiên của suối nước nóng ẩn náu này. Trong khi hai bể tắm tách biệt giới tính của Takamagahara được che chắn bằng những vách tre đơn giản, thì một bể tắm thứ 3, hỗn hợp nam-nữ, nằm phơi ra ngoài trời ai ai cũng có thể nhìn thấy. Bể tắm hỗn hợp giới tính này, được gọi là konyoku, là phổ biến ở Nhật Bản cho đến thế kỷ 19, nhưng bây giờ Onsen nông thôn là những Onsen cuối cùng còn tiếp tục truyền thống này. Khi chúng tôi đến, trong làn nước xanh nhạt của bể tắm hỗn hợp đã có hai người đàn ông cao tuổi trần truồng ở đó.

BM

Ngay bên kia đường, tôi thấy lối vào phòng tắm dành cho phụ nữ, nhưng tôi nán lại để trò chuyện với những người đi tắm, trong đó có một ông thừa nhận rằng mình là “người nghiện Onsen”. Ông bảo rằng ông đã đi bộ 8 ngày từ quận Gifu để đến Takamagahara. Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của quyết tâm đầy ấn tượng này thì ông tuyên bố tình yêu của ông là rotenburo (tắm ngoài trời) và khoát tay chỉ vùng xung quanh.

“Còn cái gì có thể hay hơn cái này?” ông hỏi.

BM

Cách xa nền văn minh, được bao quanh bởi cây vùng núi và nghe róc rách nước chảy, Takamagahara là đỉnh cao của trải nghiệm tắm suối nóng ngoài trời.

Khi người bạn đi bộ cùng tôi tham gia cùng những người bạn mới quen, tôi lẩn đến phòng tắm nữ và thấy một bể bơi đơn giản có đá vây quanh và một khoang bằng gỗ để thay đồ. Tôi chỉ có một mình, được che chắn so với người tắm phía dưới, nhưng là mở rộng tầm nhìn về phía có cây cối và núi non. Tôi bước vào bể bơi có nước trong mờ, và hàng giờ đi bộ bỗng tan biến khi tôi chiêm ngưỡng những đỉnh núi đá ở phía xa. Sau đó, tôi ngâm sâu hơn, cho nước phủ hết vai.

Trước khi bắt đầu chuyến đi này, tôi đã từng nghĩ rằng việc “hòa mình vào thiên nhiên” có nghĩa chủ yếu là một mình mình ở trong thiên nhiên. Và vì tôi chưa bao giờ đến bất kỳ phòng tắm hỗn hợp konyoku nào còn lại của Nhật Bản, nên tôi chưa bao giờ thực sự cân nhắc việc tắm hỗn hợp này. Nhưng khi tôi vươn vai trong hơi nước, tôi nhớ đến cụm từ tiếng Nhật là “kachou fuugetsu”. Mặc dù dịch theo nghĩa đen là “hoa, chim, gió, trăng,” nhưng nó thể hiện tầm quan trọng của việc trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên và tận dụng cơ hội này để tìm hiểu về bản thân mình.

BM

 

Khi tôi nghĩ lại vô số khoảnh khắc của hadaka no tsukiai (khỏa thân tập thể) mà tôi đã trải nghiệm trong phòng tắm chỉ dành cho nữ và truyền thống lâu đời của Nhật về tắm lẫn cả nam nữ, tôi ngập ngừng bước ra khỏi bể bơi chỉ dành cho nữ và nhìn lần cuối vào chiếc khăn tắm. Với một cú văng nước từ những chiếc xô màu vàng, tôi nhúng ngón chân vào để theo cùng những người tắm khác và trải nghiệm cái tinh túy của hạnh phúc Onsen cộng đồng trên đồng bằng cao của thiên đường ở Nhật Bản.

 

Lily Crossley-Baxter

————————————————————

Ma quỷ xuất hiện trong thành hồ

Phố Bùi Viện tràn ngập ‘ma quỷ’ đêm Halloween

 

Hàng nghìn người trong đó có cả du khách nước ngoài, trẻ em diện trang phục hóa trang thành ma quỷ đổ về phố Tây – Bùi Viện, TP.HCM đêm Halloween (31/10).

Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 1
Phố Tây – Bùi Viện tối 31/10 đông nghịt người đổ về vui chơi Halloween với nhiều cách tạo hình rùng rợn.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 2
Các quán bar cũng được trang trí theo phong cách ma quái ngay từ nhiều ngày trước.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 3
Nhân viên nhà hàng, quán xá hóa trang thành ma quỷ để phù hợp với ngày hội đồng thời nhằm thu hút khách vào thưởng thức ẩm thực, đồ uống.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 4
Tại đây không chỉ có khách nước ngoài, giới trẻ mà còn có cả những em ở tuổi thiếu niên hào hứng tham gia.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 5
Nhiều bạn trẻ đeo các loại mặt nạ và hóa trang thành nhân vật dữ tợn cùng nhau xuống đường.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 6
Nhân dịp này, nhiều người xem Halloween là cơ hội để vui chơi, thỏa sức sáng tạo những bộ trang phục ấn tượng.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 7
Viên (24 tuổi) cho biết đã mất nhiều giờ để tự hóa trang thành nhân vật cô dâu ma đi chơi cùng chú rể.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 8
Năm nay, nhiều loại hình thù ma quái mới mẻ, sáng tạo hơn, được các bạn trẻ hóa trang để hù dọa người đi đường.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 9
Không trang điểm máu me đáng sợ, cô gái này thu hút sự chú ý với phong cách quyến rũ trong bộ trang phục mang màu sắc quân đội.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 10
Chị Noelie Franco (đến từ Pháp) rất ngạc nhiên với sự hưởng ứng cuồng nhiệt của người dân Việt Nam đối với lễ hội có nguồn gốc nước ngoài.
Pho Bui Vien tran ngap 'ma quy' dem Halloween hinh anh 11
Nhiều em nhỏ cũng được cha mẹ hoá trang hoặc mua các loại mặt nạ để ra đường hòa mình vào đêm hội.

Halloween là lễ hội xuất phát từ truyền thống của người châu Âu cổ đại. Halloween có nghĩa là “Đêm của những vị thánh” hay “Đêm của những linh hồn”, lễ hội diễn ra vào đêm trước ngày 1/11 hàng năm.

Theo quan niệm phương Tây, Halloween là ngày địa ngục mở cửa để các hồn ma trở về trần gian tìm kiếm con người, nhập vào thể xác và tái sinh.

Trong ngày này, người dân sẽ mang những chiếc mặt nạ, hoặc hoá trang thành các loại ma quỷ dữ tợn để xua đuổi các hồn ma.

Du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm nay, Halloween hiện trở thành một trong những lễ hội được giới trẻ chờ đợi.

Quỳnh Danh

—————————————-

Du Lịch VN !!….

 

Cách đây chưa lâu, cô Lạc Lạc du khách Đài Loan và người bạn đến (Sài Gòn) Thành phố Hồ Chí Mình đi du lịch, cô kể rằng nhân viên sân bay đã làm tiền cô một cách trắng trợn.

“Chào mọi người! Tôi tên là Lạc Lạc, tôi đã trở về Đài Loan rồi.

Trong lúc chờ xe khách, tôi xin được chia sẻ với mọi người những việc không thuận lợi xảy ra ở Việt Nam.

Dưới đây là những chuyện có thật bản thân tôi đã trải qua, chứng kiến trong chuyến đi sang Thành phố Hồ Chí Minh lần này, nhằm giúp mọi người đề cao cảnh giác khi sang Việt Nam.

CHUYỆN ĐẦU TIÊN,

khi chúng tôi mới sang Việt Nam, tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, bạn tôi xếp hàng làm thủ tục hải quan. Bạn tôi để visa của cô ấy trong túi, kéo xăng tia bất cẩn làm rìa trên của tấm visa bị tróc một góc, hoàn toàn không ảnh hưởng đến nội dung viết trên tấm visa, cuốn hộ chiếu cũng không bị rách. Hải quan nói với cô ấy rằng visa đã bị hỏng, không thể sử dụng được nữa, nên muốn nhập cảnh phải đưa tiền cho anh ta. Cô bạn tôi rất lo lắng, không biết phải làm thế nào thì viên công an hải quan đòi lấy 1000 Đài tệ. Bạn tôi chỉ còn cách đưa tiền để được nhập cảnh.

Thật kỳ lạ, chính phủ Việt Nam có nhận Đài tệ không, tại sao không nhận Đô la Mĩ hoặc đồng Việt Nam mà đòi nhận Đài tệ ? Tôi rất hoài nghi là viên công an hải quan này muốn tự nhận đút lót, chứ không phải chính phủ quy định.
Đó là chuyện thứ nhất.

CHUYỆN THỨ HAI
cũng xảy ra ở sân bay. Sau khi nhập cảnh chúng tôi gọi Taxi Grab đi ra khách sạn, nhưng sân bay quá lớn, taxi không tìm thấy chúng tôi ở đâu. Lúc đó ở sân bay có một nhóm người ập đến bảo rằng có taxi đưa chúng tôi đi, chúng tôi thỏa thuận xong giá tiền, họ kéo hành lý chúng tôi đi nhanh, chúng tôi sợ mất hành lý nên chạy nhanh theo họ. Họ kéo đến một góc vắng người, ở đó đều là người của họ, rồi để hành lý lên xe, chúng tôi cũng lên xe ngồi.

Tài xế mới bảo rằng trả tiền trước khi đi, chúng tôi bèn lấy ví tiền ra, anh ta vừa thấy ví tiền của chúng tôi bèn thò tay giật lấy tiền, cô bạn tôi cố sức giữ mà không được, vì trời tối quá nên không biết đã mất 1 triệu.

Sau đó anh ta đòi chúng tôi cho tiền típ, chúng tôi bảo không có, anh ta bảo chúng tôi xuống không chở nữa.

Lúc đó có một người khác đến, cũng là người của họ cả, đòi chở chúng tôi như giá thỏa thuận ban đầu mà không cần tiền típ.

Về đến khách sạn, chúng tôi phát hiện ra đã mất 1 triệu. Chính phủ của họ hình như không quan tâm quản lý mấy chuyện này?

CHUYỆN THỨ BA
cũng xảy ra ở sân bay, khi chúng tôi quay trở về Đài Loan. Tôi đến quầy làm thủ tục check in, làm xong nhân viên hãng hàng không đưa trả lại cho tôi hộ chiếu có kẹp vé bay trong đó. Chúng tôi bèn đi vào trong xếp hàng làm thủ tục hải quan, khi anh công an hải quan mở hộ chiếu ra chỉ còn thấy vé bay chứ không thấy tờ visa nữa. Tôi nghĩ tờ visa của mình đánh rơi ngoài quầy check in, vì họ kiểm tra thấy visa mới cấp cho tôi vé bay. Tôi bèn chạy trở lại quầy check in báo với họ, lúc này bạn bè của tôi đều làm xong thủ tục xuất cảnh. Nhân viên hãng bay nói cô không thấy visa tôi ở đó, bảo tôi đến tìm công an hải quan của sân bay nhờ giúp đỡ.

Tôi đến tìm gặp công an, họ dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ, sau đó đóng cửa lại nói chuyện với tôi. Anh ta hỏi tôi muốn về Đài Loan không ? Dĩ nhiên là tôi muốn về rồi, thật là một câu hỏi ngu ngốc. Anh ta nói với tôi có 2 phương án lựa chọn, một là trở lại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh tìm Sở Ngoại vụ báo cáo sự việc, đợi họ trong 1-2 ngày làm việc cấp lại visa khác, hai là tôi đưa tiền cho anh ta, anh ta sẽ giúp tôi xử lý nhanh gọn để lập tức đáp máy bay về Đài Loan luôn. Trong lòng tôi nghĩ mình không muốn ở lại nơi ma quỷ này chút nào nữa nên chọn phương án 2.

Trong túi tôi lúc này còn 100 Đô la Mĩ, tôi bèn đưa cho anh ta, anh ta bảo vẫn chưa đủ. Nhìn thấy trong ví tôi còn khoảng 3000 Đài tệ, tiền này tôi định giữ lại về đến Đài Loan còn phải trả tiền taxi, anh ta bảo tôi đưa luôn 3 tờ tiền màu xanh lam mới chịu giúp tôi tìm lại visa. Rốt cuộc tôi phải đưa anh ta tất cả 100 Đô la Mĩ và 3000 Đài tệ.

Sau đó anh ta đi ra khỏi phòng, chừng 2 phút sau quay trở lại mang theo tờ visa của tôi. Rốt cuộc thì tôi đã tìm thấy visa của mình, mà không phải tôi tìm thấy, là anh ta giúp tôi …tìm thấy. Anh ta bảo đã giúp tôi xử lý xong sự việc.

Tôi đã nhận lại được visa, nhưng tiền của tôi đã không nhận lại được. Tốt thôi, ít nhất là tôi không phải xếp hàng làm thủ tục hải quan nữa, mọi người đang xếp hàng rất dài, anh công an đó dắt tôi đi ra cửa sau, không cần kiểm tra visa nữa mà trực tiếp đi ra máy bay.

Xin hỏi, chỉ cần có tiền là được xuất cảnh, vậy còn phải cấp visa làm gì nữa? Đây là đất nước ma quỷ gì vậy?

Tóm lại, chuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh 4 ngày 3 đêm của chúng tôi, 3 sự cố ngoài ý muốn đều xảy ra ở sân bay, tôi nghĩ sân bay Tân Sơn Nhất là nơi nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn trong thời gian đi chơi ở trong nội thành, những người chúng tôi gặp đều rất thân thiện. Lúc sắp sang đây mọi người bảo cẩn thận trong thành phố vì hay có nạn giật đồ, nhưng tôi thấy sân bay mới là nơi đáng sợ nhất.

Nếu mọi người có đến Việt Nam du lịch, tôi khuyên mọi người đề cao cảnh giác, chú ý giữ kỹ đồ đạc tùy thân của mình, các loại xe trong sân bay cần tránh xa, nếu muốn đi thì nên đi Taxi màu trắng (có lẽ là Vinasun) hoặc gọi Grab.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm du lịch của tôi, hy vọng có thể giúp đỡ mọi người”.

Nguồn ( Minh Nguyệt gỡ băng)

————————————————

ĐI DU LỊCH THẾ NÀO
để tận hưởng đúng thú vui của nó?

 

PARIS

BM
Paris bẩn, đường phố đầy rác rưởi. Paris bất an, homeless ngủ đầy đường, đi đâu cũng đụng ăn mày, ăn xin, dễ bị móc túi.
Paris đắt đỏ, nhìn thấy giá cả cũng đủ khiếp. Paris loạn, ngày nào cũng biểu tình, và có biểu tình là có đập phá, đốt xe, như một nước có chiến tranh vậy.
Những nhận xét đó trên facebook của cô Mạc Việt Hồng, Ba Lan, cũng là nhận xét của nhiều người.
 
BM
  
Tại sao một thủ đô tự nhận và được coi là “ Trung tâm ánh sáng” lại tệ hại đến thế?
Nhiều bạn xúi tôi trả lời. Tôi ngần ngại, vì không muốn trở thành cái máy trả lời. Nhưng có vài phút rảnh, cũng bàn góp, cho vui.
Chuyện dân Pháp đi biểu tình như ta đi chợ, tôi đã đề cập tới nhiều lần. Hôm nay nói chuyện khác.
Ðắt đỏ:
BM
Người Việt, nhất là từ Mỹ sang, thấy giá cả ở Paris đều le lưỡi. Sao đắt thế? Ðắt, bởi vì thuế cao. Mỗi lần bạn mua cái gì, làm bất cứ một dịch vụ gì, trong đó có thuế TVA, thường thường là 20%. Thuế cao, không phải vì đầy tớ dân cần tiền xài, cất lều cho bồ nhí, nhưng bởi vì ngân khoản xã hội, trợ cấp đủ loại quá nhiều. Nhà nước lúc nào cũng thiếu tiền, phải gõ.
 
Nguyên tắc dây chuyền: anh gõ tôi, tôi gõ thằng khác.
Thêm vào đó, thương gia cũng lợi dụng, bởi vì Paris là một trong ba thành phố đông du khách nhất thế giới.
Phân chó:
BM
Cùng với người Anh, người Pháp là người nuôi nhiều chó, mèo nhất. Nhưng quả thực để chó mèo phóng uế tùm lum là một vấn đề tự giác mà người Pháp thua nhiều dân tộc khác. Paris đã có những đội ngũ đi phạt những chủ chó vô trách nhiệm, nhưng thay đổi thói quen không phải dễ. Mỗi năm, thành phố Paris tốn hàng chục triệu euros để cạo rửa kẹo cao su ngoài đường, hàng chục triệu khác để xoá những graffitis trên tường.
BM
Tại sao không phạt nặng như Singapore? Bởi vì người Pháp không có văn hóa cấm, phạt.
Móc túi:
BM
Quả thực, nếu du khách không để ý, dễ tin (như du khách Nhật chẳng hạn), sẽ thấy giấy tờ, tiền bạc, iPhone không cánh mà bay.
Móc túi là một nghề độc quyền của các di dân, hay “du khách” đến từ các nước hậu Cộng sản nghèo, như: Bulgarie, Roumanie, Albanie, nhất là những người sống di động, không định cư.
Tại những nước này, có những làng chuyên về nghề móc túi, huấn luyện dân, nhất là con nít để đưa sang các nước giầu, nhất là Pháp, nơi luật pháp lỏng lẻo nhất.
Luật Pháp cấm giam giữ vị thành niên, trừ trường họp nghiêm trọng. Nếu bị bắt, trẻ em chỉ việc khai tên tuổi, ra khỏi bót cảnh sát lại tiếp tục hành nghề. Khai tên giả, tuổi giả, vì trên người không có giấy tờ gì. Dần dần trở thành một trò chơi. Cảnh sát chán, chẳng muốn bắt nữa.

Homeless nằm đường:

BM
Hiện tượng này có, vì nhà cửa hiếm, giá địa ốc quá cao. Nhưng nhất là số di dân bất hợp pháp càng ngày càng đông. Vào nước Pháp rất dễ. Và khi vào rồi, rất khó trục xuất, vì luật lệ rắc rối. Người SDF (sans domicile fixe, homeless) nằm đầy đường, cảnh sát không dám đụng tới. Nếu dùng biện pháp mạnh, các Hội nhân quyền sẽ tố cáo tùm lum. Chưa nói tới dân đi đường, sẵn sàng can thiệp, nhiều khi những người phản đối cảnh sát cũng là người than phiền vì đường phố bất an..
Thị trưởng Paris đã nhiều lần yêu cầu cảnh sát giải tán những khu người di dân tụ tập quá đông, nhưng trong trường hợp này, phải có chỗ cho họ ăn ở.
BM
Ở Pháp, bạn thấy rất thường chuyện xe cảnh sát dẫn đầu, giữ trật tự cho những người nhập cư… bất hợp pháp biểu tình đòi giấy tờ.
Mùa Đông, thị xã và nhà nước rất sợ có người homeless nằm đường chết lạnh, sẽ lãnh đủ trước dư luận. Họ gởi người, cùng với các Hội đoàn thiện nguyện, đưa những người này vào các Trung tâm tạm trú. Nhiều homeless từ chối, vì thích nằm đường tự do hơn. Và không ai có quyền cưỡng bắt người khác phải ngủ ở nơi này, nơi khác, nếu họ không muốn.
Ăn mày, ăn xin:
BM
Không phải là chuyện phạm pháp, nếu không gây rối trật tự công cộng. Cảnh sát chỉ có quyền can thiệp trong trường hợp phạm pháp. 
 
Cách đây ít lâu, một Thị trưởng quyết định cấm ăn xin ở những nơi có nhiều du khách, vì người ăn xin quá nhiều, đôi khi say rượu, có thái độ hung hăng. Các Hội đoàn nhân quyền phản đối tùm lum, ông Thị trưởng phải rút lại chuyện cấm đoán.
BM
Tóm lại, giải quyết những vấn đề trên rất tế nhị, cực khó, khi nước Pháp còn nặng lòng với triết lý “Cấm không được cấm” (Il est interdit d’interdire, một biểu ngữ nổi tiếng trong cuộc nổi loạn tháng Năm 1968, Mai 68).
Chúng ta tới từ một xứ cái gì cũng cấm, thấy nó kỳ kỳ, nhưng đó là một hình thức văn hóa của nước Pháp.

Ánh sáng:

BM
Trước đây, một ông viết: tới Paris, tôi chỉ ngồi nhà uống rượu với bạn; Paris chẳng có gì, ngoài cứt chó. Với ông này thì tôi chào thua, không dám bàn. Người Pháp nói: Cái gì quá lố đều vô nghĩa.
BM
Nhiều người tới Paris, chỉ kéo nhau tới khu Tàu quận 13 ăn phở bột ngọt, rồi than Paris chẳng có gì đáng coi. Tôi ở Paris mấy chục năm, hay la cà ngoài đường, vẫn chưa khám phá hết cái duyên của thành phố này. Như cái duyên của một người đàn bà đẹp quý phái, nhưng trang nhã, kín đáo.
Mỗi người nhìn một thành phố với một nhãn quan. Với tôi, 3 thành phố lưu luyến nhất là Paris, Tokyo và Sài Gòn trước 75. Cái lưu luyến của ta với một thành phố chẳng có gì khách quan. Chỉ là chuyện tình cảm, liên hệ tới những kỷ niệm, những cái rất riêng tư.
Nhiều người chê đường xá Paris quá hẹp, tôi lại thích những con hẻm lát đá: nó ấm cúng, gần gũi.
 
BM
  
Trước kia, đường phố Paris còn chật hẹp hơn nữa. Ông Haussmann, “préfet” Paris giữa thế kỷ 19, quyết định nới rộng thêm, để cảnh sát dễ can thiệp khi dân… biểu tình.
Nhà cửa, đường phố, dinh thự Paris ngày nay hầu hết đều có dấu tay Haussmann. Ông ta vẽ lại bản đồ thành phố để biến Paris thành một hòn ngọc, chưa biết vẽ bản đồ để vồ mấy khu nhà mặt tiền.
BM
À, bạn có biết tại sao Paris có biệt danh là “ Kinh đô ánh sáng?” Ngày nay, có nhiều nơi “sáng” hơn Paris, đèn đuốc xanh đỏ lập loè, nhất là các thành phố mới bên Tàu.
Paris được gọi là kinh đô ánh sáng, vì đó là nơi đầu tiên trên thế giới có đèn đường. Ðể giảm bớt cướp bóc ban đêm, một ông Tây đã có sáng kiến dựng cột đèn ở những nơi có đông người qua lại.
BM
PS: Nếu bạn đi du lịch, nên thư thả đôi chút.. Ðừng chơi trò 7 nước 7 ngày. Bạn bắt đầu cảm nhận một thành phố sau một hai tuần la cà. Và nước Pháp không phải chỉ có Chinatown quận 13, cũng không phải chỉ có Paris. Hãy thăm viếng những tỉnh nhỏ đẹp và dễ thương tuyệt vời, ít người Việt đặt chân tới.
Từ Thức.

 

baomai.blogspot.com
3 comments
1
FacebookTwitterPinterestEmail
Lê Thị Trường Chinh

trở lại
Từ Một Đêm Trăng …
tiếp theo
Nguyễn Thụy Đan

Bài viết liên quan

Setting the Record Straight …..

15/12/2019

DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi...

07/10/2019

Gặp ông già Noel và những trải nghiệm...

06/09/2019

Kiếm Viking 1200 năm tuổi

06/09/2019

3 comments

Uyen Ha 05/11/2019 - 5:24 sáng

I read about France and think it’s no idea! Actually, I don’t want to travel The Light Capital( translate by myself)! I love seeing the natural view, maybe not nice but wild nature

Trả lời
Thiện Ha 14/01/2020 - 12:04 sáng

France, là một đất nước đẹp đáng để đi du lịch nhưng với những thông tin về Paris…cần phải có sự nghiên cứu tìm hiểu trước khi đến để luôn thấy mỗi nơi có nhiều điều Đẹp và chưa đẹp ,luôn được cân nhắc khi thăm viếng!

Trả lời
Lê Thị Trường Chinh 16/02/2020 - 4:04 sáng

Sự góp ý của bạn rất đúng !…
Dù đi du lịch với mục đích gì…nhưng, trước khi đi, chúng ta nên tìm hiểu sơ qua -ít nhất là thế- địa danh chúng ta sẽ đến.

Sự tìm hiểu như thế giúp ích rất nhiều cho việc đi du lịch!

Trả lời

Để lại một bình luận Hủy trả lời

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét.

Kết Nối

Facebook Twitter Instagram Pinterest Youtube Vimeo

BÀI VIẾT MỚI

  • Skrik

    16/04/2020
  • Huy Phương, nhẹ gánh nợ đời

    22/03/2020
  • 30/4 : LẤY GÌ ĐỂ TỰ HÀO ?

    21/03/2020
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020
  • Bác sĩ… ngụy

    25/12/2019
  • Còn Chút Gì Để Nhớ….

    23/12/2019

Facebook Feed

Facebook

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN

  • ĐỌC để thấy VN là như thế nào …

    21/11/2019
  • “THÁNGTƯ ĐAU BUỒN”

    08/10/2019
  • Những điều thú vị về chuột Mickey 

    04/10/2019
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020
  • Nguyễn Thụy Đan

    09/10/2019

Chuyên mục

  • Diễn đàn (17)
  • Du lịch (5)
  • Giáo Dục (7)
  • Kết nối (11)
    • kết nối (1)
  • Quảng cáo & Rao vặt (8)
  • Sức Khỏe (10)
  • Văn Hóa (15)
  • Xã Hội (12)

Hỏi Đáp

  • Setting the Record Straight …..

    15/12/2019
  • Vĩnh Biệt Kinh Tế Mới

    09/10/2019
  • DU LỊCH với phí thấp hơn các nơi khác (Reiser med lavere kostnad enn andre steder)

    07/10/2019

Sức Khỏe

  • TRÁI TIM BỒ TÁT.

    10/12/2019
  • Quẻ bói đầu năm

    21/11/2019
  • Thanh Chiêm… (Ngôn ngữ thứ bậc của Tiếng Việt …)

    05/11/2019

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Đăng ký liên hệ quảng cáo

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Pinterest
  • Youtube
  • Email
  • Vimeo

@2019 - All Right Reserved. Designed and Developed by Vietnameseinternational

Vietnameseinternational Relationorganization
  • Trang chủ
  • Liên hệ

Bài viết gần đây

  • Skrik

    16/04/2020
  • Huy Phương, nhẹ gánh nợ đời

    22/03/2020
  • 30/4 : LẤY GÌ ĐỂ TỰ HÀO ?

    21/03/2020
  • Cười đầu năm…(mỗi ngày)

    11/01/2020
  • Bác sĩ… ngụy

    25/12/2019
@2019 - All Right Reserved. Designed and Developed by Vietnameseinternational